LinkedIn là một nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Microsoft, được sử dụng với mục đích tạo nên một mạng lưới chuyên nghiệp và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho người dùng. Nếu biết cách SEO LinkedIn lên top hiệu quả, hồ sơ của bạn sẽ trở nên nổi bật và tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Cùng tìm hiểu ngay cách SEO LinkedIn lên top hiệu quả được chia sẻ tại đây.
Tại sao nên dùng LinkedIn?
Hiện nay, Google đã áp dụng nhiều thay đổi về cách thức hoạt động của thuật toán tìm kiếm trên nền tảng này. Bây giờ, bạn đã có thể tìm thấy nội dung thông qua tính năng tìm kiếm tại bất cứ trang web nào mình truy cập. Trong đó, LinkedIn là một trang mạng xã hội lớn với số lượt truy cập nằm trong top 30 trên toàn thế giới (nguồn: Alexa).
LinkedIn đạt được hàng triệu lượt tìm kiếm trong mỗi tháng và phần lớn mọi người sử dụng nền tảng này để tìm người với mục đích mở rộng mối quan hệ với đối tác, nhà cung cấp, tìm kiếm khách hàng, nhân viên hay nhà tuyển dụng tiềm năng,… Có thể nói rằng, nền tảng này mang lại rất nhiều cơ hội, nhất là trong công việc đối với người dùng. Vì thế, bạn nên tận dụng LinkedIn để mở rộng mối quan hệ hoặc kết nối với nhiều người hơn.
Thuật toán của LinkedIn như thế nào?
Bạn cần phải nắm rõ thuật toán của LinkedIn trước khi thực hiện các bước tối ưu SEO. Nhìn chung, thuật toán tìm kiếm của nền tảng này cũng không quá phức tạp. Thay vì hiển thị kết quả tìm kiếm ở mọi trang web như Google, LinkedIn chỉ hiển thị kết quả tìm kiếm trong trang web của chính mình.
Khi đó, bạn cần tập trung đến các yếu tố có ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng trên LinkedIn:
- Lịch sử công việc: LinkedIn sẽ dựa trên chức danh trong quá khứ và hiện tại của người dùng để xếp hạng. Bạn cần đảm bảo rằng hồ sơ của mình có chứa từ khóa chức danh mà mọi người thường tìm kiếm trong Tiêu đề công việc. Những tiêu đề này xuất hiện càng nhiều thì thứ hạng của từ khóa sẽ càng tăng cao. Lúc này, hãy bổ sung từ khóa và làm đa dạng Profile để thu hút lượt tìm kiếm trên LinkedIn lẫn Google.
- Tiêu đề: Tiêu đề nên có từ khóa và LinkedIn cũng sẽ xem xét yếu tố này để xếp hạng.
- Tên: Bạn có thể sử dụng trình chỉnh sửa video để làm tên cho riêng mình. Thông thường, các Profile này sẽ được xếp hạng với thứ hạng khá cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế vì một tài khoản như vậy có thể bị LinkedIn cấm vì trình chỉnh sửa là tên giả. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt tên trùng với từ khóa sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả SEO.
- Sự kết nối: LinkedIn được yêu thích bởi tính cá nhân hóa. Điều này đồng nghĩa với việc người tìm kiếm chỉ có thể xem được kết quả hiển thị cho những người thuộc mạng lưới bạn bè của họ. Như vậy, mạng lưới của bạn trên nền tảng này càng lớn, thì cơ hội của bạn lại càng rộng mở.
10 cách SEO LinkedIn lên top hiệu quả
Là một trong 5 trang web được Google lập chỉ mục thường xuyên nhất, LinkedIn được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn là tăng khả năng tiếp cận với đối tượng mà mình hướng đến.
Nếu như bạn đang áp dụng SEO cho hồ sơ LinkedIn và nhận liên kết từ nền tảng này đến website, bạn có thể thực hiện 10 cách SEO LinkedIn được hướng dẫn dưới đây để nâng cao xếp hạng của trang web cũng như cải thiện thứ hạng hồ sơ của bạn trên LinkedIn.
Cách 1: Tạo 1 Trang cá nhân để SEO LinkedIn
Tạo trang cá nhân là bước quan trọng để bạn có thể thêm tiêu đề từ khóa và lan truyền từ khóa một cách dễ dàng. Thông qua đó, việc SEO LinkedIn cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Đừng quên thêm các từ khóa mà mọi người có xu hướng tìm kiếm vào chức danh công việc trên hồ sơ của bạn. Điều này giúp mọi người dễ dàng nhìn thấy bạn cũng như dịch vụ mà bạn cung cấp. Chẳng hạn như bạn là một software engineer, hãy đảm bảo rằng bạn đã thêm cụm “software engineer” vào phần chức danh công việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đưa từ khóa trong chức danh công việc đó vào trong các mục khác và rải rác trong toàn bộ hồ sơ của mình.
Nếu có thể, bạn nên chèn từ khóa một cách tự nhiên nhất thay vì nhồi nhét, lạm dụng để đảm bảo rằng hồ sơ của bạn không gây khó chịu cho người đọc. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng các từ khóa này cũng có trong phần Kinh nghiệm của bạn.
Bên cạnh việc tạo trang cá nhân LinkedIn, bạn có thể xem xét việc tạo một website cá nhân để xây dựng hình ảnh của bản thân và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Việc sở hữu một trang web cá nhân giúp bạn có thể chủ động quản lý hình ảnh của mình trên mạng internet, đồng thời cung cấp cho khách hàng tiềm năng của bạn một kênh tìm hiểu thông tin về bạn và các dịch vụ mà bạn cung cấp.
Để tạo một trang web cá nhân, bạn cần đăng ký tên miền và sử dụng dịch vụ hosting để đưa trang web lên internet. Nếu chưa biết nên mua tên miền và hosting ở đâu thì bạn có thể tham khảo dịch vụ của Vietnix. Hiện tại Vietnix đang cung cấp đa dạng tên miền trong nước và quốc tế với mức giá từ 235.000 VND/Năm phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, các gói hosting tốc độ cao của Vietnix với nhiều tính năng và tùy chọn đa dạng sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng của bạn khi truy cập vào website. Bạn có thể tham khảo bảng giá chi tiết bên dưới và liên hệ đội ngũ Vietnix để được tư vấn nhanh chóng.
Cách 2: Tạo ra các backlink
Backlink là yếu tố quan trọng giúp tối ưu hồ sơ của bạn trên LinkedIn. Hãy xây dựng các backlink chất lượng để liên kết đến trang hồ sơ từ website của bạn. Phương pháp này cực kỳ hữu ích, nhất là đối với những trang web có tên miền đạt chỉ số DA (Domain Authority) cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên kết đến trang hồ sơ của mình khi đăng bài trên blog của người khác. Điều này khá đơn giản và dễ dàng vì hầu hết những bài đăng trên blog đều có tiểu sử ngắn gọn của tác giả sở hữu, bạn chỉ cần sử dụng phần tiểu sử đó để liên kết đến hồ sơ LinkedIn của mình.
Sau khi hoàn thành những việc trên, hồ sơ LinkedIn của bạn được xếp hạng cao hơn trên cả Google và LinkedIn, thậm chí tăng điểm hồ sơ thông qua lượt xem và tương tác bổ sung.
Cách 3: Publish các bài viết hoặc tin tức
Tối ưu content marketing là cách tốt nhất để SEO hồ sơ LinkedIn của bạn. Bạn chỉ cần đăng tải các bài viết có liên quan đến thị trường ngách mà bạn muốn hướng đến. Cách xuất bản bài đăng cũng khá đơn giản, hãy khởi chạy trang web, sau đó chọn phần “Start a post” (hay Xuất bản bài đăng) ở đầu trang chủ là hoàn tất.
Bạn cũng có thể viết một bài báo trên LinkedIn và liên kết trở lại với website của bạn. LinkedIn cũng là nền tảng tuyệt vời để bạn sử dụng lại nội dung cũ. Trong trường hợp bạn có một bài viết chất lượng trên blog, dẫu cho bài viết đã bị tụt hạng so với ban đầu nhưng nếu thông tin trong bài viết vẫn còn hữu ích và có giá trị thì bạn vẫn có thể tóm tắt nội dung bài đăng lên trên LinkedIn và liên kết với blog của mình.
Bên cạnh đó, nhiều người dùng còn áp dụng phương pháp SEO LinkedIn bằng cách đăng nội dung lên LinkedIn và liên kết từ blog của họ. Tuy nhiên, nếu ứng dụng cách này, bạn cần đảm bảo rằng nội dung không bị trùng lặp giữa hai nền tảng là LinkedIn và blog.
Cách 4: Hoàn thành Profile cá nhân
Ở bước này, bạn cần hoàn thành Profile cá nhân trên LinkedIn để cung cấp lý do mọi người có thể tìm thấy bạn. Hãy điền đầy đủ các thông tin về lịch sử công việc và những phần liên quan, đồng thời liệt kê chứng chỉ và trình độ học vấn để nâng cao giá trị của bản thân.
Cách 5: Tham gia vào những Group cùng chuyên ngành
Tại LinkedIn, người dùng có thể kết nối với mọi người một cách dễ dàng. Nếu bạn muốn nâng cao thương hiệu cá nhân, hãy tham gia các group chuyên ngành và dành thời gian tương tác với mọi người. Hầu hết những người cùng tham gia vào một nhóm đều thuộc một chuyên ngành, lĩnh vực và có cùng sự quan tâm đến một vấn đề. Do đó, việc tham gia những nhóm này giúp bạn dễ dàng kết nối, học hỏi và đem đến nhiều quan hệ chất lượng.
Nếu có cơ hội, bạn nên tham gia và đưa ra các góp ý, đề nghị phù hợp trong các cuộc trò chuyện để tạo sự uy tín cho bản thân. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ bài viết từ blog của mình vào các nhóm. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng, vì dù điều này có thể khiến traffic trên website tăng lên, nhưng nếu thực hiện một cách thường xuyên trong những thời điểm không thích hợp, bạn có thể bị coi là spam và gây khó chịu cho mọi người.
Cách 6: Mở rộng Network của mình
Như đã đề cập ở trên, LinkedIn là một nền tảng mạng xã hội sở hữu công cụ tìm kiếm riêng. Vì thế, bạn cần tập trung vào những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao xếp hạng trên nền tảng này. Trong đó, số lượng kết nối chính là một trong những tiêu chí đánh giá chủ yếu của LinkedIn.
Theo Rick Stomphorst, kết quả tìm kiếm trên LinkedIn có thể “nâng cao khả năng mở rộng kết nối trong mạng (tức là các nhóm, kết nối cấp 1, 2, 3)”. Đó cũng chính là lý do nếu muốn thành công trên nền tảng này, bạn cần phải mở rộng Network của mình thông qua việc kết nối với càng nhiều người càng tốt.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên kết nối với tất cả mọi người một cách vô tội vạ. Có thể khả năng hiển thị của bạn sẽ cao hơn, nhưng nó lại chẳng mang đến bất cứ lợi ích nào. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên kiểm tra hồ sơ, kinh nghiệm làm việc của những ai đang muốn kết nối với bạn. Từ đó xem xét, đánh giá liệu những gì họ đang có sẽ giúp ích được gì cho bạn hay không trước khi chấp nhận lời mời của một ai đó.
Cách 7: Đặt tên cụ thể cho từng tấm ảnh
Cần lưu ý rằng, Google có thuật toán tìm kiếm ảnh và nội dung tương tự với nhau. Vì lẽ đó mà bạn cũng cần phải đặt tên hình ảnh sao cho hợp lý và mô tả được nội dung hình ảnh truyền tải trước khi đăng tải lên nền tảng LinkedIn.
Thay vì đặt tên riêng cho hình ảnh hồ sơ, bạn nên gắn nó với mô tả công việc của mình. Chẳng hạn như thay vì đặt tên là “Vietnix”, bạn nên đặt tên là “Nhà cung cấp dịch vụ Hosting, VPS tốc độ cao”. Lúc này, nếu có ai đó xem hồ sơ của bạn, họ có thể sẽ không nhìn thấy tiêu đề, nhưng mô tả này sẽ hiển thị trong các tìm kiếm và góp phần nâng cao khả năng hiển thị của bạn.
Nếu muốn hồ sơ của bạn trông thật ấn tượng, bạn nên đầu tư cho bức ảnh chỉnh chu và gắn liền nó với một hình ảnh tiêu đề nổi bật.
Cách 8: Sử dụng Hashtag để SEO LinkedIn hiệu quả
So với các trang mạng xã hội phổ biến khác, LinkedIn có thể sẽ nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, nhìn chung thì nền tảng này cũng được tích hợp các tính năng tương tự, trong đó có hashtag.
Tại LinkedIn, người dùng có thể theo dõi các thẻ hashtag (bắt đầu với #) để chọn nội dung và chủ đề họ quan tâm. Có thể nói rằng, đây là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời dành cho các nhà tiếp thị vì chúng giúp người dùng vẫn thấy được thông tin của bạn dù họ có theo dõi bạn hay không.
Khi tạo nội dung, LinkedIn sẽ đề xuất cho người dùng một số thẻ hashtag liên quan. Bạn được tùy ý sử dụng hoặc không, đồng thời bạn cũng có thể tự tạo hashtag của riêng mình.
Cách 9: Upload Videos
Cho đến thời điểm hiện tại, LinkedIn vẫn đang là một trong những nền tảng phát triển tốt nhất dành cho các video gốc. Bạn có thể đăng tải trực tiếp video lên LinkedIn và nền tảng này sẽ tự động phát cho những người dùng khác xem. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được nhu cầu bấm sang trang web khác và gia tăng tương tác, lượt xem video trên LinkedIn.
Cần lưu ý rằng, thuật toán của nền tảng LinkedIn sẽ ưu tiên hiển thị kết quả cho các nội dung có phạm vi tiếp cận rộng lớn và mức độ tương tác cao. Lúc này, video chính là một dạng nội dung hấp dẫn có khả năng thu hút lượt tương tác khủng nhất mà bạn có thể sử dụng.
Tuy nhiên, thay vì chạy theo số lượng hay quá tập trung vào những nội dung mang tính giải trí, bạn nên kết hợp với các video chia sẻ nội dung có giá trị, có khả năng đưa ra hướng giải quyết hay những lời khuyên hữu ích cho người xem. Nếu có thể, bạn nên phát triển các dạng video cung cấp thông tin về các chuyên gia hay nâng cao nhận thức của người xem về một chủ đề mà bạn am hiểu.
Cách 10: Đưa ra những bằng cấp
Bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn SEO LinkedIn đó chính là đưa ra các chứng chỉ, bằng cấp liên quan. Những loại chứng chỉ, bằng cấp này chính là thứ xác thực đáng tin cậy đối với các kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đã trình bày trong hồ sơ.
Cuối cùng, đừng quên thêm vào các từ khóa mục tiêu trong những kỹ năng mà bạn đã liệt kê trong hồ sơ và tốt nhất là thêm vào đó các xác nhận cho một số kỹ năng chính.
Lời kết
Bên trên là hướng dẫn SEO LinkedIn lên top hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Nếu cảm thấy những nội dung trên hữu ích và có giá trị, đừng quên chia sẻ bài viết đến cho mọi người cùng đọc nhé.