Marketing du kích mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến như tăng doanh số bán hàng xây dựng, nhận thức thương hiệu,… Chiến lược này cũng có thể áp dụng cho việc xây dựng kế hoạch SEO cho website. Bài viết dưới đây của Vietnix sẽ giúp bạn hiểu rõ Marketing du kích là gì và những ưu, nhược điểm của phương thức tiếp thị này. Cùng theo dõi nhé.
Marketing du kích là gì?
Marketing du kích (Guerrilla Marketing) là phương pháp tiếp thị vận dụng những chiến lược sáng tạo, độc đáo khiến cho người tiêu dùng bất ngờ, ngạc nhiên và tạo ra một ấn tượng lâu dài.
Thuật ngữ marketing du kích xuất hiện lần đầu tiên tại cuốn sách cùng tên được viết bởi tác giả Jay Conrad Levinson. Marketing du kích được lấy cảm hứng từ chiến tranh du kích với những chiến thuật đột kích, phục kích quy mô nhỏ kèm theo yếu tố bất ngờ bởi dân thường có vũ trang.
Không giống những phương pháp marketing truyền thống như in ấn, báo đài hay truyền hình, marketing du kích tối ưu chi phí và khá mới mẻ. Những doanh nghiệp nhỏ có ngân sách hạn hẹp thường hay áp dụng marketing du kích vào kế hoạch marketing thương hiệu.
Marketing du kích có những đặc điểm nào?
Nền tảng của hầu hết chiến lược marketing du kích luôn là tính bất ngờ. Có rất nhiều đặc điểm nhận dạng để bạn có thể dễ dàng phân biệt được đâu là marketing du kích và marketing thông thường. Ngoài ra, từ đây bạn cũng nhanh chóng phân loại các chiến lược marketing du kích khác nhau.
Đa số các chiến lược marketing du kích sẽ được xây dựng qua dạng hình thức quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trực tuyến hay tổ chức sự kiện.
Thông qua khảo sát của Bizzabo, khoảng 61% marketer cho rằng tổ chức sự kiện và quảng cáo ngoài trời đạt được hiệu quả rõ rệt cho chiến lược marketing (Nhiều hơn 20% so với 1 năm trước đó). Còn có 85% nhân sự ở vị trí Senior Manager cho đến những nhân sự cấp cao đánh giá rằng quảng cáo trực tiếp và sự kiện giúp cho kế hoạch của họ đạt được kết quả tốt.
Thông thường bạn sẽ thấy chiến lược marketing du kích thông qua những hoạt động ngoài trời (outdoor guerrilla) tại các địa điểm trong nhà như: Cung thi đấu dưới nước, ga tàu, bến thuyền,… và một vài hình thức được triển khai qua “tiếp thị trà trộn”.
Tiếp thị trà trộn là một kế hoạch tạo ra sự bất ngờ, bằng việc lồng ghép sản phẩm, dịch vụ tiếp thị với một minigame được triển khai ở sân vận động, trường học hoặc trên đường phố. Mặt khác, tiếp thị trà trộn còn có thể là sự kết hợp giữa một thương hiệu lớn cùng một gương mặt nổi tiếng, cải trang để đánh lạc hướng người đi đường, sau đó bất ngờ lộ diện để thu hút sự chú ý của mọi người.
Những mục tiêu của marketing du kích là gì?
Mục tiêu hàng đầu của marketing du kích chính là tạo được tiếng vang trên thị trường thông qua những chiến dịch độc đáo và thu hút khách hàng với nguồn lực hạn chế. Đồng thời, những marketer lựa chọn marketing du kích khi họ muốn như điều sau:
- Nổi bật giữa sự đa dạng của các loại quảng cáo trả tiền và xây dựng một định vị duy nhất ở tâm trí khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu bằng cách được khách hàng nhớ đến.
- Thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Bởi những hãng truyền thông và thông tấn thường đưa tin về những chiến dịch quảng cáo du kích như vậy và giới thiệu những điều tương tự đến khán giả của họ.
- Lan truyền mạnh mẽ khi những chiến dịch marketing du kích tạo ra giá trị xã hội.
Các chiến thuật marketing du kích dễ bắt gặp
Dưới đây là một số chiến thuật marketing du kích phổ biến và dễ bắt gặp nhất hiện nay.
Outdoor Guerrilla Marketing
Outdoor Guerrilla Marketing được biết đến với hình thức sử dụng những artwork bên ngoài đường phố như tượng, tranh vẽ,…
- Graffiti: Đây là loại hình truyền cảm hứng cho người xem rất hiệu quả thông qua vẽ chữ nghệ thuật đường phố. Tại Somali, bạn sẽ bị thu hút bởi những biển hiệu cửa hàng, banner,… hầu hết được thay thế bởi những hình vẽ Graffiti sinh động và bắt mắt.
- Stencil Graffiti: Một loại graffiti sử dụng khuôn tô. Màu sẽ tự tạo thành hình vẽ theo ý muốn khi bạn tô màu lên những mẫu khuôn có sẵn. Khi bạn có nhu cầu vẽ một hình ở nhiều nơi và bề mặt khác nhau thì Stencil Graffiti là một lựa chọn hợp lý.
- Reverse Graffiti: Không giống như khuôn tô, Reverse Graffiti sẽ “loại bỏ” một lớp sơn và một lớp bụi để tạo nên hình vẽ.
- Stickers: Lan tỏa thương hiệu “nhẹ nhàng” bằng những miếng dán có nhiều màu sắc khác nhau.
Indoor Guerilla Marketing
Chiến thuật này tương tự như Outdoor Guerrilla Marketing nhưng mọi hoạt động sẽ được tổ chức, diễn ra trong nhà như tại những ga tàu, cửa hàng, khuôn viên trường học hoặc tòa nhà,…
Event Guerilla Marketing
Tổ chức những sự kiện thu hút sự chú ý đến công chúng như thi đấu thể thao, hòa nhạc,…
- Flash Mobs: Hình thức nhảy cộng đồng có thể gây được chú ý, thu hút sự quan tâm đã được áp dụng trong nhiều chiến dịch vào các thời điểm khác nhau như: Lễ Tết, ra mắt sản phẩm, khai trương,… Những người tham gia có thể là các dancer được thuê hoặc đơn giản là tình nguyện viên yêu thích việc nhảy.
- Publicity Stunts: Những pha mạo hiểm, đây là một chiến thuật thể hiện rõ nhất yếu tố giật gân, bất ngờ với công chúng. Điển hình là dự án Red Bull Stratos, vào năm 2002 một vận động viên người Áo Felix Baumgartner đã thực hiện nhảy dù từ tầng bình lưu 128.000 feet (Khoảng hơn 39km). Dự án đã lập được nhiều kỷ lục thế giới khác nhau, sở hữu lượng lượt xem trực tiếp trên YouTube với 9.5 triệu người dùng.
Experiential Guerilla Marketing
Đây là một chiến lược chủ yếu tập trung vào tương tác và trải nghiệm của người dùng.
- Undercover Marketing: Hay còn gọi là “Marketing trà trộn”. Ví dụ cụ thể là chiến dịch của Sony năm 2002, họ đã thuê một số diễn viên đi lang thang trong thành phố và nhờ người đi đường chụp ảnh cho họ. Thông qua đó có thể cho mọi người trải nghiệm và tương tác với chiếc điện thoại Sony, từ đó thể hiện được giá trị của sản phẩm.
- Treasure Hunts: Dịch ra nghĩa tiếng Việt là đi tìm kho báu. Qua đó khán giả sẽ truy tìm kho báu theo một trò chơi do bạn giả lập nên, khiến họ cảm thấy phấn khích và hào hứng. Người chiến thắng sẽ nhận được một phần quà hoặc giải thưởng nào đó.
Digital Guerilla Marketing
Cùng với sự phát triển không ngừng của digital đã dẫn đến nhiều hình thức “du kích online” ra đời, trong đó có thể kể đến như: User generated content, viral video,… Hiện nay, với nhiều ý tưởng táo bạo đã khiến marketing có nhiều biến thể khác nhau.
Các hình thức marketing du kích chủ yếu
Marketing du kích hoạt động chủ yếu dưới 4 hình thức như sau:
Tiếp thị dựa vào yếu tố môi trường xung quanh
Đây là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua nhiều yếu tố môi trường khác nhau, ý tưởng mới mẻ và gây chú ý từ cùng những địa điểm đặc biệt. Từ đó, có thể tận dụng được hiệu quả môi trường. KitKat là một trong những thương hiệu đã áp dụng hình thức tiếp thị này rất thành công.
Tiếp thị phục kích
Phục kích ở đây có thể hiểu là một cuộc tấn công bất ngờ từ ai đó đang đợi sẵn ở một vị trí ẩn nấp. Với tiếp thị phục kích, một nhà tiếp thị sẽ chiếm thế thượng phong bằng cách “phục kích” các đối thủ cạnh tranh của mình thông qua việc đánh cắp sự chú ý từ họ.
Tuy định hướng quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể hiệu quả hơn, nhưng nội dung thông minh, hài hước sẽ giúp quảng cáo tạo được sự chú ý theo tính chất của tiếp thị phục kích.
Với hình thức này, 2 thương hiệu Ovaltine và Milo là một ví dụ tiêu biểu.
Tiếp thị tàng hình
Tiếp thị tàng hình là một hình thức marketing du kích tập trung đến khách hàng bằng những chiến lược tiếp thị sáng tạo và tinh tế. Với hình thức này, khi thực hiện công chúng sẽ không lập tức nhận ra rằng họ đang được tiếp thị về sản phẩm, dịch vụ đó.
Đã có rất nhiều thương hiệu áp dụng hình thức tiếp thị tàng hình này trong chiến lược marketing, trong đó có thể kể đến hãng bia Tyskie beer. Đội ngũ sáng tạo của Tyskie beer đã triển khai một ý tưởng khác biệt để mang sản phẩm của họ vào tâm trí của khách hàng tiềm năng. Thương hiệu bia ở Ba Lan này, đã đặt hình ảnh sản phẩm của họ lên tay nắm cửa của quầy bar, để lúc khách hàng mở cửa sẽ có cảm giác như đang cầm một cốc bia Tyskie lớn.
Tiếp thị đường phố
Những chiến dịch tiếp thị đường phố áp dụng những phương pháp và không gian quảng cáo phi truyền thống để nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tạo ấn tượng với người tiêu dùng hiệu quả hơn so với những chiến dịch quảng cáo truyền thống.
Bạn có thể tham khảo chiến dịch của thương hiệu McDonald’s với món khoai tây chiên được biến thành lối đi ngang qua đường đã thành công gây chú ý đến mọi người.
Marketing du kích có ưu và nhược điểm gì?
Giống như những phương thức marketing khác, marketing du kích cũng sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Chi phí thấp: Cho dù bạn sử dụng flash mobs hay graffiti thì ngân sách vẫn sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với những loại quảng cáo truyền thông khác.
- Mảnh đất của sáng tạo và tư duy: Marketing du kích tập trung tạo ra những ý tưởng sáng tạo.
- Hiệu ứng truyền miệng mạnh mẽ: Những chiến thuật marketing du kích sẽ tạo nên hiệu ứng word-of-mouth rất hiệu quả. Không có gì thành công hơn là để mọi người cùng bàn luận và nói về chiến dịch của bạn theo góc nhìn của riêng họ.
- Có sự ảnh hưởng đến báo chí: Đã có một số chiến dịch marketing du kích tạo ra tiếng vang và được xuất hiện trên báo chí mà thương hiệu không cần phải tốn ngân sách cho việc PR.
Nhược điểm
- Dễ bị hiểu sai thông điệp: Đa số các chiến dịch marketing du kích sẽ có tính chất hơi “bí ẩn” nhằm tăng thêm tính bất ngờ. Tuy nhiên, đôi khi khán giả sẽ không hiểu và hiểu nhầm ý đồ mà thương hiệu muốn truyền thông.
- Bị chính quyền địa phương “kiểm tra”: Đôi khi những sự kiện mà bạn tổ chức bên ngoài đường phố sẽ bị xem là gây rối trật tự nơi công cộng. Do đó bạn bên xin phép trước nếu muốn triển khai, tổ chức các sự kiện, nhảy flash mobs,…
- Tình huống phát sinh, khó kiểm soát: Sẽ có nhiều sự cố lớn, nhỏ khác nhau xảy ra gây ảnh hưởng đến những chiến dịch marketing du kích như: Thời tiết, thời gian, con người,…
Chính vì thế marketing du kích rất hợp với những thương hiệu dám chấp nhận rủi ro và yêu thích những ý tưởng táo bạo.
Một vài ví dụ ấn tượng về marketing du kích
Dưới đây là một số ví dụ ấn tượng về marketing du kích bạn có thể tham khảo:
Bộ phim tâm lý The Blair Witch Project
Bộ phim tâm lý kinh dị Mỹ The Blair Witch Project được sản xuất năm 1999 bởi một nhóm sinh viên chỉ với một chiếc máy quay duy nhất và số kinh phí sản xuất ít ỏi. Và đây là cách mà họ đã quảng bá cho bộ phim.
Họ phát động một chiến dịch trên internet thông qua tin đồn bí ẩn: “Tháng 10 năm 1994, đã có ba nhà làm phim sinh viên bị mất tích trong khu rừng gần Burkittsville, Maryland khi đang thực hiện bộ phim tài liệu. Kết quả một năm sau đoạn phim của họ đã được tìm thấy.”
Đến tháng 4 năm 1998, bản xem trước của bộ phim đã thành công tạo nên cơn sốt bởi sự tò mò từ phía công chúng, cho dù thời điểm đó bộ phim chưa được hoàn thành.
Khăn giấy Bounty và những “đống bầy nhầy”
Hãng khăn giấy có tên Bounty đã thuyết phục khách hàng một cách ấn tượng rằng lúc nào bạn cũng phải có khăn giấy bên người.
Trên đường phố, họ đặt hàng loạt những vật có kích thước lớn như: Ly cà phê bị đổ, cây kem đang bị tan chảy. Tại đó, họ sẽ phát những mẩu khăn giấy của mình và kèm theo biển quảng cáo có thông điệp“Makes small work of BIG spills”.
Với ví dụ này, bạn có thể nhận ra việc xác định được vấn đề hàng đầu mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết nhanh chóng. Từ đó dùng cách thức đặc biệt không cần quá nhiều lời nói để truyền tải với công chúng.
Tấm áp phích biết hát tại The Grammy
Đây là một ví dụ được dàn dựng trên video, bạn có thể tham khảo vào áp dụng ý tưởng của nó vào thực tế. Sẽ rất thú vị nếu bạn có thể tạo nên loạt áp phích có thể phát nhạc kèm hình ảnh chuyển động cho thương hiệu của mình. Tiếp theo hãy lựa chọn những địa điểm tập trung nhiều khách hàng mục tiêu của thương hiệu, khiến họ bất ngờ, cảm thấy thích thú và tương tác với bạn.
Drama của Burger King
Câu chuyện xảy ra khi có một chàng trai đã bình luận dưới bài viết của thương hiệu Burger King rằng tối qua bạn gái của anh ta đã mất 20 phút để đặt bánh. Điều thú vị ngay sau đó là bạn gái của anh ta đã phản hồi bình luận đó rằng cô ấy chưa từng đặt đồ ăn tại đây và cũng không hề thích Burger King.
Chính vì thế đã có một drama chia tay xuất hiện ngay dưới bài viết trên trang Instagram của Burger King. Và cư dân mạng chính là người cảm thấy thú vị nhất trong câu chuyện này. Sau đó họ đã nghi ngờ rằng chính Burger King đã cố tình sắp đặt drama trên.
Đây cũng là một ví dụ thú vị cho việc marketing du kích đã thành công lan sang môi trường digital thông qua những cuộc hội thoại thu hút sự chú ý của công chúng.
Những chai nước bẩn của UNICEF
Còn nhiều nước đang phát triển trên thế giới vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch, phải dùng nước bẩn trong sinh hoạt hằng ngày. Tổ chức UNICEF đã triển khai ý tưởng đóng chai nguồn nước bẩn này mang đến trưng bày tại các máy bán hàng tự động ở những nước có điều kiện sống tốt hơn. Mỗi nút lựa chọn sẽ là tên của một loại bệnh do thiếu nước sạch gây ra.
Đã có rất nhiều người chọn mua những chai nước bẩn này nhằm mục đích ủng hộ trao tiền quyên góp. Cách này đã truyền tải thành công thông điệp “Không phải ở đâu trên thế giới này cũng được sử dụng nước sạch mỗi ngày”.
Có thể thấy, marketing du kích còn được áp dụng với những chiến dịch phi lợi nhuận. Thay thế cho những hình ảnh chết chóc, đau buồn, bạn có thể thực hiện truyền tải thông điệp, ý nghĩa từ thiện bằng nhiều cách khác nhau để thu hút sự ủng hộ từ cộng đồng.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến marketing du kích mà Vietnix muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể nhìn nhận và đánh giá được đâu là hình thức marketing du kích phù hợp cho thương hiệu của mình từ đó áp dụng hiệu quả. Theo dõi blog Vietnix để đọc thêm nhiều bài viết liên quan đến Marketing thú vị khác nhé.