NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
21/07/2023
Lượt xem

SERP Analysis là gì? Cách phân tích SERP hiệu quả

21/07/2023
25 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (129 votes)

SERP Analysis là một phần quan trọng trong nghiên cứu từ khóa. Nó ảnh hưởng đến việc phân tích các website có chủ đề tương tự. Thông qua SERP Analysis, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan để tiến hành tối ưu hóa và xây dựng các kế hoạch SEO hiệu quả cho website của mình. Vậy SERP Analysis là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay sau đây.

Tìm hiểu SERP Analysis là gì?

SERP Analysis (Phân tích SERP) là quá trình phân tích các website đang xếp hạng cho cùng một từ khóa hoặc chủ đề trên trang kết quả tìm kiếm. Thông qua đó, các SEOer có thể đánh giá khả năng và cơ hội cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, SERP Analysis cũng kiểm tra hình thức hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm để đảm bảo nội dung phù hợp với Search Intent (ý định tìm kiếm) của người dùng.

SERP Analysis có lợi ích gì?

SERP Analysis không đơn giản là sao chép những gì các website có xếp hạng cao đang làm. Mà cần phải tập trung vào việc hiểu những gì họ làm đúng và đầy đủ.

SERP Analysis cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược tối ưu, tìm kiếm từ khóa mục tiêu và tận dụng cơ hội để xây dựng backlink hiệu quả.

Trước khi tiến hành phân tích SERP, bạn phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như: tên miền, Page Authority, chỉ số liên kết, loại và định dạng nội dung, độ biến động SERP và Search Intent. Những yếu tố này sẽ giúp bạn nhắm vào đúng từ khóa, triển khai nội dung chính xác và hấp dẫn. Từ đó thu hút lượng truy cập đúng với đối tượng mục tiêu, dễ dàng vượt qua đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, giúp website của bạn duy trì vị trí xếp hạng ổn định trên kết quả tìm kiếm.

Phân tích SERP cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng về thị trường và giúp bạn xác định được các yếu tố cần thiết để thành công trong việc tối ưu hóa website của mình.

Lưu ý: Trong nội dung hướng dẫn các bước dưới đây chủ yếu dùng Ahrefs để thực hiện phân tích dữ liệu từ SERP.

Bước 1: Phân tích lượt click và traffic tiềm năng

Khi tiến hành phân tích từ khóa, không chỉ nên tập trung vào kiểm tra search volume. Hiện nay, Google hiển thị nhiều kết quả trực tiếp trên SERP như Featured Snippet, People Also Ask, Knowledge Panel,… khiến người dùng không cần click vào website. Vì vậy, dựa trên chỉ số click, ta có thể đánh giá thực tế hơn.

Kiểm tra chỉ số click đơn giản là xem bao nhiêu lượt tìm kiếm mới đưa về 1 lượt click chuột, cũng như xem trang xếp hạng hàng đầu nhận được bao nhiêu lượt truy cập từ từ khóa đó.

Ví dụ, từ khóa “Trường Giang sinh năm bao nhiêu” có search volume là 2.5K/tháng, nhưng chỉ có đến 48% người tìm kiếm không click vào trang vì câu trả lời đã được hiển thị trên SERP.

từ khóa trường giang sinh năm bao nhiêu
Từ khóa: “Trường Giang sinh năm bao nhiêu?”

Một ví dụ khác, từ khóa “nên mua tủ lạnh hãng nào” có search volume là 900/tháng, nhưng nhận đến 2K lượt click/tháng. Các từ khóa chứa “hãng nào tốt”, “loại nào tốt” thường có nhiều lượt click hơn. Điều này thể hiện người dùng click vào nhiều trang kết quả để tìm kiếm thông tin và chọn cho mình chiếc tủ lạnh vừa ý.

nên mua tủ lạnh hãng nào
Từ khóa: “Nên mua tủ lạnh hãng nào?”

Ví dụ khác, từ khóa “tủ lạnh giá rẻ” có search volume 3K/tháng. Tuy nhiên, so với các từ khóa trong ví dụ trước, từ khóa này chỉ nhận được khoảng 27% lượt click Organic và 21% từ Paid Search.

tủ lạnh giá rẻ
Từ khóa: “Tủ lạnh giá rẻ”

Bởi vì ở vị trí đầu tiên là Google Shopping Ads (quảng cáo mua sắm), tiếp đó là 2 trang kết quả quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads). Còn Google Local Pack chiếm phần lớn trong trang kết quả tìm kiếm.

Do đó, khi SEO từ khóa “tủ lạnh giá rẻ” lên TOP 1 cũng chưa đủ. Để đạt được số lượng click tối đa cho từ khóa này (bao gồm cả Paid Click và Organic Click), bạn phải kết hợp SEO với Shopping Ads, Search Ads và cả Local SEO nếu ngân sách marketing của bạn cho phép.

Từ những ví dụ ở trên, có thể thấy không phải từ khóa có lượng tìm kiếm cao sẽ mang lại traffic tiềm năng. Các tính năng hiển thị SERP đã thay đổi hành vi tìm kiếm của người dùng. Do đó, để đạt lượng click tối đa, bạn cần kết hợp SEO với Shopping Ads, Search Ads và Local SEO.

Hãy nhớ rằng, khi đầu tư vào nội dung, xây dựng liên kết và quảng cáo, không chỉ dựa trên lượng tìm kiếm mà còn xem xét những thay đổi trong SERP để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bước 2: Phân tích nhóm từ khóa phụ

Một website có thể xếp hạng cho hàng trăm, hàng ngàn từ khóa khác nhau cùng một lúc. Nếu bạn lo lắng đối thủ đang xếp hạng cho những từ khóa mà bạn có thể đã bỏ sót, thì việc phân tích từ khóa phụ là rất quan trọng và cần thiết.

Từ khóa phụ là các biến thể gần giống với từ khóa chính, bao gồm từ không dấu, từ sai chính tả, từ có thứ tự khác nhau nhưng cùng nghĩa, từ đồng nghĩa, từ viết tắt, từ rút gọn,… và các từ khóa có cùng mục đích tìm kiếm. Nếu không thống kê đầy đủ từ khóa phụ, bạn có thể bỏ lỡ một lượng lớn lưu lượng truy cập tiềm năng.

cách phân nhóm từ khóa phụ
Cách phân nhóm từ khóa phụ

Để tìm ra các từ khóa phụ, bạn có thể sử dụng Ahrefs Content Gap theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Ahrefs > Đến phần Site Explorer > Điền URL của bạn > Chọn Exact URL > Nhấn vào biểu tượng tìm kiếm.

Nhập URL
Nhập URL

Bước 2: Lăn chuột đến phần Organic Search > Chọn Content Gap.

Chọn Content gap
Chọn “Content gap”

Bước 3: Điền vào 3 – 10 URL của đối thủ.

Nhập url đối thủ
Tiến hành nhập từ 3 – 10 URLs đối thủ

Bước 4: Nhấn Show keyword sẽ xuất hiện một danh sách từ khóa đối thủ lên top mà bạn chưa có.

nhấn show keywords
Nhấn Show keywords và xem kết quả

Page-Level Link Metrics (Chỉ số liên kết cấp trang) đánh giá các yếu tố liên quan đến liên kết của từng trang riêng lẻ, bao gồm số lượng liên kết, độ liên quan và đáng tin cậy của các liên kết đó,…

phân tích Page-Level Link Metrics
Phân tích chỉ số liên kết cấp trang (Nguồn: ahref.com)

Trong phân tích SERP, bạn nên tập trung vào yếu tố quan trọng nhất: Referring Domain (tên miền trỏ về).

Theo nghiên cứu mới từ Ahrefs đã chỉ ra rằng: Một website có nhiều Referring Domain trỏ về càng có nhiều từ khóa được xếp hạng.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng Referring Domain là nguyên nhân trực tiếp giúp website tăng hạng.

Mặc dù vậy, hầu hết những người làm SEO đều biết rằng xếp hạng website trên trang đầu mà không có Referring Domain nào trỏ về là không thể.

Nhưng trong trường hợp một số website chặn công cụ thu thập thông tin về backlink như Ahrefs, Semrush, Majestic SEO hoặc chỉ tập trung vào các chủ đề có độ cạnh tranh thấp, việc phân tích Referring Domain sẽ không đủ chính xác.

Vì vậy, phân tích Referring Domain vẫn là một bước quan trọng trong phân tích SERP. Bạn có thể sử dụng Ahrefs Keyword Explorer để kiểm tra.

Những từ khóa có số lượng Referring Domain từ 0 đến < 20 sẽ dễ dàng để nhắm mục tiêu xếp hạng hơn những từ khóa có lượng Referring Domain quá lớn.

Trong trường hợp bạn vẫn không chắc chắn về phương pháp xây dựng Referring Domain chất lượng thì hãy tham khảo ngay qua một số bài viết dưới đây.

Bước 4: Phân tích độ uy tín của URL và Domain

Khi nói về chỉ số liên kết cấp trang thì độ uy tín của Domain (DR) và URL (UR) là hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Bởi vì cả hai đều đánh giá sự đáng tin cậy và chuyên môn của một website.

Khi đánh giá tiềm năng của một từ khóa, bạn nên chú ý khi các đối thủ trong TOP 10 có ít nhất 1-2 đối thủ có DR gần +/- 5 so với DR của bạn và/hoặc có UR từ 0 đến < 20.

Lưu ý: Ngưỡng này có thể thay đổi tùy vào chất lượng của các trang xếp hạng cao. Nếu các website đã tối ưu tốt cho trải nghiệm người dùng và không có lỗi nào về mặt kỹ thuật, thì việc tăng ngưỡng là điều hiển nhiên.

Bước 5: Phân tích search intent

Search Intent (ý định tìm kiếm) đề cập đến lý do tại sao người dùng tìm kiếm một truy vấn cụ thể. Có 4 ý định tìm kiếm phổ biến đó là:

Thông tin (Informational): Người tìm kiếm muốn câu trả lời cho một câu hỏi hoặc kiến thức chuyên sâu. Đây có thể là câu hỏi đơn giản hoặc nhu cầu tìm kiếm kiến thức sâu và chi tiết hơn.

Ví dụ: hosting là gì, hướng dẫn cài đặt vps,…

Điều hướng (Navigational): Người tìm kiếm muốn truy cập vào một website cụ thể, thường dựa trên các từ khóa thương hiệu.

Ví dụ: Đăng nhập Google, Facebook…

Điều tra thương mại (Commercial Investigation): Người tìm kiếm đang tìm các bài viết đánh giá hoặc so sánh các sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Ví dụ: Nên mua hosting ở đâu, review hosting Vietnix,…

Giao dịch (Transactional): Người tìm kiếm đang tìm cách mua hàng, đã quyết định mua và tìm kiếm nơi để mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ: mua hosting, giá thuê vps,…

Ngoài ra, còn có ý định tìm kiếm địa phương (Local Intent) và ý định tìm kiếm sự miễn phí (Freebies),…

Để hiểu ý định tìm kiếm của từng từ khóa, bạn có thể dựa vào việc:

Xem hình thức hiển thị kết quả tìm kiếm (SERP Feature)

Google thường hiển thị các tính năng SERP nhất định cho từng loại ý định tìm kiếm như:

  • Featured Snippets (Đoạn trích nổi bật).
  • Image Result (Kết quả chuỗi hình ảnh).
  • Video Result (Kết quả chuỗi video).
  • Local Pack (Danh sách địa chỉ và bản đồ).
  • Shopping Result (Kết quả mua sắm).
  • Knowledge Graph (Sơ đồ tri thức).

Ví dụ như Featured Snippet sẽ xuất hiện nhiều ở những từ khóa mang ý định tìm kiếm thông tin như:

kiếm tiền online bằng chatgpt
Featured snippent của từ khóa: “Kiếm tiền online bằng chatGPT”

Hoặc các từ khóa mang ý định giao dịch (Transactional Intent):

ý định tìm kiếm hosting giá rẻ
Ý định tìm kiếm của từ khóa: “Hosting giá rẻ”

Và dạng từ khóa mang ý định tìm kiếm địa phương (Local Intent):

cháo gà quận Tân Bình
Ý định tìm kiếm của từ khóa: “Cháo gà quận Tân Bình”

Dựa vào SERP Feature để lọc danh sách từ khóa

Để lọc danh sách từ khóa theo SERP Feature, bạn có thể sử dụng Ahrefs Keyword Explorer.

Ví dụ, để lọc ra danh sách từ khóa có Search Intent thuộc loại điều tra thương mại (Commercial Investigation) và giao dịch (Transactional), bạn có thể chọn từ khóa có SERP Feature là Shopping Result.

Thực hiện như sau:

  1. Nhập từ khóa. VD: “laptop asus”
  2. Chọn vào Mactching terms ở bên trái của thanh sidebar
  3. Trong bộ lọc SERP Features, bạn chọn “Shopping results”
chọn Serp Features
Chọn Serp Features –> Shopping results

Ở cột SERP, chọn SERP Dropdown (biểu tượng mũi tên thả xuống bên cạnh) để có thể kiểm tra nhanh SERP Overview của từng từ khóa.

kiểm tra nhanh SERP Overview của từng từ khóa
Kiểm tra nhanh SERP Overview của từng từ khóa

Bạn cũng có thể kết hợp nhiều SERP Feature khác nhau để lọc từ khóa theo loại ý định tìm kiếm cụ thể.

Ví dụ:
– Kết hợp Featured Snippet, Knowledge Card và videos để lọc ra từ khóa thuộc Informational Intent.
– Kết hợp Sitelinks và Knowledge Panel để lọc ra từ khóa thuộc Navigational Intent.
– Kết hợp Featured Snippet và Adwords để lọc ra từ khóa thuộc Commercial Investigation Intent.
– Có thể kết hợp Shopping Results và Google Ads để lọc ra từ khóa thuộc Transactional Intent.

Lưu ý rằng không phải kết quả tìm kiếm nào cũng phù hợp với một loại Search Intent duy nhất. Có những trường hợp SERP có sự pha trộn của nhiều loại Search Intent khác nhau. Đối với trường hợp này, bạn có thể kết hợp những Intent nổi trội nhất của TOP 5 kết quả hàng đầu.

Bước 6: Phân tích loại của nội dung

Khi bạn publish một bài viết lên website nhưng không được lọt vào TOP 10 thì có thể do bài viết không đạt yêu cầu về loại content phù hợp. Để kiểm tra loại content đúng cho từ khóa, bạn có thể phân tích kết quả hiển thị trên SERP.

Ví dụ, khi tìm kiếm “nhà cấp 4 đẹp”, các bài đăng blog dạng danh sách tổng hợp các mẫu thiết kế đẹp và sử dụng hình ảnh minh họa thường được ưu tiên xếp hạng hàng đầu. Điều này cho thấy người tìm kiếm có ý định tìm kiếm thông tin hơn là mua sắm.

từ khóa nhà cấp 4 đẹp
Intent của từ khóa: “Nhà cấp 4 đẹp”

Tương tự, Google ưu tiên hiển thị kết quả video hàng đầu cho từ khóa “học tiếng anh online”.

intent từ khóa học tiếng anh online
Intent từ khóa: “Học tiếng anh online”

Tuy nhiên, khi tìm kiếm “đầm dự tiệc”, các trang danh mục sản phẩm thường được xếp hạng cao.

Intent từ khóa đầm dự tiệc
Intent từ khóa “Đầm dự tiệc:

Do đó, trước khi sản xuất nội dung, bạn cần kiểm tra loại content nào đang chiếm ưu thế trên SERP và phân loại content type vào danh sách từ khóa của bạn để tránh nhầm lẫn.

Bước 7: Phân tích content format

Một số định dạng nội dung phổ biến bao gồm:

  • Hướng dẫn cách (How-to Guide) – Ví dụ: Hướng dẫn upload website lên hosting nhanh nhất.
  • Hướng dẫn từng bước (Step-by-step Tutorial) – Ví dụ: 6 bước sử dụng VPS cho người mới bắt đầu.
  • Danh sách tiêu chuẩn (Checklist) – Ví dụ: 200+ yếu tố xếp hạng của Google chuẩn nhất hiện nay.
  • Câu chuyện thành công (Case Study) – Ví dụ: Tăng tốc website hiệu quả, gia tăng thứ hạng nhờ sử dụng hosting Vietnix.
  • Bảng xếp hạng (Roundup) – Ví dụ: TOP 10 nhà cung cấp hosting uy tín tại Việt Nam.
  • Danh sách liệt kê (List Post) – Ví dụ: 15 cuốn sách hướng dẫn thiết kế web bằng WordPress.
  • Đánh giá (Review) – Ví dụ: Đánh giá MyThemeShop – Theme đáng sử dụng nhất hiện nay.
  • So sánh (Comparison) – Ví dụ: Nên mua hosting Việt Nam hay hosting nước ngoài?

Việc sử dụng đúng loại và định dạng nội dung là cách quan trọng để tránh việc không đạt được hiệu quả và không đáp ứng Search Intent.

Một ví dụ về từ khóa “app viết truyện kiếm tiền” cho content dạng toplist:

từ khóa app viết truyện kiếm tiền
Ví dụ về từ khóa “App viết truyện kiếm tiền”

Bước 8: Phân tích được chất lượng nội dung bằng phương pháp thủ công

Bạn cần đánh giá nội dung của đối thủ bằng phương pháp thủ công theo một số khía cạnh quan trọng như:

  • Cách trình bày đa phương tiện: Kiểm tra xem đối thủ của bạn dùng hình ảnh, video, âm thanh,… một cách hiệu quả và có ý nghĩa hay chỉ để “lấp đầy” khoảng trống giữa các đoạn văn dài.
  • Cách hành văn: Kiểm tra ngữ pháp, cách diễn đạt và phong cách viết của đối thủ để xem nội dung có truyền đạt rõ ràng và dễ hiểu hay không.
  • Cấu trúc nội dung: Kiểm tra cấu trúc của đối thủ, bao gồm tiêu đề (Heading) và tiêu đề phụ (Subheading), để xem nội dung bài viết được sắp xếp có hệ thống và dễ theo dõi hay không.

Nếu bạn nhận thấy một nội dung trong kết quả tìm kiếm hàng đầu kém chất lượng, thì bạn hãy tạo ra một nội dung vượt trội, nổi bật để vượt qua đối thủ. Cùng xem lại toàn bộ các tiêu chuẩn: Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO của Vietnix nhé.

Một nội dung được đánh giá chất lượng là nội dung mang đến nhiều thông tin hữu ích, đầy đủ liên quan đến chủ đề và đáp ứng được nhu cầu thông tin của người đọc.

Bước 9: Theo dõi mức độ biến động của SERP

Thứ hạng trên Google luôn thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Do đó, nếu kết quả tìm kiếm ổn định trong thời gian dài, đó có nghĩa là Google đã tìm ra những nội dung hàng đầu có thể đáp ứng mong muốn của người dùng.

Ngược lại, nếu thứ hạng từ khóa trên kết quả tìm kiếm thay đổi liên tục và đột ngột, điều đó cho thấy ý định của người dùng chưa được đáp ứng tốt. Vì vậy, những từ khóa có biến động thứ hạng không ổn định có tiềm năng giúp bạn vượt qua được thứ hạng của đối thủ.

lịch sử biến động từ khóa hosting
Lịch sử biến động từ khóa “hosting”

Để kiểm tra lịch sử biến động thứ hạng từ khóa, bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs Keyword Explorer và kiểm tra biểu đồ SERP position history.

Lưu ý: Để theo dõi xu hướng biến động gần đây nhất, hãy chọn khoảng thời gian hiển thị là “6 months” thay vì “All time”. Nếu bạn muốn hiển thị xu hướng của một hoặc hai trang cụ thể, thì bạn có thể bật/tắt các đường biểu diễn.

Dưới đây là một số kiểu biến động bạn nên quan tâm khi phân tích SERP:

Ít hoặc không có biến động trong thứ hạng

Các website top đầu kết quả tìm kiếm có thứ hạng ổn định trong thời gian dài chính là những website lý tưởng để đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng. Vì vậy, nếu bạn muốn xếp hạng ngang hoặc cao hơn đối thủ, hãy học hỏi từng bước tiến của họ và thực hiện tốt hơn, ấn tượng hơn họ.

biến động từ khóa mua máy giặt
Lịch sử biến động thứ hạng của từ khóa “mua máy giặt”.

Chỉ có một vài trang biến động thứ hạng

Thỉnh thoảng, bạn có thể thấy một số trang có thứ hạng thay đổi liên tục, trong khi những trang khác vẫn giữ nguyên vị trí của mình. Trong trường hợp này, bạn nên nhắm mục tiêu vào những trang có biến động liên tục về thứ hạng để dễ thành công hơn.

Biến động của từ khóa máy lạnh
Lịch sử biến động của từ khóa “máy lạnh”

Xuất hiện nhiều biến động trong thứ hạng

Nguyên nhân xảy ra quá nhiều biến động trong thứ hạng có thể là do Google đang cố gắng để hiểu được search intent chính xác của người dùng và thường gặp khi người dùng tìm kiếm một từ khóa có nhiều nghĩa.

biến động từ khóa mercury
Lịch sử biến động thứ hạng của từ khóa “mercury”.

Lưu ý: Khi bạn thấy một số từ khóa có ý định tìm kiếm rõ ràng nhưng thứ hạng thay đổi liên tục trong kết quả tìm kiếm, điều đó có nghĩa là Google đang tìm kiếm nội dung phù hợp nhất với search intent của người dùng. Bạn nên tận dụng cơ hội này để đáp ứng những nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Phân tích chỉ số liên kết cấp trang giúp dự đoán lượng liên kết cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho một website trong một thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, duy trì hiệu quả cạnh tranh trong thời gian dài lại là một việc không hề đơn giản.

Để duy trì hiệu quả cạnh tranh trong dài hạn, bạn cần phân tích tốc độ backlink tỏ về website mỗi tháng.

Đầu tiên, bạn vào Ahrefs Keyword Explorer, kéo xuống phần SERP Overview và nhập từ khóa mục tiêu của bạn.

serp overview từ khóa laptop hp
SERP Overview của từ khóa “Laptop HP”

Tiếp theo nhấp vào biểu tượng mũi tên thả xuống có màu xanh lá bên cạnh URL, nhấn vào Overview.

serp overview
Chọn Overview

Tại đây bạn có thể xem toàn bộ thông tin về URL mà bạn chọn. Trong mục Backlink Profile, bạn nhấn tiếp vào Backlinks.

chọn backlink để xem tổng quan
Chọn Backlinks

Báo cáo này sẽ hiển thị chi tiết thông tin về số lượng backlink đã thu được và mất đi trong các khoảng thời gian khác nhau. Bạn có thể chọn phạm vi ngày tùy ý để xem, ví dụ như 7, 30 hay 60 ngày.

Bạn hãy chọn từng khoảng thời gian ngày và ghi lại số lượng backlink mới để có thể ước tính được mức trung bình của backlink. Đồng thời, bạn cần giữ “One link per domain” luôn ở trạng thái màu xanh lam.

Công cụ hỗ trợ SERP Analysis

Ngoài Ahrefs, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ dưới đây để thực hiện phân tích SERP:

SERP Checker by Mangools

SERPChecker by Mangools là một công cụ phân tích SERP chuyên nghiệp với hơn 45+ chỉ số SEO quan trọng. Công cụ này giúp bạn kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm tự nhiên của từ khóa nào đó.

Công cụ SERP Checker by Mangools
Công cụ SERP Checker by Mangools

Bằng việc sử dụng SERPChecker, bạn có thể phân tích điểm mạnh và yếu của các website đối thủ, xem thứ hạng, so sánh kết quả trên desktop và mobile, kiểm tra SERP Feature, tùy chỉnh khu vực địa lý và so sánh website của bạn với đối thủ,…

SEOquake

SEOquake (by SEMrush) là một tiện ích mở rộng rất hữu ích, được nhiều SEOer sử dụng. Nó cung cấp các báo cáo tổng quan SEO nhanh chóng, cho phép bạn đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, phân tích các Internal Link và External Link của website, đánh giá độ khó của từ khóa và xem thông tin về backlink một cách chi tiết.

Công cụ SEOquake
Công cụ SEOquake

Với SEOquake, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh hiển thị các thông số quan trọng, sắp xếp thứ tự hiển thị các trang theo một thông số cụ thể và xuất kết quả dưới dạng file CSV.

Moz SERP Analysis

Moz SERP Analysis là tính năng trong công cụ Keyword Explorer do Moz phát triển. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về các trang kết quả hàng đầu trong SERP với các chỉ số đánh giá SEO của Moz. Bằng cách sử dụng Moz SERP Analysis, bạn có thể phân tích điểm mạnh và yếu của các đối thủ đang SEO cùng từ khóa mà bạn nhắm mục tiêu.

Công cụ Moz SERP Analysis
Công cụ Moz SERP Analysis

Báo cáo SERP sẽ hiển thị thông tin về lượng tìm kiếm hàng tháng, CTR (từ nguồn tự nhiên), độ khó của từ khóa và độ ưu tiên của từ khóa.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhìn thấy các SERP Feature và số liệu Moz của từng trang, bao gồm Domain Authority, Page Authority, số liên kết từ Referring Domain đến một trang cụ thể và số liên kết từ Referring Domain đến một Root Domain.

Google Search cung cấp khả năng phân tích SERP miễn phí. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng Google Search, bạn sẽ bỏ sót những thông tin quan trọng về link và traffic. Do đó, cần sử dụng các công cụ khác để có dữ liệu chi tiết hơn.

Công cụ Google Search Console
Công cụ Google Search Console

Lời kết

SERP Analysis thực sự là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khóa và tối ưu hóa SEO. Bằng cách hiểu rõ hơn về kết quả tìm kiếm, bạn có thể phát triển chiến lược SEO mạnh mẽ và hiệu quả. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn và chúc bạn thực hiện thành công.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG