OWASP là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu được thành lập để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm trong việc nâng cao bảo mật cho hệ thống web hoặc các dịch vụ. Để biết rõ hơn về tổ chức này, cùng mình tìm hiểu qua bài bài viết dưới đây.
Những điểm chính
- Nêu khái niệm OWASP, giúp bạn hiểu rõ OWASP là gì, vai trò và mục tiêu hoạt động của tổ chức này.
- Trình bày các lợi ích nổi bật của OWASP, giúp bạn nhận ra giá trị mà tổ chức mang lại trong việc cải thiện bảo mật.
- Giới thiệu các dự án nổi bật của OWASP, cung cấp công cụ và tài liệu thiết thực để áp dụng vào bảo mật hệ thống.
- Làm rõ OWASP Top 10, giúp bạn dễ dàng nhận diện và xử lý các lỗ hổng bảo mật phổ biến.
- Biết đến Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ SSL và Firewall Anti DDoS chuyên nghiệp, giúp bạn an tâm vận hành hệ thống trực tuyến hiệu quả và an toàn.
OWASP là gì?
OWASP (viết tắt của Open Web Application Security Project) là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện an ninh cho các hệ thống và dịch vụ web. Tổ chức này hoạt động dựa trên tinh thần đóng góp mạnh mẽ từ cộng đồng, với sự tham gia của các nhà phát triển và chuyên gia trên toàn thế giới.
Mục tiêu chính của OWASP là cung cấp thông tin, công cụ và hướng dẫn chi tiết về cách bảo mật web và ứng dụng. Các tài liệu, dự án và công cụ do OWASP phát triển được thiết kế để hỗ trợ cả lập trình viên lẫn quản trị viên an ninh mạng trong việc áp dụng các giải pháp bảo mật vào hệ thống của họ. Ngoài ra, tổ chức còn cung cấp danh sách các lỗ hổng bảo mật phổ biến cùng với các công cụ hỗ trợ, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống web an toàn và hiệu quả hơn.
Vai trò quan trọng của OWASP
OWASP giữ vai trò rất quan trọng bởi tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực bảo mật web, điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng ưu tiên hàng đầu. Nếu các thông tin cá nhân hoặc dữ liệu nội bộ của công ty không được đảm bảo về tính an toàn thì đều dễ trở thành “con mồi” cho các cuộc tấn công mạng.
Trong đó, các nhiệm vụ chính của OWASP bao gồm:
- Nhận biết lỗ hổng trong bảo mật: Giúp các nhà quản trị và người phát triển nắm bắt rõ những điểm yếu trong hệ thống web/app của họ thông qua danh sách các lỗ hổng bảo mật thường thấy do OWASP cung cấp.
- Cung cấp công cụ và hướng dẫn: Tổ chức phi lợi nhuận OWASP thiết kế tài liệu, công cụ và hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện các lỗ hổng kịp thời, nhờ đó đảm bảo tính an toàn cho ứng dụng.
- Tạo cộng đồng: OWASP xây dựng một cộng đồng gồm nhiều chuyên gia phát triển và các nhà quản trị có tính chuyên môn cao, để có thể chia sẻ, giao lưu kiến thức và học hỏi những kinh nghiệm giúp nâng cao hiểu biết về lĩnh vực bảo mật cho hệ thống.
Các dự án nổi bật của OWASP
Các dự án của OWASP đều mang mục đích chung là giúp các nhà phát triển, quản trị bảo mật mạng có cơ sở kiến thức vững chắc trong lĩnh vực bảo mật web, đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lĩnh vực này trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, OWASP trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp và người dùng thông qua nhiều dự án thành công như:
- OWASP Top Ten: Là dự án chỉ ra 10 lỗ hổng phổ biến nhất đối với các dịch vụ web. Trong dự án OWASP Top Ten, các nhà phát triển hướng dẫn cách tìm thấy, khắc phục và ngăn chặn các lỗ hổng này.
- OWASP Web Security Testing Guide: Dự án này hướng dẫn cách kiểm tra bảo mật của dịch vụ web/app. Mục đích của dự án là giúp nhà phát triển ứng dụng sớm phát hiện các lỗ hổng và hiểu rõ hơn về cách các hệ thống app/web bị tấn công.
- OWASP Application Security Verification Standard (ASVS): Dự án ASVS hỗ trợ đảm bảo an ninh của API và hệ thống web thông qua định nghĩa tổng thể về các tiêu chí kiểm tra bảo mật quan trọng.
- OWASP Zed Attack Proxy (ZAP): ZAP là công cụ mã nguồn mở được ứng dụng phổ biến để tìm các lỗ hổng và kiểm tra bảo mật trong hệ thống web.
- OWASP ModSecurity Core Rule Set (CRS): Dự án này được thực hiện nhằm bảo vệ hệ thống web/dịch vụ app khỏi các cuộc tấn công mạng thường xảy ra, bằng cách cung cấp một tường lửa WAF và tập luật mặc định cho ModSecurity.
- OWASP Cheat Sheet Series: Là một tệp tài liệu tổng hợp các cách ngăn chặn lỗ hổng, tăng tính an toàn cho các bộ mã mà các nhà ứng dụng đã viết cho hệ thống web trong lĩnh vực bảo mật, theo cách thức trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- OWASP Security Knowledge Framework: Dự án Security Knowledge Framework được thiết kế thành một nền tảng giáo dục về bảo mật, nhằm hỗ trợ các nhà phát triển học hỏi thêm về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này.
- OWASP Amass: Đây là một công cụ mà OWASP phát triển nhằm phát hiện lỗ hổng và thu thập dữ liệu trong dịch vụ web.
- OWASP Defectdojo: Dự án Defectdojo được thiết kế như một công cụ dành riêng cho việc theo dõi và quản lý các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống web.
- OWASP Mobile Security Testing Guide: Được tạo ra với mục đích tương tự như dự án Web Security Testing Guide, công cụ này chuyên phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá tính bảo mật của các ứng dụng di động.
OWASP Top 10 là gì?
OWASP Top 10 là báo cáo cập nhật thường xuyên 10 lỗ hổng quan trọng trong bảo mật, do các chuyên gia trên toàn cầu thiết kế với mục đích khuyến nghị. Dưới đây là danh sách các rủi ro bảo mật luôn được OWASP Top 10 cảnh báo:
Rủi ro bảo mật | Diễn giải |
---|---|
Injection | Lỗi này thường xuất hiện khi những dữ liệu không an toàn được gửi đến trình code interpreter, thông qua quá trình điền biểu mẫu hoặc các dữ liệu khác trên ứng dụng web. Nếu form điền không được bảo mật có thể dẫn đến một cuộc tấn công SQL Injection. Bạn có thể yêu cầu người dùng xác thực dữ liệu mà họ gửi đến hệ thống để ngăn chặn tình trạng Injection attack. |
Broken Authentication | Các lỗ hổng có trong hệ thống đăng nhập (login), tạo điều kiện cho hacker xâm nhập vào tài khoản có quyền quản trị để tấn công cả hệ thống. Cách khắc phục do OWASP đề xuất là sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA), giới hạn tần suất/thời gian đăng nhập nếu người dùng nhập thông tin sai quá nhiều lần. |
Sensitive Data Exposure | Khi các thông tin cần được bảo mật như mật khẩu hoặc các dữ liệu về tài chính trên ứng dụng web không được bảo mật, các hacker thường tấn công vào hệ thống qua cơ chế “on-path attack” để đánh cắp thông tin nhằm thực hiện các mục đích phi pháp của chúng. Để hạn chế lỗ hổng Sensitive Data Exposure, các nhà phát triển và quản trị bảo mật web nên mã hóa và vô hiệu cache của mọi dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp. |
XML External Entities (XEE) | Các hacker có thể dựa vào lỗ hổng này để đánh cắp dữ liệu quan trọng của dịch vụ web thông qua việc phân tích cú pháp đầu vào XML, còn gọi là “parse XML input”. Trong đó, input sẽ được tham chiếu trực tiếp với một thực thể bên ngoài để chứa các dữ liệu nội bộ bị truyền ra một cách trái phép. Một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn XEE xảy ra thì doanh nghiệp cần để các ứng dụng web tiếp nhận loại dữ liệu đơn giản hơn, chẳng hạn như JSON hoặc vô hiệu hóa việc dùng các thực thể bên ngoài. |
Broken Access Control | Access Control chứa nhiều kẽ hở khiến cho các hacker có thể bỏ qua quyền admin để truy cập trái phép vào hệ thống, đồng thời thực hiện nhiều tác vụ trên ứng dụng như một admin. Để kiểm soát Access Control, bạn cần cài đặt authorization tokens trên ứng dụng web và theo dõi, kiểm soát các tokens này một cách chặt chẽ. |
Security Misconfiguration | Lỗi cấu hình sai bảo mật rất dễ xảy ra nếu ứng dụng web sử dụng cấu hình mặc định và không được thiết lập an toàn. Cách khắc phục lỗi Security Configuration rất đơn giản, các nhà phát triển cần loại bỏ những tính năng không cần thiết, tuân thủ hướng dẫn bảo mật và thường xuyên cập nhật hệ thống/phần mềm, đồng thời quản lý bảo mật chặt chẽ. |
Cross-site Scripting | Khi người dùng tự thêm code bất kỳ vào đường dẫn URL hoặc một website nào đó và gửi đường dẫn này cho người khác, thì lỗi Cross-site Scripting sẽ xảy ra. Lỗ hổng này là cơ sở để mã Javascript độc hại chạy trên ứng dụng của người dùng click vào đường link được chia sẻ. Hiện tại, quản trị viên cần xác thực và thoát khỏi các yêu cầu https không đáng tin cậy, đồng thời thường xuyên loại bỏ các nội dung mà người dùng tự thêm vào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng ReactJS hay Ruby, đây đều là web development frameworks uy tín. |
Insecure Deserialization | Lỗ hổng này bao gồm hai thành phần là Serialization và Deserialization. Trong đó, Serialization là việc lấy nội dung bất kỳ từ mã ứng dụng và chuyển sang định dạng có thể dùng được cho các mục đích khác. Deserialization thì ngược lại. |
Sử dụng các thành phần có lỗ hổng đã biết | Nhiều nhà phát triển đã bổ sung thêm các chức năng cần thiết và giảm thiểu các công việc thừa trong ứng dụng bằng cách dùng thư viện và frameworks cho hệ thống web. Đồng thời, họ thiết kế những bản vá bảo mật để lắp vào các lỗ hổng đã biết. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro, họ tiến hành xóa những phần thừa ra khỏi dự án để đảm bảo các thành phần nhận được đã được cập nhật và xuất ra từ một nguồn uy tín |
Kiểm tra log và Monitoring | Một số website và ứng dụng không triển khai đầy đủ các bước để xác định phạm vi dữ liệu. Thông thường, thời gian lỗi bắt đầu xuất hiện cho đến khi được phát hiện khoảng 200 ngày, đây là cơ hội cho các hacker có thêm thời gian để xâm nhập và làm hỏng hệ thống của bạn. Vậy nên, OWASP khuyến nghị các nhà phát triển nên ghi log và giám sát để ứng phó kịp thời khi lỗi xảy ra. |
Vietnix – Nhà cung cấp dịch vụ SSL và Firewall Anti DDoS chuyên nghiệp
Với hơn 12 năm kinh nghiệm, Vietnix đã mang đến các giải pháp SSL và Firewall Anti DDoS nhằm bảo vệ hệ thống một cách an toàn và ổn định, giúp khách hàng yên tâm vận hành website và ứng dụng trực tuyến. Đội ngũ kỹ thuật của Vietnix luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, đảm bảo dịch vụ hoạt động hiệu quả, giảm thiểu rủi ro từ các mối đe dọa mạng. Bên cạnh đó, Vietnix còn triển khai các dịch vụ như VPS, server, tối ưu tốc độ website, hosting và email doanh nghiệp, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://vietnix.vn/
- Hotline: 18001093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi thường gặp
OWASP có cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho các nhà phát triển web không?
Hoàn toàn có! Vì OWASP là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để giúp các nhà phát triển web hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo mật ứng dụng, thông qua các công cụ, tài liệu và hướng dẫn chi tiết.
Làm thế nào để trở thành thành viên của cộng đồng OWASP?
Để trở thành thành viên của OWASP, bạn có thể:
– Tham gia các chương trình địa phương của OWASP.
– Tham gia diễn đàn và các nhóm thảo luận.
– Tham gia dự án của OWASP.
– Tham gia các sự kiện toàn cầu.
– Viết báo hoặc viết blog để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật ứng dụng web.
OWASP có cung cấp các công cụ kiểm tra an ninh web miễn phí không?
Mục đích chính của OWASP là mang đến nền tảng kiến thức về bảo mật ứng dụng cho các nhà phát triển miễn phí. Vì vậy, việc cung cấp các công cụ kiểm tra an ninh web miễn phí là điều thiết thực mà tổ chức đã và đang làm.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tổ chức phi lợi nhuận OWASP và vai trò, mục đích của họ trong việc chia sẻ kiến thức, ứng dụng và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực bảo mật hệ thống web. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!