Content Idea hay ý tưởng để xây dựng content không phải lúc nào cũng có sẵn. Hơn nữa, Content Idea cũng không hề có một khuôn mẫu sẵn có nào cả, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào sức sáng tạo của những Content Creator. Vậy cụ thể Content Idea là gì? Làm sao để tìm ý tưởng content hiệu quả, giải quyết được vấn đề cho người dùng? Đọc bài viết này của Vietnix để có ngay những ý tưởng content độc đáo.
Content Idea là gì?
Content Idea là tập hợp nhiều ý tưởng để xây dựng một nội dung hữu ích, thu hút và mang lại hiệu quả cho người làm nội dung lẫn người tiếp cận nội dung. Từ những ý tưởng đó, người làm nội dung sẽ xây dựng và phát triển Content Idea thành một content hoàn chỉnh và có thể xuất bản.
Trong marketing, Idea Content cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một ý tưởng xây dựng content bất kỳ đều có ảnh hưởng to lớn đến các chiến dịch, dự án nội dung của chủ thể. Nếu ý tưởng content lôi cuốn, bạn sẽ tạo ra được một hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ, mang về những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, đồng thời kích thích được việc chia sẻ đến từ nhiều người dùng.
Content Idea có thể được tạo ra bất cứ lúc nào, chúng thiên về khả năng tập trung sáng tạo của mỗi người. Đôi khi những khoảnh khắc bất chợt trong cuộc sống sẽ làm lóe lên trong đầu bạn những ý tưởng content hấp dẫn.
Bạn có thể tìm thấy Idea Content tuyệt vời qua một số điểm sau:
- Ý tưởng bắt nguồn từ đâu?
- Sáng tạo nội dung mới mẻ.
- Nguồn cảm hứng cho các ý tưởng.
- Nhận ra các ý tưởng phù hợp.
- Nhắm đến mục tiêu và cung cấp những giá trị cốt lõi.
12 cách để có được ý tưởng content hiệu quả
Đối với những người làm content marketer, sáng tạo Content Idea là một yêu cầu cần thực hiện thường xuyên. Không phải lúc nào ý tưởng viết content cũng có sẵn trong đầu. Ngoài việc dựa vào tài nguyên kiến thức có sẵn, đôi khi để sáng tạo ra ý tưởng tốt thì người làm content phải có một số kỹ năng khảo sát cũng như nắm bắt xu hướng tốt.
Nếu đang bí ý tưởng cho dự án của mình, bạn có thể tham khảo 12 cách lên ý tưởng content cực kỳ hiệu quả và thiết thực sau đây.
1. Viết câu chuyện chia sẻ về công việc của bạn
Công việc bạn làm hàng ngày luôn có những câu chuyện đi kèm mà bạn có thể khai thác để xây dựng content. Đó là những câu chuyện về khách hàng, đối tác, những dự án bạn đã hoàn thành, những bài học thực tế bạn rút ra, những trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ,… Bạn hoàn toàn có thể biến chúng thành một chuỗi ý tưởng để ra content trong thời gian dài.
Nguồn ý tưởng này khá dồi dào vì một ngày làm việc là một trải nghiệm mới mẻ, bạn có thể tổng hợp và đưa chúng vào nội dung của mình. Hơn nữa, dạng content này còn mang lại nhiều lợi ích cho người làm nội dung. Content Idea như một cách quảng bá sản phẩm, dịch vụ, môi trường làm việc của doanh nghiệp một cách gián tiếp, từ đó tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng cũng như quảng bá thêm thương hiệu doanh nghiệp.
Ví dụ: Bạn làm công việc bán hàng tại cửa hàng điện thoại, content đưa ra có thể là các câu chuyện, video hài hước khi bán hàng cho khách, sự ghi nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng, review các sản phẩm mới nhập về cửa hàng, công việc hàng ngày của mỗi bộ phận nhân viên trong cửa hàng,…
2. Sử dụng bài viết dạng FAQ
Việc sáng tạo nội dung phần lớn sẽ hướng đến việc giải quyết các vấn đề mà người dùng chưa rõ, chưa hiểu, chưa biết đến. Nếu một lúc nào đó bạn quá bí ý tưởng, không biết phải viết về nội dung gì thì bạn có thể nghĩ tới việc giải đáp những thắc mắc mà người dùng đưa ra. Đó là cách để lên các ý tưởng content dạng FAQs (Frequently Asked Questions).
Khi tiếp cận về một sản phẩm, dịch vụ nào đó, người dùng chắc chắn sẽ có những thắc mắc muốn được giải đáp. Họ thường sẽ để lại câu hỏi trong phần bình luận, tin nhắn, nội dung thảo luận trên các website, diễn đàn, các nền tảng mạng xã hội. Bạn có thể tổng hợp lại những vấn đề được thắc mắc nhiều nhất để xây dựng nội dung những câu hỏi đáp dạng FAQs.
Đây cũng là ý tưởng hay để bạn có cơ hội tương tác với khách hàng. Content dạng này sẽ giúp giải đáp được phần nào những thắc mắc, trăn trở của khách hàng, khiến họ yên tâm, tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ mà cá nhân, doanh nghiệp cung cấp hơn.
3. Content thủ thuật, mẹo vặt
Các bài về thủ thuật, mẹo vặt cũng là một dạng content giúp giải đáp các vướng mắc, cung cấp thông tin giúp người dùng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hiệu quả. Bạn có thể bắt gặp các Idea Content dạng này khá phổ biến bởi tài nguyên ý tưởng của dạng content này rất phong phú.
Doanh nghiệp dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ luôn có các khía cạnh để khai thác về thủ thuật, mẹo vặt. Các bài viết có thể liên quan đến các chủ đề sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp cung cấp đồ nội thất có thể tạo ra các content như mẹo chọn nội thất cho từng phong cách sống, bí quyết bố trí nội thất hợp phong thủy, mẹo bảo vệ bề mặt nội thất bền lâu,…
Ý tưởng content dạng này không bao giờ giới hạn. Nếu bạn biết cách đặt mình vào vị trí khách hàng, hiểu được tâm lý của họ để cung cấp đúng thông tin mà họ đang thiếu thì dạng content này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn. Đây cũng là một cách để kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng khá bền vững.
4. Cài Google Alerts để nghiên cứu chủ đề, từ khóa
Dịch vụ Google Alerts do Google cung cấp từ năm 2003 để cho phép người dùng cập nhật các thông tin liên quan về một nhóm từ khóa theo chủ đề thông qua email.
Nếu như bạn đang bí ý tưởng, chưa có Content Idea tốt để viết nội dung, hãy sử dụng công cụ Google Alerts này để tạo luồng dữ liệu mới mẻ cho mình, khơi dậy sự sáng tạo cho bản thân.
Bằng công cụ này, bạn có thể thu thập một list từ khóa liên quan đến công việc, ngành nghề của mình, chủ đề liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp hoặc các từ khóa theo sở thích bản thân.
Hơn thế nữa, bạn cũng có thể tạo một danh mục gồm nhiều từ khóa ngẫu nhiên, Google Alerts sẽ gửi về cho bạn list các từ khóa liên quan có kết hợp với từ khóa mà bạn đã đưa ra. Từ những từ khóa mới đó, bạn có thể xây dựng được nhiều Content Idea mới mà không lo bị cạn ý tưởng.
5. Phân tích bản đồ thấu cảm khách hàng
Các nhà sáng tạo nội dung thường xây dựng ý tưởng content dựa vào sự thấu hiểu của khách hàng mục tiêu. Biểu đồ thấu cảm khách hàng (Empathy Mapping) chính là công cụ cung cấp cái nhìn trực quan phác họa chân dung khách hàng của mình một cách rõ nét nhất.
Bản đồ thấu cản sẽ giúp bạn nắm được các vấn đề liên quan đến khách hàng gồm:
- Khách hàng nhìn thấy điều gì?
- Khách hàng đã nghe thấy gì?
- Cảm nhận và suy nghĩ của khách hàng là gì?
- Khách hàng nói và làm gì?
- Khó khăn khách hàng đang gặp phải là gì?
- Lợi ích mà khách hàng nhận được là gì?
Dựa trên những phân tích từ biểu đồ thấu cảm, content marketer sẽ có những nhìn nhận sâu sắc, khách quan về đối tượng để phát triển các ý tưởng tiếp theo.
6. Tham khảo content đối thủ
Một trong những cách tìm ý tưởng để viết content cho cá nhân, doanh nghiệp mình đó là tham khảo các content đối thủ đang có. Đây cũng là cách để xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Tham khảo content ở đây không phải là việc sao chép lại nội dung của đối thủ. Đó là phân tích, đánh giá trên nội dung đối thủ đã xây dựng để xem content của mình còn điểm nào cần cải thiện cũng như nhận ra điểm vượt trội của mình cần phát huy.
Nếu muốn tham khảo về các chiến lược xây dựng content của đối trên các website, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ chẳng hạn như:
- BuzzSumo: Hỗ trợ tìm kiếm và theo dõi các nội dung phổ biến nhất trên các kênh truyền thông xã hội khác nhau, bao gồm cả những người có sức ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực.
- Ahrefs: Nghiên cứu sâu bộ dữ liệu mà đối thủ đang quảng bá dựa vào domain để hiểu rõ hơn ý tưởng nội dung đối thủ đang hướng đến.
- Google Keyword Planner: Cho phép khám phá nhóm từ khóa mà đối thủ đang xây dựng nội dung để tạo nên các phiên bản tốt hơn cho mình.
7. Tạo tập tin vuốt
Việc lướt mạng xã hội hàng ngày không hề phí phạm thời gian đối với những người làm content. Phải nói rằng mạng xã hội là một kho cung cấp ý tưởng vô tận mà bạn có thể khai thác. Bạn hoàn toàn có thể tìm ra những ý tưởng mới mẻ dựa trên các thông tin tiếp cận từ người khác trên các nền tảng này.
Hãy tạo cho mình một tập tin vuốt. Tức là tạo ra một tập để lưu trữ những thứ hay bạn bắt gặp khi lướt bảng tin. Đó có thể là ảnh chụp màn hình hoặc những đoạn content bạn lưu lại vì thấy chúng thú vị. Đến một lúc nào đó, khi bạn thiếu ý tưởng làm nội dung, hãy thử xem lại những gì đã bạn lưu. Bạn sẽ tìm thấy những Content Idea độc đáo dựa trên tài nguyên ý tưởng mà bạn cóp nhặt được.
8. Cập nhật từ các sự kiện sắp diễn ra
Người làm content nhất là Content Marketing cần sự nhạy bén, nhanh nhẹn nắm bắt xu hướng khi sáng tạo nội dung hướng đến khách hàng. Vậy nên, một trong những cách hay mang lại hiệu ứng lan truyền cao cho các content là cập nhật thông tin từ các sự kiện sắp diễn ra.
Dù là sự kiện lớn nhỏ gì, bạn cũng có thể đón đầu xu hướng để xây dựng các content phát hành vào các dịp quan trọng đó. Không nhất thiết sự kiện đó phải có sự liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Với sức sáng tạo không giới hạn của dân content thì không khó để tạo mối liên kết từ sự kiện cho việc quảng cáo doanh nghiệp. Đây là những cơ hội tốt để tăng tương tác với các khách hàng tiềm năng.
Cách lên ý tưởng content này không những mang về lượng tương tác cao mà đây còn thể hiện sự chuyên nghiệp của đội ngũ làm marketing khi luôn biết bắt kịp các dòng sự kiện.
9. Giới thiệu nhân sự công ty
Các nhân tố cấu thành nên doanh nghiệp đều có những câu chuyện riêng để khai thác. Do đó, hãy biến mỗi nhân sự trong công ty thành một nhân vật chính cho content của mình, điều đó rất thú vị. Bởi vì mỗi người đều có một câu chuyện nghề riêng, nên những câu chuyện kể về các nhân viên giữ các vị trí khác nhau trong công ty sẽ không bao giờ bị trùng lặp.
Mỗi nhân sự đều có vai trò quan trọng khác nhau, đóng góp xây dựng nên doanh nghiệp. Do đó, việc kể những câu chuyện xung quanh họ cũng là một cách để tạo nên mối quan hệ khăng khít trong môi trường làm việc, vừa là cách để tạo dấu ấn tích cực về hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Hơn nữa, tâm lý của người dùng thường tò mò, thích thú khi nghe kể những câu chuyện mà người khác từng trải qua, họ đã từng làm gì để có thể làm việc tại vị trí này. Content Idea này rất dễ thu hút lượng người quan tâm đông đảo.
10. Giải đáp các thắc mắc về doanh nghiệp
Khi xây dựng chiến dịch marketing cho doanh nghiệp, bạn cũng có thể xây dựng các content giải đáp những vấn thắc mắc của người dùng về doanh nghiệp. Đây cũng là cách để giúp người dùng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, tạo nên sự tin tưởng, uy tín về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với người dùng.
Bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ để nắm bắt xem người dùng đang có những thắc mắc chung gì về lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.
Ví dụ như:
- Quora: Đây là một nền tảng hỏi đáp trên cộng đồng phổ biến hiện nay. Bạn có thể xem các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực thuộc doanh nghiệp của mình. Từ đó lựa chọn những vấn đề được quan tâm nhiều nhất để đưa ra các bài viết giải đáp và định hướng người dùng.
- AnswerThePublic: Đây là công cụ hỗ trợ SEO các website, cung cấp cho bạn những từ khóa, nội dung liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm. Bạn có thể tra cứu những câu hỏi liên quan đến ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động để xây dựng các content giải đáp.
Khi đã nghiên cứu ra bộ câu hỏi cần giải đáp, bạn cần tìm tòi và đưa ra câu trả lời thật thích hợp, mở rộng các thông tin liên quan để phân tích vấn đề thật sâu sắc. Từ đó tạo thiện cảm cho khách hàng về doanh nghiệp của mình.
11. Nghiên cứu từ khóa bằng công cụ
Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa online được sử dụng để giúp dân content có thêm những ý tưởng làm nội dung. Còn có cả những công cụ có thể tạo ra bài viết thông qua từ khóa mà bạn đưa ra. Ngoài các công cụ AnswerthePublic, Quora, Buzzsumo, Google Alerts, Google Keyword Planner đã giới thiệu ở các phần trên, bạn có thể tham khảo thêm một số công cụ nổi tiếng khác như:
- Đều xuất khi Search Google: Mỗi khi bạn nhập từ khóa tìm kiếm trên Google, sẽ luôn có một list các vấn đề liên quan đến từ bạn nhập hiển thị ngay bên dưới. Đó là các là từ khóa đuôi dài có liên quan đến từ khóa bạn nhập và được nhiều người dùng tra cứu trước đây. Bạn có thể lấy các ý tưởng từ phần đề xuất để lên các ý tưởng content cho mình.
- Google trend: Đây là một công cụ rất hữu ích để xác định các từ khóa nào đang là trend hiện nay trên các nền tảng. Đồng thời, chúng cũng giúp bạn nghiên cứu mức tăng trưởng tìm kiếm cho một từ khóa bất kỳ bạn muốn tìm hiểu.
Với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ này, bạn có thể tìm được nguồn Content Idea dồi dào để xây dựng ý tưởng trong một thời gian dài.
12. Làm content phản biện
Các ý kiến phản biện cũng là dạng content mang lại nhiều giá trị, bạn hãy thử áp dụng chúng cho việc lên nội dung bài viết. Nếu bạn lướt tin tức, mạng xã hội và bắt gặp các thông tin, bài viết nào đó bạn có ý kiến trái chiều, nhất là liên quan đến chuyên môn của bạn thì bạn có thể thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình.
Việc viết bài mang ý kiến trái chiều với chủ thể là một cách để rèn kỹ năng phản biện của bản thân. Đồng thời, cách này cũng thể hiện tầm hiểu biết, kỹ năng bóc tách vấn đề của bạn. Nếu bạn phản biện tốt thì chúng sẽ giúp kéo tương tác rất tốt, cũng như gắn kết những người dùng có chung suy nghĩ với bạn. Hãy thử làm nổi bật bản thân trên các diễn đàn, mạng xã hội bằng khả năng phản biện của mình xem, sẽ có lúc bạn phải bất ngờ về kết quả các content mang lại.
Lời kết
Với những chia sẻ trên đây, bạn đã sẵn sàng để tìm ra những Content Idea mới mẻ cho mình chưa? Việc sáng tạo nội dung quả thực cần rất nhiều chất xám và sự nhạy bén trong suy nghĩ của dân content. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng các bí quyết trên, Vietnix tin chắc rằng sẽ không quá khó khăn để tìm ý tưởng content cho các dự án marketing doanh nghiệp cũng như nội dung bản thân tự phát triển.