“Server Error (5xx)” là một mã trạng thái HTTP được Google Search Console sử dụng để thông báo cho người dùng lý do vì sao một số page trên website của họ vẫn chưa được index. Lỗi này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình SEO web vì bài viết của bạn không thể hiển thị trên danh sách kết quả tìm kiếm của người dùng. Vậy, làm cách nào để khắc phục lỗi này? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu cách sửa lỗi Server Error 5xx trong Google Search Console qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây ra lỗi Server Error 5xx trong Google Search Console?
Google Search Console sẽ hiển thị trạng thái Server Error (5xx) với những URL mà Googlebot không thể truy cập do lỗi server. Và trong trường hợp này, Google sẽ không thể bắt đầu lập chỉ mục (index) cho nội dung.
Trong khi đó, được Google index là điều kiện bắt buộc để nội dung trên web có thể được hiển thị trên kết quả tìm kiếm và thu hút người dùng truy cập vào website. Sau khi index, Google sẽ lưu giữ URL và nội dung của trang trong một database khổng lồ tên là Google Index. Về cơ bản, quá trình index của Google sẽ được diễn ra với hai bước như sau:
- Bước 1 – Discovery: Google phát hiện sự tồn tại của URL thông qua sitemap hoặc liên kết của trang.
- Bước 2 – Crawling: Google tìm hiểu nội dung của URL để đánh giá chất lượng và chỉ định hiển thị cho các truy vấn liên quan.
Như vậy, Google sẽ không index cho một URL mà không biết được nội dung bên trong đó. Khi lỗi Server Error 5xx xuất hiện sẽ ngăn cản Googlebot thu thập dữ liệu của trang và làm gián đoạn nghiêm trọng quá trình Google index. Do đó, Googlebot sẽ không lập chỉ mục URL đó và bỏ qua máy chủ để tránh tình trạng quá tải.
Server Error 5xx là gì?
Server Error 5xx là một mã trạng thái được gửi từ server đến trình duyệt của người dùng để thông báo yêu cầu truy cập web không thành công do server gặp sự cố trong quá trình xử lý tài nguyên. Trong thông báo này, server cũng thông báo cho bên thứ 3 (thường là các công cụ tìm kiếm) về vấn đề kỹ thuật đã xảy ra gây nên tình trạng không khả dụng.
Để quá trình giao tiếp giữa server và trình duyệt được diễn ra thành công, giao thức HTTP sẽ được tạo ra.
Server luôn trả về mã trạng thái sau khi nhận yêu cầu. Quá trình giao tiếp giữa server với trình duyệt gặp sự cố có thể là do yêu cầu không đúng, nhưng đôi khi vấn đề lại nằm ở việc server không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hoặc khi server gặp sự cố trong việc xử lý yêu cầu, nó sẽ trả về mã trạng thái bắt đầu bằng chữ số 5 (chẳng hạn như mã 5xx).
Google Search Console không thể phân biệt các lỗi khác nhau trong nhóm 5xx vì đối với Google, chúng cùng đại diện cho một vấn đề. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết nguyên nhân của một số lỗi phổ biến như:
- 500 – Internal Server Error: Đây là lỗi phổ biến nhất trong nhóm lỗi 5xx. Khi lỗi này xuất hiện, tức là server của bạn không thể thực hiện yêu cầu vì các điều kiện không mong muốn.
- 502 – Bad Gateway: Lỗi này xảy ra khi xuất hiện sự cố trong quá trình cấu hình máy chủ proxy, hoặc do giao tiếp IP kém giữa các máy tính backend. Ngoài ra, lỗi cũng có thể đến từ sự cố firewall.
- 503 – Service Unavailable: Lỗi này thường xảy ra khi server tạm thời quá tải vì một lượng lớn yêu cầu gửi về, hoặc server tạm thời dừng hoạt động để bảo trì.
Lỗi Server Error (5xx) ảnh hưởng đến SEO như thế nào?
Server Error (5xx) thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình và kết quả SEO webite, cụ thể:
Trải nghiệm người dùng không tốt
Lỗi Server Error (5xx) khiến người dùng không thể truy cập được vào website, và họ cũng không có đủ kiên nhẫn để tìm kiếm các nội dung trên một trang web không hoạt động.
Đồng thời, Google thường ưu tiên cho các trang web mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng và hạn chế hiển thị những trang web có trải nghiệm người dùng không tốt. Đồng nghĩa với việc web sẽ không được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và không thể thu hút lưu traffic từ người dùng.
Giảm ngân sách thu thập dữ liệu
Google có tài nguyên hạn chế, bởi vậy công cụ này sẽ không thu thập tất cả nội dung mà các bot phát hiện. Thông thường, Google này sẽ ước tính ngân sách thu thập dữ liệu nhất định cho mỗi trang web. Ngân sách này xác định tần suất mà Googlebot truy cập vào một domain cũng như số lượng URL sẽ thu thập trong một thời điểm.
Khi một trang web trả về mã trạng thái lỗi Server Error (5xx), Google sẽ thu nhỏ quy mô thu thập dữ liệu để tránh tình trạng khiến server của bạn bị quá tải. Theo thời gian, Google sẽ không còn ưu tiên website của bạn nữa và điều này ảnh hưởng lớn đến nội dung mà bạn xây dựng trong hiện tại lẫn tương lai.
Lý do là bởi khi Google thu thập càng ít thu thập dữ liệu trên web thì nội dung mới sẽ càng bị index trễ. Khi đó, nội dung có thể sẽ bị giảm độ “hot” và không còn phù hợp với người dùng. Đồng thời, những bản cập nhật cho nội dung cũ cũng không còn được chú ý và gây ra một số vấn đề như:
Các vấn đề về lập chỉ mục (index)
Google sẽ không index cho trang mà Googlebot không thể thu thập được dữ liệu bên trong đó. Đó cũng chính là lý do khi bạn thấy mã trạng thái Server Error (5xx) trong Google Search Console và các nội dung không còn hiển thị ở kết quả tìm kiếm nữa.
Google không index tức là bài viết của bạn sẽ không được biết đến, không được hiển thị, không thể SEO, người đọc không thể truy cập và tất nhiên là cũng không có traffic hay bất kỳ tỷ lệ chuyển đổi. Điều này đồng nghĩa với việc mọi nỗ lực SEO của bạn đều trở nên vô nghĩa.
Hướng dẫn chi tiết cách tìm lỗi Server Error (5xx) trong Google Search Console
Lỗi Server Error (5xx) gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục nó. Tuy nhiên, trước khi tìm hướng giải quyết, bạn cần tìm cách xác định những URL bị ảnh hưởng qua các cách sau:
Báo cáo lập chỉ mục trong Google Search Console
Tại Báo cáo lập chỉ mục, bạn có thể phát hiện vấn đề đang xảy ra với trang web của mình. Lỗi Server Error (5xx) sẽ được liệt kê tại đây và bạn chỉ cần click vào đó để xem danh sách các URL bị ảnh hưởng.
- Bước 1: Trong Google Search Console, truy cập vào mục Indexing, sau đó chọn Page và click vào mục Server Error (5xx).
Biểu đồ trong báo cáo cũng cho bạn biết số lượng lỗi thay đổi theo thời gian.
- Bước 2: Bạn có thể xem thêm thông tin về mỗi page bằng cách chạy URL Inspection Tool như hình ảnh minh họa dưới đây:
- Bước 3: Lúc này, hãy xuất danh sách URL và lọc các page xuất hiện lỗi liên quan đến mã trạng thái 5xx được bao gồm trong sitemap.
Như vậy, bạn đã có thể dễ dàng xác định các URL đang xuất hiện lỗi để khắc phục một cách nhanh chóng nhất.
Báo cáo Crawl Stats của Google Search Console
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xác định các URL bị trả về lỗi Server Error (5xx) tại báo cáo Crawl Stats của Google Search Console.
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cuộn xuống phía cuối thanh điều hướng nằm ở phía bên trái rồi chọn Settings.
- Bước 2: Mở báo cáo Crawl Stats.
- Bước 3: Cuộn xuống dưới để xem phân tích và các báo cáo liên quan đến phản hồi từ server.
- Bước 4: Chọn mã trạng thái bạn quan tâm, sau đó mở rộng và xem danh sách các URL bị trả lại phản hồi lỗi 5xx.
Server log (nhật ký máy chủ)
Các file server log ghi lại tất cả thông tin liên quan đến yêu cầu được thực hiện bởi trình duyệt hoặc trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm.
Khi kiểm tra file này, bạn có thể tìm hiểu được đối tượng, tần suất và thời gian truy cập vào trang web của bạn, mục nào trên web đang được quan tâm nhất, hay tần suất và các thành phần nào trên website bị trả về lỗi Server Error (5xx).
Hướng dẫn cách khắc phục lỗi Server Error 5xx nhanh chóng nhất
Sau khi tìm được danh sách các URL đang bị Server Error (5xx), bạn có thể khắc phục sự cố nhanh chóng theo các hướng dẫn dưới đây.
Đầu tiên, bạn cần mở các page trong trình duyệt và kiểm tra xem sự cố có còn tồn tại hay không. Để chắc chắn hơn, bạn có thể xóa cookie và file cache của trình duyệt, sau đó căn cứ vào tình hình để có cách xử lý phù hợp nhất.
Trường hợp 1: Google báo lỗi Server Error (5xx) nhưng website vẫn hoạt động bình thường
Nếu như các page vẫn khả dụng, khả năng cao là Googlebot đang gặp lỗi 503 tạm thời, tức là server đang bị quá tải và không thể xử lý hết một lượng lớn các yêu cầu gửi về. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình Google index và trải nghiệm người dùng trên web của bạn. Vì thế, tốt nhất là bạn nên nâng cấp server của mình.
Trường hợp 2: Server Error vẫn tồn tại
Nếu như các trang vẫn không khả dụng trong quá trình kiểm tra, bạn có thể khắc phục bằng một trong các cách sau:
Vô hiệu hóa những plugin WordPress đang bị lỗi
Đôi khi, mã Server Error (5xx) xuất hiện do một số plugin cũ đã lỗi thời vẫn còn tồn tại trong Hệ thống quản lý nội dung CMS (Content Management System, chẳng hạn như WordPress). Khi đó, bạn có thể thử tắt từng plugin rồi kiểm tra lần lượt để xem vấn đề có được giải quyết hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên thử duyệt qua các trang web với User Agent của Googlebot để đảm bảo rằng sự cố đã được khắc phục khi ở góc nhìn của Googlebot.
Hoàn tác cập nhật Server gần đây
Bên cạnh đó, lỗi cũng có thể xuất hiện từ sự xung đột trong cấu hình của bản cập nhật server gần nhất. Hãy thử quay lại phiên bản trước đó để kiểm tra xem sự cố đã được khắc phục hay chưa. Nếu chưa, tiếp tục thử với cách tiếp theo.
Sửa lỗi trong file .htaccess của bạn
File .htaccess thường được tạo tự động bởi CMS. File này cung cấp các thay đổi trong cấu hình của server, nếu nghi ngờ lỗi xuất phát từ file, bạn có thể hủy kích hoạt file .htaccess cũ rồi tạo một file mới để khắc phục lỗi.
Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting
Cuối cùng, Server Error (5xx) còn có thể xuất phát từ quá trình giám sát của nhà cung cấp dịch vụ hosting mà bạn đang sử dụng, nhất là trong môi trường Shared Hosting. Lúc này, bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ giải quyết vấn đề.
Lời kết
Server Error (5xx) gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình SEO web và trải nghiệm của người dùng. Vậy nên, hãy áp dụng các cách sửa lỗi Server Error 5xx trong Google Search Console được chia sẻ bên trên của Vietnix để nhanh chóng khắc phục chúng trước khi lỗi này gây ra những tác động tiêu cực đến trang web của bạn.