Mỗi bài đăng trên website cần được rà soát và điều chỉnh sau khoảng thời gian xác định để đạt kết quả tối ưu hơn. Quá trình này được gọi là content audit (hay audit content). Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Vietnix tìm hiểu content audit là gì và cách audit content hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
Content audit là gì?
Content audit (Kiểm soát nội dung) là quá trình xem xét, đánh giá toàn bộ content có trên website để quyết định nội dung nào cần giữ nguyên, cần cập nhật, chuyển hướng hay loại bỏ.
Việc audit content giúp nâng cao chất lượng content nói riêng và toàn bộ website nói chung. Từ đó cải thiện thứ hạng của web trên kết quả tìm kiếm SERP.
Lợi ích khi audit content cho website
Quá trình audit content trên website mang lại nhiều lợi ích đáng kể như sau:
- Toàn thể thông tin dữ liệu, hiệu suất nội dung trên trang được tổng hợp, phân tích và đánh giá chi tiết. Nhờ đó quản trị viên có thể ra quyết định xóa bỏ, thay thế, bổ sung phù hợp thay vì dựa trên giả định thiếu tin cậy.
- Xác định những chuyên mục, bài viết có lượng người truy cập thấp hơn mong muốn để định vị hoặc cập nhật lại về nội dung.
- Xác định những phần nội dung quan trọng và hữu ích có thể tối ưu hơn để tận dụng.
- Khám phá những điểm người dùng thích và không thích khi đọc content trên website.
- Hỗ trợ kiểm toán dễ dàng hơn về những nội dung đang được cung cấp trên website.
Nhìn chung, khi nội dung không được cập nhật mới sau một thời gian đăng tải, khả năng cao thông tin chứa trong đó đã không còn phù hợp ở hiện tại. Vì vậy, bạn cần xác định được thời điểm lý tưởng để thực hiện content audit. Quá trình này không chỉ mang đến lợi ích cho người dùng truy cập vào web mà còn giúp trang được được đánh giá cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm Google.
Cách nhận diện content cần audit?
Phong cách content của các trang web thường sẽ không giống nhau, thay vào đó nội dung sẽ được trình bày và thể hiện tùy thuộc vào loại sản phẩm cũng như mục đích tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên, đối với người làm quản trị web, có 5 loại content cần lưu ý tránh sử dụng đối với website của mình:
1. Content kém chất lượng
Content kém chất lượng là loại content gặp phải các tình trạng sau:
- Content có lượt người truy cập bằng 0 hoặc cực ít trong một khoảng thời gian dài (>4 tháng). Hoặc, không có từ khóa nào trong bài lọt vào bảng xếp hạng trên Google.
- Content bị trùng lặp dẫn đến tình trạng “ăn thịt từ khóa” (Cannibalization). Do đó, với những bài viết cùng chủ đề sẽ tự cạnh tranh lẫn nhau để ontop Google.
- Content chưa được tối ưu chuẩn SEO do không thực hiện nghiên cứu nhu cầu và mục đích tìm kiếm người dùng hoặc chưa xây dựng outline phù hợp,…
- Content target không phù hợp, target sai từ khóa. Ví dụ bạn muốn triển khai dạng bài thông tin nhưng từ khóa target chính lại đề cập đến dịch vụ.
2. Thin content
Thin content hay còn được biết đến là những nội dung mỏng, ngắn và không có nhiều giá trị cho người dùng tìm kiếm. Đồng thời, loại nội dung này còn bị đánh giá thấp về chất lượng và mức độ tối ưu bởi các thuật toán của Google.
Phổ biến nhất với web mắc phải lỗi thin content nằm ở các yếu tố:
- Content độ dài ngắn nhưng lại sở hữu nhiều backlink.
- Content rác, không có nhiều giá trị với người dùng.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể bắt gặp loại thin content này ở các web chuyên về đánh giá sản phẩm. Cụ thể, nội dung chỉ được đề cập ở phần thông số hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Còn lại, những khu vực trống trong bài lại chèn quá nhiều affiliate link. Chính vì sự phân bổ không phù hợp này cùng nội dung thiếu giá trị đã khiến tỷ lệ thoát trang của người dùng ngày càng cao.
3. Duplicate content
Với loại duplicate content, bạn có thể nhận biết thông qua những yếu tố sau:
- Duplicate content nội bộ khi sao chép lại một hoặc một số bài viết có sẵn trên trang.
- Duplicate content bên ngoài khi sao chép lại một hoặc một số bài viết ở website khác không phải của mình.
- Duplicate content không phải toàn bộ 100% nhưng chiếm tỷ lệ cao khoảng 70 – 80%.
- Web không xây dựng và đăng tải nội dung. Trên trang chỉ hiển thị thanh menu, footer cùng sidebar.
- Trang chèn và hiển thị phần quảng cáo nhiều hơn phần content.
Mặc dù duplicate content được nhận xét là một trong những lỗi nghiêm trọng trên trang web mà quản trị viên cần thực hiện audit content ngay. Thế nhưng, thực tế ở một số trang sản phẩm, trang bán hàng thuộc lĩnh vực thương mại điện tử thì dạng duplicate content hoặc content ngắn là không thể tránh khỏi, đồng thời đòi hỏi content phải nhấn mạnh vào thông số chính xác. Ngoài ra, ở những trang về thông tin doanh nghiệp, trang tuyển dụng hay liên hệ cũng thường xuyên gặp tình trạng này.
4. Content không liên quan
Thông thường, việc triển khai content trên các trang web được tổ chức với 3 dạng content chính:
- Content chủ lực với tỷ lệ chiếm 75% nội dung toàn trang.
- Content bổ trợ chiếm tỷ lệ 20% nội dung toàn trang.
- Content xu hướng (trending trong lĩnh vực) chiếm 5% nội dung toàn trang.
Vì thế, với loại content không liên quan, bạn có thể nhận dạng nhờ các yếu tố:
- Content đăng tải không đề cập đến chủ đề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số lượng content bổ trợ và content xu hướng chiếm nhiều tỷ lệ hơn so với content chủ lực.
- Xây dựng content mang lại ít hoặc không có giá trị đối với doanh nghiệp.
5. Content có traffic cao
Còn một loại content cần audit khác sau một thời gian đăng tải lên web là content có traffic cao. Chắc hẳn, sẽ có nhiều quản trị viên thắc mắc tại sao dạng content này đã có lượng traffic cao nhưng lại cần điều chỉnh và cập nhật.
Lý do là vì content đang tốt nhưng nếu tiếp tục tối ưu tốt hơn thì sẽ thu hút được nhiều traffic hơn nữa. Hoặc một nguyên nhân khác cần thực hiện audit có thể là trang có content traffic cao nhưng đồng thời bounce rate (tỷ lệ thoát) cũng cao. Điều này đòi hỏi quản trị viên nên thực hiện một số giải pháp cải thiện để giữ chân người đọc.
Các công cụ hỗ trợ audit content
Trước những lợi ích thiết thực mà audit content mang lại, nhiều nhà quản trị trang theo đó cũng nhận rõ tầm quan trọng của việc làm này và tiến hành áp dụng nhằm tối ưu hóa web của mình. Để quá trình content audit được tiến hành suôn sẻ và đạt hiệu quả, nhà quản trị web có thể ứng dụng một số công cụ dưới đây:
- Google Search Console.
- Google Analytics.
- Screaming Frog.
- SEMRush.
- Ahrefs.
Hướng dẫn các bước audit content
Có 3 bước được hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể tham khảo để thực hiện audit content đối với trang web của mình. Cụ thể:
1. Nhập dữ liệu
Để có dữ liệu phục vụ cho quá trình audit content, bạn triển khai theo các bước sau:
Bước 1: Tải và cấu hình Screaming Frog cơ bản
Ở bước này, trước tiên bạn cần truy cập vào trang chủ của Screaming Frog. Sau đó, đăng ký mua tài khoản để có thể khai thác các tính năng quan trọng của công cụ này cho quá trình audit content. Khi hoàn tất việc mua tài khoản, bạn tải xuống Screaming Frog và đăng nhập tài khoản vừa sở hữu.
Tại Screaming Frog, bạn thực hiện thiết lập cài đặt chuẩn bằng cách chọn Configuration. Sau đó, chọn Spider và Basic rồi nhấp tick chọn các ô gồm:
- Check Images.
- Follow Internal “nofollow”.
- Crawl All Subdomains.
- Crawl Canonicals.
- Crawl Next/Prev.
- Extract hreflang.
- Extract AMP Links.
- Crawl AMP Links.
- Crawl Linked XML Sitemaps.
- Auto Discover XML Sitemaps via robots.txt.
Ở tab Rendering, bạn nhấn chọn Old AJAX Crawling Scheme. Sau đó chuyển sang cấu hình các cài đặt ở tab Advanced bằng cách tick chọn các ô sau:
- Pause on High Memory Usage.
- Always Follow Redirects.
- Respect noindex.
- Respect Next/Prev.
- Respect HSTS Policy.
- Respect Self Referencing Meta Refresh.
- Ở ô Response Timeout (secs), bạn nhập số 30.
Đối với những tab còn lại, bạn giữ nguyên thiết lập mặc định. Sau đó, tiến hành cấu hình một cài đặt khác:
- Configuration chọn robots.txt. Ở cửa sổ Robots Settings chọn Respect robots.txt rồi tick chọn Show internal URLs blocked by robots.txt và nhấn OK.
- Configuration chọn User Agent rồi chọn Googlebot Smartphone. (Bởi vì thuật toán của Google thường ưu tiên cào trước với phiên bản mobile).
Bước 2: Kết nối API của Search Console và khai báo Google Analytics
Search Console (trước đây gọi là Webmaster Tool), đây là một công cụ cung cấp cho quản trị viên các chỉ số về tình trạng, hiệu suất trang web. Còn công cụ Google Analytics tập trung vào phân tích các đối tượng người dùng và lưu lượng truy cập.
Các bước kết nối API của Search Console được thực hiện như sau:
- Truy cập vào Configuration và chọn API Access.
- Sau đó bạn chọn Google Analytics và nhập tài khoản vào mục Existing Account.
- Tiếp đó, nhấn chọn Connect to new account và chọn account quản lý GA rồi chọn Cho phép.
Như vậy, quá trình kết nối Screaming Frog với tài khoản Google Analytics đã diễn ra hoàn tất. Lúc này bạn đã có thể xem dự án ở các mục Property, Chế độ xem cùng với Organic Traffic
Nếu muốn kết nối Screaming Frog với Search Console, bạn cũng thực hiện tương tự.
Lưu ý: Ở tab Date Range trên 2 công cụ này, bạn nên chọn khoảng thời gian khảo sát > 3 tháng để thu thập đủ dữ liệu phân tích.
Bước 3: Trích xuất dữ liệu từ Screaming Frog
Để lấy dữ liệu Screaming Frog, tại thanh tìm kiếm bạn cần nhập tên miền website của mình và chọn Start. Trên màn hình lúc này sẽ hiển thị tiến độ cào dữ liệu của Screaming Frog thông qua thanh Crawl. Tốc độ cào dữ liệu có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tùy vào cấu hình thiết bị cũng như chất lượng wifi.
Hoàn tất tiến trình chạy dữ liệu xong, bạn có thể export ra file excel những dữ liệu đã thu thập được. Tiếp theo, sử dụng filter để lọc phân loại những dữ liệu trên theo những tiêu chí sau:
- Cột content: Thường chỉ tập trung vào hình ảnh hay content dạng chữ. Nếu muốn audit content thì bạn giữ lại những ô chứa text.
- Cột Status: Với mục đích phân tích content, những URL lỗi 404, 500 hoặc redirect 301 không phải là đối tượng chính được quan tâm. Vì thế, bạn chỉ giữ lại ô có trạng thái 200 ở cột này.
- Cột Indexability: Bỏ chọn mục Non-indexable.
Để hoàn thành quá trình lọc, bạn chỉ giữ lại những cột sau và xóa dữ liệu không cần thiết:
- Address.
- Title.
- Meta Description.
- H1.
- Word count.
- GA Session.
- GA New User.
- Bounce rate.
- GA Avg Session.
- Clicks.
- Impressions.
- Position.
2. Lọc ra loại content cần cải thiện
Thay vì thực hiện xem xét thủ công từng bài viết một để lọc các loại content cần cải thiện, bạn có thể lọc nhanh chóng với các bước sau:
Đầu tiên, mở file dữ liệu từ Screaming Frog. Sau đó, nhập những dữ liệu này vào sheet khác trên Excel. Tùy thuộc vào từng dự án triển khai mà bạn linh hoạt loại bỏ một số cột dữ liệu không cần thiết. Thông thường những dữ liệu cần thiết để audit content sẽ là: URL, action, title, word count, RD, GA Session, GA Bounce rate, GA time onsite, clicks, impressions và position.
Tiếp đến, bạn có thể dựa vào danh sách này để liệt kê ra các URL chất lượng thấp và xử lý đơn giản bằng cách xóa bài viết, 301 redirect hay noindex. Với trường hợp phân trang trong category, cách tốt nhất là tiến hành noindex. Sau đó, đi vào phân loại cụ thể 5 loại content cần audit đã giới thiệu ở phần trên:
Cách lọc duplicate content
Để lọc nhanh content bị trùng lặp, bạn sử dụng Screaming Frog để quét và phát hiện lỗi duplicate ở title, meta description và H1. Sau đó tiền hành sửa lại những lỗi này để tránh ảnh hưởng đến SEO website.
Cách lọc thin content
Với loại thin content thì bạn có thể dựa vào word count để lọc dữ liệu. Tuy nhiên, số lượng từ được đánh giá là thin content sẽ không hoàn toàn giống nhau vì còn tùy thuộc vào phân khúc thị trường. Chẳng hạn, trong thực tế, những dự án thuộc lĩnh vực thời trang, gia dụng hay thiết bị điện tử,…sẽ không cần phải chú trọng vào mặt nội dung mà cần nhấn mạnh và chứa nhiều hình ảnh.
Ví dụ: Ở thị trường các lĩnh vực khác, bạn có thể xem một bài viết 700 từ là thin content. Tuy nhiên, với những thị trường vừa kể trên, bài viết đạt khoảng 500 từ có thể vẫn được đánh giá là đạt chất lượng.
Cách lọc high traffic content
Bạn có thể phân loại content high traffic thông qua cột GA session. Ở cột này, số liệu hiển thị cũng tùy thuộc vào từng lĩnh vực để đánh giá là cao hay thấp. Ngoài ra, để tiếp tục phân loại về content không liên quan đến doanh nghiệp, bạn có thể lọc thông qua URL hoặc title.
Cách lọc content under performance
Đối với thao tác phân loại under performance content, bạn có thể lựa chọn thực hiện bằng 2 cách:
Cách 1: Sử dụng công cụ Ahrefs
Truy cập Ahrefs và chọn Organic keywords. Sau đó, chọn Movement và chọn Export file để xem xét các biến động từ khóa lên/xuống hạng trong thời gian qua.
Dữ liệu được xuất sẽ hiển thị kèm ngày tháng năm cụ thể. Qua đó, khi trang web bị tụt hoặc giảm mạnh thứ hạng thì bạn có thể sử dụng cột ngày để lọc các URL và phân tích website.
Ví dụ: Organic search của website trước tháng 1/2023 hiển thị còn rất tốt. Tuy nhiên, sau ngày 1/1/2023, lượng traffic lại giảm dần. Với trường hợp này, bạn cần xem xét URL trong giai đoạn 1/1/2023 về sau. Thực hiện lọc dữ liệu theo mốc thời gian này, xóa dữ liệu trùng lặp. Sau đó đối chiếu danh sách đã lọc này để chọn ra những under performance content.
Cách 2: Sử dụng Google Analytics
Truy cập vào Google Analytics và chọn Chuyển đổi. Sau đó, chọn Kênh và chọn Organic Search. Nếu muốn so sánh những bài viết nào có xu hướng giảm so với thời kỳ trước, bạn chọn khung thời gian có traffic cao nhất và khung giảm nhiều nhất.
Lưu ý: 2 khoảng thời gian được chọn phải có số ngày bằng nhau, chẳng hạn như ở trang Vietnix, bạn sẽ chọn xem bài viết vào 2 khung là từ 01/11 – 21/12 (lượt traffic nhiều nhất) và từ 01/06 – 31/07 (lượt traffic giảm nhiều nhất). Tuy nhiên, mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thời điểm tăng trưởng đột biến riêng theo chu kỳ. Chẳng hạn, với doanh nghiệp kinh doanh hosting, VPS như Vietnix thì giai đoạn cuối năm, tháng 11, 12 là thời điểm traffic có xu hướng tăng mạnh.
Lúc này, dựa vào số liệu hiển thị ở mục Thay đổi, bạn có thể nhận biết được traffic lúc này đang tăng hay giảm. Bạn tiến hành xuất dữ liệu ra file Excel.
Sau đó, sử dụng filter của Excel để lọc URL trong tháng bị giảm traffic. Sau đó dùng hàm hàm VLOOKUP, thực hiện đối chiếu danh sách này với file dữ liệu xuất từ Screaming Frog trước đó để lọc những content là under performance.
Lưu ý: Content kém chất lượng chính là những bài viết không xuất ra dữ liệu duration, session, bounce rate hay có ít traffic.
3. Giải pháp
Sau khi đã phân cụ thể ra các loại content audit, bạn sẽ tiến hành áp dụng các giải pháp để khắc phục đối với từng vấn đề nội dung:
Content kém chất lượng
Loại content này sẽ chia làm 2 trường hợp và xử lý cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Content traffic thấp, không backlink và có hiện tượng cannibalization
Cách giải quyết nhanh gọn với dạng content thuộc trường hợp này là bạn thực hiện để gộp toàn bộ chúng và tiến hành tối ưu content lại thành một bài hoàn chỉnh.
Trường hợp 2: Duplicate content
Ở trường hợp content chất lượng thấp do lỗi duplicate thì cách tốt nhất mà bạn nên thực hiện là xóa các bài viết dính lỗi này. Sau đó, 301 redirect về trang có liên quan nhất.
Lưu ý: Hãy nhớ điều chỉnh lại internal links, bởi bài viết sau khi xóa sẽ trở thành 404.
Trong quá trình điều chỉnh, nếu chưa biết cách tìm broken internal links, bạn có thể áp dụng 2 công cụ là Screaming Frog hoặc Website auditor. Đối với Screaming Frog, công cụ này có thể giúp bạn crawl các link 404 bằng cách nhấn vào link X bất kỳ. Sau đó, inlink và công cụ sẽ hiển thị các trang trỏ tới link X. Dựa vào đó bạn có thể xóa remove link X là xong.
Trường hợp 3: Target sai từ khóa vào landing page không phù hợp
Có không ít trường hợp target sai từ khóa vào landing page. Chẳng hạn, những từ khóa ở dạng “là gì” thì nên được nhóm lại và viết thành bài giới thiệu tổng quan. Tuy nhiên, nhiều SEOer lại đi nhóm từ khóa này với từ khóa về dịch vụ SEO. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể khắc phục bằng cách xóa bài viết và xây dựng lại nội dung hoặc cân nhắc lại tối ưu một số phần không thích hợp trong bài cũ để tiết kiệm công sức cũng như thời gian thực hiện.
Trường hợp 4: Target tốt nhưng không có traffic và không backlink
Trường hợp cuối là bạn đã target đúng từ khóa, đúng mục tiêu nhưng kết quả lại không có traffic. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại yếu tố outline, hình ảnh,… trong bài viết đã tốt và tối ưu chưa. Nếu vẫn chưa đảm bảo tối ưu về user intent, content chất lượng và unique so với các đối thủ thì cần điều chỉnh và cải thiện tốt hơn.
Sau khi nhận thấy content đã đạt chuẩn, tiếp tục chuyển tiếp việc kiểm tra sang onpage. Sau đó, đến topic cluster khi các thành phần đã được tối ưu tốt.
Lưu ý: Đối với các cluster content, bạn cũng cần xây dựng mạng lưới internal links và tối ưu onpage để kết quả thu về được đảm bảo về hiệu quả.
Quá trình xây dựng content theo topic cluster cũng đòi hỏi thời gian chờ đợi khá lâu (khoảng 5 tháng) để bot Google có thể hiểu chính xác những gì nội dung mà website đề cập. Qua đó, nâng cao thứ hạng bài viết và website trên bảng kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả hiển thị sau thời gian chờ vẫn chưa đúng mong muốn bạn thì có thể tiếp tục triển khai tối ưu offpage/entity nhằm đẩy thứ hạng cho chúng.
Thin content
Tương tự, loại content cần audit này cũng có một số cách giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1: Content không có traffic, không chứa backlink và từ khóa target không hiệu quả
Cách xử lý tốt nhất mà bạn nên áp dụng đối với trường nội dung không có giá trị như thế này chính là loại bỏ bài viết khỏi web thông qua redirect 301. Đồng thời, cũng xóa các internal trỏ đến các bài viết đó với thao tác tương tự như phần nội dung trên.
Trường hợp 2: Content không có traffic, không chứa backlink nhưng lại target từ khóa tốt
Mặt khác, khi bạn đã target được các từ khóa có lượng search volume cao nhưng bài viết vẫn không có traffic thì cần phải kiểm tra về vấn đề cannibalization. Nếu đúng, bạn cần khắc phục với cách xử lý đã hướng dẫn ở phần trên. Cụ thể, hãy thực hiện gộp tất cả bài viết target từ khóa giống nhau vào một bài viết mạnh nhất. Tiếp đó, thực hiện tối ưu outline, nội dung cũng như onpage lại ở bài viết đó.
Tuy nhiên, nếu bài viết có từ khóa được target không giống với bất kỳ bài viết nào có trên web thì cách xử lý là nên tối ưu lại content bao gồm review outline và tối ưu onpage như internal links hay các content liên quan…
Trường hợp 3: Trang có nhiều traffic, chứa/không chứa backlink và từ khóa target tốt
Đối với trường hợp này, cách giải quyết chỉ đơn giản là bổ sung content để bot Google không đánh giá bài viết thuộc loại thin content.
Trường hợp 4: Entity
Đối với content dạng entity như bài viết cho trang tuyển dụng, trang liên hệ, giới thiệu… thì phần nội dung không được viết quá dài. Vì thế, bạn chỉ có thể cố gắng tối ưu hóa nhiều nhất có thể. Chẳng hạn, trang gallery chia sẻ hình ảnh về doanh nghiệp thì có thể audit bằng cách thêm một vài dòng text để nâng cao độ dài content. Bên cạnh đó, nếu trang có nhiều dạng entity doanh nghiệp với cùng chủ đề thì có thể gộp các bài viết lại để đảm bảo chất lượng độ dài content.
Content không liên quan
Audit content với loại content không liên quan có thể được thực hiện theo các hướng sau:
Trường hợp 1: Content chạy quảng cáo
Đối với bài viết có dạng content không liên quan, được xây dựng nhằm mục đích chạy quảng cáo cho trang thì bạn nên gắn thẻ noindex để bot Google không crawl đến.
Trường hợp 2: Content có chuyển đổi
Mặc dù nội dung trên trang được đề cập không liên quan nhưng cho ra kết quả có chuyển đổi (có người mua hàng trên trang) thì bạn nên giữ nguyên và thậm chí là có thể tối ưu thêm (nếu được).
Trường hợp 3: Không có traffic và có/không có backlink
Cách xử lý đơn giản ở trường hợp này là xóa bài viết, xóa internal link và thực hiện 301 redirect đến các bài viết liên quan nhất.
Trường hợp 4: Có traffic và có backlink
Một trường hợp khác là bài viết có content không liên quan, có thể kéo về được lượng lớn traffic nhưng không có chất lượng. Ví dụ: Trang web hoa nhưng lại đăng tải bài viết với content về cách crack win 10. Mặc dù bài viết thu hút được lượng người tìm kiếm lớn nhưng lại không có hiệu quả chuyển đổi.
Để xử lý trường hợp này, bạn cần kiểm tra lượng traffic thu về có tạo ta chuyển đổi không. Nếu có thì hãy điều chỉnh lại content sao cho có liên quan đến chủ đề của trang. Còn ngược lại, nếu bài viết thu về lượng traffic không có giá trị chuyển đổi thì bạn cần xem xét có thể điều hướng nó về các bài khác có liên quan hơn. Nếu không thể thì mới tiến hành xóa và 301 redirect bài viết.
Under performance content
Giải pháp audit cho loại content under performance cũng được thực hiện với các thao tác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Lưu ý: Phương pháp điều chỉnh chỉ được áp dụng với những bài viết có thời gian đăng tải > 4 tháng.
Trường hợp 1: Từ khóa nằm từ top 6 – 20
Đối với những từ khóa nằm trong top 6 – 20, bạn có thể đẩy thứ hạng bài viết lên bằng cách tối ưu về onpage hoặc content. Lưu ý: Về mặt content, bạn có thể áp dụng kỹ thuật reusage content (tái sử dụng lại content).
Trường hợp 2: Bài viết từng thu hút traffic cao và có backlink
Với trường hợp này, thao tác audit sẽ là đánh giá lại content và cập nhật khi cần thiết. Sau đó, đăng tải và điều chỉnh bài viết với thời gian gần nhất để đẩy bài lên đầu trang category. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể thiếu bước sử dụng các anchor text liên quan để tối ưu onpage cũng như bổ sung thêm một số internal link.
High traffic
Nếu yếu tố engage (time on site, bounce rate) ở những bài viết này chưa tốt thì điều bạn cần thực hiện là cải thiện các chỉ số này đạt hiệu quả cao hơn. Bạn cũng có thể ứng dụng reusage content nhằm cải thiện chúng. Ngoài ra, để chất lượng trang được đảm bảo toàn diện, trung bình 3 tháng một lần thì bạn nên thực hiện audit content.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin về content audit bao gồm khái niệm, lợi ích và các bước thực hiện audit content đem lại hiệu quả cao cho website. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để hỗ trợ cải thiện và tối ưu hóa website của mình ngày càng tốt hơn. Và đừng quên theo dõi Vietnix để cập nhật kịp thời các tin tức và kiến thức mới về chủ đề này nhé!