Khi sử dụng Internet, chúng ta đôi khi bắt gặp các vấn đề liên quan đến máy chủ, hay còn gọi là Server. Những sự cố này có thể xuất hiện một cách không lường trước và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể thắc mắc: Server gặp lỗi nào thường xuyên nhất và làm thế nào để giải quyết? Hãy cùng khám phá thông tin chi tiết về những lỗi Server phổ biến và các biện pháp khắc phục trong bài viết sau đây của Vietnix.
Lỗi server là gì?
Lỗi server, hay còn được gọi là “Server Error,” thường chỉ đến các vấn đề kỹ thuật khiến cho máy chủ không thể xử lý một yêu cầu thông qua mạng internet. Lỗi này thường được biểu hiện qua các mã lỗi HTTP bắt đầu bằng số “5xx”. Mã lỗi máy chủ thường được hiển thị trên các trình duyệt như Google Chrome, Microsoft Edge, Internet Explorer, Safari
Cách nhận biết khi server bị lỗi
Để nhận biết khi một server bị lỗi, bạn có thể chú ý đến các dấu hiệu sau:
- 500 Internal Server Error: Lỗi tổng quát, máy chủ gặp vấn đề nhưng không thể xác định cụ thể là gì.
- 501 Not Implemented: Máy chủ không hỗ trợ chức năng để hoàn thành yêu cầu.
- 502 Bad Gateway: Máy chủ đóng vai trò là cổng hoặc proxy đã nhận được phản hồi không hợp lệ từ máy chủ gốc.
- 503 Service Unavailable: Máy chủ hiện không có sẵn (quá tải hoặc đang bảo trì).
- 504 Gateway Timeout: Máy chủ đóng vai trò là cổng hoặc proxy không nhận được phản hồi kịp thời từ máy chủ gốc.
Lỗi server có thể xảy ra vì nhiều lý do, như sự cố về phần cứng, lỗi phần mềm, quá tải lưu lượng, sự cố về mạng, hoặc bảo trì hệ thống.
Tổng hợp các lỗi server thường gặp
1. 500 Internal Error
Lỗi 500 Internal Server Error là một lỗi với mã trạng thái HTTP 500. Lỗi này xuất hiện có thể là do một sự cố nào đó trên website mà bạn đang truy cập. Chẳng hạn như: Quá nhiều người truy cập cùng lúc, lỗi file .htaccess,… hay khi server máy chủ của trang web gặp trục trặc không hiển thị thông tin hay bất cứ nội dung gì. Thay vì hiện ra giao diện của website như bình thưởng, máy chủ sẽ gửi trang lỗi 500 đến trình duyệt bạn truy cập và hiển thị nó trên màn hình.
Nếu bạn chưa biết cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn sau:
2. 503 Service Unavailable
Lỗi “503 Service Unavailable” thường xảy ra khi máy chủ web không thể xử lý được yêu cầu hiện tại như: Bảo trì, quá tải, lỗi cấu hình.
3. 502 Service Temporarily Overloaded
Lỗi “502 Bad Gateway” hay còn được biết đến với thông báo “Service Temporarily Overloaded“, xảy ra khi một máy chủ trung gian không nhận được phản hồi hợp lệ từ máy chủ nguồn mà đang cố gắng truy cập để hoàn thành yêu cầu của người dùng.
Một số nguyên nhân xảy ra lỗi: Lỗi mạng, tấn công ddos, quá tải máy chủ, hết băng thông, lỗi cấu hình.
Xem thêm: Cách khắc phục 502 Bad Gateway
4. 501 Not Implemented
Lỗi “501 Not Implemented” là mã trạng thái HTTP cho biết máy chủ không hỗ trợ chức năng cần thiết để xử lý yêu cầu.
5. 400 Bad File Request
Lỗi “400 Bad Request” thường liên quan đến vấn đề về cách mà yêu cầu HTTP được gửi bởi trình duyệt đến máy chủ và không thể được máy chủ hiểu hoặc xử lý.
Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Lỗi cú pháp, URL không hợp lệ, gửi dữ liệu không hợp lệ….
6. 401 Unauthorized
Lỗi “401 Unauthorized” xảy ra khi yêu cầu gửi tới máy chủ web đòi hỏi xác thực mà không có hoặc không đúng.
Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Sai thông tin đăng nhập, token hết hạn hoặc không hợp lệ, do chính sách bảo mật…
7. 403 Forbidden/Access Denied
Lỗi “403 Forbidden” hoặc “Access Denied” xảy ra khi máy chủ hiểu yêu cầu nhưng từ chối xử lý nó do một số hạn chế về quyền truy cập.
Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Quyền truy cập bị hạn chế, chính sách bảo mật của máy chủ.
8. 404 File Not Found
Lỗi “404 File Not Found” thông báo cho người dùng rằng máy chủ không thể tìm thấy tài nguyên (thường là một trang web hoặc file) mà họ đã yêu cầu.
Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: URL sai, file đã bị xóa hoặc di chuyển, lỗi nhập địa chỉ, DNS chưa được cập nhật.
9. 408 Request Timeout
Lỗi “408 Request Timeout” xảy ra khi máy chủ hết thời gian chờ để xử lý một yêu cầu từ trình duyệt mà không nhận được phản hồi.
Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Kết nối mạng chậm, máy chủ quá tải, cấu hình máy chủ lỗi…
10. Connection Refused by Host
Lỗi “Connection Refused by Host” (Kết nối bị từ chối bởi máy chủ) thông báo rằng máy chủ đã từ chối thiết lập một kết nối. Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Hạn chế tài khoản, chính sách bảo mật, firewall, máy chủ không hoạt động…
11. File Contains No Data
Lỗi “File Contains No Data” có thể xuất hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau và thường liên quan đến việc tệp tin hoặc tài nguyên yêu cầu không chứa dữ liệu nào để hiển thị hoặc xử lý.
Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: File rỗng, truyền file bị lỗi, lỗi mạng…
12. Failed DNS Lookup
Lỗi “Failed DNS Lookup” xuất hiện khi máy tính của bạn không thể giải quyết được tên miền thành địa chỉ IP thông qua hệ thống tên miền (DNS), điều này cần thiết để truy cập các trang web và dịch vụ trực tuyến. Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Sự cố với máy chủ DNS, cấu hình mạng sai, firewall, tên miền không tôn tại…
13. Host Unavailable
Lỗi “Host Unavailable” thường liên quan đến vấn đề kết nối mạng hoặc máy chủ mà bạn đang cố gắng truy cập. Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Máy chủ ngoại tuyến, vấn đề mạng, cấu hình sai DNS…
14. Unable to Locate Host
Lỗi “Unable to Locate Host” (Không thể tìm thấy máy chủ) gặp phải khi trình duyệt web hoặc ứng dụng không thể kết nối với máy chủ của địa chỉ web hoặc dịch vụ mạng mà bạn đang cố gắng truy cập. Một số nguyên nhân gây ra lỗi như: Lỗi địa chỉ DNS, sai địa chỉ web, firewall…
Cách khắc phục những lỗi server 500 Internal Server Error khác
Cấp phép file không đúng
Lỗi “500 Internal Server Error” có khả năng xảy ra nếu quyền truy cập cho các file và thư mục không được thiết lập đúng cách. Để khắc phục, hãy xem xét lại thông báo lỗi trên URL và kiểm tra lại các quyền đã được cấp cho file và thư mục.
Hết thời gian phản hồi của máy chủ PHP
Trên hệ điều hành Linux hoặc Unix với PHP, lỗi 500 có thể xuất hiện do sự cố với thư viện hoặc gói PHP, hoặc máy chủ không thể xử lý tệp PHP do lỗi hoặc do máy chủ quá tải và lượng truy cập vượt mức cho phép.
Lỗi file .htaccess
Nếu file .htaccess chứa cấu hình sai lầm hoặc mã lệnh bị lỗi, điều này sẽ dẫn đến lỗi “500 Internal Server Error“. Kiểm tra file .htaccess để đảm bảo không có lỗi nào cả về cú pháp lẫn logic.
Cách kiểm tra lỗi thường gặp ở server
Để kiểm tra được do nguyên nhân khiến User không truy cập được server cần xử lý theo 2 góc nhìn:
Góc nhìn của administrator
Phải bình tĩnh và bao quát tình hình. Kiểm tra đường IP và port service có kết nối được không. Với các bước sau:
Bước 1: Truy cập https://check-host.net/ (Có giao diện như hình).
Bạn có thể tìm hiểm thêm về các công cụ check IP website nhanh nhất
Bước 2: Điền thông tin IP: Port tương ứng > Chọn mode TCP port (Nếu ứng dụng chạy với giao thức TCP). Sau đó đợi host check và xem kết quả.
Minh hoạ bên dưới đang đường truyền quốc tế của IP 171.244.18.37 port 80.
Bước 3: Đọc kết quả. Nếu kết quả trả về Connected => Đường truyền quốc tế và trong nước đang mở và hoạt động tốt, ngược lại thì đang bị chặn hoặc có vấn đề (lúc này hãy báo cho đội ngũ Vietnix Supporter ngay nhé).
Góc nhìn của User
Nếu đường truyền quốc tế hoạt động tốt nhưng người chơi vẫn không truy cập được thì có thể do:
- DNS của máy User không phân giải được.
- Nhà mạng tại mà User đang dùng chặn kết nối đến server.
- User đang dùng IPv6.
- Nếu server có proxy hay firewall có khả năng do proxy hoặc firewall chặn.
- Cách User kiểm tra, mở command line và gõ # để kiểm tra xem máy User có truy cập được mạng không.
Một ví dụ minh hoạ.
Hình bên dưới sử dụng ping và tracert đến ip 171.244.18.37 và kết qủa trả về rất đẹp chứng tỏ không bị chặn.
Một ví dụ minh họa khác.
Hình trên đang tracert đến ip: 103.200.21.54. Kết quả tracert vẫn đến được IP server nhưng đi qua nhiều hop (với hops được hiểu là điểm nút mạng) hơn. Trong đó khi đến hops số 6 thì bị * Request timed out , điều này chứng tỏ ở hops số 6 có tường lửa và đang chặn ping nhưng chung quy vẫn cho phép dữ liệu đi qua.
Lưu ý:
- Tracert: Trường hợp tracert không tới server người chơi sẽ không bao giờ nhận được kết quả cuối cùng chứa IP server, thay vào đó là họ sẽ nhận * .
- Ping: Đối với kết quả ping thường time luôn biến động và rất ít khi user trùng nhau, do sự khác nhau về vị trí địa lý và tình trạng network của từng người dùng.
- Nếu Server là Window, hãy cho phép ping trong window firewall vì mặc định window chặn ping hoặc tắt window firewall (Cách tắt triệt để mình không khuyến khích).
- Cách allow ping bạn có thể xem ở đây (làm tương tự ở các phiên bản window)
Nếu kết quả vẫn tốt nhưng vẫn không cách nào user kết nối được thì bạn vui lòng nhờ user truy cập website: https://check-host.net/ gửi lại ip và các kết quả ping + tracert để bộ phận kỹ thuật hỗ trợ.
Để hạn chế những lỗi thường gặp kể trên, việc lựa chọn đơn vị cho thuê server uy tín, chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi tiến hành xây dựng website. Trong đó, Vietnix đang là nhà cung cấp được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tin chọn tại thị trường Việt Nam. Lý do là bởi các gói dịch vụ tại Vietnix mang tới cho người dùng môi trường vận hành hệ thống website ổn định, tốc độ cao để an tâm phát triển kinh doanh trên môi trường internet.
Những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ thuê server tại Vietnix là:
- Khai thác hiệu suất hoạt động website tối đa với nền tảng phần cứng cấu hình mạnh mẽ, hiện đại và được tuyển chọn, sàng lọc kỹ càng bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
- Môi trường vận hành tối ưu cho server, đảm bảo mọi yếu tố theo quy định khi được đặt tại trung tâm dữ liệu VNPT IDC. Đây cũng là trung tâm dữ liệu hiện đại số 1 tại Việt Nam hiện nay với băng thông lớn nhất cả nước mang.
- Hạn chế tối đa rủi ro với đội ngũ kỹ thuật viên túc trực xuyên suốt 24/7. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành máy chủ sẽ được tiếp nhận và xử lý, phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Liên hệ với đội ngũ Vietnix để được tư vấn gói dịch vụ tối ưu nhất theo nhu cầu sử dụng của bạn.
Câu hỏi thường gặp
Lỗi server trên điện thoại, ứng dụng
Một số nguyên nhân gây ra lỗi server trên điện thoại, ứng dụng phổ biến như: Lỗi do kết nối mạng, sai cấu hình DNS, lỗi do ứng dụng.
Để có thể khắc phục bạn nên kiểm tra lại mạng, đổi trình duyệt, đổi DNS, chờ nhà phát triển ứng dụng sửa lỗi.
Các lỗi API thường gặp phải
– Lỗi xác thực (Authentication Error)
– Lỗi client (Client Error)
– Lỗi máy chủ (Server Error)
– Lỗi liên quan đến dữ liệu (Data-Related Error)
– Lỗi kết nối (Connection Error)
– Lỗi cấu hình (Configuration Error)
Lỗi server Shoppe
Một số nguyên nhân gây lỗi trên shoppe:
– Lỗi hệ thống máy chủ
– Trình duyệt web không hỗ trợ
– Tài khoản bị hạn chế, cấm
Một số cách khắc phục:
– Đăng xuất khỏi hệ thống
– Gỡ cài đặt và tải lại
– Kiểm tra kết nối mạng
– Xóa cache và lịch sử web
Lời kết
Ở trên là tổng hợp 14 lỗi thường gặp ở server và nguyên nhân dẫn đến lỗi cùng với các cách nhận biết lỗi mà Vietnix tổng hợp được. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có hỏi ở dưới phần bình luận để Vietnix có thể giải đáp các thắc mắc của bạn nhé.
Cảm ơn bạn rất nhiều
mình gặp lỗi này khi vào web.mong được tư vấn