Khi một trang web hoặc dịch vụ không thể truy cập và không thể phục vụ các request của người dùng, thì trang web đó được coi là đang trải qua downtime. Vậy downtime là gì? Server downtime là gì và làm thế nào để tính downtime. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề về downtime.
Thời gian Downtime là gì?
Downtime là gì? Thời gian Downtime trong tiếng Việt có nghĩa là thời gian chết, đây là hiện tượng xảy ra khi website ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định. Lúc này người dùng không thể truy cập hay thực hiện tác vụ cần thiết. Downtime được xem như một mối đe dọa nghiêm trọng của mọi đơn vị, bởi tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, khách hàng và doanh thu.
Khi người dùng cảm thấy không hài lòng thì hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ bị đánh giá thấp. Đồng thời, traffic bị thất thoát sẽ làm cho website bị giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google. Đồng nghĩa với bạn sẽ mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình. Mặt khác khi website ngừng hoạt động, thì bạn vẫn tốn chi phí để duy trì website, tại những doanh nghiệp lớn thì chi phí này có thể lên đến hàng nghìn đô la mỗi phút.
Nguyên nhân gây ra tình trạng downtime website
Việc phát hiện Downtime nay từ đầu giúp các nhà quản trị web có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra Downtime.
Nguyên nhân | Giải thích |
Do lỗi thiết bị | Thiết bị đã được sử dụng trong thời gian dài gây ra hiện tượng hỏng hóc, bào mòn. Hoặc thiết bị mới nhưng bị lỗi dẫn đến tình trạng không nhận được cảnh báo kịp thời. |
Lỗi do con người | Ngoài ra, downtime còn xảy ra do sai lầm của một nhóm hoặc cá nhân nào đó. Chẳng hạn như thay đổi code gây ảnh hưởng đến một phần cụ thể nào đó trong hệ thống. Hoặc hệ thống có thể bị offline khi thông tin DNS không được cập nhật đúng cách. |
Bị tấn công do phần mềm độc hại | Downtime có thể xảy ra khi hacker sử dụng phương thức xâm nhập mới. Một trong những hình thức phổ biến nhất là tấn công DDoS khiến cho máy chủ bị quá tải do liên tục nhận được yêu cầu và sau đó ngừng hoạt động. Ngoài ra, hành động can thiệp vào bộ nhớ Cache của Domain Name System (DNS) và thay đổi địa chỉ IP cũng là một nguyên nhân khác có thể gây ra downtime. |
6 cách khắc phục hiện trạng downtime
Với những nội dung đã đề cập ở trên, chắc chắn bạn đã nhận ra mức độ nghiêm trọng khi website gặp sự cố Downtime. Để ngăn chặn tình trạng này, quan trọng là áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ, bạn có thể đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách ổn định và hiệu suất cao.
1. Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)
CDN hay còn gọi là mạng phân phối nội dung, là một thành phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng Network. Hệ thống này đặt giữa máy chủ của website và người dùng. Nhờ vào việc sử dụng một mạng lưới đặc biệt, tốc độ truy cập có thể được cải thiện đáng kể. Một số đặc điểm nổi bật gồm:
- CDN chứa đựng nhiều máy chủ ở nhiều địa điểm trên khắp thế giới.
- Dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ cache để đảm bảo cung cấp tốc độ nhanh nhất cho người dùng.
- Hơn nữa, CDN có khả năng chọn lọc và chặn lưu lượng truy cập dựa trên địa chỉ IP để ngăn chặn tấn công DDoS.
Vì những lợi ích này, mọi quản trị viên đều nên triển khai CDN. CDN giúp đảm bảo thông tin và dữ liệu được truyền tải nhanh chóng, an toàn và tối ưu thời gian khắc phục lỗi.
2. Theo dõi thời gian uptime của hệ thống liên tục
Hành động này còn được hiểu là giám sát tính khả dụng và hoạt động của website. Hệ thống sử dụng các điểm kiểm tra trong mạng máy tính (checkpoint) để gửi yêu cầu, ping và thiết lập kết nối đối với cả web và server.
Lúc này, các monitor có nhiệm vụ kiểm tra mã phản hồi và thời gian response, sau đó báo cáo kết quả. Khi phát hiện lỗi hoặc sự trì trệ, các tín hiệu cảnh báo sẽ được kích hoạt. Trong các trường hợp khẩn cấp, checkpoint có thể xác nhận lỗi trước để nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục.
3. Áp dụng các dịch vụ giám sát website uy tín
Việc sử dụng dịch vụ giám sát an ninh là một cách giúp theo dõi website thường xuyên hơn. Khi phát hiện lỗi, bạn sẽ nhận được thông báo kịp thời để có thể xử lý nhanh chóng. Mặc dù cách triển khai này không nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng Downtime, tuy nhiên sẽ giúp bạn trở thành người đầu tiên được cảnh báo về bất kỳ tín hiệu bất thường nào. Vì vậy, việc lựa chọn một nhà cung cấp uy tín, tích cực trong công tác phòng chống để đảm bảo sự an toàn của website của bạn là vô cùng quan trọng.
4. Tạo tài khoản hosting độc lập
Đối với cách này, bạn cần thiết lập một tài khoản hosting độc lập trên máy chủ, với mục đích có thể hỗ trợ kịp thời Account chính trong trường hợp xuất hiện Downtime. Nhờ đó mà website của bạn có thể hoạt động xuyên suốt, đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội, thời gian để khắc phục vấn đề tận gốc. Nếu bạn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một nhà cung cấp hosting, giúp bạn dễ dàng tạo tài khoản hosting độc lập thì Vietnix chính là nơi uy tín, phù hợp dành cho bạn. Bởi sự tiết kiệm chi phí, đa dạng gói cấu hình từ Hosting Giá Rẻ, Hosting NVMe, Business Hosting đến SEO Hosting, WordPress Hosting đáp ứng nhu cầu người dùng khi kèm theo các tính năng:
- Tăng tốc website gấp 10 lần nhờ hệ thống phần cứng chọn lọc kỹ càng kết hợp cùng công nghệ tăng tốc tiên tiến nhất.
- Bảo mật toàn diện khi tích hợp nhiều công nghệ bảo mật hiện đại.
- Website hoạt động ổn định nhờ tích hợp sẵn công nghệ Firewall Anti DDoS độc quyền do Vietnix phát triển.
- An toàn dữ liệu với hệ thống sao lưu tự động mỗi ngày, có thể khôi phục dữ liệu nhanh chóng khi cần thiết.
- Được tặng kèm một bộ theme và plugin bản quyền.
Với những lợi ích trên sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng, tối ưu website. Đăng ký Hosting Vietnix ngay hôm nay để không bỏ qua bộ quà tặng cực giá trị này!
5. Theo dõi hiệu suất và chức năng hoạt động
Dù giám sát khả dụng và theo dõi uptime là cách tốt để kiểm tra lỗi, nhưng chúng chỉ giới hạn ở việc kiểm tra cơ bản về hiệu suất và chức năng. Để cải thiện chất lượng kiểm tra, bạn cần tích hợp giám sát hiệu suất của website, ứng dụng và thậm chí cả API. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về hoạt động của hệ thống và đảm bảo rằng mọi khía cạnh đều hoạt động đúng cách.
6. Theo dõi API
Các doanh nghiệp và website SaaS kết nối với nhau và với người dùng ở mọi nơi, mọi lúc thông qua API công khai. Tuy nhiên, nếu xảy ra lỗi không chỉ API bị ảnh hưởng mà còn có các ứng dụng di động cũng sẽ ngừng hoạt động. Những nội dung, chức năng, quá trình sao lưu của website cũng sẽ mất đi và không được thực hiện. Nếu cần kiểm tra chức năng API bạn có thể sử dụng Theo dõi API, điều này giúp hạn chế thời gian downtime khi đã biết rõ các lỗi hoặc sự cố.
Công cụ hỗ trợ giám sát website
Công cụ hỗ trợ giám sát website là một phần mềm quan trọng giúp theo dõi và đảm bảo tính sẵn có, hiệu suất, và an toàn của các trang web. Cung cấp các tính năng như cảnh báo thời gian thực, phân tích lưu lượng truy cập, và kiểm tra định kỳ để giúp quản trị viên web nắm bắt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách nhanh chóng, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng.
Montastic
Montastic là một công cụ đơn giản nhất, phù hợp cho các admin web những người chỉ muốn được cảnh báo khi website của họ gặp sự cố. Giúp kiểm tra website của bạn 30 phút một lần, điều này không ấn tượng so với các công cụ khác cung cấp tần suất 15 giây một lần. Đây là một công cụ miễn phí không cung cấp bất kỳ tính năng bổ sung hoặc báo cáo chi tiết. Đó là lý do tại sao không có dashboard. Bạn sẽ chỉ nhận dược một cảnh báo qua email nếu website của bạn gặp sự cố.
Montastic hiển thị cho bạn xác minh sự hiện diện và vắng mặt của từ keyword trên một trang web. Nó hỗ trợ tất cả các port và hỗ trợ widget cho Windows, Android hoặc Mac. Đây không phải là một công cụ đóng gói nhiều tính năng so với các đối thủ cạnh tranh. Những gói miễn phí cung cấp đủ thông tin mà người dùng cần để theo dõi uptime.
Uptime Robot
Uptime Robot: Khẩu hiệu của Uptime Robot là” Downtime Happens. Get Notified.” Thông điệp ngắn gọn và đơn giản của nó gây được tiếng vang rất tốt đối với khách hàng. Những người có quan tâm tới trang web của mình và muốn biết trang web có mình có bị downtime hay không thì sẽ cần tới Uptime Robot.
Uptime cung cấp các dịch vụ cảnh báo qua SMS, email, Slack, HipChat, Telegram, Twitter, Push và web-hooks. Không chỉ là một dịch vụ thông báo. Uptime Robot còn cung cấp những điều sau:
- Kiểm tra dịch vụ cho các cổng, ping, keyword và HTTPS.
- Ghi lại downtime, uptime và response time.
- Cung cấp xác minh downtime từ nhiều ngôn ngữ.
- Cung cấp khoản thời gian được xác định trước cho các dịch vụ API không giám sát.
- Chia sẻ thống kê với khách truy cập, đồng nghiệp và bạn bè.
Được hơn nửa triệu khách hàng tin cậy, uptime robot được sử dụng bởi các tập đoàn như Expedia, Fandango và Staples, với các gói từ miễn phí đến gói Pro.
Pingdom
Pingdom: Pingdom của Solar Winds là một trong những dịch vụ giám sát trang web phát triển nhất hiện nay. Với mức giá chỉ từ $ 9,99 đến $ 199,99, có các gói dành cho mọi đối tượng người dùng với nhiều ngân sách khác nhau. Nhiều dịch vụ của nó bao gồm: Giám sát người dùng thực, Giám sát thời gian hoạt động, Giám sát tốc độ trang, Kiểm tra tương tác tổng hợp, thông tin chi tiết về khách truy cập, tích hợp API và hệ thống cảnh báo đáng tin cậy.
Site24x7
Site24x7 cung cấp tính năng giám sát trang web, giám sát cloud, hiệu suất ứng dụng, giám sát người dùng thực, giám sát server và mạng. Nếu chúng ta nói riêng về giám sát trang web, chúng có hơn 110 địa điểm trên toàn cầu và bạn có thể giám sát các dịch vụ Internet như HTTPS, DNS server, SMTP server, chứng chỉ SSL, POP server, REST API,… Chúng cũng cung cấp tích hợp các dịch vụ như Zapier và Pager Duty để có thông báo kịp thời. Các gói trả phí của họ bắt đầu từ $9/ Tháng với bản dùng thử miễn phí 30 ngày.
Monitis
Monitis được biết đến với việc cung cấp một bộ sưu tập lớn các công cụ theo dõi hiệu suất trang web. Monitis tiếp tục là một công ty lớn trong lĩnh vực này và đã tích lũy được cơ sở người dùng hơn 200.000 người. Monitis cung cấp dịch vụ giám sát toàn diện không chỉ trang web mà còn cả server và ứng dụng. Cung cấp cho người dùng khả năng giám sát chuyên sâu và ghi lại các trang web, ứng dụng và server của họ mọi lúc, mọi nơi. Các đặc quyền của Monitis bao gồm:
- Cài đặt chỉ với 3 phút.
- Được tin cậy bởi các chuyên gia trên toàn thế giới, bao gồm các chuyên gia CNTT, Giám đốc điều hành kinh doanh và nhà cung cấp dịch vụ.
- Giúp tăng ROI của các doanh nghiệp khách hàng.
- Giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách loại bỏ trách nhiệm giám sát từ người dùng.
- Gói định giá tùy chỉnh phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng người dùng.
Cách bảo vệ website tránh thời gian Downtime
Downtime có thể có tác động bất lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Do đó, điều cần thiết là phải có một số hình thức bảo vệ hoặc dự phòng an toàn trong trường hợp nó xảy ra với doanh nghiệp của bạn. Kết hợp với CDN (content delivery network) với backup host và DNS management có thể giúp bảo vệ trang web của bạn khỏi downtime.
CDN: Mạng này sẽ lưu trữ và cung cấp một cách hiệu quả tất cả các nội dung được lưu trong bộ nhớ cache từ trang web đồng thời cung cấp một phương tiện hiệu quả để bảo vệ nó khỏi downtime.
Backup Hosting: Bạn nên thiết lập tài khoản hosting với một công ty hosting riêng biệt và một tài khoản hosting trên một server khác. Đây có thể là một backup đáng tin cậy nếu tài khoản chính hoặc server của bạn gặp bát kỳ downtime nào.
DNS Management: Có các dịch vụ có sẵn có thể tự động bắt đầu định tuyến lưu lượng truy cập từ trang web đến server phụ để tránh các trường hợp downtime. Các dịch vụ giám sát trang web như dịch vụ được liệt kê ở trên cũng là những dịch vụ tốt để tận dụng. Nhiều dịch vụ sẽ có thể thông báo cho bạn bằng email hoặc tin nhắn nếu trang web gặp sự cố.
Lời kết
Đến đây thì bạn đã biết thời gian downtime là gì, với những cách khắc phục và công cụ giám sát thời gian downtime hiệu quả mà Vietnix vừa chia sẻ, hy vọng bạn có thể bảo vệ website tránh thời gian downtime thành công!