NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
07/07/2023
Lượt xem

Thiết bị NAS là gì? Giới thiệu về các tính năng, lợi ích của NAS

07/07/2023
22 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (64 bình chọn)

NAS được biết đến như một giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại, có khả năng thay thế các phương thức truyền thống như USB, ổ cứng hay thẻ nhớ,… Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thiết bị NAS là gì và những tính năng, lợi ích nổi bật mà thiết bị này mang lại, mời bạn cùng tham khảo.

Thiết bị NAS là gì?

Thiết bị NAS (hay ổ cứng NAS) là từ viết tắt của Network Attached Storage, dịch sang tiếng Việt là ổ cứng mạng. Bạn có thể sử dụng thiết bị NAS để lưu trữ tất cả các file cần thiết và truy cập vào file đó mọi lúc mọi nơi từ các thiết bị quen thuộc như điện thoại thông minh, Laptop, PC, Tablet,…

Thiết bị NAS là gì?
Thiết bị NAS là gì?

NAS có kiến trúc tương tự với một chiếc máy tính. Cụ thể, thiết bị này được cấu tạo bởi bộ vi xử lý CPU và thường tích hợp sẵn hệ điều hành. Hệ điều hành này có thể là một phiên bản rút gọn của Linux và cho phép thiết bị kết nối qua mạng wifi hoặc mạng có dây. 

NAS thường được sử dụng với mục đích chính là lưu trữ dữ liệu cho cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp nhỏ. Trong trường hợp bạn muốn lưu trữ dữ liệu cho những doanh nghiệp lớn, NAS đóng vai trò như một máy chủ hỗ trợ PHP, web server hay MySQL. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn hiện nay thường có xu hướng lựa chọn SAN thay vì NAS. 

Tính năng nổi bật của thiết bị NAS là gì? 

Các tính năng nổi bật của thiết bị NAS là:

  • Tập trung dữ liệu: Người dùng có thể truy cập file cần thiết vào mọi lúc mọi nơi, bằng bất cứ thiết bị nào (chẳng hạn như smartphone, PC, laptop,…).
  • Chia sẻ file: Tại NAS, các File, Folder được liên kết khá đơn giản và đồng bộ với Cloud Station.
  • Đồng bộ với nhiều thiết bị: Nhờ khả năng đồng bộ, bạn có thể dễ dàng sử dụng và phối hợp với các quyền khác nhau, hoặc khôi phục lại phiên bản trong trường hợp cần thiết.
  • Video Streaming: NAS có khả năng phân luồng phim ảnh từ các thiết bị di động hoặc thiết bị hỗ trợ DLNA/DMA.
  • Chia sẻ hình ảnh: NAS cung cấp tính năng lưu trữ hình ảnh khi nhận dữ liệu từ DS photo+ hoặc các ứng dụng từ Synology. 
  • Itune Streaming: NAS Synology được ví như một thư viện Itunes với khả năng phân luồng video, hình ảnh được lưu trên DiskStation và đưa chúng đến cho những người dùng trong cùng mạng nội bộ.
  • Truy cập từ xa: NAS cho phép người dùng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi thông qua Quickconnect và bỏ qua bước chuyển tiếp cổng (Port Forwarding).
  • Ứng dụng di động: Tương thích với nhiều nền tảng, hệ điều hành như Android, iOS, Windows. 
  • Đồng bộ đám mây: NAS có khả năng đồng bộ DiskStation của người dùng với dịch vụ đám mây công cộng. 
Tính năng thiết bị NAS
Tính năng thiết bị NAS

Ngoài thiết bị NAS còn có rất nhiều các công cụ hay dịch vụ khác có khả năng lưu trữ dữ liệu và các chức năng khác tương tự. Bạn có thể tham khảo thêm tại website Vietnix để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Thiết bị NAS có lợi ích gì?

NAS mang lại nhiều lợi ích đáng kể và được xem như giải pháp tuyệt vời thay thế các hình thức lưu trữ – chia sẻ file truyền thông. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của NAS:

  • Dữ liệu được quản lý tập trung và người dùng được phép truy cập mọi lúc mọi nơi.
  • Không bị giới hạn dung lượng và số lượng thiết bị truy cập vào NAS trong cùng một thời điểm. 
  • Giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tiết kiệm hơn so với các hệ thống server lưu trữ đắt tiền. 
  • Dễ sử dụng, dễ quản trị và nâng cấp mà không yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao cấp.

Thiết bị NAS quan trọng như thế nào?

Hiện nay, NAS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công ty, doanh nghiệp nhỏ đến từ đa dạng lĩnh vực, ngành nghề nhờ vào khả năng mang lại giải pháp lưu trữ liệu quả, lại hỗ trợ người dùng mở rộng khi cần với mức chi phí tối ưu. 

So với các loại hình máy chủ khác, máy chủ NAS cho phép người dùng quản lý và truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng. Đặc biệt, NAS còn được liên kết chặt chẽ với các ứng dụng kinh doanh như hệ thống email riêng, bảng lương, cơ sở dữ liệu kế toán, ghi hình, ghi nhật ký dữ liệu, chỉnh sửa video hay phân tích kinh doanh,…

Bên cạnh đó, NAS còn mang lại nhiều lợi ích khác như: 

Cho phép các tổ chức triển khai đám mây riêng

Đám mây riêng được hiểu là đám mây lưu trữ tài nguyên của các trung tâm dữ liệu trong một tổ chức, doanh nghiệp. Đám mây riêng có thể vận hành bởi cơ sở hạ tầng riêng được cung cấp bởi một đơn vị thứ ba hoặc tài nguyên phần cứng của chính doanh nghiệp. 

Cung cấp giải pháp lưu trữ cục bộ cho các doanh nghiệp nhỏ

NAS cho phép người dùng tùy chỉnh sao cho phù hợp với quy mô, yêu cầu và mục đích sử dụng của họ. Như vậy, NAS là giải pháp lưu trữ cục bộ với chi phí tối ưu cho các doanh nghiệp nhỏ, từ đó giảm áp lực chi phí cho các đơn vị chưa đủ mạnh về nguồn lực tài chính.

Thiết bị NAS sẽ gồm những thành phần nào?

Ổ lưu trữ vật lý

Một thiết bị NAS thường có 2 – 5 ổ cứng để đáp ứng nhu cầu lưu trữ với dung lượng lớn của người dùng. Cụ thể, các ổ vật lý sẽ được sắp xếp một cách logic để tạo nên bộ RAID (Redundant Array of Independent Disks – Bộ lưu trữ dự phòng). RAID là công nghệ ảo hóa, có khả năng sao lưu dữ liệu và cải thiện hiệu suất, được xây dựng bằng cách kết hợp các ổ cứng vật lý thành một hoặc nhiều đơn vị logic.

Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Thiết bị NAS sẽ bao gồm một bộ xử lý trung tâm (CPU) đảm nhận vai trò quản lý tệp và cung cấp thông tin điện toán. Cụ thể, bộ xử lý trung tâm sẽ đọc và ghi dữ liệu, sau đó xử lý dữ liệu rồi gửi tệp. Từ đó, NAS giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý người dùng và linh hoạt kết hợp với đám mây (nếu cần). 

Hệ điều hành

Hệ điều hành được hiểu là một giao diện phần mềm giữa phần cứng và người sử dụng thiết bị lưu trữ. Hiện nay, các thiết bị lưu trữ kết nối mạng phức tạp thường có hệ điều hành riêng, còn những thiết bị đơn giản hơn lại không được trang bị phần này. 

Ổ lưu trữ vật lý
Ổ lưu trữ vật lý

Giao diện mạng

Nhờ có giao diện mạng, các thiết bị NAS mới có thể kết nối mạng bằng wifi hoặc cáp Ethernet. Ngoài ra, một số thiết bị NAS còn được trang bị cả cổng USB để sạc hoặc kết nối với thiết bị khác. Để hiểu thêm về giao diện mạng hay Internet, bạn có thể tham khảo các bài viết tại Vietnix để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Những nguyên tắc lưu trữ của thiết bị NAS 

Lưu trữ tệp

NAS cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu trong các tệp và sắp xếp chúng thành thư mục, sau đó đặt tên theo hệ thống cấp bậc với các thư mục và thư mục con. Hiện nay, kỹ thuật lưu trữ này được sử dụng khá phổ biến.

Lưu trữ khối dữ liệu

Nguyên tắc lưu trữ khối dữ liệu là chia tệp thành những khối dữ liệu nhỏ hơn, sau đó lưu trữ chúng theo từng khối riêng tại một địa chỉ duy nhất. Thông thường, máy tính sẽ lưu trữ khối dữ liệu tại bất kỳ đâu, và hệ điều hành của máy chủ sẽ tập hợp chúng lại thành tệp bằng cách sử dụng dụng địa chỉ duy nhất.

Lưu trữ đối tượng

Đối tượng có thể là các đơn vị dữ liệu riêng biệt, không được lưu trữ theo cấu trúc hay cấp bậc thông thường. Mỗi một đối tượng thường bao gồm dữ liệu, thông tin mô tả (siêu dữ liệu) và đi kèm với một mã số duy nhất. Thông qua đó, phần mềm hệ thống có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào đối tượng một cách nhanh chóng.

Lưu trữ tệp và khối dữ liệu và đối tượng

Mỗi loại hình lưu trữ có thể được sử dụng theo nhiều cách để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Chẳng hạn như tệp được lưu trữ để chia sẻ tệp cục bộ, hay lưu trữ khối dữ liệu để dùng cho các ứng dụng hiệu suất cao,… Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng lưu trữ đối tượng để lưu trữ các dữ liệu như video, tệp hình ảnh, email, trang web hay những dữ liệu cảm biến được tạo ra bởi IoT – Internet vạn vật.

Quy tắc hoạt động của thiết bị NAS

Bằng cách kết hợp với phần cứng, phần mềm dựa trên các quy tắc (hay giao thức), thiết bị NAS giúp người dùng có thể chia sẻ các tệp qua mạng một cách dễ dàng. Đặc biệt, các giao thức này cho phép mọi máy tính được quyền truy cập liền mạch vào các tệp từ NAS như thể chúng được lưu trữ trực tiếp trên chính máy tính đó.

Quy tắc giao tiếp

Mỗi mạng có thể chạy cùng lúc nhiều giao thức, nhưng phần lớn chúng đều có giao thức IP (Internet) và giao thức TCP (điều khiển truyền vận). Cụ thể, IP chứa địa chỉ để gửi dữ liệu tệp, còn TCP đảm nhận nhiệm vụ gửi dữ liệu qua mạng bằng cách kết hợp dữ liệu thành các gói riêng biệt. 

Quy tắc xử lý định dạng tệp

Hầu hết các máy tính chạy hệ điều hành Unix, Linux hay Windows đều muốn truy cập vào kho dữ liệu của thiết bị NAS ở định dạng gốc, nên hệ thống sẽ tiến hành xử lý định dạng dữ liệu trước khi bắt đầu gửi đến mạng. Trong đó, các giao thức xử lý định dạng này thường bao gồm: 

  • Hệ thống tệp mạng (NFS): Được sử dụng bởi Linux, UNIX và có khả năng hoạt động trên bất cứ phần cứng, kiến trúc mạng hay hệ điều hành này. 
  • Khối thông điệp máy chủ (SMB): Hiện nay, các thiết bị chạy Microsoft Windows đang sử dụng giao thức SMB này. 
  • Giao thức phân phối tệp Apple (AFP): Được sử dụng độc quyền bởi các thiết bị chạy hệ điều hành MacOS của Apple. 

NAS có những loại thiết bị nào 

Các thiết bị của NAS bao gồm:

Máy chủ NAS

Máy chủ NAS có đa dạng kích cỡ, chủng loại khác nhau, thường được sử dụng với mục đích thiết lập kho lưu trữ tệp tại chỗ một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như bạn có thể gắn bộ máy chủ NAS trên tủ mạng để kiểm soát và cấu hình chúng thông qua mạng.

NAS tăng theo quy mô tài nguyên

NAS tăng theo quy mô tài nguyên thường bao gồm các ổ cứng được thiết lập dưới sự quản lý, kiểm soát của cặp bộ điều khiển. Bạn có thể mua thêm ổ NAS nếu muốn gia tăng dung lượng lưu trữ, nhưng cần phải lưu ý rằng mỗi bộ điều khiển đều sẽ có giới hạn nhất định về dung lượng và hiệu năng tối đa.

Điều này đồng nghĩa với việc mỗi bộ điều khiển chỉ có thể quản lý một số lượng ổ đĩa nhất định. Trong trường hợp số lượng và dung lượng đạt giới hạn, bạn cần mua thiết bị tăng quy mô theo tài nguyên nếu muốn tiếp tục mở rộng chúng.

Đó là lý do có sự tồn tại của hai lô cốt lưu trữ tệp riêng biệt. Tuy nhiên, chi trả chi phí gián tiếp có thể tăng nếu sử dụng hai lô cốt lưu trữ vì bạn phải phân phối và quản lý dữ liệu của chúng một cách hiệu quả. 

Thiết bị NAS tăng theo quy mô phiên bản

Các thiết bị NAS tăng quy mô phiên bản là tập hợp của các nhóm máy chủ có vai trò như một đơn vị logic hoặc cung cấp nội dung chia sẻ tệp qua mạng, thường bao gồm các bộ điều khiển và ổ đĩa. Trong đó, bộ điều khiển có nhiệm vụ liên kết nhiều đơn vị vật lý với nhau để tạo thành các đơn vị logic. Khi bạn tăng dung lượng, 

Khi bạn thêm dung lượng vào hệ thống, hệ thống có thể tăng quy mô tuyến tính và cải thiện hiệu suất hoạt động, tức là gia tăng đáng kể về dung lượng lưu trữ và hiệu suất của hệ thống.

Sự khác nhau giữa NAS với các mạng lưu trữ khác

Tại phần này của bài viết, Vietnix sẽ làm rõ sự khác biệt giữa NAS so với SAN và so với DASDS. Cụ thể là: 

Thiết bị NAS so với SAN

SAN (Storage Area Network) hay mạng khu vực lưu trữ là một mạng có tốc độ cao, được sử dụng để liên kết cùng lúc đến nhiều máy chủ bằng một loạt các thiết bị lưu trữ.

Các doanh nghiệp thường sử dụng SAN để tạo nên tài nguyên tập hợp duy nhất với mục đích cho phép truy cập dữ liệu tập trung, sao chép và bảo vệ kho lưu trữ của doanh nghiệp. Đồng thời, SAN cũng được tích hợp nhiều công nghệ bổ sung khác như chống trùng lặp, RAID, từ đó tối ưu hóa độ tin cậy và dung lượng lưu trữ cho hệ thống.

Về bản chất, cả NAS hay SAN đều là những hệ thống lưu trữ kết nối mạng có khả năng nhóm dung lượng lưu trữ, sau đó chia sẻ đến các máy chủ ứng dụng thông qua mạng tốc độ cao. Tuy nhiên, chúng là hai khái niệm riêng biệt và bạn có thể phân biệt dựa trên cách thức hoạt động của chúng.

Nếu như NAS hoạt động như một hệ thống tệp, thì SAN lại được ví như một hệ điều hành, nếu NAS tập trung xử lý các yêu cầu riêng lẻ, thì SAN lại quản lý các yêu cầu về khối dữ liệu liền kề. Ngoài ra, các giao thức và công nghệ cơ sở của chúng cũng có sự khác biệt khi SAN mang lại sự linh hoạt cao hơn, nhưng chi phí quản lý, thiết lập lại lớn hơn NAS rất nhiều. 

NAS so với DASDS (thiết bị lưu trữ gắn trực tiếp)

DASDS (thiết bị lưu trữ gắn trực tiếp) là thiết bị lưu trữ cho phép người dùng gắn trực tiếp vào các thiết bị máy chủ, chẳng hạn như một ổ cứng gắn ngoài kết nối với thiết bị bằng dây cáp. Các thiết bị khác nếu muốn truy cập vào dữ liệu phải gửi yêu cầu từ thiết bị máy chủ, bởi trong DASDS, chỉ có duy nhất máy chủ lưu trữ mới được phép truy cập vào dữ liệu trực tiếp của hệ thống.

DASDS được xem như tiền thân của NAS. Thiết bị này đòi hỏi máy chủ phải được bố trí các khe cắm mở rộng, đồng thời kích thước và sự giới hạn về cổng kết nối của chúng cũng gây ra nhiều bất tiện khi hạn chế dung lượng lưu trữ của hệ thống. Ngoài ra, DASDS còn không đáp ứng tốt nhu cầu chia sẻ dữ liệu và cách quản lý DASDS cũng khá phức tạp. Đó là lý do DASDS không được ứng dụng rộng rãi hiện nay. 

Giới hạn của thiết bị NAS là gì? 

Giới hạn chính của NAS là không thể tạo nên hiệu suất cao trên quy mô rộng lớn. Cụ thể là:

Khó quản lý

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc duy trì cơ sở hạ tầng NAS tại chỗ được xem như một gánh nặng lớn làm hao tổn ngân sách của doanh nghiệp. Đây là một giới hạn lớn của NAS hiện nay. 

Hệ thống dễ bị quá tải

Thiết bị NAS có khả năng phân phối dữ liệu nhờ vào ổ đĩa cứng (HDD). Tuy nhiên, trong trường hợp có quá nhiều người cùng lúc gửi yêu cầu tệp, hệ thống có thể bị quá tải và gây ra nhiều bất tiện cho doanh nghiệp. 

Dịch vụ không đảm bảo

Giới hạn cuối cùng của NAS là thiếu độ tin cậy và không đảm bảo về dịch vụ. Thiết bị NAS không cung cấp bất cứ cam kết nào liên quan đến dịch vụ lưu trữ và bạn có thể gặp nhiều vấn đề khó chịu như bị mất dữ liệu, thiếu dữ liệu hoặc dữ liệu bị trễ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Để có thể tối ưu hết những hạn chế của thiết bị NAS, bạn có thể sử dụng dịch vụ VPS tại Vietnix để lưu trữ dữ liệu, dịch vụ VPS sẽ tối ưu hơn so với thiết bị NAS về các vấn đề như: dễ quản lý, hệ thống hiếm khi bị quá tải.

Một số lưu ý khi mua ổ cứng NAS

Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi mua ổ cứng NAS:

Dung lượng lưu trữ

NAS thường hỗ trợ từ 2 – 4 ổ cứng với dung lượng mỗi ổ cứng 3.5 inch là 14TB. Khi đó, bạn chỉ cần nhân dung lượng với số ổ để biết được dung lượng chính xác, đồng thời cân nhắc với nhu cầu lưu trữ của mình và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Điều này giúp bạn tối ưu chi phí, tránh lãng phí nguồn lực. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên lựa chọn các ổ cứng để được kiểm tra bởi nhà sản xuất để đảm bảo về chất lượng của ổ. 

Phương thức kết nối

Hiện nay, đa số thiết bị NAS thường hỗ trợ giao diện từ Gigabit Ethernet 10Gb/s trở lên, một số khác thì hỗ trợ chức năng Port Trunking trên 2 cổng Ethernet để dự phòng trường hợp một trong hai cổng gặp sự cố, hoặc DHCP tự động nhận địa chỉ IP từ mạng LAN để người dùng có thể truy cập và quản lý thiết bị từ xa. 

Bộ vi xử lý

NAS sở hữu bộ vi xử lý khá giống với các thiết bị máy tính thông thường. Vì thế, thiết bị này có thể sử dụng chip Intel hay bộ xử lý RAM. Đối với nhu cầu sử dụng cho các ứng dụng lưu trữ, chia sẻ và streaming, bạn chỉ cần có bộ vi xử lý Intel Celeron là đủ.

Hệ điều hành

Bạn nên tìm hiểu kỹ về hệ điều hành trước khi mua. Hiện nay, đa phần các thiết bị NAS đều đã hỗ trợ cả Windows, Linux lẫn MacOS. Tuy nhiên, nếu NAS sử dụng hệ điều hành không phải là Windows, bạn nên xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự tương thích trong quá trình sử dụng. 

Tính năng nâng cao

Hãy ưu tiên các loại NAS có hỗ trợ cả RAID để đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu, đồng thời hỗ trợ phục hồi – sao lưu dự phòng trong trường hợp hệ thống phát sinh sự cố bất ngờ. Tại website Vietnix cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề sao lưu, bạn có thể tham khảo để biết thêm nhiều kiến thức mới.

Độ ồn

Tiếng ồn cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm khi lựa chọn ổ cứng NAS. Ổ cứng NAS quá ồn có thể gây ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu suất làm việc của bạn. Vậy nên, bạn cần phải tham khảo thông số độ ồn trước khi chọn mua sản phẩm nào đó. 

Tiêu hao điện năng

Hiện nay, đa số các thiết bị NAS đều có mức độ tiêu hao điện năng thấp, nên bạn sẽ không cần phải quá quan tâm về vấn đề này. Riêng với các dòng sản phẩm dành cho doanh nghiệp, bạn có thể quản lý dòng điện của CPU một cách dễ dàng.

Phần mềm

Việc lưu trữ, chia sẻ hay streaming sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nếu thiết bị NAS được đi kèm với một hệ điều hành mặc định. Hiện nay, đa số các nhà sản xuất NAS đều có xu hướng tích hợp thêm các tính năng khác vào sản phẩm như FTP, BitTorrent hay Web server,…

Bảo mật

Đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, bảo mật luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Vì thế, khi lựa chọn ổ cứng NAS, bạn nên ưu tiên những bộ NAS chú trọng vào khả năng bảo mật, mã hóa dữ liệu, Firewall hay quét virus.

Nếu bạn đang phân vân về vấn đề giá cả, tính tiện lợi của thiết bị NAS thì ngoài thiết bị này, Vietnix giới thiệu đến bạn dịch vụ Hosting có khả năng tương tự như một nơi lưu trữ dữ liệu đa năng thay cho ổ cứng với chi phí hợp lý, rất phù hợp với những khách hàng có kinh phí thấp muốn lưu trữ dữ liệu hay phát triển website.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ của Vietnix, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của Vietnix ngay hôm nay thông qua:

  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 1800 1093.
  • Email: sales@vietnix.com.vn.

Câu hỏi thường gặp

Thiết bị lưu trữ gắn vào mạng là gì?

Thiết bị lưu trữ gắn vào mạng (NAS – Network Attached Storage) là một loại thiết bị được sử dụng để lưu trữ tệp và cho phép người dùng truy cập nhanh chóng vào dữ liệu mọi lúc mọi nơi từ các thiết bị điện thoại, PC, laptop,…

Vì sao các thiết bị NAS lại quan trọng?

– Cung cấp kho lưu trữ hiệu quả, cho phép mở rộng với mức giá tối ưu.
– Cung cấp giải pháp triển khai đám mây riêng cho các tổ chức.
– Cung cấp giải pháp – lưu trữ cục bộ cho các cá nhân/doanh nghiệp nhỏ. 
– Cho phép truy cập dữ liệu nhanh chóng, dễ sử dụng, dễ quản lý và hỗ trợ nhiều ứng dụng kinh doanh (cơ sở dữ liệu kế toán, bảng lương, email riêng, chỉnh sửa video, ghi hình, phân tích kinh doanh,…).

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ thiết bị NAS là gì và một số thông tin liên quan như: lợi ích, tầm quan trọng, các nguyên tắc lưu trữ thiết bị NAS,… Hy vọng nội dung trên sẽ hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết đến cho mọi người.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG