NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
23/05/2024
Lượt xem

Thẻ a trong HTML là gì? Các thuộc tính của thẻ a thông dụng là gì?

23/05/2024
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (177 bình chọn)

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào các trang web có thể dẫn bạn đến những nơi khác chỉ bằng một cú nhấp chuột? Bí mật nằm ở thẻ <a>, một trong những yếu tố quan trọng nhất của HTML. Trong bài viết này mình sẽ giúp bạn khám phá về thẻ <a> và tìm hiểu các thuộc tính của của thẻ <a>.

Thẻ <a> trong HTML là gì?

Thẻ <a> được coi là thẻ quan trọng vào bậc nhất trong HTML. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về thẻ a nhé!

Khái niệm thẻ <a> trong HTML

Thẻ <a> (thẻ neo) là một trong những thành phần quan trọng nhất trong HTML, cho phép bạn tạo siêu liên kết (hyperlink) đến các trang web khác, các phần khác nhau của cùng một trang, hoặc đến các tệp tin như hình ảnh, PDF,…

Ví dụ về thẻ <a>:

<a href="https://vietnix.vn/" target="_blank" title="Vietnix" rel="nofollow,noopener">Truy cập Vietnix</a>
the a trong html
Thẻ <a> trong html là thành phần quan trọng cho phép tạo siêu liên kết đến website khác

Công dụng của thẻ <a>

Công dụng của thẻ <a> không chỉ dừng lại ở việc chứa siêu liên kết điều hướng người dùng đến một trang khác. Trong lĩnh vực SEO, thẻ <a> đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng backlink – yếu tố then chốt ảnh hưởng đến xếp hạng website.

Internal và external link
Internal và external link

Thẻ <a> có thể được sử dụng để tạo ra hai loại liên kết chính:

  • Liên kết nội bộ (Internal Link): Liên kết trỏ đến các trang khác trong cùng một tên miền, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và khám phá nội dung website.
  • Liên kết ngoài (External Link): Liên kết trỏ đến các trang web khác, có thể là để giới thiệu nguồn tham khảo, dẫn nguồn, hoặc trao đổi liên kết với các website đối tác.

Ngoài ra, thẻ <a> còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác như:

  • Tạo liên kết tải xuống tài liệu, phần mềm, âm nhạc,…
  • Tạo liên kết gửi email trực tiếp đến một địa chỉ cụ thể.

Tạo liên kết neo (anchor link) để điều hướng đến một phần cụ thể trong cùng một trang web, ví dụ như nút “Trở về đầu trang” thường thấy ở cuối các website.

Thẻ <a> ngoài việc liên kết từ trang nọ sang trang kia thì nó còn được sử dụng vào các việc sau đây: 

  • Thứ nhất, liên kết để tải một thứ gì đó về (tài liệu, âm nhạc, phần mềm,…).
  • Thứ hai, liên kết gửi email.
  • Thứ ba, liên kết trong cùng một trang (nếu bạn để ý ở một số website, ở phần footer có mũi tên hướng lên trên, khi nhấn vào nó sẽ nhảy lên phần header – đây chính là liên kết trong trang).

Xem thêm: Rel=”nofollow” là gì? Cách đặt link nofollow hỗ trợ SEO chuẩn nhất hiện nay

Giá trị href # của thẻ a trong HTML

Thẻ a href là gì? Giá trị của href # của thẻ a trong HTML là gì?

Thẻ a href trong HTML là gì?

Thẻ <a href> trong HTML là một công cụ thiết yếu để tạo ra trải nghiệm điều hướng mượt mà và tối ưu hóa SEO cho website của bạn. Với vai trò là xương sống của cấu trúc liên kết, thẻ <a href> không chỉ cho phép người dùng nhấp chuột để chuyển hướng đến các trang web khác, mà còn dẫn đến các phần cụ thể trong trang, gửi email, hoặc thậm chí tải xuống tệp tin.

Cú pháp:

<a href=”link liên kết”>nội dung liên kết </a>

Trong suốt quá trình làm việc với HTML, mình nhận thấy rằng việc sử dụng thẻ <a href> một cách hiệu quả và sáng tạo không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tăng cường khả năng hiển thị của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Giá trị href # của thẻ a

Khi bạn khai báo một thẻ <a> không muốn trỏ đến một liên kết nào cả, thì hãy thiết lập giá trị href=“#”. Khi giá trị của href được đặt là “#” thì giá trị này có vai trò đặc biệt là tạo ra một neo (anchor) trong trang.

Vì sao bạn nên sử dụng href=”#”?

  • Thứ nhất – Tạo Internal Link: Giúp người dùng dễ dàng di chuyển đến các phần nội dung quan trọng, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng thời gian họ ở lại trên trang.
  • Thứ hai – Tạo bookmark: Người dùng có thể lưu lại các vị trí cụ thể trên trang để xem lại sau.
  • Thứ ba – Tạo menu điều hướng: Bạn sử dụng href=”#” kết hợp với JavaScript để tạo menu điều hướng mượt mà mà không cần tải lại trang.  

Để làm được, bạn làm như sau:

  1. Tạo neo: Đặt một ID duy nhất cho phần tử HTML bạn muốn liên kết đến (ví dụ: <div id=”phan1″>…</div>)
  2. Liên kết đến neo: Trong thẻ <a>, đặt href=”#phan1″ để tạo liên kết đến phần tử có ID tương ứng.

Ví dụ:

<a href="#phan1">Xem phần 1</a>

...

<div id="phan1">

  <h2>Phần 1</h2>

  <p>Nội dung phần 1...</p>

</div>

Mình đã áp dụng href=”#” để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho một landing page trên Vietnix. Mình đã liên kết đến các phần quan trọng như bảng giá, lợi ích sản phẩm và form đăng ký, người dùng khi vào website dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần, vì vậy việc này tăng khả năng người dùng sẽ thực hiện hành động mong muốn.

>> Xem thêm: Link Building là gì? Các chiến lược xây dựng liên kết cho SEO

Tổng hợp các thuộc tính của thẻ a trong HTML

Thẻ <a> bao gồm các thuộc tính: href, title, rel, target,..Trong đó, có 3 thuộc tính cơ bản được sử dụng nhiều nhất đó là download, href và target.

Hãy tham khảo bảng tổng hợp chi tiết các thuộc tính của thẻ a trong HTML thông qua bảng dưới đây:

Thuộc tínhGiá trịMô tả
downloadfilenameChỉ định rằng mục tiêu sẽ được tải xuống khi người dùng nhấp chuột vào siêu liên kết.
Có thể thêm giá trị cho thuộc tính download để xác định được tên của tập tin khi được lưu về máy tính.
hrefURLDùng để xác định đường dẫn đến tài liệu mà bạn đang muốn chuyển tới.
Ngoài ra còn để xác định một vị trí bên trong trang web mà bạn muốn di chuyển đến (vị trí của phần tử được xác định dựa giá trị thuộc tính id của phần tử).
hreflanglanguage_codeDùng để chỉ định ngôn ngữ của tài liệu được liên kết.
mediamedia_queryDùng để chỉ định phương tiện / thiết bị mà tài liệu được liên kết được tối ưu hóa.
pinglist_of_URLsDùng để chỉ định danh sách URL được phân tách bằng dấu cách, khi liên kết sau đó, các yêu cầu đăng với body ping sẽ được gửi bằng trình duyệt (trong bối cảnh). Được sử dụng để theo dõi.
referrerpolicyno-referrer
no-referrer-when-downgrade
origin
origin-when-cross-origin
unsafe-url
Dùng để chỉ định liên kết giới thiệu nào sẽ gửi.
relalternate
author
bookmark
external
help
license
next
nofollow
noreferrer
noopener
prev
search 
tag
Dùng để chỉ định mối quan hệ giữa tài liệu hiện tại và tài liệu được liên kết.
typemedia_typeDùng để chỉ định loại phương tiện của tài liệu được liên kết.
target_blank: Mở tài liệu trong một tab mới
_parent: Mở tài liệu trong khung chat của khung hiện tại
_self: Mở tài liệu trong khung hiện tại
_top: Nghĩa là mở tài liệu trong tab hiện tại
Dùng để chỉ định nơi để mở tài liệu được liên kết.

Những trạng thái của thẻ a trong HTML là gì?

Thẻ <a> trong HTML có bốn trạng thái khác nhau, mỗi trạng thái mang một ý nghĩa riêng biệt và có thể được tùy chỉnh giao diện bằng CSS:

  • link: Trạng thái mặc định của liên kết, khi chưa có bất kỳ tương tác nào từ người dùng.
  • visited: Trạng thái khi người dùng đã từng truy cập vào liên kết đó trước đây.
  • hover: Trạng thái khi người dùng di chuột qua liên kết.
  • active: Trạng thái trong khoảnh khắc người dùng đang click vào liên kết.(Ngoài ra còn có trạng thái focus khi liên kết được focus bằng bàn phím, nhưng ít phổ biến hơn).

Ví dụ: Bạn có thể dùng CSS để liên kết chuyển sang màu đỏ khi ở trạng thái hover, hoặc gạch dưới khi ở trạng thái visited. Điều này giúp người dùng nhận biết rõ ràng hơn các liên kết đã truy cập hoặc đang tương tác.

Các trạng thái của thẻ a
Các trạng thái của thẻ a

Định dạng CSS mặc định

Hầu hết các trình duyệt sẽ hiển thị phần tử <a> với định dạng CSS như phần trình bày dưới đây:

Định dạng màu sắc cho thẻ a

Thông thường, mặc định trong thẻ a khi chúng ta tạo một liên kết bất kỳ; thì màu sắc sẽ là màu tím. Nếu như bạn muốn thay đổi màu mặc định. Bạn có thể định dạng lại màu sắc theo cú pháp selectorcolor như sau:

Ví dụ: Bạn muốn định dạng màu sắc thẻ a là màu đỏ.

a {
    color:red;
}

Định dạng background cho liên kết

Để định dạng màu nền bạn sẽ có thuộc tính Background. Và bạn sẽ cần thực hiện như sau:

Ví dụ : Bạn định dạng nền màu xanh, chữ màu đỏ cho thẻ a (liên kết).

a {
     background: blue;
     color: red;
}

Ẩn dấu gạch chân (liên kết) thẻ a 

Khi bạn tạo một liên kết bất kỳ thì ngoài màu sắc mặc định là màu tím ra thì còn có dấu gạch chân dưới liên kết. Bạn muốn loại bỏ dấu gạch chân này đi thì cần phải làm gì? Bạn có thể bỏ dấu này đi bằng cú pháp như sau đây:

a {
    text-decoration: none;
}

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để mở một liên kết trong cửa sổ hoặc tab mới bằng cách sử dụng thẻ <a>?

Làm thế nào để mở liên kết trong tab mới? Rất đơn giản, chỉ cần thêm thuộc tính target="_blank" vào thẻ <a> của bạn như sau:
<a href="https://www.example.com" target="_blank">Liên kết của bạn</a>

Có những phương pháp hay kỹ thuật nào để tối ưu hóa thẻ <a> cho SEO?

Dưới đây là một số phương pháp và kỹ thuật tối ưu hóa thẻ <a> để nâng cao thứ hạng từ khóa và tăng lượng truy cập tự nhiên cho website của bạn:

– Sử dụng text anchor (văn bản neo) mô tả và phù hợp
– Xây dựng liên kết nội bộ (internal links) chất lượng
– Tận dụng liên kết ngoài (external links) uy tín
– Sử dụng thuộc tính rel="nofollow" khi cần thiết
– Tối ưu hóa thuộc tính title

Với kinh nghiệm của mình trong nhiều năm phát triển web mình đã thấy rất nhiều trường hợp việc tối ưu thẻ <a> giúp cải thiện đáng kể hiệu quả SEO cho các website. Các phương pháp trên đều đã được kiểm chứng và áp dụng thành công trên nhiều dự án thực tế.

Có những thư viện JavaScript phổ biến nào có thể giúp mở rộng khả năng của thẻ <a>?

Các thư viện JavaScript phổ biến như jQuery, React Router, Turbo, Barba.js và Smooth Scroll có thể giúp bạn:

– Tạo hiệu ứng chuyển trang mượt mà, giảm gián đoạn khi người dùng di chuyển giữa các trang.
– Xử lý sự kiện nhấp chuột phức tạp, ví dụ như mở liên kết trong cửa sổ mới hoặc tab mới.
– Tích hợp điều hướng AJAX, cho phép cập nhật nội dung trang mà không cần tải lại toàn bộ trang.

Mình đã sử dụng nhiều thư viện JavaScript khác nhau trong các dự án của mình và nhận thấy rằng chúng thực sự mang lại giá trị lớn. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và thử nghiệm các thư viện khác nhau để tìm ra giải pháp tối ưu cho dự án của bạn.

Khi nào thì nên sử dụng thẻ <button> thay vì thẻ <a> để tạo một liên kết có thể click được?

Sử dụng <button> khi:

– Thực hiện một hành động: Ví dụ: gửi biểu mẫu, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, mở hộp thoại (modal).
Không cần điều hướng đến trang khác: <button> thường được dùng để kích hoạt các chức năng JavaScript trên cùng một trang.
Muốn tùy biến giao diện dễ dàng hơn: <button> cung cấp nhiều khả năng thiết kếkiểu dáng hơn so với <a>.

Sử dụng <a> (anchor) khi:

– Điều hướng đến một URL khác: <a> là lựa chọn chuẩn để tạo các liên kết đến các trang web, file tải xuống, hoặc các phần khác trong cùng một trang (sử dụng thuộc tính href).
Muốn hỗ trợ SEO: Các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng crawling và index các liên kết <a> hơn.

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về thẻ <a> trong HTML, từ khái niệm đến các thuộc tính quan trọng như href, target và rel. Hi vọng kiến thức này sẽ giúp bạn tạo ra những liên kết hữu ích và thân thiện với người dùng, cũng như tối ưu hóa SEO cho website. Chúc bạn thành công!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG