Trạng thái “Duplicate without user-selected canonical” trong Google Search Console là tình trạng lỗi page bị trùng lặp và không sử dụng thẻ canonical để xác định nên Google không thể lập chỉ mục. Nếu các page trên website của bạn gặp phải tình trạng lỗi này, hãy cùng Vietnix tham khảo nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân xuất hiện lỗi “Duplicate without user-selected canonical”
Trạng thái lỗi “Duplicate without user-selected canonical” trong Google Search Console xuất hiện do 2 nguyên nhân: Content duplication và sử dụng thẻ canonical.
Content duplication (Sao chép nội dung)
Sao chép là trường hợp 2 hoặc nhiều URL chứa nội dung giống hoặc tương tự nhau. Tình trạng này có thể xảy ra do lỗi sự cố kỹ thuật với CMS hay server. Hoặc, cũng có thể xảy ra trong trường hợp các page không đủ độc đáo và khác biệt với nhau.
Google thường tránh lập chỉ mục (index) đối với những page chứa nội dung trùng lặp nhằm để tiết kiệm tài nguyên và tập trung cho mục đích lập chỉ mục một biến thể trong số các page trùng lặp. Trong trường hợp muốn kiểm tra page trùng lặp nào được lập chỉ mục, bạn cần sử dụng thẻ canonical.
Cách sử dụng thẻ canonical
Thẻ canonical là một thành phần HTML hoặc tiêu đề HTTP mà bạn có thể sử dụng nếu xuất hiện nội dung trùng lặp trên website. Thẻ này cho phép trỏ Google đến phiên bản chính thức của nội dung trùng lặp. Từ đó, nâng cao khả năng được Google lập chỉ mục cho phiên bản nội dung đó.
Nếu tình trạng “Duplicate without user-selected canonical” hiển thị trong báo cáo Page Index, đồng nghĩa rằng bạn không sử dụng thẻ canonical cho tập hợp những page chính thức cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể lập chỉ mục một biến thể khác và nếu không sử dụng thẻ canonical, bạn sẽ trao quyền kiểm soát cho Google.
Lỗi Duplicate without user-selected canonical trong Google Search Console
Bạn có thể phát hiện ra trạng thái “Duplicate without user-selected canonical” trong báo cáo Page Index bằng cách cuộn xuống bên dưới biểu đồ chính như hình minh họa.
Sau khi được mở rộng, báo cáo sẽ hiển thị cho bạn số lượng page không được lập chỉ mục thay đổi theo thời gian.
Cách khắc phục lỗi “Duplicate without user-selected canonical”
Để nhanh chóng khắc phục sự cố “Duplicate without user-selected canonical” và đưa các page vào Google Index. Bạn có thể tham khảo cách xử lý như một ví dụ:
Cách cung cấp tín hiệu canonical
Giả sử bạn đang điều hành một cửa hàng bán cây trực tuyến và cho phép khách hàng được tùy chọn màu chậu cho từng cây. Như vậy, website sẽ hoạt động sao cho việc lựa chọn như là cách thúc đẩy khách truy cập đến URL mới.
Tất cả những URL này đều chứa nội dung tương tự nhau. Tất cả đều là một page sản phẩm của cùng một website, có cùng mô tả và giá bán. Trường hợp Google gặp một tập hợp bao gồm những page như vậy thì công cụ tìm kiếm này sẽ cố gắng chỉ lập chỉ mục một trong số các page đó.
Nếu không có sự tác động nào từ phía bạn nhằm kiểm soát quá trình lập chỉ mục này của Google, bạn có thể ngạc nhiên về kết quả URL mà Googlebot lựa chọn.
Để page mong muốn được lập chỉ mục, bạn cần tất cả các page trong cùng một tập hợp trỏ đến một page quan trọng nhất dựa vào các thẻ canonical. Những thẻ này sẽ chứa các liên kết trỏ đến phiên bản nội dung gốc nhằm khiến cho trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm không bỏ qua chúng.
Để page gốc được lập chỉ mục, bạn hãy sử dụng thẻ canonical liên kết đến page đó từ tất cả các page trùng lặp và sử dụng thẻ canonical tự tham chiếu (self-referential) trên chính page gốc đó.
Nếu triển khai đúng cách và được Google chấp nhận thì trạng thái “Duplicate without user-selected canonical” sẽ được khắc phục. Lúc này, URL canonical sẽ được báo cáo là Indexed và tất cả các phiên bản trùng lặp sẽ được báo cáo là “Alternate page with proper canonical tag”.
Google có bỏ qua thẻ canonical hay không?
Trong một số trường hợp, Google có thể bỏ qua thẻ canonical nếu chúng được tạo không chính xác. Lúc này, bạn sẽ thấy trạng thái “Duplicate, Google chose different canonical than user” trong Google Search Console.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện khả năng được Google chấp nhận thẻ canonical thông qua cách thức cung cấp tín hiệu bổ sung. Hiểu đơn giản là để chỉ ra phiên bản gốc của một page:
- Gửi URL gốc trong sitemap, đây là danh sách các URL bạn muốn Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
- Chuyển hướng đến page gốc thông qua redirect 301. Chuyển hướng này báo hiệu rõ ràng page đích phải được lập chỉ mục thay vì page được chuyển hướng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sử dụng redirect 301 khi không sử dụng page trùng lặp.
Trường hợp muốn lập chỉ mục nhiều hơn một page
Giả sử bạn không muốn xác định page nào là phiên bản gốc của website mà muốn tất cả biến thể của sản phẩm được lập chỉ mục trên Google. Chẳng hạn như cửa hàng cây cảnh đã nói trên, nếu bạn hướng đến mục tiêu có traffic dài hạn cho các page cụ thể thì có thể sử dụng thẻ canonical self-referring.
Với cách làm này, bạn chỉ cần trỏ thẻ đến chính chúng, việc này sẽ thông báo cho Google biết là bạn có muốn lập chỉ mục từng page riêng lẻ hay không. Tuy nhiên, nếu các page của bạn không có yếu tố nào giá trị để phân biệt lẫn nhau thì Google vẫn có thể bỏ qua các thẻ canonical self-referring.
Do đó, các page có thể lập chỉ mục phải là duy nhất và mang lại giá trị đặc biệt cho người dùng. Trong trường hợp Google không muốn lập chỉ mục tất cả các page của bạn, hãy điều chỉnh lại nội dung của các page đó.
Cách phát hiện phiên bản trùng lặp nội dung
Nếu Google lập chỉ mục các page trùng lặp thay vì page có giá trị nhất, bạn có thể gắn thẻ canonical cho các page chính để khắc phục vấn đề. Cụ thể, nhấp vào “URL Inspection” trên thanh điều hướng bên phải của Google Search Console và dán URL muốn kiểm tra vào ô trống. Lúc này, trên màn hình sẽ hiển thị URL canonical được chọn bởi Google cùng một số thông tin khác.
Tiếp theo đó, bạn có thể sử dụng trình thu thập dữ liệu SEO cho website để tìm ra các phiên bản page có khả năng bị trùng lặp. Phát hiện nội dung trùng lặp là một trong những tính năng quan trọng của trình thu thập dữ liệu SEO.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về lỗi “Duplicate without user-selected canonical” trong Google Search Console mà bạn có thể tham khảo để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao thứ hạng website trên Google.