CPC thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo, tính toán tỷ lệ chi phí so với lượng nhấp chuột mà quảng cáo thu được. Bài viết hôm nay của Vietnix sẽ giúp bạn hiểu được CPC là gì và cách tối ưu hóa CPC cho doanh nghiệp hiệu quả.
Tìm hiểu CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) là chi phí bạn phải trả mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn, không phân biệt đó là loại quảng cáo nào, có thể là văn bản, hình ảnh hoặc video. Điều này áp dụng cho các quảng cáo xuất hiện trên các nền tảng khác nhau như trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), quảng cáo hiển thị (display ads), và trang các mạng xã hội.
Sử dụng CPC là một cách hiệu quả để xác định giá trị của chiến dịch quảng cáo. Đặc biệt trong trường hợp của Sponsored Products khi giúp bạn tìm giá thầu chính xác cho các từ khóa cụ thể.
Sự khác nhau giữa CPM và CPC là gì?
Các thương hiệu thường tập trung đánh giá và theo dõi các chỉ số digital marketing, trong đó có việc so sánh giữa CPC và CPM (Cost Per Impression). Sự khác biệt giữa CPC (Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột) và CPM (Chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị) nằm ở cách mà chúng đo lường và tính toán hiệu suất quảng cáo trực tuyến.
- CPC (Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột): Chỉ số đo lường chi phí cho mỗi lần người dùng nhấp vào ads. CPC được tính dựa trên số lượng lượt nhấp chuột thực tế mà quảng cáo nhận được.
Ví dụ, nếu bạn chạy một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và phải trả 10.000 VND cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn, thì đó là CPC.
- CPM (Chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị): CPM đo lường chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo trên website. Dù có người dùng nhấp vào quảng cáo hay không, số lần quảng cáo được hiển thị trên website đều được tính vào CPM.
Ví dụ, nếu bạn trả 100.000 VND cho 1 triệu lần quảng cáo được hiển thị, thì đó là giá trị CPM.
Các thương hiệu thường sử dụng cả hai chỉ số CPC và CPM, để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo và quyết định chiến lược tiếp theo cho chi tiêu quảng cáo của họ.
CPC được tính như thế nào?
Cost Per Click được tính dựa trên công thức đơn giản:
Ví dụ: Nếu bạn đã chi trả tổng cộng 1.000.000 VND cho một chiến dịch quảng cáo và trong suốt chiến dịch đó, quảng cáo của bạn đã nhận được tổng cộng 1.000 lượt nhấp chuột, thì bạn có thể tính CPC như sau:
CPC = 1.000.000 VND / 1.000 lượt nhấp chuột = 1.000 VND/lượt nhấp chuột
Vậy CPC trung bình của bạn là 1.000 VND cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn.
CPC tối ưu của mỗi thương hiệu phụ thuộc vào cách mà các nhà quảng cáo thiết lập giá thầu cho vị trí quảng cáo trên website và cho các từ khóa phổ biến. Ngoài ra, CPC có thể thay đổi dựa trên cạnh tranh và sự quan tâm từ các nhà quảng cáo khác nhau. Khi một từ khóa được nhiều người quảng cáo và cạnh tranh để đặt quảng cáo ở vị trí hàng đầu trên trang, thì giá quảng cáo sẽ tăng lên.
Chi phí trung bình của mỗi lần nhấp
CPC là một chỉ số đo lường hiệu suất quảng cáo trực tuyến và có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, quảng cáo được đặt trên các công cụ tìm kiếm như Google Ads có CPC cao hơn so với quảng cáo đặt trên website của thương hiệu. Giá CPC cũng phụ thuộc vào sự cạnh tranh từ các nhà quảng cáo khác trong cùng lĩnh vực và từ khóa liên quan đến quảng cáo. Các từ khóa có nhu cầu cao và cạnh tranh lớn thường có giá CPC cao hơn.
Do CPC thay đổi thường xuyên nên không có con số cố định cho CPC của một quảng cáo cụ thể. Thay vào đó, những người tham gia quảng cáo phải thực hiện tối ưu hóa chiến dịch của họ để đạt được một mức chi phí hợp lý và đảm bảo hiệu suất tốt.
Chi phí tối đa của mỗi lần nhấp
Chi phí tối đa cho mỗi lần nhấp chuột là số tiền cao nhất mà một thương hiệu đã đặt sẵn để trả khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của họ. Tuy nhiên, thường thì thương hiệu sẽ không phải trả toàn bộ số tiền tối đa này. Thay vào đó, CPC thực tế thường thấp hơn do nhiều yếu tố, bao gồm mức cạnh tranh từ các nhà quảng cáo khác, điểm chất lượng của quảng cáo và độ phù hợp của quảng cáo với từ khóa cũng như nội dung website.
Đặt giá thầu CPC thủ công
Khi đã xác định chi phí tối đa cho mỗi lần nhấp chuột, thương hiệu cần quyết định liệu họ muốn đặt giá thầu theo cách thủ công hay tự động cho CPC:
- Đặt giá thầu thủ công: Thương hiệu tự chọn một số tiền cụ thể mà họ sẽ trả cho mỗi lần nhấp chuột.
- Đặt giá thầu tự động: Thương hiệu có thể sử dụng tùy chọn đặt giá thầu tự động cho chi phí mỗi lần nhấp chuột, giúp họ tự động quản lý, điều chỉnh giá thầu dựa trên tình hình thị trường và cạnh tranh.
Đặt giá thầu CPC nâng cao
Đặt giá thầu CPC nâng cao là một tùy chọn được thương hiệu sử dụng để quản lý quảng cáo trực tuyến một cách tự động. Thay vì đặt giá thầu thủ công cho mỗi lần nhấp chuột, thương hiệu đặt một ngân sách tổng và sau đó sử dụng hệ thống tự động để điều chỉnh giá thầu dựa trên ngân sách đó.
Đặt giá thầu nâng cao cho CPC thường được sử dụng trong các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads và Microsoft Bing. Hệ thống sẽ tự động điều chỉnh giá thầu của bạn dựa trên sự cạnh tranh và mức giá thầu của đối thủ, cũng như các yếu tố khác như vị trí, thời gian hiển thị quảng cáo.
Sponsored Display, một tính năng trong Google Ads, cũng sử dụng đặt giá thầu nâng cao để điều chỉnh giá thầu dựa trên conversion rate. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo và đảm bảo rằng bạn trả ít hơn cho mỗi lần nhấp chuột có giá trị hơn.
Tại sao CPC lại quan trọng đối với một chiến dịch quảng cáo?
CPC là một trong các chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất và chất lượng của chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Dưới đây là một số lý do tại sao CPC quan trọng:
- Đo lường hiệu suất chiến dịch: CPC cho phép đánh giá cụ thể chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột, giúp bạn biết được bạn đang trả bao nhiêu để thu hút sự quan tâm từ khách hàng.
- Quản lý ngân sách: CPC cung cấp thông tin về mức giá bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp chuột. Điều này giúp bạn quản lý ngân sách quảng cáo của mình một cách hiệu quả và đảm bảo rằng không vượt quá ngân sách dự kiến.
- ROI (Lợi tức đầu tư): CPC là yếu tố quan trọng trong việc tính toán ROI của chiến dịch quảng cáo. Bạn cần đảm bảo rằng CPC thấp hơn so với giá trị thu được từ các lần nhấp chuột. Nếu CPC quá cao và không có lợi nhuận đủ để bù đắp, chiến dịch sẽ không mang lại giá trị kinh doanh.
- Sự cạnh tranh: CPC cũng liên quan đến mức độ cạnh tranh trong ngành. Trong các ngành có sự cạnh tranh cao và giá chuyển đổi cao thì CPC cũng sẽ cao hơn. Điều này đòi hỏi bạn phải cân nhắc kỹ về chiến lược quảng cáo và lựa chọn từ khóa cẩn thận.
Đánh giá ưu và nhược điểm của CPC
CPC giúp bạn đo lường và quản lý hiệu suất chiến dịch, tối ưu hóa ngân sách và chọn đúng mục tiêu đối tượng để đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của CPC:
CPC cho phép bạn chọn quảng cáo dựa trên từ khóa liên quan, và điều này mang lại lợi ích quan trọng trong việc tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu (target customer). Khi người dùng không có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn quảng cáo, họ không sẽ không nhấp vào quảng cáo của bạn.
Điều này có ý nghĩa rằng những người thực sự nhấp vào quảng cáo của bạn đã tỏ ra quan tâm từ đầu, và do đó, tỷ lệ chuyển đổi CPC của bạn có xu hướng cao hơn. Nhờ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách hiệu quả hơn với đối tượng khách hàng tiềm năng.
CPC là một hình thức quảng cáo phổ biến và hiệu quả mà hầu hết các marketer đều ưa chuộng cho chiến dịch của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là với các từ khóa được tìm kiếm nhiều và dễ chuyển đổi thành doanh thu, bạn có thể phải trả một mức phí rất cao để cạnh tranh trong cuộc đấu thầu quảng cáo trên các nền tảng như Google Ads.
Các đối thủ c ạnh tranh cũng có thể đấu giá cao để cố gắng xếp trên cùng trong kết quả tìm kiếm, làm cho mức giá CPC tăng lên.
Cách để tối ưu hóa chi phí CPC
CPC là một hình thức quảng cáo giúp bạn tập trung vào việc thu hút những người xem có ý định mua hàng thực sự. Điều này giúp tiết kiệm chi phí bằng cách tránh những người không quan tâm hoặc không phải đối tượng khách hàng mục tiêu nhấp vào quảng cáo của bạn. Sau đây là một số cách để tối ưu hóa chi phí CPC:
Kiểm tra chất lượng content và chất lượng, kích thước hình ảnh
Để thành công trong việc quảng cáo, hãy lựa chọn nội dung hấp dẫn và thông minh. Bạn có thể thêm chút yếu tố content hài hước hoặc tạo điểm nhấn để gây ấn tượng với người xem. Đặc biệt, hãy đảm bảo ở những câu đầu tiên hoặc đoạn đầu bạn cần hướng đến insight khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Hãy thử nghiệm nhiều loại CTA khác nhau và kết hợp với khuyến mãi để tạo sự kết nối tốt hơn với khách hàng.
Để tối ưu hóa CPC, hãy sử dụng kích thước hình ảnh quảng cáo phù hợp. Các kích thước như 720×90 px, 336×280 px, 160×600 px (cho máy tính) và 320×100 px (cho di động) đã được chứng minh là lựa chọn hiệu quả. Chúng giúp quảng cáo của bạn hoạt động tốt nhất trên các nền tảng khác nhau.
Lọc các bên chặn quảng cáo
Có thể bạn đã chặn quá nhiều quảng cáo hoặc danh mục nào đó, dẫn đến việc giảm CPC do ít quảng cáo đặt giá thầu. Để tăng CPC, bạn cần kiểm tra và bỏ chặn những quảng cáo đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tăng CPC bằng cách này cần một khoảng thời gian nhất định mới có sự thay đổi.
Lựa chọn các đối tác quảng cáo thích hợp
Nếu bạn tự quảng cáo mà vẫn không thấy hiệu quả tốt và tiêu tốn nhiều ngân sách, hãy xem xét việc thuê một đơn vị chuyên chạy quảng cáo bên ngoài. Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải chọn một đơn vị quảng cáo uy tín để đảm bảo rằng landing page được tối ưu hóa với ít khoảng trống quảng cáo nhất có thể. Đặc biệt, để tăng CPC, quảng cáo của bạn nên chứa cả hình ảnh và văn bản để thu hút người xem.
Cân nhắc đến tính thời vụ
Tính thời vụ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến CPC, chính vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đặt giá thầu nhà quảng cáo.
Ví dụ, nếu kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến học sinh và sinh viên thì bạn có thể nhận thấy rằng thu nhập của đối tượng này thường giảm đi vào mùa hè khi họ có thể nghỉ học hoặc không có nhu cầu tiêu tiền nhiều. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc giảm giá thầu CPC của mình trong thời gian mùa hè để tiết kiệm ngân sách quảng cáo.
Tăng hoặc giảm phạm vi tiếp cận phù hợp
Tăng hoặc giảm phạm vi tiếp cận phù hợp là một chiến lược quan trọng để điều chỉnh CPC trong chiến dịch quảng cáo. Dưới đây là cách bạn có thể thực hiện điều này:
- Tăng phạm vi tiếp cận: Khi bạn muốn tăng sự nhận diện thương hiệu (brand awareness) hoặc tăng traffic cho website, bạn có thể tăng phạm vi tiếp cận bằng cách tăng giá thầu CPC. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu là tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
- Giảm phạm vi tiếp cận: Ngược lại, khi bạn muốn tối ưu hóa chi phí và chỉ tiếp cận một đối tượng cụ thể hoặc địa điểm nhất định, bạn có thể giảm phạm vi tiếp cận bằng cách giảm giá thầu CPC. Điều này có thể hữu ích khi bạn muốn tập trung vào việc tiếp cận khách hàng có khả năng chuyển đổi cao hơn.
Ưu tiên sử dụng long-tail keyword
Sử dụng các long-tail-keyword có thể giúp bạn tránh cạnh tranh với các quảng cáo khác. Mặc dù có ít người sử dụng các từ khoá dài này, nhưng chúng mang lại nhiều ưu điểm. Vì ít người biết đến chúng, CPC có thể tối ưu hơn. Đặc biệt, người dùng thường sử dụng các từ khoá dài khi họ có ý định mua hàng. Vì vậy, chọn sử dụng từ khoá dài để tối ưu CPC là một quyết định đúng đắn.
Câu hỏi thường gặp
Chỉ số CPC Tiktok là gì?
CPC trên TikTok là chỉ số “Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột” (Cost Per Click). Đây là số tiền mà một nhà quảng cáo trả cho TikTok mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo của họ. CPC là một trong các chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất chiến dịch quảng cáo trên TikTok và xác định chi phí cụ thể cho mỗi lượt nhấp chuột mà bạn nhận được.
PPC khác gì CPC?
PPC và CPC đều liên quan đến việc trả tiền khi có người nhấp chuột vào quảng cáo. Tuy nhiên 2 chỉ số này khác nhau ở chỗ, PPC là mô hình quảng cáo dựa trên việc trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột, trong khi CPC là chỉ số đo lường chi phí cụ thể cho mỗi lần nhấp chuột trong mô hình PPC.
Lời kết
Tóm lại, CPC giúp bạn đo lường và quản lý chi phí của chiến dịch quảng cáo trực tuyến dựa trên số lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Điều này giúp tập trung vào đối tượng quan tâm và tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo, cũng như tối ưu hóa ngân sách quảng cáo của bạn để đạt được kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Vietnix và nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ ngay.