Ảo hóa và cloud đều xoay quanh việc tạo ra môi trường hữu ích từ các tài nguyên ảo. Tuy vậy, hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau. Bài viết này sẽ so sánh cloud và ảo hóa một cách thiết thực nhất.
Cloud và ảo hóa – Giống hay khác nhau?
Việc nhầm lần giữa virtualization (ảo hóa) và cloud (đám mây) rất dễ xảy ra vì chúng thường được kết hợp với nhau để cung cấp dịch vụ. Đầu tiên, ảo hóa là công nghệ cho phép tạo ra nhiều môi trường mô phỏng. Hoặc có thể tạo ra tài nguyên chuyên dụng từ một hệ thống phần cứng vật lý duy nhất. Mặt khác, cloud là môi trường CNTT trừu tượng hóa. Cloud tổng hợp và chia sẻ các tài nguyên có thể mở rộng trên mạng. Nói tóm lại, ảo hóa là một công nghệ, và cloud là một môi trường.
Cloud là gì?
Một ứng dụng phổ biến của cloud là điện toán đám mây (cloud-computing). Đây là mô hình điện toán mà các dịch vụ sẽ chạy ở trong chính các hệ thống đó.
Cở sở hạ tầng đám mây có thể bao gồm nhiều phần mềm cơ bản và ảo hóa. Ngoài ra có thể có container software dùng để trừu tượng hoá (abstract), tổng hợp và chia sẻ tài nguyên thông qua mạng. Từ đó tạo thành một cloud. Nền tảng của điện toán đám mây là một hệ điều hành ổn định (như Linux). Đây cũng là layer mang lại cho người dùng sự độc lập trên các môi trường public, private và hybrid.
Ảo hóa là gì?
Với ảo hóa, một phần mềm hypervisor sẽ nằm ở trên phần cứng vật lý. Nó sẽ trừu tượng hóa (abstract) tài nguyên của máy, cung cấp cho các môi trường ảo (máy ảo). Các tài nguyên này có thể là sức mạnh xử lý, lư trữ hoặc có thể là các ứng dụng cloud-based chứa tất cả runtime code và tài nguyên cần thiết để triển khai. Và nếu quá trình dừng lại ở đây, nó sẽ đơn thuần chỉ là ảo hóa – không phải cloud.
Các tài nguyên ảo cần được phân bổ vào các nhóm tập trung trước khi trở thành cloud. Bằng việc thêm một lớp phần mềm quản lý, người dùng sẽ có được quyền quản trị đối với cơ sở hạ tầng, nền tảng, ứng dụng và dữ liệu. Những thành phần này đều sẽ được sử dụng trên cloud. Một automation layer được thêm vào để thay thế hay giảm sự tương tác giữa con người với các chỉ dẫn (instruction) và quy trình (process) có thể lặp lại. Việc này sẽ làm tăng tính tự động của các cloud.
Lợi ích của cloud và ảo hóa
Người dùng có thể tạo ra một cloud thông qua việc xây dựng một hệ thống CNTT:
- Có thể được truy cập bởi các máy tính khác qua mạng.
- Chứa một kho tài nguyên CNTT.
- Có thể được cung cấp và mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.
Các cloud mang lại lợi ích bổ sung của việc tự phục vụ (self-service). Bên cạnh đó là mở rộng cơ sở hạ tầng tự động và các nhóm tài nguyên linh động. Đây là điểm phân biệt rõ ràng nhất với ảo hóa truyền thống.
Ảo hóa, mặt khác, cũng có những lợi ích riêng của nó. Nó có thể hợp nhất máy chủ, cải thiện việc sử dụng phần cứng. Từ đó giảm nhu cầu về điện năng, không gian và làm mát trong một datacenter. Các máy ảo bản thân chúng cũng là một môi trường biệt lập. Do đó chúng có thể được sử dụng để thử nghiệm ứng dụng mới.
So sánh cloud và ảo hóa
Ảo hóa có thể làm cho một tài nguyên hoạt động với vai trò của nhiều tài nguyên. Trong khi đó, điện toán đám mây cho phép các phòng ban khác nhau trong một công ty (thông qua private cloud) hay các công ty (public cloud) truy cập vào một nhóm tài nguyên được cung cấp một cách tự động.
Ảo hóa
Ảo hóa là công nghệ cho phép tạo nhiều môi trường mô phỏng hoặc tài nguyên chuyên dụng từ một hệ thống phần cứng vật lý duy nhất. Phần mềm hypervisor kết nối trực tiếp với phần cứng đó. Từ đó cho phép chia một hệ thống thành nhiều môi trường riêng biệt, khác nhau và an toàn (máy ảo). Các máy ảo này dựa vào khả năng của hypervisor để tách các tài nguyên của máy khỏi phần cứng. Sau đó bắt đầu phân phối chúng một cách thích hợp.
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một tập hợp các nguyên tắc (principles) và định hướng (approaches) để cung cấp compute, network, storage infrastructure, services, platform và application đến người dùng có nhu cầu thông qua kết nối mạng. Các infrastructre resources, services và applications được tạo ra từ cloud. Cloud này là các nhóm tài nguyên ảo được điều phối bởi phần mềm quản lý và tự động hóa. Từ đó người dùng có thể truy cập theo nhu cầu (on-demand) thông qua các giao diện quản lý. Đây là các giao diện được hỗ trợ bởi tính năng tự động mở rộng quy mô (automatic scaling) và phân bổ tài nguyên rộng (dynamic resource allocation).
Bảng so sánh cloud và ảo hóa
Ảo hóa | Cloud | |
Định nghĩa | Công nghệ | Phương pháp |
Mục đích | Tạo nhiều môi trường mô phỏng từ một hệ thống phần cứng vật lý | Nhóm và tự động hóa các tài nguyên ảo để sử dụng theo yêu cầu |
Sử dụng | Cung cấp các tài nguyên đã được đóng gói đến người dùng, theo mục đích cụ thể | Cung cấp tài nguyên có khả năng mở rộng, cho các người dùng với nhiều mục đích khác nhau |
Cấu hình | Image-based | Template-based |
Vòng đời | Dài (nhiều năm) | Ngắn (kéo dài trong nhiều giờ hoặc vài tháng) |
Chi phí | Chi phí tài sản cố định cao (CAPEX), chi phí vận hành thấp (OPEX) | Private cloud: CAPEX cao, OPEX thấp Public cloud: CAPEX thấp, OPEX cao |
Khả năng mở rộng | Scale up (tăng kích thước tài nguyên) | Scale out (tăng số lượng tài nguyên) |
Workload | Có trạng thái | Không trạng thái |
Lượng người thuê | Một người | Nhiều người |
Chuyển từ ảo hóa sang điện toán đám mây
Thông qua các khái niệm cũng như so sánh cloud và ảo hóa, ta đã biết ảo hóa có thể được chuyển thành điện toán đám mây. Nếu đã có cơ sở hạ tầng ảo, cloud có thể được tạo bằng cách gộp các tài nguyên ảo với nhau. Sau đó sắp xếp chúng bằng phần mềm quản lý và tự động hóa. Đồng thời tạo giao diện quản lý cho người dùng.