NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
21/06/2023
Lượt xem

Display Ads là gì? Tìm hiểu Display Ads cho người mới

21/06/2023
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (97 bình chọn)

Trong thời đại hiện nay, các hình thức quảng cáo đã trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Điều này cho phép doanh nghiệp truyền tải thông điệp của mình một cách ấn tượng và thu hút người xem tương tác nhiều hơn. Chính từ đây mà thuật ngữ Display Advertising (Display Ads) đã ra đời. Vậy Display Advertising là gì, cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây của Vietnix.

Display Ads là gì?

Display Ads là loại quảng cáo trực tuyến kết hợp nhiều yếu tố như văn bản, hình ảnh và URL liên kết đến trang web thứ 3 để khách hàng tìm hiểu thêm hoặc mua sản phẩm. Các quảng cáo có thể là dạng tĩnh một hình ảnh hoặc động khi kết hợp nhiều hình ảnh, video hoặc văn bản thay đổi. Một số Display Ads giới thiệu về sản phẩm, trong khi những quảng cáo khác mang tính giải trí với trò chơi hoặc câu đố đơn giản.

Display Ads là gì?
Display Ads là gì?

Ví dụ cụ thể về Display Advertising là quảng cáo banner được thiết kế hình chữ nhật hoặc vuông và có nội dung phù hợp với trang web đó.

Display Ads gồm những loại nào?

Tùy vào đối tượng mục tiêu và cách thức hoạt động mà Display Ads được phân làm nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại Display Ads phổ biến.

Remarketing Ads

Hiện nay, phần lớn Display Ads đều là Remarketing Ads hay quảng cáo hướng đối tượng. Điều này xuất phát từ việc cá nhân hóa quảng cáo ngày càng được sử dụng nhiều.

Remarketing Ads
Remarketing Ads

Theo thống kế từ Acckey Interactive, 91% người tiêu dùng thích mua hàng của các thương hiệu ghi nhớ sở thích và đưa ra những ưu đãi dựa trên nhu cầu hay mong muốn của họ. Remarketing Ads có thể đáp ứng điều này nên đã dần trở nên phổ biến hơn. Sử dụng Remarketing Ads là cách hiệu quả để giúp giữ thương hiệu của bạn luôn nằm trong tâm trí khách hàng.

Cách thực hiện Remarketing Ads như sau:

  • Đặt đoạn code thu thập thông tin về hành vi lướt web của khách truy cập lên website của bạn.
  • Dựa trên thông tin thu thập được để phát triển danh sách khách hàng và xây dựng thông điệp quảng cáo phù hợp.
  • Tiến hành tạo và đặt Remarketing Ads phù hợp theo phân loại khách hàng ở trên.

Personalized Ads

Remarketing được Google xem là danh mục con của Personalized Ads. Personalized Ads hướng đến người tiêu dùng dựa vào sở thích của họ trong quá trình truy cập online trên internet.

Ngoài Remarketing, Google còn có 4 loại quảng cáo cá nhân hóa khác đó là:

  • Affinity Targeting: Hiển thị quảng cáo cho người tiêu dùng quan tâm tích cực đến thị trường của bạn như những người thích phim ảnh, âm nhạc, xe,… Đây là một nhóm người dùng khá lớn.
  • Custom Affinity Groups: Tạo nhóm đối tượng nhỏ hơn để tìm hiểu rõ về sở thích mà bạn muốn nhắm đến như người thích phim kinh dị, người nghe nhạc rock,… Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm hẹp hơn này thì số lượng đối tượng tiếp cận tới quảng cáo cũng sẽ ít hơn.
  • Custom Intent and In-market Ads: Nhắm đến người tiêu dùng đang cần tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như bạn cung cấp. Mặc dù số lượng người tiếp cận ít hơn, nhưng tỷ lệ mua hàng của những người nhìn thấy quảng cáo sẽ cao hơn.
  • Similar Audience Ads: Nhắm mục tiêu đến những người có sở thích hoặc điểm chung với khách truy cập hiện tại của bạn. Google so sánh hồ sơ của những người trong danh sách Remarketing với những người dùng khác và xác định điểm chung để phân phối quảng cáo tới họ.
Personalized Ads
Personalized Ads

Contextually Targeted Ads

Thay vì dựa trên hồ sơ người dùng để hiển thị quảng cáo thì Contextually Targeted Ads được đặt trên các website theo các tiêu chí như: Từ khóa và chủ đề quảng cáo, vị trí và ngôn ngữ, chủ đề tổng quát của website, lịch sử duyệt web gần đây của khách truy cập.

Bạn có thể để Google tự quyết định hoặc tự mình hướng đối tượng theo chủ đề. Google cho phép chọn chủ đề từ danh sách và khớp quảng cáo với các trang liên quan trên Display Network hoặc YouTube. Bạn cũng có thể loại trừ các chủ đề không phù hợp.

Site-placed Ads

Site-placed Ads (hướng đối tượng theo vị trí trên website) phù hợp khi bạn muốn chọn các website chứa quảng cáo theo cách thủ công. Bạn có thể chọn hiển thị trên từng trang cụ thể hoặc toàn bộ website. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chọn một website và để Google chọn các trang con còn lại sao cho phù hợp nhất với quảng cáo.

Kích cỡ hình ảnh phù hợp cho Display Ads là gì?

Dưới đây là các kích cỡ hình ảnh phổ biến cho Display Ads, bạn cần nắm rõ để giúp quảng cáo hiển thị đúng chuẩn.

Kích cỡ hình ảnh phù hợp cho Display Ads
Kích cỡ hình ảnh phù hợp cho Display Ads

Kích cỡ chuẩn đối với quảng cáo hàng đầu:​

  • 300 x 250: Hình chữ nhật trung bình.
  • 336 x 280: Hình chữ nhật lớn.
  • 728 x 90: Leaderboard.
  • 300 x 600: Nửa trang.
  • 320 x 100: Banner lớn trên di động.

Kích cỡ chuẩn đối với quảng cáo theo khu vực:

  • 240 x 400: Hình chữ nhật dọc.
  • 980 x 120: Panorama.
  • 250 x 360: Triple Widescreen (kích thước bằng 3 lần màn rộng).
  • 930 x 180: Top Banner.
  • 580 x 400: Netboard.

Kích cỡ chuẩn đối với các banner khác:

  • 320 x 50: Mobile Leaderboard.
  • 468 x 60: Banner.
  • 234 x 60: Một nửa Banner.
  • 120 x 600: Skyscraper.
  • 120 x 240: Banner dọc.
  • 160 x 600: Skyscraper rộng.
  • 300 x 1050: Portrait.
  • 970 x 90: Leaderboard rộng.
  • 970 x 250: Billboard.
  • 250 x 250: Square (tính theo ô vuông).
  • 200 x 200: Hình vuông nhỏ.
  • 180 x 150: Hình chữ nhật nhỏ.
  • 125 x 125: Button.

Bạn không cần bắt buộc phải thiết kế banner theo mọi kích cỡ đã trình bày ở trên mà chỉ cần sử dụng những kích cỡ phù hợp với nhu cầu. Bạn có thể vào cẩm nang hướng dẫn từ Google (https://support.google.com/google-ads/answer/7031480?hl=vi) để xem chi tiết hơn.

Hầu hết các nền tảng hiện nay đều cho phép file quảng cáo dưới định dạng JPEG, JPG, PNG và GIF và có thể chấp nhận định dạng HTML5 (như Google Adwords). Riêng với những banner dạng hoạt hình cần tuân thủ một số kỹ thuật đặc thù, còn những banner dạng ảnh chỉ yêu cầu file có dung lượng dưới 150 KB.

Khám phá sự khác nhau giữa Native Ads và Display Ads

Display Ads xuất hiện lần đầu trên Internet vào năm 1994 với quảng cáo AT & T và dần trở nên phổ biến. Đến thời điểm hiện tại, Display Ads vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhưng Native Ads – được xem là một chiến lược mới đã bắt đầu chiếm thị phần.

Quảng cáo Native Ads kết hợp nhiều nội dung khác nhau trên một trang nên rất thông dụng trong các tin tức trên social media. Tuy cần chứng minh về mặt pháp lý để hiển thị nhưng những quảng cáo này nhìn tự nhiên và tương tự như các bài đăng của người dùng bình thường.

Native Ads và Display Ads
Native Ads và Display Ads

So với Display Ads, Native Ads ít rõ ràng hơn và có thể tiếp cận được những người dùng sử dụng phần mềm chặn quảng cáo. Sử dụng Native Ads cũng được đánh giá là phương pháp giúp thu hút khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Bởi đối với một bài đăng không quảng cáo quá rõ ràng, lộ liễu, người dùng thường sẽ có phản ứng tích cực hơn. Tuy nhiên, nếu người dùng phát hiện bài viết vừa xem là quảng cáo thì họ sẽ cảm thấy bị lừa và có ấn tượng không tốt với quảng cáo đó.

Ưu điểm và nhược điểm của Display Ads là gì?

Hình thức quảng cáo nào cũng có ưu nhược điểm riêng và Display Ads cũng vậy. Bạn cần nắm rõ ưu nhược điểm của Display Ads để cân nhắc xem có nên áp dụng nó hay không.

Ưu điểm

  • Nhận thức về thương hiệu tốt hơn: So với Native Ads, Display Ads thể hiện nội dung quảng cáo rõ ràng hơn. Tuy mọi người có thể bỏ qua nó một cách nhanh chóng nhưng họ cũng sẽ ngay lập tức nhận ra thông điệp từ thương hiệu của bạn. Điều này rất hữu ích trong việc xây dựng và phát triển độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
  • Thông điệp được truyền tải nhanh chóng: Display Ads chủ yếu là hình ảnh, không phải dạng văn bản. Điều này giúp người dùng tiếp thu nhanh chóng thông điệp mà không mất nhiều thời gian. Ngay cả khi chỉ lướt qua quảng cáo, họ vẫn dễ dàng ghi nhớ và ấn tượng với nó.
  • Tạo và thiết lập dễ dàng: Display Ads không đòi hỏi tích hợp phức tạp cũng như không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao. Do đó bất cứ ai cũng có thể triển khai nó dễ dàng.
  • Tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn: Một chiến dịch marketing với Display Ads được lập kế hoạch cẩn thận có thể giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu ở mọi giai đoạn. Chỉ cần bạn hiểu rõ cách thức hướng quảng cáo tới đối tượng mục tiêu một cách chuẩn xác và hiệu quả.
  • Mang giá trị lớn so với chi phí: Tuy số lượng nhấp vào Display Ads rất ít, nhưng nó giúp bạn tiếp cận đến một lượng lớn người dùng trong thị trường mục tiêu. Display Ads có khả năng tiếp cận rộng như các hình thức quảng cáo truyền thống, nhưng ít gây phiền toái hơn. Nó cũng ít bị gián đoạn so với quảng cáo trên truyền hình hoặc đài phát thanh, đặc biệt là khi quảng cáo chứa những nội dung phù hợp, có liên quan đến nhu cầu người dùng.
Tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn
Tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn

Nhược điểm

  • Phần lớn mọi người đều không thích quảng cáo: Ngày nay, người tiêu dùng cảm thấy quảng cáo xuất hiện quá thường xuyên và xâm phạm vào sự riêng tư của họ. Quảng cáo xuất hiện nhiều sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu và họ thường sử dụng phần mềm chặn quảng cáo để không bị làm phiền.
  • Display Ads có thể quá tối giản: Display Ads giúp truyền đạt thông điệp nhanh chóng và đơn giản, nhưng đôi khi sự ngắn gọn này có thể phản tác dụng. Gilad de Vries – một nhà đầu tư mạo hiểm đã phát hiện ra rằng Display Ads hiệu quả nhất khi nó dẫn người xem đến nội dung chi tiết hơn. Mặc dù Display Ads có ích, nhưng chúng không hẳn là công cụ mạnh mẽ nhất trong chiến lược marketing của bạn.
  • Tỷ lệ nhấp và chuyển đổi khá thấp: Quảng cáo banner có tỷ lệ nhấp chuột trung bình chỉ khoảng 0,1%. So với các hình thức quảng cáo khác thì tỷ lệ này khá thấp và dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cũng thấp.
Tỷ lệ nhấp chuột quảng cáo khá thấp
Tỷ lệ nhấp chuột quảng cáo khá thấp

Một vài điểm lưu ý về Display Ads

Display Ads có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế của nó. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần nắm để có thể thực hiện quảng cáo Display Ads đúng cách và tối ưu nhất.

Tôn trọng trải nghiệm của khách hàng

Tránh sử dụng tính năng tự động phát đối với quảng cáo dạng video, popup hoặc quảng cáo không thể tắt bằng cách cuộn đi. Hãy đặt quảng cáo tĩnh gần mép màn hình hoặc trong nội dung website.
Điều này đảm bảo quảng cáo không che phủ quá nhiều không gian màn hình để tránh người dùng cảm thấy bị làm phiền, đặc biệt là trên thiết bị di động.

Sử dụng thiết kế đơn giản, ít từ

Tập trung vào thiết kế đơn giản và sử dụng ít từ nhất có thể để truyền tải thông điệp trên quảng cáo của bạn. Lý do là bởi Display Ads thường chỉ hiển thị một khoảng nhỏ trên màn hình.

Dùng các CTA nổi bật

CTA (Lời kêu gọi hành động) là một phần rất quan trọng trong quảng cáo. CTA hiệu quả sẽ kích thích người dùng thực hiện hành động sau khi xem quảng cáo của bạn.

Để tạo CTA hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tạo CTA theo hướng lợi ích, cho biết người dùng sẽ nhận được gì nếu nhấp vào.
  • Sử dụng ngôn ngữ thuyết phục để thu hút và lôi kéo người xem.
  • Tạo tình huống cấp bách để thúc đẩy người dùng hành động.
  • Hãy đảm bảo nút CTA dễ nhìn và dễ nhấp đúng.
Dùng các CTA nổi bật
Dùng các CTA nổi bật

Một số ví dụ về các mẫu Display Ads

Dưới đây là một số ví dụ về Display Ads từ các thương hiệu nổi tiếng, sử dụng ba loại Display Ads đó là: Banner ảnh tĩnh, GIF và hoạt họa dưới định dạng HTML5.

Ví dụ về banner ảnh tĩnh

Ví dụ về banner ảnh tĩnh
Ví dụ về banner ảnh tĩnh

Ví dụ về quảng cáo ảnh dạng GIF

Ví dụ về quảng cáo ảnh dạng GIF
Ví dụ về quảng cáo ảnh dạng GIF

Ví dụ về quảng cáo ảnh có định dạng HTML5

Ví dụ về quảng cáo ảnh có định dạng HTML5
Ví dụ về quảng cáo ảnh có định dạng HTML5

Vì sao Landing Page lại quan trọng trong Display Advertising

Landing Page đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Display Ads. Mục tiêu chính Display Ads thường là thu hút lượt truy cập của người dùng nhằm đạt được mục đích mà chiến dịch đã đề ra từ đầu (lợi nhuận, danh tiếng, thị phần,…).

Để đạt được điều này, banner quảng cáo và Landing Page cần đảm bảo phải hòa hợp với nhau. Thiết kế, thành phần, màu sắc, font chữ nên đồng nhất giữa banner và Landing Page để người dùng không cảm thấy bối rối khi chuyển từ banner sang trang đích. Đồng thời, nội dung của Landing Page cần phù hợp với thông điệp mà banner truyền tải.

Dưới đây là 3 công cụ hữu ích để tạo Landing Page mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng các công cụ này, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu Landing Page. Sau đó tiến hành thực hiện A/B testing cho các banner quảng cáo và trang đích để tìm ra mẫu quảng cáo mang lại kết quả tốt nhất cho chiến dịch.

Lời kết

Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thể hiểu rõ Display Ads là gì và biết cách ứng dụng Display Ads hiệu quả vào các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết. Ngoài ra, hãy tiếp tục theo dõi blog của Vietnix thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG