Thẻ Heading là một phần không thể thiếu khi thực hiện các bài viết chuẩn SEO. Vậy thẻ Heading là gì và làm cách nào để tối ưu yếu tố này chuẩn SEO? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để áp dụng cho website của bạn.
Thẻ Heading là gì?
Thẻ Heading (Heading Tag) là thẻ tiêu đề, tính từ H1 đến H6 và được sử dụng để khái quát những nội dung chính của trang web. Có 6 cấp độ thẻ Heading từ khái quát đến cụ thể, ký hiệu lần lượt như sau: H1, H2, H3, H4, H5, H6. Trong mã nguồn, các Heading sẽ đặt trong dấu ngoặc <>. Ví dụ: <H1>, <H2>,…
Xét theo mặt trực quan, các thẻ Heading chính là phần mục lục nội dung chính của bài viết. Người đọc chỉ cần đọc lướt qua là có thể hiểu được cấu trúc và nội dung mà tác giả muốn đề cập. Mức độ khái quát cũng như tầm quan trọng của thẻ Heading bắt đầu giảm dần từ H1 đến H6. Trong một bài viết, thông thường chỉ cần có từ H1 đến H3 là đã đủ truyền đạt thông tin cần thiết.
Hiện nay, có khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa Title và Heading khi gọi chung 2 khái niệm là tiêu đề. Mặt khác, do cách lập trình ở một số web khiến nội dung của 2 thẻ Title và Heading mặc định giống như nhau nên gây ra sự nhầm lẫn này.
Thực tế, cách phân biệt khái niệm Title và Heading như sau:
- Thẻ Title: Chỉ có duy nhất 1 thẻ Title trong 1 bài viết. Thẻ Title sẽ được hiển thị trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc,…
- Thẻ Heading: Có thể có nhiều thẻ Heading trong 1 bài viết, H1 sẽ là tiêu để của toàn bài, còn những Heading khác là tiêu đề của từng nội dung trong bài.
Xem thêm: Thẻ Meta Keywords là gì? Có còn ảnh hưởng tới SEO nữa không?
Vai trò của Heading trong SEO
Sau khi hiểu rõ Heading là gì, hãy tiếp tục cùng tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của Heading trong SEO:
Thể hiện cấu trúc bài viết
Các thẻ Heading có vai trò giúp người đọc khái quát được nội dung chính của bài viết đang hướng đến. Đặc biệt, mỗi tiêu đề là một mắt xích quan trọng để giúp bài viết mạch lạc hơn.
Tăng khả năng tiếp cận
Thẻ Heading giúp bài viết có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Thẻ tiêu đề được thể hiện dưới dạng HTML nên giúp người đọc nắm bắt cấu trúc bài viết dễ dàng hơn. Ngoài ra, chức năng chuyển nhanh từ Heading này sang Heading hỗ trợ người đọc tiếp cận các phần nội dung trong bài viết nhanh chóng.
Đẩy mạnh SEO
Thẻ Heading giúp tăng sức mạnh cho SEO. Bởi nhờ thẻ Heading, từ khóa chính được nhấn mạnh cũng như các từ khóa phụ cũng được đẩy lên. Nhờ đó, bot từ công cụ tìm kiếm có thể nhanh chóng quét và hiểu rõ nội dung chính mà bài viết hướng tới để sắp xếp thứ hạng website.
Phương pháp kiểm tra thẻ Heading trên website
Để kiểm tra thẻ Heading, bạn có thể sử dụng 2 cách vô cùng đơn giản sau đây:
Tìm thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang
Các thực hiện tìm thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang như sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải tại một khoảng trống bất kỳ, một bảng tùy chọn sẽ xuất hiện.
Bước 2: Chọn View Page Source, sau đó phần source code của trang sẽ được hiển thị.
Bước 3: Bạn chỉ việc tìm các thẻ <H1>, <H2>,… bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + F rồi gõ tên thẻ cần tìm là đã hoàn thành.
Tìm thẻ Heading trực tiếp trên trang bằng công cụ SEO
Một số công cụ SEO có thể khiến việc kiểm tra thẻ Heading trên Website nhanh chóng và dễ dàng hơn:
SEOquake
Bước 1: Bạn tiến hành cài đặt tiện ích mở rộng SEOquake theo đường link: https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc?hl=vi.
Bước 2: Sau khi cài đặt xong, bấm vào biểu tượng của SEOquake ở góc trên bên phải màn hình rồi tiếp tục chọn Diagnosis.
Bước 3: Tab mới sẽ được xuất hiện, bạn kéo xuống dưới mục Heading và bấm chọn View others. Lúc này toàn bộ cấu trúc thẻ Heading sẽ xuất hiện tại đây.
Web Developer
Bước 1: Bạn tiến hành cài đặt tiện ích mở rộng Web Developer theo đường link: https://chrome.google.com/webstore/detail/web-developer/bfbameneiokkgbdmiekhjnmfkcnldhhm?hl=vi
Bước 2: Tương tự, sau khi cài đặt xong bạn bấm vào biểu tượng của Web Developer ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 3: Bấm chọn mục Web Developer > Chọn Outline Headings và trang web sẽ xuất hiện các ô màu xanh thể hiện vị trí của từng thẻ Heading.
Screaming Frog
Bước 1: Trước hết bạn truy cập vào trang chủ của Screaming Frog và download phần mềm về máy tính: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/.
Bước 2: Nhập đường dẫn tới trang web của bạn và nhấn vào Start để phần mềm bắt đầu cào dữ liệu.
Bước 3: Sau khi quá trình cào hoàn tất, toàn bộ đường dẫn trong website của bạn đã được tổng hợp lại. Bạn nhấn chọn vào mục H1, tất cả thông tin của thẻ H1 trên website hiển thị theo các tùy chọn như sau:
- All: Toàn bộ bài viết trên website đều có thẻ H1.
- Missing: Các bài viết của trang web thiếu thẻ H1.
- Duplicate: Danh sách những bài viết có thẻ H1 trùng nhau.
- Multiple: Danh sách các trang trên website sử dụng 2 thẻ H1 trở lên.
- Over 70 characters: Các bài viết có thẻ H1 nhiều hơn 70 ký tự.
Thực hiện tương tự với mục H2 nếu bạn muốn tìm và tối ưu những thẻ này.
Cách tạo Heading nâng cao hiệu quả cho SEO
Trên thực tế, không có một công thức chung nào cụ thể cho việc tạo Heading. Nhưng có một số nguyên tắc cơ bản mà bạn cần nhớ nếu muốn tạo Heading tốt cho SEO như sau:
Thẻ Heading 1
- Về nội dung, thẻ H1 cần đơn giản, ngắn gọn và thể hiện được trọn vẹn nội dung của bài viết.
- Thẻ H1 bắt buộc phải chứa từ khóa chính.
- Mỗi bài viết chỉ có thể có 1 thẻ H1.
- H1 không được trùng với URL hay Title bài viết.
Thẻ Heading 2
- Thẻ H2 có thể được xem là thẻ con của H1 và được sử dụng để giúp bài viết có bố cục mạch lạc, logic, dễ hiểu hơn.
- Trong thẻ H2 phải chứa từ khóa chính và có thêm LSI keywords.
- Để đảm bảo tính logic cho bài viết, cần có ít nhất 2 thẻ H2 trở lên.
Thẻ Heading 3
- Thẻ H3 được xem là thẻ con của H2 và là cháu của H1, có vai trò làm rõ nghĩa cho H2.
- Để đảm bảo tính logic cho bài viết, cần có từ 2 thẻ H3 trở lên.
- Thẻ H3 cần in đậm và được chèn thêm LSI keywords.
Thẻ Heading 4, 5, 6
Các thẻ H4, H5, H6 được sử dụng với mục đích chia nhỏ và làm rõ các nội dung chi tiết có trong bài viết. Thẻ H5, H6 sẽ ít xuất hiện hơn và thường được sử dụng ở một số bài có số lượng chữ lớn.
Cách để viết một thẻ Heading thu hút
Không chỉ truyền tải nội dung chính của bài viết, thẻ Heading hấp dẫn có thể thu hút nhiều người đọc. Nhờ đó, có thể tăng tương tác và lượt truy cập vào website. Hãy cùng tìm hiểu những cách viết một thẻ Heading hấp dẫn ngay dưới đây:
Question Headings
Đây là cách đặt Heading dưới dạng một câu hỏi, nêu ra vấn đề và phần nội dung bên dưới sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Ví dụ: Bạn có đang đặt thẻ Heading đúng cách?
Statement Headings
Dạng Heading này sẽ có chủ ngữ và phần vị ngữ sẽ là động từ. Thẻ Statement Headings sẽ diễn đạt một ý kiến hoàn chỉnh. Phần text bên dưới sẽ lý giải có đồng ý hay phản đối ý kiến đã nêu.
Ví dụ: Thẻ Heading giúp tăng traffic truy cập vào trang web.
Topic Heading
Những dạng Heading này sẽ bao gồm một từ hoặc cụm từ ngắn mang tính ám chỉ hay chơi chữ. Mục đích là để tạo sự tò mò khiến người đọc click vào hoặc tiếp tục theo dõi nội dung bài viết.
Ví dụ: Bí mật của … để có bài viết chuẩn SEO.
Một vài lưu ý khi sử dụng thẻ Heading
Khi sử dụng thẻ Heading, có một số điều cần lưu ý như sau:
- Chỉ dùng 1 thẻ H1 trong mỗi bài viết. Thẻ H1 cần phải là thẻ Heading đầu tiên, đặt lên trên các nội dung khác và phải chứa từ khóa chính. Tốt nhất là mở đầu ngay bằng từ khóa chính khi đặt H1.
- Để bài viết chuẩn SEO, nên sử dụng các thẻ H1, H2, H3. Bên cạnh đó, nếu bài viết cung cấp lượng thông tin lớn thì có thể thêm H4, H5, H6 khi cần thiết.
- Cần đặt các thẻ Heading theo thứ tự với cấu trúc phân nhánh. H1 bao gồm nhiều H2, H2 lại bao gồm nhiều H3 và tiếp tục.
- Tránh việc nhồi nhét từ khóa trong các thẻ Heading. Việc đưa từ khóa chính vào tất cả các thẻ H sẽ khiến bài viết nhàm chán, gây khó chịu cho người đọc. Chính vì thế, từ khóa chính chỉ cần đưa vào thẻ H1 và H2. Còn H3 thì có thể thêm vào nếu phù hợp và không cần thiết bỏ vào H4, H5, H6.
- Nên sử dụng CSS để định dạng kích thước và màu sắc cho các thẻ Heading. Thông thường thẻ H1 có cỡ chữ lớn nhất, sau đó giảm dần tới các thẻ tiếp theo.
- Không dùng thẻ Heading tùy tiện khi muốn nhấn mạnh nội dung. Bạn có thể thay bằng thẻ <strong> hoặc <em> trong trường hợp này.
Câu hỏi thường gặp
Thẻ Heading trong HTML
Tương tự như trong các bài viết trên website, HTML cũng tồn tại 6 cấp độ thẻ Heading từ thẻ <h1>
đến thẻ <h6>
. Trong đó thẻ <h1>
tương ứng với cấp độ cao nhất (đề mục lớn nhất) còn <h6>
là cấp độ thấp nhất. Những thẻ tạo đề mục (Heading) này giúp cho người đọc hoặc công cụ tìm kiếm nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt cấu trúc những nội dung chính của bài viết (tài liệu HTML).
Heading là gì trong Word
Trong Word, Heading là thẻ tiêu đề có ý nghĩa giới thiệu ngắn gọn nội dung chính bài viết. Các Heading được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ: Heading 1, Heading 2, Heading 3,… Trong đó, thẻ H1 là tiêu đề bài viết còn thẻ H2, H3 là tiêu đề chương hoặc mục nhỏ hơn. Thẻ H1, H2, H3 được sử dụng phổ biến nhất trong các văn bản Word. Tạo thẻ Heading trong Word cũng giúp quá trình mục lục bài viết nhanh chóng. Từ đó, người đọc dễ dàng tiếp cận và nắm bắt những thông tin mà tác giả muốn truyền tải.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về thẻ Heading là gì và cách viết thẻ Heading sao cho hấp dẫn. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc của một bài viết chuẩn SEO, tuy nhiên bạn cần sử dụng thẻ Heading một cách hợp lý chứ không nên nhồi nhét. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm hosting SEO của Vietnix để hỗ trợ cho quá trình làm SEO và mang lại thứ hạng, tỷ lệ chuyển đổi cao cho website của mình. Liên hệ đội ngũ Vietnix để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng.