Google Penalty có thể làm các trang web bị xóa khỏi danh sách kết quả tìm kiếm hoặc tụt thứ hạng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Organic Traffic. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách khôi phục website WordPress từ Google Search Penalty nhanh nhất.
Google Search Penalty là gì?
Search Penalty là một dạng hình phạt của Google dành cho các website vi phạm những nguyên tắc nhất định.
Mục tiêu của Google là hiển thị kết quả tìm kiếm tốt nhất và uy tín nhất cho người dùng. Tuy nhiên, các website cố gắng thao túng hoặc lừa hệ thống để đạt được thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm thông qua các phương tiện phi đạo đức thường bị xử phạt bởi Search Penalty từ Google.
Khi đó, các website WordPress bị phạt có thể bị giảm thứ hạng tìm kiếm hoặc tệ hơn là bị loại khỏi danh sách kết quả tìm kiếm.
Google có hai hình thức phạt:
- Hình phạt thủ công (manual penalty): Được áp đặt bởi nhóm nội bộ của Google và người dùng sẽ nhận thông báo về bất kỳ hành vi phạm nào. Trong đó có thể là nội dung spam, hình ảnh, văn bản ẩn, internal link và external link không hợp lệ,… và những vi phạm khác trái với hướng dẫn của Google Search Essentials.
- Hình phạt thuật toán (algorithm penalty): Hình phạt thuật toán xảy ra khi Google cập nhật thuật toán tìm kiếm để cung cấp kết quả tìm kiếm tốt hơn. Loại hình phạt này rất khó dự đoán vì bạn không nhận được bất kỳ thông báo nào từ Google.
Hướng dẫn kiểm tra Google Search Penalty
Nếu bị phạt Search Penalty bởi Google mà không rõ nguyên nhân thì bạn có thể làm theo các cách dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân.
Kiểm tra Manual Actions trong Google Search Console
Đầu tiên hãy đăng nhập tài khoản Google Search Console. Vào phần Security & Manual Actions > Chọn Manual Actions ở menu Search Console bên trái để xem các hình phạt thủ công của Google.
Nếu nhận thông báo “No issues detected” thì không có hình phạt nào cho website của bạn. Dưới đây là danh sách thông báo của các hình phạt thủ công từ Google:
- Site abused by third-party spam.
- User-generated spam.
- Spammy free host.
- Structured data issue.
- Unnatural links to and from your site.
- Thin content with little or no added value.
- Pure Spam.
- Cloaking or sneaky redirects.
- Cloaked images.
- AMP content mismatch.
- Sneaky mobile redirects.
- Hidden text or keyword stuffing.
- News and Discover policy violations.
Sử dụng Google Analytics để kiểm tra organic traffic
Tiếp đến, bạn có thể kiểm tra lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) trong Google Analytics. Nếu nhận thấy sự giảm sút đáng kể thì có thể là do Search Penalty của Google.
Phương pháp này cho phép kiểm tra algorithm penalty rất hiệu quả, đặc biệt là sau khi Google phát hành bản cập nhật mới.
Trong Google Analytics 4, bạn có thể vào phần Reports > Acquisition > Traffic acquisition rồi xem phần Organic Search.
Bạn có thể chỉnh sửa khoảng thời gian theo dõi ở phía trên, sau đó so sánh hiện tại với khoảng thời gian trước để xem lưu lượng truy cập có bị sụt giảm đáng kể không. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng công cụ theo dõi từ khóa (keyword tracker) để xem thứ hạng các từ tìm kiếm cho website của bạn. Nếu các keyword bị giảm thứ hạng đáng kể thì cũng có thể vì ảnh hưởng của Search Penalty.
Tìm kiếm website và nội dung trên Google
Nếu không thấy website hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google thì bạn có thể làm theo cách này để kiểm tra xem website có đang bị cấm hay loại khỏi danh sách hay không.
Chỉ cần nhập “site:example.com” trong Google rồi xem kết quả hiển thị, trong đó example.com thay bằng URL wesbite bạn muốn kiểm tra. Ví dụ: site:vietnix.vn.
Nếu vẫn không thấy website hiển thị trong kết quả thì nhiều khả năng đã bị xóa khỏi danh sách kết quả do Search Penalty.
Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu các cách nhanh nhất để khôi phục website WordPress từ Google Search Penalty.
Cách khôi phục website WordPress từ Google Search Penalty
- Cách 1: Thực hiện SEO Audit
- Cách 2: Dọn dẹp profile backlink
- Cách 3: Thực hiện content audit
- Cách 4: Đảm bảo website của bạn không bị tấn công
- Cách 5: Tìm hiểu về các cập nhật thuật toán của Google
Cách 1: Thực hiện SEO Audit
SEO Audit là một quá trình tìm hiểu xem website WordPress của bạn có được tối ưu chính xác cho công cụ tìm kiếm hay không.
SEO Audit có thể giúp phát hiện các vấn đề và lỗi SEO quan trọng trên trang web của bạn. Bằng cách này, bạn có thể nhanh chóng khắc phụ và khôi phục trang web của mình từ Search Penalty của Google.
Một cách đơn giản để tiến hành SEO Audit trong WordPress là sử dụng plugin All in One SEO (AIOSEO). Đây là plugin SEO cho WordPress tốt nhất giúp thiết lập website để tối ưu cho các công cụ tìm kiếm mà không cần kiến thức kỹ thuật chuyên sâu.
Với AIOSEO, bạn có thể sử dụng công cụ SEO Analysis từ dashboard WordPress để chạy audit. Sau đó công cụ này sẽ kiểm tra website dựa trên các thông số khác nhau, đồng thời hiển thị các vấn đề của website. Ngoài ra, bạn nhận được đề xuất để sửa lỗi, giúp khôi phục website từ Google Search Penalty.
Cách 2: Dọn dẹp profile backlink
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến website bị nhận Search Penalty từ Google là do các link không tự nhiên đến và xuất phát từ website WordPress của bạn.
Các website nếu mua link spam hoặc tham gia vào các link scheme khác nhau để tăng thứ hạng trong công cụ tìm kiếm đều sẽ bị Google phạt. Hình phạt có thể được áp dụng thông qua xử phạt thủ công hoặc do cập nhật thuật toán.
Một cách nhanh chóng để khôi phục website khỏi các tình trạng này là xác định và xoá các backlink spam. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ tốn thời gian, đặc biệt là nếu bạn phải truy cập mọi trang trên website của mình để xoá các backlink.
Khi đó, bạn có thể sử dụng AIOSEO để nhanh chóng dọn dẹp backlink trên website. Plugin này cung cấp tính năng Link Assistant để xem tất cả internal và external link có trên trang.
Trước tiên, vào trang All in One SEO > Link Assistant từ admin panel, sau đó chọn tab Domains Report ở phía trên.
Sau đó bạn có thể xem mọi domain đang được liên kết đến website của bạn. Ở trang này, các domain không tự nhiên hoặc được xem là spam sẽ được highlight.
Tiếp theo, chọn vào domain rồi click menu dropdown Bulk Actions và nhấn Delete.
Sau đó click nút Apply để xóa các link từ domain đó. Ngoài ra bạn cung có thể click vào bất kỳ website nào để xem những trang đang được link đến website của bạn. Bạn có thể click vào icon thùng rác để xóa backlink khỏi trang hoặc bài viết cụ thể.
Nếu không xóa được link thì bạn có thể từ chối link này bằng công cụ disavow link của Google. Lưu ý rằng phương pháp này sẽ cần đến kiến thức kỹ thuật và không phù hợp với người mới bắt đầu.
Cách 3: Thực hiện content audit
Một cách khác để khôi phục website của bạn từ Google Search Penalty là thực hiện content audit cho trang.
Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể xem xét và khắc phục trên website của mình.
Sửa content bị trùng lặp, thin content
Google sẽ phạt các website có thin content, tức là có ít hoặc không có giá trị cho người dùng. Trong đó bao gồm các nội dung chất lượng thấp được tự động tạo bằng phần mềm hoặc các trang affiliate chỉ chứa một vài đoạn văn rất ngắn và chứa link để quảng bá sản phẩm.
Tương tự, nếu trang có nội dung hoặc bài viết trùng lặp được scrape từ các website khác thì Google cũng có thể áp dụng các hình phạt nhất định.
Một cách đơn giản để khắc phục điều này là xác định các trang có nội dung ít liên quan hoặc thin content và viết lại. Bạn có thể sử dụng Google Analytics để xác định các trang có traffic rất thấp hoặc không có traffic.
Trong Google Analytics, vào phần Report > Engagement > Landing page.
Sau khi xác định các nội dung không đạt yêu cầu, sau đó bạn có thể bổ sung nội dung bằng cách bao quát chủ đề theo chiều sâu, làm cho nội dung hấp dẫn bằng hình ảnh và video và đảm bảo bạn có nội dung độc đáo.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy các trang có nội dung trùng lặp hoặc tự động tạo, sau đó chỉ cần xoá khỏi website của bạn.
Nếu bị các website khác scrape nội dung thì bạn có thể sử dụng các công cụ như Copyscape để tìm nội dung đạo văn.
Loại bỏ keyword stuffing và hidden text
Một số website tạo ra những nội dung không có ý nghĩa mà chỉ cố gắng chèn nhiều keyword để đạt được thứ hạng cao hơn (gọi là keyword stuffing) cũng có khả năng cao bị phạt bởi Google Search Penalty. Tương tự, các trang web có văn bản và từ khoá ẩn CSS styling của website cũng có thể bị Google phạt.
Bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách xoá hoặc chỉnh sửa nội dung bị nhồi nhét keyword. Bạn nên sử dụng nhiều biến thể keyword và tránh lặp lại cùng một cụm từ tìm kiếm. Bạn cũng có thể tham khảo các công cụ nghiên cứu keyword như Semrush, Ahrefs,… để tìm các keyword khác nhau để sử dụng trong nội dung.
Xoá thư rác do người dùng tạo
Tiếp theo, bạn cần kiểm tra nội dung và các comment spam từ người dùng. Một số comment thường chứa link quảng cáo, được tự động tạo hoặc không liên quan đến chủ đề của bài viết và chứa các link không liên quan khác.
Trong WordPress, vào phần Comments từ dashboard rồi đánh dấu Spam. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn option Trash để xóa comment.
Kiểm tra internal link trên trang
Search crawler của Googles sử dụng các link trên trang web để tìm nội dung mới và xây dựng mối quan hệ theo ngữ cảnh giữa nội dung mới và cũ trên trang.
Việc audit các internal link trên website giúp khôi phục website WordPress của bạn từ Google Search Penalty. Ví dụ: Nếu không có hoặc ít internal link trên một trang thì bạn có thể thêm internal link vào các trang có liên quan khác và tăng thứ hạng của những trang này.
AIOSEO cho phép người dùng cải thiện internal link trên trang. Plugin sẽ hiển thị các link hiện có, đồng thời cung cấp gợi ý cho các link mới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đánh dấu các trang mồ côi không có internal link.
Audit tốc độ load trang
Một yếu tố khác cần audit đó là tốc độ load trang. Thường thì tốc độ load sẽ không làm website bị phạt bởi Google Search penalty, nhưng lại ảnh hưởng đến thứ hạng trong công cụ tìm kiếm vì Google sử dụng tốc độ load trang làm một yếu tố xếp hạng.
Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ trang web miễn phí IsItWPs để kiểm tra tốc độ load trang. Công cụ này sẽ hiển thị điểm tổng thể và cung cấp đề xuất để cải thiện tốc độ trang.
Cách 4: Đảm bảo website của bạn không bị tấn công
Nếu website bị tấn công và bị nhiễm mã độc, code gian lận để đánh lừa các nguyên tắc của Google, bạn sẽ bị phạt. Thông thường, hacker sẽ thêm script hay các đoạn code để lén chuyển hướng từ website của bạn. Việc này trái với nguyên tắc của Google nên website của bạn có thể bị loại khỏi danh sách tìm kiếm.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách vào phần Security & Manual Actions > Security Issues trong Google Search Console.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể chạy security audit trên WordPress để kiểm tra xem có vấn đề nào dẫn đến việc bị phạt hay không. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các plugin bảo mật cho WordPress như Sucuri để hạn chế khả năng bị tấn công và inject các đoạn code xấu vào website.
Cách 5: Tìm hiểu về các cập nhật thuật toán của Google
Cuối cùng, nếu bạn thấy traffic hoặc thứ hạng tìm kiếm bị giảm đáng kể sau khi Google cập nhật thì khả năng cao bạn đã bị phạt bởi algorithm penalty.
Không giống như hình phạt thủ công, rất khó để biết được tác động của việc thay đổi thuật toán từ Google. Google sẽ không cho bạn biết lý do giảm thứ hạng hoặc lưu lượng truy cập trên website.
Tuy nhiên, bạn có thể nghiên cứu bản cập nhật thuật toán Google mới nhất và xem các thay đổi. Sau đó, bạn có thể thực hiện audit cho website, nội dung và bảo mật website của mình để khắc phục các sự cố.
Cách tốt nhất để cập nhật các thay đổi và điều chỉnh thuật toán mới nhất là theo dõi các blog WordPress. Có nhiều blog marketing và SEO phổ biến chia sẻ tin tức mới nhất, nghiên cứu và cung cấp thông tin mỗi khi Google thay đổi thuật toán của mình.
Gửi yêu cầu xem xét khôi phục website khỏi Google Search Penalty
Sau khi bạn đã khắc phục sự cố dẫn đến hình phạt tìm kiếm của Google, bước tiếp theo là gửi yêu cầu xem xét lại để xóa bỏ hình phạt.
Bước này khá đơn giản nếu bạn nhận được hình phạt thủ công. Bạn có thể truy cập tài khoản Google Search Console của mình, vào phần Security and Manual actions rồi yêu cầu review lại vấn đề.
Khi gửi yêu cầu review, bạn nên làm rõ các phần như sau:
- Giải thích rằng bạn hiểu chi tiết các nguyên tắc của Google. Bạn có thể chia sẻ link dẫn đến câu trả lời trong diễn đàn Google, video YouTube và các tài liệu khác do Google cung cấp liên quan đến hành động thủ công.
- Trình bày rằng bạn đã làm mọi thứ có thể để khắc phục sự cố, chẳng hạn như xóa các link không tự nhiên có trên website. Bạn có thể đính kèm ảnh chụp màn hình, danh sách các link bị xoá và cung cấp bằng chứng khác để trình bày trường hợp của bạn.
- Đảm bảo rằng website của bạn được tạo cho người dùng chứ không phải công cụ tìm kiếm và bạn sẽ không mắc lại sai lầm tương tự. Bạn cũng có thể đảm bảo rằng tất cả các hoạt động khác trên trang web của bạn đều theo hướng dẫn của Google.
Sau khi gửi yêu cầu xem xét, Google sẽ bắt đầu xem xét. Thời gian phản hồi thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hình phạt. Có thể mất vài ngày, vài tuần và thậm chí vài tháng.
Lời kết
Bài viết này đã hướng dẫn chi tiết các bước để khôi phục website WordPress nhanh nhất từ Google Search Penalty. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại ở phần bình luận bên dưới để được Vietnix hỗ trợ nhanh nhất.