Magento và WordPress là 2 nền tảng phát triển website phổ biến với nhiều tính năng và tùy chọn khác nhau được đông đảo người dùng lựa chọn. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là nền tảng phù hợp để phát triển dự án của mình thì đừng nên bỏ lỡ bài viết so sánh Magento và WordPress mà Vietnix tổng hợp ngay sau đây.
Khái niệm Magento
Magento là một nền tảng dành cho thương mại điện tử với mã nguồn mở viết bằng PHP. Magento mang tới nhiều tính năng chuyên dụng cho thương mại điện tử như: quản lý và làm báo cáo, tiếp thị, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và một số công cụ quản lý quan trọng khác. Magento cũng mang tới sự linh hoạt giúp người bán quản lý và thiết lập cửa hàng thương mại điện tử theo nhu cầu kinh doanh.
Magento ra đời từ 31/3/2008, và được đánh giá là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất nhiều năm sau đó. Trong đó, Magento đặc biệt được các thương hiệu nổi tiếng thế giới tin dùng như: Samsung, Nike, Lenovo, Ford,..
Bên cạnh đó, Magento cũng cho phép tạo các trang CMS từ đơn giản tới phức tạp một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, so với WordPress thì các tiện ích mở rộng từ bên thứ ba của Magento an toàn hơn.
Khái niệm WordPress
WordPress là một CMS phổ biến nhất thế giới. WordPress được tạo bởi mã nguồn mở, viết bằng ngôn ngữ PHP cùng hệ thống quản lý nội dung khổng lồ, và số lượng site lên tới hàng chục triệu. Bởi vậy nên những trang lớn như eBay hay chủ sở hữu của Magento cũng sở hữu WordPress cho blog của họ. Ra mắt sớm hơn Magento khoảng 5 năm, WordPress còn cung cấp kiến trúc plug-in dễ sử dụng để nhúng và tùy biến chủ đề.
Từ trước tới nay, WordPress thường được sử dụng để xây dựng blog, tạo dựng diễn đàn,… Đối với tính năng thương mại điện tử, WordPress không được thiết lập sẵn mà cần phải thích hợp thông qua mô-đun của bên thứ ba, đó chính là WooCommerce.
Magento và WordPress: Điểm giống nhau
Bảo mật
Bởi vì khách hàng thường nhập thông tin thẻ của họ trên các trang web thương mại điện tử, nhưng cả WordPress và Magento đều là những nền tảng bảo mật cao dành cho website thương mại điện tử.
Cả Magento và WordPress đều được phát triển được một quãng thời gian khá dài, vì vậy chúng đã hoàn thành phần cập nhật bảo mật rất tốt, khiến người dùng có thể an tâm khi sử dụng. Cả hai nền tảng đều cung cấp nhiều plugin và widget mở rộng mà bạn có thể sử dụng để tăng cường bảo vệ trang web của mình.
Hỗ trợ cộng đồng
Cả WordPress và Magento đều cung cấp các diễn đàn hỗ trợ người dùng (Diễn đàn WordPress và Diễn đàn Magento), nơi bạn có thể tìm kiếm qua hàng nghìn bài đăng và nghe ý kiến từ những người dùng khác ở mọi cấp độ kỹ năng từ khắp nơi trên thế giới.
So sánh Magento và WordPress cho website thương mại điện tử
Để biết được đâu là nền tảng phù hợp với website của mình hãy cùng Vietnix theo dõi nội dung so sánh chi tiết Magento và WordPress dưới đây.
Magento
Magento sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng trong việc xây dựng và điều hành một cửa hàng trực tuyến nếu được sử dụng trên nền tảng thương mại điện tử được tích hợp sẵn. Bởi Magento được tích hợp các chức năng hữu dụng như: cấp sản phẩm, quản lý nhiều cửa hàng, giảm giá và so sánh các sản phẩm.
Bởi được phát triển nhiều tính năng độc đáo và có thị trường lớn. Magento sẽ là một nền tảng lý tưởng dành cho các doanh nghiệp nhỏ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng.
WordPress
WordPress không phải là một nền tảng chỉ dành riêng cho thương mại điện tử. Bởi vậy, để mở một cửa hàng trên WordPress, bạn cần phải sử dụng thêm plugin thương mại điện tử để tạo cửa hàng. Trong đó, plugin WooCommerce được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc thiết lập WooCommerce tương đối đơn giản và không cần quá nhiều kinh nghiệm.
Có rất nhiều plugin và các tính năng bổ sung chức năng khác nhau ở trên WordPress. Điều này giúp WordPress trở nên lợi thế hơn so với Magento – một nền tảng được xây dựng chuyên dành cho thương mại điện tử.
Trong đó, WordPress cũng có khá nhiều plugin được thiết kế đặc biệt dành cho thương mại điện tử. Các plugin này sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc tích hợp các phương tiện truyền thông, tối ưu hóa hình ảnh và hiển thị lịch sử sự kiện.
So sánh Magento và WordPress qua những tiêu chí khác
Bên cạnh tính năng và tiện ích mở rộng thương mại điện tử, để chọn một nền tảng phù hợp chúng ta cũng cần quan tâm tới các yếu tố sau.
Giá cả
Để mở thành công một cửa hàng bằng Magento hoặc WordPress, bạn sẽ cần phải mua các dịch vụ hosting, đăng ký tên miền và một số chủ đề tiện ích khác mà bạn muốn sử dụng. Bạn có thể thuê một lập trình viên mảng website trợ giúp thiết lập website của bạn một cách nhanh chóng.
Còn nếu muốn tự bản thân tìm hiểu, bạn có thể sử dụng công ty đăng ký tên miền và nhà cung cấp hosting giá rẻ tương tự nhau. Mặt khác, dù cả hai nền tảng đều cung cấp các chủ đề và tiện ích nâng cao, tuy nhiên, chi phí phát triển của Magento sẽ đắt hơn so với WordPress.
Magento
Magento đem đến cho người dùng các chủ đề miễn phí phổ biến, tuy nhiên, những chủ đề này chỉ dùng ở mức cơ bản nên còn nhiều hạn chế về mặt tính năng.
- Magento Themes: Magento Themes được phân loại thành các theme cao cấp, ứng dụng và phát triển tự do. Tuy nhiên, mức giá của Magento Themes trên nền tảng này cao hơn so với WordPress. Themeforest và thị trường bên thứ ba mang tới những lựa chọn theme với mức giá cao hơn từ $17 tới $499 nhưng hầu hết vẫn ở mức giá khoảng $75 tới $99.
- Magento Apps: Bản Magento thông thường sẽ bị thiếu một số tính năng trong phần phụ trợ. Và để nâng cao khả năng xử lý các chức năng front-end, bạn cần mở rộng tiện ích bằng việc mua từ thị trường Magento. Có hơn 1000 ứng dụng miễn phí và 4000 loại trả phí có sẵn, giá của chúng sẽ từ $25 cho tới $15000 tùy loại. Tuy nhiên trong mức giá từ $30 tới $300 là có thể đáp ứng được đa số tính năng bạn mong muốn.
- Lập trình viên Magento: Chi phí thuê một nhà phát triển tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của họ, mức giá sẽ dao động từ $65- $150/1 giờ làm việc. Mặt khác, bạn cũng có thể thuê một nhân viên và trả mức lương cố định theo tháng. Tuy nhiên, nhìn chung chi phí dành cho việc quản lý một cửa hàng Magento khá lớn, ít nhất cũng mất khoảng $15000.
WordPress
So với Magento, chi phí dành cho các theme, plugin và nhà phát triển trên WordPress thường thấp hơn. Cụ thể như sau:
- WordPress Themes: Hiện kho lưu trữ có khoảng 4.000 theme WordPress miễn phí nhưng nếu bạn muốn trang của mình có một giao diện cụ thể, đẹp mắt hơn thì có thể sử dụng những chủ đề cao cấp có giá từ 60-200$ tại Theme Forest, Elegant Themes hoặc nhà cung cấp thứ 3.
- WordPress Plugin: Tại thư mục WordPress có khoảng 55.000 plugin cho bạn lựa chọn. Bạn cũng có thể thêm những chức năng miễn phí vào cửa hàng của mình bằng việc sử dụng các plugin có chức năng bổ sung. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua một vài plugin tại WooCommerce với giá từ 29 – 299$ hoặc cửa hàng thứ 3 khác.
- Lập trình viên WordPress: Bạn hoàn toàn có thể tự tạo một trang WordPress của riêng mình. Nhưng cũng có thể thuê một nhà phát triển để tạo plugin, tùy chỉnh, thử nghiệm theo ý bạn một cách nhanh chóng. Chi phí dành cho các nhà phát triển WordPress thường thấp hơn so với Magento. Mức chi phi phí này trong khoảng từ $5 tới $125/giờ.
Còn chi phí dành để duy trì một trang WordPress có nhiều mức giá khác nhau, từ vài đô la cho tới vài ngàn đô la. Trung bình khoảng $30 cho tới $3000 mỗi năm để xây dựng vào bảo trì WordPress.
Tính năng bảo mật
Bảo mật luôn là yếu tố quan trọng khi lựa chọn một hệ thống quản lý nội dung hoặc CMS. Trong đó, cả Magento và WordPress đều được đánh giá là hệ thống quản lý nội dung an toàn.
Magento
Magento mang mã nguồn mở không đi kèm với tính năng bảo mật nào. Bởi vậy, để nâng cao bảo mật của trang web, bạn cần tải xuống các tiện ích mở rộng. Có hơn 750 ứng dụng bảo mật Magento cao cấp có trên thị trường, chi phí của chúng dao động từ $8000 – $25000. Cũng có một số ứng dụng miễn phí, tuy nhiên các chức năng của ứng dụng này chưa cao.
Bản cập nhật và bổ sung của Magento bắt buộc phải cài đặt bằng thủ công trên máy chủ. Nếu không tải xuống các tiện ích mở rộng, bạn sẽ phải lo lắng về những lỗ hổng bảo mật trong mã nguồn của cài đặt bản cập nhật Magento mới.
Sucuri đã thống kê rằng có tới 80,3% website Magento lỗi thời bị tấn công. Điều này cho thấy rằng chủ sở hữu trang web đã không có đủ nguồn lực về thời gian và tiền bạc để cập nhật các tính năng bổ sung. Điều này là nguyên nhân chính dẫn tới website bị hacker tấn công.
Một số báo cáo cho thấy tỷ lệ website bị hacker tấn công giảm từ 6.5% năm 2017 xuống 4.6% năm 2018. Điều này cho thấy, các chủ website Magento đã chú trọng hơn trong việc cập nhật phần mềm và bảo mật trang web của họ.
WordPress
Ngoài việc thường xuyên cập nhật plugin và theme, bạn có thể nâng cao bảo mật website của bạn bằng cách sử dụng các plugin giám sát, tải xuống các plugin bảo mật miễn phí và sử dụng các quy trình đăng nhập an toàn,…
Tuy chưa có gì để khẳng định liệu WordPress có an toàn hay không nhưng trên thực tế là hầu hết người dùng đã tạo website WordPress không bị xâm phạm bởi hacker. Điều đó phần nào chứng tỏ được tính an toàn của WordPress.
Dù vẫn thường xuyên là mục tiêu công kích của hacker nhưng chỉ cần tuân thủ các phương pháp khi sử dụng phần mềm này, bạn có thể giảm thiểu tối đa những mối đe dọa trên. Phần lớn các cuộc tấn công vào WordPress thành công diễn ra vào năm 2019. Ngay sau đó, WP Security Team đã nỗ lực cải thiện bảo mật WordPress và một số trang lưu trữ.
Quá trình cập nhật trên WordPress là tự động chứ không thủ công giống Magento. Theo đó, WordPress cho phép người dùng cài đặt tính năng tự động cập nhật vào những thời điểm cụ thể.
Khả năng tối ưu SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ giúp trang web của bạn tiếp cận được nhiều lượt truy cập một cách tự nhiên. Nội dung so sánh dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn nền tảng phù hợp:
Magento
Để tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm cần xem xét một số yếu tố liên quan tới trang web của bạn. Trong đó, tối ưu hóa các công cụ của Magento sẽ giúp tăng thứ hạng của trang trong quá trình tìm kiếm. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau: thêm thẻ meta vào trang sản phẩm, sử dụng từ khóa trong văn bản thay thế khi tải hình ảnh lên trang.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt thanh toán, thêm giỏ hàng và chuyển trang thành “nofollow” để tránh gặp trường hợp trùng lặp dữ liệu. Magento là nền tảng lý tưởng dành cho người dùng hiểu đang tìm hiểu các phương pháp về SEO. Bởi nền tảng này hoàn toàn bằng thủ công.
WordPress
WordPress mang tới khả năng căn chỉnh văn bản bằng mô tả meta, hình ảnh, tiêu đề,… Ngoài ra, nền tảng này cũng cho phép chọn chủ đề phù hợp với giao diện cửa hàng của bạn.
Cả Magento và WordPress đều dễ dàng trong việc thực hiện các tùy chỉnh. Tuy nhiên, đối với WordPress có một số plugin có thể được mua hoặc tải xuống miễn phí. Các plugin này không chỉ bổ sung tính năng cho web mà còn có thể sử dụng để tối ưu hóa website một cách tự động.
Nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật có thể lựa chọn các plugin mẫu như: WP Rocket, Yoast SEO và Redirection để quá trình tối ưu hóa trở nên dễ dàng hơn hoặc thêm bớt một số mã không cần thiết trong trang web của họ. Điều này giúp trang web được tìm kiếm dễ dàng và đẩy nhanh tốc độ thu thập dữ liệu của bot.
Sử dụng các công cụ bổ sung để WordPress có thêm một số tính năng cốt lõi giúp website trở nên thân thiện với SEO.
Dễ sử dụng
WordPress có UI/UX thân thiện với người dùng hơn Magento. WordPress cung cấp bảng điều khiển trực quan (Dashboard) giúp mọi người dễ dàng thiết lập cửa hàng kinh doanh trực tuyến, thêm blog, cài đặt theme hoặc quản lý các trang trên trang web của bạn. UI/UX của Magento là nguyên nhân chính khiến khách hàng phàn nàn và thường yêu cầu sự trợ giúp từ các nhà phát triển. Magento yêu cầu một plugin để có chức năng viết blog tương tự như WordPress.
Viết Blog
Magento
Magento không tích hợp tính năng viết blog. Bởi vậy, bạn sẽ cần cài đặt thêm tính năng mở rộng để thêm blog vào cửa hàng của mình. Hãy tìm kiếm một tiện ích mở rộng có thể đáp ứng được nhu cầu viết blog của bạn.
Trong đó, AheadWorks là tiện ích mở rộng giúp viết blog một cách miễn phí. Người dùng chỉ cần truy cập vào trang tổng của Magento – Blog và có thể sắp xếp vị trí của bài đăng, thiết lập cài đặt và một số thao tác khác. Dễ dàng nhận thấy AheadWorks là tùy chọn phổ biến nhất ở nền tảng Magento bởi nó hoàn toàn miễn phí
WordPress
Ngay từ ban đầu, WordPress được thiết kế nhằm mục đích phát triển việc viết blog vào năm 2003. Sau đó, nền tảng này được cải tiến và mở rộng để thành một hệ thống quản lý nội dung đa chức năng có sẵn.
Các chức năng này có thể được truy cập và kiểm soát thông qua giao diện người dùng WordPress. Bởi vậy, bạn có thể dễ dàng quản lý và thêm nội dung blog của mình thông qua việc chỉnh sửa WordPress bao gồm: kéo thả hình ảnh, hộp văn bản, sắp xếp cột,…
WordPress có nhiều plugin và theme được thiết kế sẵn dành cho blog. Ví dụ, chủ đề WordPress Storefront mang tới tính năng tạo cửa hàng WooCommerce. Sau đó, bạn có thể chọn Storefront Blog Customize để tùy chỉnh các bố cục khác nhau cho những bài đăng gần đây. Bạn có thể thoải mái tùy chỉnh giao diện và chức năng trong phần blog của mình.
Sau khi lựa chọn được nền tảng phù hợp và bắt đầu xây dựng một website thì có thể tham khảo đến dịch vụ hosting và tên miền của Vietnix. Dịch vụ hosting tại Vietnix được phát triển với đa dạng cấu hình, tính năng và giá thành đa dạng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Đặc biệt, khi đăng ký sử dụng hosting giá rẻ tại Vietnix bạn sẽ được tặng miễn phí bộ theme và plugin có giá trị lên đến 750 USD giúp tối ưu quá trình xây dựng website. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hosting tại đây bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khác kèm theo sự hỗ trợ nhiệt tình, chuyên nghiệp từ đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao.
Nhanh tay đăng ký dịch vụ Hosting tốc độ cao của Vietnix ngay hôm nay.
Nên chọn Magento hay WordPress cho doanh nghiệp của bạn?
Nếu bạn là một doanh nghiệp vừa và lớn quan tâm đến việc tạo một cửa hàng trực tuyến, thì Magento có lợi thế hơn. Mặt khác, nếu việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của bạn phụ thuộc nhiều vào việc tiếp thị nội dung, thì WordPress với các plugin thương mại điện tử đầy đủ tính năng như WooCommerce là một giải pháp phù hợp hơn. Cả hai nền tảng đều có nhiều tiện ích mở rộng, tiện ích bổ sung để khắc phục điểm yếu của chúng.
Đặc điểm | WordPress | Magento |
Dễ sử dụng | WordPress thân thiện với người dùng hơn | Magento khiến người dùng mới bối rối khi sử dụng. |
Thương mại điện tử | WordPress không thiết kế dành riêng cho website thương mại điện tử. | Magento phù hợp với những website thương mại điện tử hơn. |
Website tiếp thị nội dung | WordPress phù hợp hơn với nhiều plugin, theme, tích hợp WooCommerce,… | Phù hợp với website thương mại điện tử. |
Theme và plugin | WordPress cung cấp các theme miễn phí nhưng vẫn cung cấp đầy đủ tính năng tuyệt vời. | Magento người dùng cần trả phí để sở hữu những theme chuyên nghiệp. |
Lời kết
Như vậy trong bài viết này, Vietnix đã tổng hợp nội dung so sánh Magento và WordPress, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được một nền tảng phù hợp với nhu cầu xây dựng website của mình. Đừng quên theo dõi Vietnix để đón xem nhiều bài viết hay và hấp dẫn khác nhé.