Mặc dù công nghệ Retargeting (đeo bám quảng cáo) đã được sử dụng từ lâu nhưng không ít Marketer và chủ doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa nắm vững về công nghệ này. Vậy Retargeting là gì? Các hình thức Retargeting phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Retargeting là gì?
Retargeting (còn được gọi là Nhắm chọn lại), chính là công nghệ đeo bám quảng cáo trực tuyến. Công nghệ này giúp quảng cáo chỉ tập trung vào những khách hàng, những người dùng đã truy cập vào website của bạn.
Ví dụ: Nếu một người dùng đã xem sản phẩm trên trang web của bạn nhưng không mua hàng, bạn có thể sử dụng Retargeting để hiển thị quảng cáo sản phẩm đó cho người dùng này khi họ duyệt web hoặc truy cập các trang web khác. Kỹ thuật này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách giúp nhắc nhở người dùng về sản phẩm của bạn và khuyến khích họ quay trở lại và mua hàng.
Ngày nay, Retargeting được dùng thường xuyên hơn trong các chiến dịch quảng cáo bởi cơ chế mô tả việc đặt và hiển thị các quảng cáo website trực tuyến. Công nghệ này được hoạt động dựa trên các thao tác của người dùng trên trang. Điều khiến cho Retargeting ngày càng được yêu thích chính là khả năng thao tác linh hoạt thông qua mạng lưới AdBrite và Google. Từ đó giúp bạn tiếp cận được người dùng mọi lúc.
Lợi ích của Retargeting đối với doanh nghiệp
Retargeting có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trực tuyến, bao gồm:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Retargeting giúp nhắc nhở người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và khuyến khích họ quay trở lại và mua hàng. Điều này làm tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.
- Tăng hiệu quả chi phí quảng cáo: Retargeting chỉ hiển thị quảng cáo cho những người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Do đó, nó giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo của bạn.
- Tăng tương tác với khách hàng tiềm năng: Retargeting giúp tăng tương tác với khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với họ. Khi bạn hiển thị quảng cáo cho họ, họ có thể nhận thức và tưởng tượng về thương hiệu của bạn.
Tuy nhiên, để thành công với Retargeting, bạn cần chú ý đến việc hiển thị quảng cáo đúng lúc và đúng nơi để không làm phiền người dùng. Ngoài ra, cần sử dụng các công cụ phân tích và đối chiếu dữ liệu để đảm bảo chiến dịch Retargeting của bạn hiệu quả.
Cách thức hoạt động của Retargeting
Thông thường, trên một landing page hoặc một website bất kỳ của thương hiệu nào đó, các sản phẩm sẽ được đánh dấu một đoạn mã riêng biệt khác nhau. Đoạn mã này có tác dụng là định danh sản phẩm, khi người dùng truy cập vào website sẽ dính đoạn mã này.
Thông qua các đoạn mã này, hệ thống quảng cáo sử dụng file cookies để lưu trữ thông tin khi người dùng truy cập website, từ đó thu thập được thông tin về thói quen sử dụng internet và phân tích các hành vi của người dùng để hiển thị các quảng cáo Retargeting trên internet hiệu quả.
Có thể nói, việc hiển thị những quảng cáo liên quan tới hành vi và sở thích của người dùng chính là ưu điểm lớn nhất của Retargeting. Điều này giúp cho những người làm marketing có các thông tin hữu dụng về tệp khách hàng của họ. Từ đó, hiển thị quảng cáo đến đúng khách hàng tiềm năng.
Mỗi lần khách hàng nhìn thấy quảng cáo là thêm một cơ hội để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu, sản phẩm. Như vậy, công nghệ Retargeting chính là trợ thủ, giúp doanh nghiệp tăng chỉ số ROI và tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Các hình thức Retargeting phổ biến nhất hiện nay
Thông thường, công nghệ Retargeting có hai hình thức chính, đó là Offsite Retargeting và Onsite Retargeting. Tuy nhiên, giữa bối cảnh thời đại Programmatic đang không ngừng phát triển thì Offsite Retargeting và Onsite Retargeting có thể được phân tích theo những hình thức sau:
- Site Retargeting: Nhắm mục tiêu lại dựa vào hành vi khi truy cập website.
- Dynamic Retargeting: Tiếp thị lại “động”.
- Social Media Retargeting: Tiếp thị lại trên các nền tảng mạng xã hội, trang truyền thông.
- Search Retargeting: Tiếp thị lại dựa trên các hành vi tìm kiếm.
- RLFSA -Retargeting list for search ads: Tiếp thị lại theo các danh sách và kèm theo kết quả tìm kiếm.
- Email & CRM Retargeting: Tiếp thị lại theo thư điện tử và CRM.
Kết quả của Retargeting
Sử dụng chiến dịch Retargeting sẽ mang lại những kết quả sau đây:
Tăng tỉ lệ chuyển đổi CTR
Khi triển khai Retargeting thành công sẽ giúp chỉ số CTR (tỷ lệ người xem) trong các chiến dịch quảng cáo tăng cao.
Tìm kiếm đúng khách hàng tiềm năng
Thông qua công nghệ quảng cáo Real Time Bidding (đấu giá theo thời gian thực), doanh nghiệp sẽ nhận thấy được sự hiệu quả và chính xác trong việc tìm kiếm khách hàng. Công nghệ này giúp họ tìm được những khách hàng tiềm năng, có nhu cầu thực tế vào đúng thời điểm. Đây là một công nghệ được dùng trong quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay.
Tạo dựng thương hiệu
Chiến dịch Retargeting giúp quảng cáo của doanh nghiệp lặp lại nhiều lần với khách hàng tiềm năng. Từ đó, thương hiệu được ghi dấu trong tâm trí khách hàng và doanh nghiệp cũng nhận được nhiều sự đồng hành từ khách hàng hơn.
Một số thống kê cho thấy rằng có tới 30% khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành khi họ tiếp xúc với doanh nghiệp thông qua chiến dịch Retargeting.
Sự khác nhau giữa Retargeting với Remarketing
Remarketing tập trung chủ yếu vào giỏ hàng và quảng cáo sẽ theo đuổi khách hàng đến khi phát sinh chuyển đổi. Còn Retargeting tập trung vào việc phủ quảng cáo trên nhiều kênh để thu hút nhiều khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Từ đó, Retargeting sẽ giúp thương hiệu lưu lại dấu ấn trong tâm trí người dùng.
Ngoài ra, trong khi Remarketing sử dụng dữ liệu first party data thì Retargeting lại dùng các nguồn dữ liệu khác nhau như first party data, second party data,… để triển khai các chiến dịch.
Câu hỏi thường gặp
Search Retargeting là gì?
Search Retargeting là phương thức tạo ra đối tượng tùy chỉnh dựa vào hành vi tìm kiếm từ khóa. Có thể hiểu đơn giản rằng, thông qua Search Retargeting, thương hiệu có thể hiển thị quảng cáo tới người dùng đang tìm kiếm các từ khóa liên quan.
Thông qua Search Retargeting, doanh nghiệp sẽ tăng số lần hiển thị quảng cáo nhiều hơn và khả năng nhận diện trên các nền tảng.
Remarketing Facebook là gì?
Remarketing Facebook là một hình thức bám đuôi người dùng đã truy cập vào trang web. Mỗi website sẽ gắn một đoạn mã pixel, code của Facebook. Khi có ai truy cập vào hệ thống, thông tin của người dùng sẽ được lưu lại trong Remarketing List. Và tới khi chạy chiến dịch, quảng cáo sẽ được tiếp cận tới những người dùng đã được lưu tên. Từ đó, họ sẽ thấy được quảng cáo lặp đi lặp lại nhiều lần.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Retargeting là gì và các hình thức Retargeting phổ biến hiện nay. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này tới nhiều người bạn hơn. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Vietnix nhé.