NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
07/04/2024
Lượt xem

B2B là gì? Phân loại những mô hình B2B được sử dụng phổ biến hiện nay

07/04/2024
27 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (194 bình chọn)

B2B là một hình thức kinh doanh khá phổ biến nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về chiến lược kinh doanh này. Vậy ưu, nhược điểm của B2B là gì? Mô hình B2B nào đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Cùng Vietnix tìm hiểu tất tần tật những thông tin về mô hình B2B trong bài viết dưới đây.

B2B là gì?

B2B được viết tắt từ “Business to Business” là hình thức kinh doanh hay giao dịch trực tiếp xảy ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, B2B là giao dịch giữa nhà cung cấp với các nhà bán buôn. Đây cũng có thể là hình thức giao dịch giữa nhà bán buôn với những cửa hàng bán lẻ.

B2B được viết tắt từ “Business to Business” là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2B được viết tắt từ “Business to Business” là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Cụ thể, B2B bao gồm hoạt động thương mại điện tử và những giao dịch có giá trị lớn cần phải trao đổi trực tiếp. Khi nhiều doanh nghiệp có xu hướng chú trọng vào kinh doanh trên website thương mại điện tử thì mô hình B2B ngày càng phổ biến hơn. Trong thời gian tới, mô hình này được dự đoán là sẽ còn gia tăng đáng kể.

B2B trong marketing là gì? 

B2B trong marketing cũng là hình thức hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp, bao gồm khách hàng (client) và công ty cung cấp dịch vụ (agency), 2 bên sẽ có những thỏa thuận liên quan đến việc thực hiện các hoạt động xúc tiến như quảng bá, activation,… 

B2B trong marketing hướng đến đa dạng tệp khách hàng
B2B là gì? Phân loại những mô hình B2B được sử dụng phổ biến hiện nay 35

B2B trong marketing hướng đến đa dạng tệp khách hàng

Đối tượng hướng đến của B2B trong marketing sẽ đa dạng nhiều tệp khách hàng, do đó, agency cần nghiên cứu những đối tượng trong nhiều ngành khác nhau, để có thể tăng phạm vi tiếp cận với khách hàng trong nhiều ngành. Ngoài ra, các agency cũng phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng chu kì bán hàng dài hơn bởi các client cũng sẽ xem xét đến khía cạnh đó trước khi quyết định đồng ý mua dịch vụ.

B2B trong thương mại điện tử là gì?

Đây là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp có sản phẩm cần bán online với doanh nghiệp có nền tảng bán hàng trực tuyến cụ thể là các sàn thương mại điện tử hoặc các website thương mại điện tử.

Mô hình B2B trong thương mại điện tử
B2B là gì? Phân loại những mô hình B2B được sử dụng phổ biến hiện nay 36

Mô hình B2B trong thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử B2B: Được biết đến như một hình thức B2B2C, cụ thể doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử sẽ thực hiện các chiến dịch để thu hút các doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký gian hàng và bán sản phẩm trên đó. Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp tăng sự đa dạng về các mặt hàng trên nền tảng của mình, từ đó thu hút nhiều khách hàng sử dụng hơn.

Website thương mại điện tử: Hình thức này sẽ kết nối và bán hàng trực tiếp trên chính website của doanh nghiệp đó, giảm sự cạnh tranh với các đối thủ khác.

Ví dụ về mô hình B2B

Để hiểu rõ hơn về khái niệm B2B là gì, Vietnix sẽ mô tả cụ thể qua một vài ví dụ dưới đây. Chẳng hạn như quy trình hoàn thiện một chiếc xe ô tô: Các phụ kiện sẽ do nhiều công ty khác nhau sản xuất, sau đó sẽ được bán cho doanh nghiệp chuyên sản xuất ô tô để có thể lắp ráp nên một chiếc ô tô hoàn chỉnh.

Một số ví dụ điển hình khác cho mô hình B2B là:

  • Samsung là đối tác cung cấp lớn của Apple trong quá trình sản xuất iPhone. Tương tự, Apple cũng có mối quan hệ B2B với những công ty lớn khác như Panasonic, Intel, Micron Technology.
  • Xerox chuyên sản xuất, cung cấp giấy kèm dịch vụ in ấn cho nhiều doanh nghiệp.
  • General Electric chuyên sản xuất một vài sản phẩm tiêu dùng nhưng cũng là đối tác cung cấp phụ tùng của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, minh chứng rõ nhất cho hình thức B2B tại Việt Nam là những sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,… Khi doanh nghiệp có nhu cầu bán hàng hoá, chỉ cần đăng ký trên sàn điện tử sau đó đăng tải những thông tin về sản phẩm lên trang web. Trường hợp muốn mua hàng hoá, doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với sàn để tiến hành trao đổi, giao dịch.

Đặc điểm của mô hình B2B

Mô hình B2B có những đặc điểm chính như sau:

Đặc điểm của mô hình B2B
Đặc điểm của mô hình B2B
  • Khách hàng trong mô hình B2B không phải là người tiêu dùng, mà sẽ là các công ty, các tổ chức
  • Gồm 2 cách thức giao dịch là giao dịch có kỳ hạn và giao dịch mua ngay. Giao dịch có kỳ hạn diễn ra dựa trên những hợp đồng dài hạn. Giao dịch mua ngay diễn ra tại thời điểm mua bán và giá cả do yếu tố “cầu” quyết định. 
  • Có thể thực hiện qua những trung gian online giữ vai trò môi giới.
  • Quy mô đơn đặt hàng lớn hơn so B2C, đồng thời đơn hàng cũng có giá trị rất lớn và thường ký kết dài hạn.
  • So với tổng người tiêu dùng thì mô hình B2B có ít người mua hơn.
  • Người bán và người mua duy trì được mối quan hệ ổn định, lâu dài, mang tính chiến lược.
  • Việc lựa chọn ra phân khúc những khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng.
  • Thu hút được nhiều người tham gia mua hàng.
  • Mô hình B2B tiết kiệm được chi phí.
  • Nhu cầu dao động nhanh dần theo hiệu ứng “bullwhip”.
  • Tập trung vào yếu tố giá cả.
  • Phương pháp mua hàng diễn ra chuyên nghiệp, các bên liên quan giao dịch căn cứ vào thông tin sản phẩm được cung cấp sẵn, quy trình và tiêu chuẩn để đưa ra quyết định hợp lý. 
  • Những sản phẩm, dịch vụ trong mô hình B2B thường sẽ được phân phối qua những kênh phân phối khác nhau như từ nhà sản xuất đến khách hàng hay trung gian qua các đại lý, nhà phân phối.

So với thị trường B2C, B2B tuy có lượng người mua thấp hơn nhưng số đơn hàng lại lớn hơn. Đây cũng là một trong những đặc điểm chính của thị trường B2B. Để giải thích cho điều này, có thể thấy trên thị trường B2B ít công ty giữ vai trò người mua hàng hơn so với số người tiêu dùng ở thị trường B2C. Thế nhưng giá trị đơn hàng họ mua lại lớn hơn rất nhiều.

Một khía cạnh khác, nhu cầu kinh doanh trên thị trường B2B là nhu cầu xuất phát. Thực tế, nó xuất phát từ nhu cầu lựa chọn hàng hoá tiêu dùng tại thị trường B2C.

Ví dụ: Khi nhu cầu về máy tính giảm thì theo giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng, nhu cầu về bộ vi xử lý sẽ tăng theo.

Đặc điểm khác của mô hình B2B là khi giá cả thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn hạn thì nhu cầu cũng không bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Khi giá cả của mặt hàng giảm, nhu cầu mua sắm da của một đơn vị sản xuất giày sẽ không tăng vì nhu cầu của đơn vị phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng. Ngược lại khi giá da tăng, đơn vị vẫn không mua ít đi vì vẫn cần nguyên liệu da để sản xuất giày phục vụ người dùng.

Mô hình B2B có vai trò gì?

Sau khi tìm hiểu B2B là gì và đặc điểm của mô hình này, hẳn nhiều người sẽ phân vân về tầm quan trọng của B2B. Cụ thể, B2B sẽ có vai trò như sau sau:

Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giúp kinh tế tăng trưởng ổn định

B2B đóng vai trò quan trọng trong tỷ trọng việc làm của xã hội vì B2B sẽ cần một lượng lớn nguồn nhân lực vận hành các hoạt động bán hàng, marketing, logistic,… Hơn thế nữa, B2B cũng thường phải làm việc với các đối tác, nhà cung ứng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình, từ đó gián tiếp giúp gia tăng việc làm cho người lao động. Có thể thấy, B2B giúp gia tăng việc làm, từ đó gia tăng thu nhập, tạo sự gia tăng ổn định của chỉ số GDP, giúp kinh tế tăng trưởng ổn định.

Hình thành và gia tăng các mối quan hệ đối tác chiến lược

B2B hướng đến sự hợp tác ổn định lâu dài, mang tính chiến lược giữa các công ty với nhau. Mối quan hệ hợp tác trong B2B sẽ đảm bảo sự vận hành ổn định trong cung cấp, phân phối, sản xuất.

B2B giúp gia tăng mối quan hệ đối tác ổn định
B2B là gì? Phân loại những mô hình B2B được sử dụng phổ biến hiện nay 37

B2B giúp gia tăng mối quan hệ đối tác ổn định

Do vậy, các doanh nghiệp cần củng cố, thúc đẩy sự hợp tác dài hạn để đạt được mục tiêu chung, có sự thống nhất trong sản xuất, cung cấp dịch vụ. Mối quan hệ hợp tác vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những khó khăn, thách thức, biến động thông qua việc tận dụng lợi thế cạnh tranh của đối tác để tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Thúc đẩy sự đổi mới, cải tiến

B2B còn là cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó, đề ra các chiến lược cải tiến, đổi mới, cũng như các giải pháp để giải quyết các khuyết điểm còn tồn đọng, tạo những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng cuối cùng.

Ưu và nhược điểm của mô hình B2B

Ưu điểm

Giao dịch diễn ra thuận tiện hơn

Thay vì bán hàng trực tiếp, những doanh nghiệp B2B có thể lựa chọn kinh doanh qua hình thức trực tuyến. Điều này vừa giúp doanh nghiệp có thể quảng bá được sản phẩm, vừa tạo điều kiện để những khách hàng là doanh nghiệp đặt hàng một cách suôn sẻ, dễ dàng hơn.

Hình thức B2B trực tuyến giúp cho giao dịch thuận lợi hơn
Hình thức B2B trực tuyến giúp cho giao dịch thuận lợi hơn

Tiềm năng mở rộng thị trường cao

Các doanh nghiệp trong mô hình B2B hoạt động bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể mở rộng thị trường kinh doanh với những công ty trong ngành. Đặc biệt, doanh nghiệp có nhiều tiềm năng thành người dẫn đầu lĩnh vực nếu có thế mạnh ở một mảng nào đó.

Đem về lợi nhuận cao hơn

Những công ty trong mô hình B2B thường phân phối sản phẩm với số lượng sỉ để đem đến mức giá tốt hơn cho đối tác. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được lợi nhuận cao hơn khi số đơn đặt hàng gia tăng. Khi quảng cáo sản phẩm thông qua trang điện tử, chi phí tiếp thị của doanh nghiệp cũng giảm đi đáng kể làm tăng lợi nhuận.

Bảo mật cao

Thị trường B2B thường có tính bảo mật cao cho người mua và người bán nhờ bản hợp đồng được cung cấp.

Nhược điểm

Song, bên cạnh những ưu điểm thì mô hình B2B vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể:

Gặp những hạn chế về thị trường

Số lượng khách hàng, đơn hàng của công ty B2B sẽ ít hơn so với mô hình kinh doanh B2C, và giá trị hợp đồng của mô hình B2B là rất lớn. Do đó, nếu chẳng may để vụt mất hợp đồng thì thiệt hại đối với công ty là vô cùng lớn. Thế nên, để có thể đi đến thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng thì sẽ cần trải qua rất nhiều giai đoạn để thuyết phục, thương thảo. 

Cũng có một số trường hợp, doanh nghiệp buộc phải giảm giá, đưa ra mức chiết khấu tốt nhất để trúng được hợp đồng. Vì hiện nay trên thị trường phải cạnh tranh rất khốc liệt, doanh nghiệp phải cố gắng mọi cách mới có thể nắm được thị phần trong ngành. 

Cần thích ứng với xu hướng mua hàng của khách hàng

Hiện nay, khi công nghệ phát triển, các khách hàng có xu hướng lựa chọn các công cụ trực tuyến thay vì kết nối với người bán. Do vậy, doanh nghiệp cần thích nghi và cải tiến công nghệ cho website, các kênh truyền thông để kịp đáp ứng với xu hướng mua sắm của khách hàng. Trên thực tế, các doanh nghiệp B2B thành công đều ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình kinh doanh để tối ưu trải nghiệm của khách hàng.

mNnT8hmyfkOAmjvVYbKUBcGojmDOzR38pk8UnXz5zKQLVsEuiuU4IKfuxL2DGd3hAWOixxyUKQjfRlUM3ORl6DG3uyNsxZjF2MZmJhmTepeVWOyIXsB2O

Doanh nghiệp B2B luôn phải chạy theo thị trường

Ngoài ra, thói quen sử dụng các trang thương mại điện tử của khách hàng đã quá thân thuộc với họ, do vậy không nên xây dựng website quá phức tạp, khó thao tác, mà hãy thiết kế tương tự như các trang thương mại điện tử khác để tránh việc khách hàng phải làm quen lại với một quy trình phức tạp, khó khăn.

Quy trình làm việc phức tạp, tốn thời gian

Quy trình làm việc trong các công ty B2B đa phần sẽ khá phức tạp, đòi hỏi nhiều bước bởi vì có rất nhiều phòng ban, nhiều lãnh đạo, người quyết định,…

Trong trường hợp là những giao dịch lớn thì sẽ được thực hiện do một ủy ban, gồm:

  • Bộ phận quyết định ngân sách, thu chi
  • Bộ phận đánh giá tiềm năng của sản phẩm
  • Ban lãnh đạo, quản lý xem xét và đưa ra quyết định

Đòi hỏi quy trình kỹ càng

Doanh nghiệp B2B để hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải tìm ra phương pháp gây ấn tượng với những khách hàng khó tính cũng như thực hiện những giao dịch đủ lớn. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, xây dựng hệ thống đặt hàng và linh hoạt khi doanh số thấp.

Những khó khăn của mô hình B2B
Quy trình giao dịch B2B cần phải kỹ càng bởi giá trị lớn của nó

Cần nhạy bén trong bán hàng

Thị trường B2B bao gồm nhiều doanh nghiệp có thể hoạt động cùng một lĩnh vực nên yếu tố cạnh tranh cao. Lúc này, người bán đòi hỏi phải có sự nhạy bén để đưa ra chiến lược hợp lý nhằm thu hút nhiều công ty đối tác hơn.

Gặp một vài giới hạn khi kinh doanh

Tuy có thể bán được nhiều đơn hàng nhưng công ty B2B lại mất đi thị trường tiềm năng đối với những khách hàng cá nhân. Những khách hàng là doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ hơn và thường đưa ra một số thoả thuận trong hợp đồng liên quan đến lợi nhuận. Mặt khác, những khách hàng này vẫn chứa nhiều nguy cơ chuyển hướng sang những đối thủ cạnh tranh khác.

Phải am hiểu quy trình đặt hàng

Để kinh doanh trên thị trường B2B, doanh nghiệp bán hàng online đòi hỏi phải thiết kế website cũng như hệ thống đặt hàng chuyên nghiệp. Điều này hỗ trợ đối tác tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng một cách dễ dàng hơn. Bởi lẽ nếu quy trình khó phức tạp, khách hàng sẽ nghĩ đến việc lựa chọn một địa chỉ cung cấp khác.

Phân loại mô hình B2B phổ biến hiện nay

Khi đã hiểu được B2B là gì, Vietnix xin mời quý độc giả tìm hiểu những mô hình B2B phổ biến hiện nay. Cụ thể, có 5 mô hình đang được nhiều doanh nghiệp tham khảo áp dụng.

Mô hình đặt khách hàng làm trung tâm

Mô hình này đề cao mọi khách hàng kể cả khi giao dịch trao đổi, mua bán đã diễn ra hoàn tất. Nhờ đó, khách hàng cảm thấy mình được trân trọng và quay trở lại vào những lần tiếp theo. Hiện nay, những “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại điện tử như Flipkart, Amazon,… đang áp dụng mô hình xem khách hàng là trung tâm này.

Phân loại mô hình B2B phổ biến hiện nay
Amazon đang áp dụng mô hình B2B đặt khách hàng làm trung tâm

Mô hình B2B trung gian

B2B trung gian là mô hình cung cấp nền tảng cho người mua và người bán tương tác với nhau. Bên trung gian sẽ là người thực hiện nền tảng này, đổi lại họ sẽ được nhận hoa hồng từ những bên liên quan.

Hiện nay, Tiki, Shopee, Lazada,… là những website hoạt động theo mô hình này. Bên đăng ký sẽ đồng ý với những điều khoản về hoa hồng mà bên trung gian cung cấp. Nhờ thế, bên trung gian sẽ thu được hoa hồng cho mỗi giao dịch diễn ra.

Mô hình nhà giao dịch môi giới

Mô hình này vận hành theo xu hướng thiên về phía người mua. Đơn vị kinh doanh sẽ là trung tâm và nhập sản phẩm, hàng hoá từ bên sản xuất. Trong khi đó, bên sản xuất sẽ xây dựng website phân phối sỉ lẻ và báo giá.

Phân loại mô hình B2B phổ biến hiện nay
B2B là gì? Phân loại những mô hình B2B được sử dụng phổ biến hiện nay 38

Mô hình nhà cung cấp dịch vụ

Mô hình này vận hành theo xu hướng thiên về phía người bán. Đây là một mô hình đang phổ biến rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp sở hữu website sẽ đóng vai trò cung cấp sản phẩm cho nhà sản xuất hay các doanh nghiệp bán luôn, bán lẻ. Điển hình là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ dọn dẹp, bảo vệ, quản lý tài sản,…

Mô hình sàn thương mại điện tử

Mô hình sàn thương mại điện tử tạo ra không gian để doanh nghiệp thương mại điện tử và các nhà cung ứng giao dịch với nhau. Những website áp dụng mô hình này chẳng hạn như eBay, Alibaba,…

Những chiến lược B2B được sử dụng hiệu quả

Vậy doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến lược B2B nào để đạt được hiệu quả? Tham khảo những phương pháp dưới đây để cân nhắc thực hiện nhé!

  • Tiếp thị bằng website: Thiết kế website đẹp, cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm và đồng thời chạy những chiến dịch PPC.
  • Tiếp thị bằng email: Đặt tiêu đề email hấp dẫn, tập trung thiết kế từng phân đoạn đẹp mắt và kêu gọi hành động cho mỗi email.
  • Tiếp thị qua nền tảng mạng xã hội: Chạy chiến dịch quảng cáo, viết content thu hút trên những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Linkedin,…
  • Tiếp thị bằng SEO: Lên kế hoạch SEO từ khóa được nhiều khách hàng tìm kiếm. Từ đó, đầu tư vào nội dung để tăng vị thứ tìm kiếm cho website của bạn.
  • Tiếp thị tự động hóa: Tiếp thị tự động hóa đề cập đến phần mềm nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hiệu quả của các chiến dịch marketing. Thông qua việc kết hợp các công cụ riêng biệt như xây dựng website, CRM,… để phân tích, gắn thẻ, thống kê dữ liệu sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra.  
  • Cá nhân hóa bán hàng: Các nội dung trên các website B2C đang được cá nhân hóa một cách hiệu quả, còn đối với loại hình B2B thì “cá nhân hóa” vẫn còn là một điều gì đó khá xa lạ, chưa được chú trọng áp dụng. Trong khi đó, hiện nay, email marketing đang dần trở thành xu thế trong việc cá nhân hóa nội dung marketing. Lý do mà các loại hình B2B vẫn chưa áp dụng hiệu quả việc cá nhân hóa nội dung là vì sự hạn chế về nhân lực, công nghệ và dữ liệu. Vì thế, các doanh nghiệp B2B cần thật sự nỗ lực để cải thiện các nguồn lực sẵn có nhằm xây dựng một chiến lược cá nhân hóa nội dung hiệu quả.

Với mỗi chiến lược B2B, doanh nghiệp hãy xác định phân khúc khách hàng tiềm năng để đem về hiệu quả cao nhất.

Những doanh nghiệp B2B tiêu biểu

Tập đoàn IBM

IBM có kinh nghiệm lâu đời trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ vận hành và quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. IBM nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tối ưu hóa quy trình như dịch vụ đám mây, trí tuệ nhân tạo, phần mềm,… Bên cạnh đó, IBM cũng có các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp, nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp.

g5VJ7QiMQohv PDNtS 4MmgL4fJLMdHUlW9OrqhhcmXTMv6jjeN09AZRu5Ue0 3qEBQvOCkcRMauVCWsSE1mn6YwXoobIBhK2BCpeS5m1PtTHIgXXIgztpgHGq0vKZhgMyrw drdcJNZ993GmcEffuI

IBM là doanh nghiệp B2B nổi tiếng 

Công ty Salesforce

Salesforce là công ty phần mềm đám mây, mang đến các sản phẩm về phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Phần mềm này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin khách hàng, quản lý dịch vụ, dữ liệu,…

Amazon Business

Amazon Business là một nền tảng mua sắm trực tuyến với đa dạng sản phẩm, dịch vụ từ hàng triệu các doanh nghiệp lớn, nhỏ khác nhau. Amazon Business nổi tiếng trên thị trường vì có nhiều công cụ tùy chỉnh và quản lý, đáp ứng được nhu cầu của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng mua được sản phẩm giá sỉ và nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng để tìm ra sản phẩm phù hợp. 

rWXRMCuvV9GfJI6a1la0ZZWuTvBDykvHoaDj4YqMLj1e4a1CHU6rGsQEdsR9ir9o7d hmbXKRFZvd7nnSMi9WUc4b JxreYhtXvd1h9JSSEDjcGbOjyUWgqss0 C CNNGo3JpMJo810V2zmZKh8dXmQ

Amazon Business là nền tảng mua sắm trực tuyến

Những cơ hội và thách thức của mô hình B2B

Cơ hội

  • Cơ hội tăng doanh thu nhanh chóng: Các đối tác trong doanh nghiệp B2B thường có quy mô sản xuất, tổ chức lớn. Do vậy mà các hợp đồng mua bán trong mô hình B2B này cũng có giá trị lớn, giúp tạo doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nên doanh nghiệp B2B cần phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khâu chăm sóc khách hàng để giữ mối quan hệ và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Có phạm vi thị trường lớn: Thị trường của doanh nghiệp B2B có thể là đa ngành nghề từ dược, thời trang, mỹ phẩm, xây dựng, công nghệ,… Vì vậy, doanh nghiệp B2B có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng và phát triển công việc kinh doanh của mình.
  • Tạo mối quan hệ bền vững, lâu dài với nhiều đối tác: Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp B2B là duy trì mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với các đối tác chiến lược vì đó là cơ hội để doanh nghiệp tiếp tục mang về lợi nhuận từ các hợp đồng thương thảo với đối tác đó.
ToLy2mP

Cơ hội của mô hình B2B

  • Công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mô hình kinh doanh B2B: Công nghệ phát triển đã mang đến cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp B2B. Công nghệ số giúp cải thiện hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu, sản phẩm. Ngoài ra, B2B cũng giúp tối ưu quá trình sản xuất, hỗ trợ dự báo nhu cầu, tối ưu hóa quy trình đáng kể.

Thách thức

  • Khách hàng có nhiều sự lựa chọn nên khó giữ được lòng trung thành của họ: Giữa thị trường có muôn vàn sự lựa chọn thì việc khách hàng doanh nghiệp hợp tác với nhiều bên khác nhau trong cùng một lĩnh vực là điều khá dễ hiểu. Do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp trong mô hình B2B luôn phải tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới để cải thiện sản phẩm, dịch vụ, tăng cơ hội chiếm giữ được thị phần lâu dài. Tuy nhiên, các đối thủ hiện nay đang có sự phát triển cực kì vượt trội, nên việc cải tiến chất lượng sản phẩm sao cho nổi bật nhất trên thị trường thật sự là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp B2B.
  • Cần phải đầu tư để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, tin cậy trên môi trường Internet: Với xu thế phát triển của công nghệ, internet là cách dễ nhất để truyền thông rộng rãi về doanh nghiệp của mình. Vì thế, công ty B2B nên nghiên cứu, đầu tư vào các nền tảng trực tuyến, thiết kế chúng sao cho tối ưu với trải nghiệm người dùng. Đồng thời, các công ty cũng nên xem xét các chiến lược tối ưu website thông qua các chiến lược SEO để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
pOMFI2 hW59AGmbePCDV2mdMRjzuK0Sle k6LmfbsmflKlZwyFylFk86GEbx7RW 5XJq85OJMKfGACpUnZ7xEcZJCxKi08dUMdK27NfrWoabmlwnBS17qqm4I10hNSKPe

Thách thức của mô hình B2B

  • Gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền và thanh toán: Thời gian giải ngân dòng tiền của doanh nghiệp B2B sẽ lâu hơn, do đó dẫn đến quản lý dòng tiền cũng như quá trình thanh toán bị chậm. Việc này có thể giải quyết bằng cách phát hành nhiều hóa đơn, thế nhưng, có một vài doanh nghiệp chỉ có thể phát hành một số lượng hóa đơn mỗi năm, và việc giải ngân trễ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến dòng tiền, sự ổn định tài chính của công ty.

Phân biệt B2B và B2C

B2C là thuật ngữ chỉ việc mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, B2C khác B2B ở những điểm sau:

wwP57PTbsFKtGaCLwQTWHfvYA2iO7g74977TPThl8Lw8D6E0QWw7dXeaEc7O9SQScstF8ghcdOci JOlLm4WrjrlugFBgJ04OSq

So sánh B2B với B2C

B2BB2C
Đối tượng khách hàng mục tiêuCông tyCá nhân, người tiêu dùng cuối cùng, doanh nghiệp mua hàng để sử dụng
Về thương lượng, giao dịchNhiều yêu cầu phức tạp như thương lượng giá cả, hình thức giao hàng, quy cách đóng gói bao bì, có những yêu cầu riêng của từng doanh nghiệpKhông đòi hỏi quá nhiều yêu cầu
MarketingChiến dịch marketing hướng đến việc thu hút, duy trì mối quan hệ với các đối tác lớnNghiên cứu về insight, thói quen, hành vi, sở thích của người tiêu dùng để đề ra các chiến lược Marketing
Tích hợp công nghệPhải có hệ thống tích hợp tự động để đảm bảo sự vận hành trơn truKhông cần hệ thống tích hợp
Quy trình bán hàngQuy trình khó khăn, phức tạp hơn vì phải tiếp cận, thương thảo, thuyết phụcQuy trình đơn giản hơn rất nhiều

Câu hỏi thường gặp

B2C là gì?

B2C, viết tắt của Business to Consumer, là giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng, hay được biết đến là mô hình kinh doanh bán lẻ.

C2C là gì?

C2C, viết tắt của Consumer to Consumer, là mô hình kinh doanh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, cả 2 bên đều là những cá nhân lẻ mua bán trên nền tảng trực tuyến, trung gian hoặc những trang web đấu giá.

Bán hàng B2B là gì? Ví dụ?

Bán hàng B2B là hình thức giao thương giữa các doanh nghiệp với nhau, chứ không phải với bất kỳ cá nhân nào khác. 
Ví dụ đơn giản nhất về bán hàng B2B là các doanh nghiệp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, hay trong thực tế Samsung là đối tác cung cấp lớn của Apple trong quá trình sản xuất iPhone. Ngoài ra, Apple cũng có mối quan hệ B2B với những công ty lớn khác như Panasonic, Intel, Micron Technology.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giải đáp về thắc mắc “B2B là gì” cũng như ưu nhược điểm và những chiến lược B2B hiệu quả. Qua bài viết, Vietnix hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn có thể phát triển mô hình B2B và phát triển thành thế mạnh của mình. Nếu có thắc mắc, bạn đọc hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất. Chúc bạn thành công!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG