Bất kỳ ai khi sử dụng laptop, máy tính, các thiết bị điện tử đều có nỗi sợ chung mang tên “virus”. Các loại virus này đều gây ra thiệt hại nặng nề về dữ liệu và nguồn tài nguyên của hệ thống thiết bị, đặc biệt là máy tính. Vậy virus máy tính là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu các loại virus phổ biến và cách phòng chống nhanh, hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Virus máy tính là gì
Virus máy tính là gì? Nói một cách dễ hiểu virus máy tính là một chương trình hoặc một đoạn mã được tạo ra nhằm làm hỏng máy tính của bạn bằng cách phá hủy các file hệ thống, lãng phí tài nguyên, phá hủy dữ liệu hoặc gây phiền toái. Virus máy tính khác với các dạng phần mềm độc hại khác ở chỗ chúng có khả năng tự sao chép. Có khả năng tự sao chép qua các tệp hoặc các máy tính khác mà không có sự đồng ý của người dùng. Về cơ bản chúng thực sự dễ lây lan.
Tác hại của virus máy tính
Trên thực tế, khi nền công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, điều này vô tình khiến cho các loại virus gây hại máy tính có phần “tinh vi” hơn. Nếu trước khi virus máy tính chỉ phá hoại các phần chứng, thì hiện tại các loại virus này còn có khả năng xâm nhập hệ thống, phá hủy và đánh cắp các dữ liệu quan trọng. Ngoài ra, virus máy tính còn thực hiện mã hóa thông tin để tống tiền, gây hoang mang cho người dùng.
Lấy ví dụ về trường hợp của một hacker nổi tiếng người Việt Nam – Ngô Minh Hiếu, hiện đã được tại ngoại sau 07 năm chịu án tù tại Mỹ, đã làm chấn động nước Mỹ thời điểm năm 2020. Hiếu đã sử dụng virus máy tính để xâm chiếm vào các hệ thống và đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,…của người dân nước Mỹ. Sau khi “hack” được, hắn bán lại những thông tin này cho các đối tượng tội phạm trực tuyến. Hành vi sử dụng virus máy tính của Hiếu không chỉ gây thất thoát tài sản của nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của họ khi nhóm tội phạm dựa trên thông tin được Hiếu bán lại để tống tiền nạn nhân.
Các loại virus thường gặp
Với sự hiện đại và phát triển của công nghệ, những tội phạm mạng cũng sẽ thực hiện các hành động “tinh vi” hơn trong việc tạo ra hàng triệu virus nguy hiểm nhằm đánh cắp dữ liệu của người dùng. Trong đó, một số loại virus phổ biến mà bạn cần biết gồm:
- Macro Virus: Loại virus này thường tồn tại trong các chương trình Excel và Microsoft Word. Nơi “cư trú” thích nhất của Macro Virus là các tệp tài liệu. Khi bạn chuyển các tệp này sang máy tính của người khác, virus cũng sẽ theo đó mà lây lan.
- Web Scripting Virus: Đây là loại virus tồn tại trên những website. Hoạt động chính của Web Scripting Virus là đè mã trên một website nhất định, trên đó các tội phạm mạng sẽ chèn các link gây hại cho máy tính. Từ đó, dữ liệu cookie và thông tin cá nhân của bạn sẽ bị đánh cắp một cách dễ dàng.
- Multipartite Virus: Multipartite Virus là một loại virus có tốc độ lây lan nhanh. Chẳng những vậy, virus này còn lây qua nhiều nơi bao gồm cả hệ thống máy tính, tệp, hệ điều hành và bộ nhớ.
- File-infecting Virus: Là một loại virus ký sinh, thường lây qua các tệp dữ liệu có định dạng đuôi.exe hoặc .com. Virus này sẽ gây hỏng tệp dữ liệu và thậm chí còn làm định dạng ổ cứng bị hư hại.
- Browser Hijacker Virus: Là loại virus làm cài đặt trình duyệt bị thay đổi. Điều này có nghĩa là khi bạn nhấp vào một đường link có chứa virus này, bạn sẽ bị chuyển hướng sang trình duyệt khác mà bạn không muốn.
- Resident Virus: Loại virus này sẽ tự động lưu trữ ngay trên bộ nhớ máy tính của người dùng. Vì vậy, chúng có thể lây lan sang các tệp khác, đồng thời làm cho hệ điều hành của máy bị lỗi mỗi khi bắt đầu chạy chương trình.
- Boot Sector Virus: Trong USB hoặc ổ cứng thường là nơi mà loại virus Boot Sector này xuất hiện. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận trong việc sử dụng chung USB với bất kỳ ai khác.
- Polymorphic Virus: Với sự tinh vi của các tội phạm mạng, Polymorphic Virus được tạo ra với mục đích “trốn” các chương trình quét/diệt virus mà bạn đã cài sẵn trên máy. Loại virus này rất lợi hại vì có thể biến đổi mã mỗi khi tệp bị nhiễm được người dùng truy cập.
Tên virus nguy hiểm
So với những loại virus phổ biến, máy tính của người dùng còn có nguy cơ đối mặt với nhiều loại virus nguy hiểm như:
- Wannacry (2017)
- CryptoLocker (2013)
- Flashback (2011)
- Siêu virus stuxnet (2010)
- Zeus (2009)
- MyDoom (2004)
- Bagle (2004)
- SQL Slammer (2003)
- Code Red (2001)
- ILOVEYOU (2000)
- Melissa (1999)
- CIH (1998)
- Morris (1988)
Phương thức tấn công của các loại virus – Các con đường lây lan của virus máy tính
Phương thức tấn công của các loại virus ngày càng tinh vi và đa dạng, từ việc tự sao chép và lây lan một cách nhanh chóng đến việc khai thác các lỗ hổng bảo mật phức tạp, Dưới đây là những con đường virus có thể lây lan qua máy tính của bạn:
- Theo phương thức cổ điển: Virus máy tính lây lan qua USB, ổ cứng, điện thoại,…khi người dùng sử dụng chung các thiết bị này với máy tính đã nhiễm virus của người khác, bạn sẽ bị lây.
- Virus lây qua email: Virus thường xuất hiện ở các file hoặc liên kết được đính kèm trong thư điện tử. Khi một ai đó gửi email này đến bạn và bạn vô tình click vào link, máy tính của bạn sẽ bị dính virus.
- Virus phát tán qua mạng internet: Virus tồn tại trong các file được đính kèm ở một số trang web. Nhất là khi bạn cần tải một ứng dụng nào đó về máy tính, bạn cần lựa chọn website uy tín, để tránh tình trạng khi tải ứng dụng từ website đó về và bị dính virus.
- Virus dưới dạng routine: Trước hết, bạn cần hiểu routine biểu thị cho một module riêng, còn được gọi là “trình con”. Khi người dùng thực hiện các tác vụ để kích hoạt routine thì quá trình này sẽ gửi lệnh đến routine nhằm thực hiện một yêu cầu nào đó từ server. Do đó, virus dưới dạng routine bắt đầu hình thành và virus này sẽ sửa tham số địa chỉ của một số lệnh ngẫu nhiên được trỏ đến địa chỉ của loại virus này. Vì vậy, khi hoàn tất thì virus đã chuyển điều khiển đến routine đã được xác định của trình tạo lập. Tùy vào năng lực của người tạo ra virus mà khả năng lây lan của virus routine sẽ nhanh hay chậm.
Bản chất của virus máy tính là gì?
Bản chất của virus là các đoạn mã độc hại được gắn với một phần mềm nhất định. Mỗi loại virus đều có chức năng riêng nhằm phá hủy hoặc gây hư hại hệ thống trong máy tính của bạn. Virus máy tính còn là mối lo ngại cho nhiều người dùng vì đa phần các loại này đều hướng đến việc đánh cắp dữ liệu và thông tin từ người dùng để thực hiện các chiêu trò tống tiền.
Cách phòng chống virus máy tính
Để hạn chế tình trạng virus xâm nhập vào máy tính của người dùng, bạn nên chuẩn bị những cách cơ bản nhất để phòng chống virus cho máy tính với:
Sử dụng phần mềm chống virus
Hiện nay, các phần mềm chống virus uy tín đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Để chắc chắn rằng bản thân chọn đúng phần mềm “xịn”, bạn có thể đọc bình luận, đánh giá của người dùng đối với mỗi phần mềm đó. Việc sử dụng phần mềm chống virus để máy tính kịp thời cảnh báo khi phát hiện có sự xâm nhập bất thường từ nền tảng khác cũng là một cách lý tưởng để bảo vệ máy tính của người dùng khỏi những hư hại.
Sử dụng cái đầu sáng suốt của bạn
Bên cạnh việc sử dụng phần mềm chống virus, bạn cần có thêm sự hiểu biết của bản thân để góp phần bảo vệ máy tính của mình khỏi những mối nguy hiểm.
Xem thêm: Iobit Malware Fighter Là Gì
Thực hiện đóng băng hệ thống
Khi máy tính bị “đóng băng” hệ thống, hiện trạng của máy sẽ không bị thay đổi, nhờ đó tình trạng lây lan của virus sẽ được hạn chế. Ngoài ra, sau khi máy bị nhiễm virus hệ thống sẽ tự động xóa khi máy được khởi động lại.
Thiết lập các nguyên tắc sử dụng
Đưa ra các nguyên tắc sử dụng là giải pháp hiệu quả bậc nhất trong việc phòng chống virus cho máy tính. Chẳng hạn như, các dữ liệu quan trọng luôn cần lưu trữ sang một nơi khác để khi người dùng cần khôi phục sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc quét virus thường xuyên cũng là một trong những nguyên tắc sử dụng mà bất kỳ ai cũng cần thực hiện dù là cá nhân hay doanh nghiệp.
Sao chép và lưu trữ dữ liệu
Đôi khi, máy tính của bạn vẫn sẽ gặp tình trạng nhiễm virus và điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến các tệp dữ liệu quan trọng, thậm chí là phá hủy các tệp này. VÌ vậy, bạn cần tạo thói quen sao lưu dữ liệu qua những thiết bị hoặc các nơi khác để nếu máy có bị nhiễm virus, bạn vẫn có thể khôi phục lại dữ liệu mình cần.
Phần mềm diệt virus máy tính phổ biến, uy tín
Hiện nay, các phần mềm diệt virus máy tính được tạo ra rất nhiều, nhưng bạn cần lựa chọn các phần mềm uy tín như:
- Malwarebytes Premium
- McAfee AntiVirus Plus
- ESET NOD32 Antivirus
- Emsisoft Anti-Malware
- Bitdefender Antivirus Plus
- ESET Internet Security – Windows 1PC/Năm
- Webroot SecureAnywhere AntiVirus
- Kaspersky Anti-Virus
- ESET NOD32 Antivirus cho Windows – 1 PC
- Kaspersky Anti-Virus – 3 PC
- Trend Micro Antivirus+ Security
- Norton AntiVirus Plus
- Avast Free Antivirus
Virus máy tính, phần mềm độc hại, Trojan … có gì khác biệt?
Không phải mọi phần mềm tấn công PC của bạn đều là virus. Virus máy tính chỉ là một loại phần mềm độc hại (malicious software). Dưới đây là một số loại khác, phổ biến nhất:
Trojans
Trojan giống như con ngựa gỗ cổ đại đầy những kẻ tấn công mà nó lấy tên từ đó. Phần mềm độc hại này giả vờ là phần mềm hợp pháp vô hại hoặc được nhúng trong nó. Để lừa người dùng và là bàn đạp cho phần mềm độc hại khác lây nhiễm vào PC.
Spyware – Phần mềm gián điệp
Với các ví dụ như keylogger, loại phần mềm Spyware này được thiết kế để theo dõi người dùng, lưu mật khẩu, chi tiết thẻ tín dụng, dữ liệu cá nhân khác và các hành vi trực tuyến và gửi chúng cho bất kỳ ai lập trình phần mềm này.
Worms
Loại phần mềm độc hại này nhắm mục tiêu toàn bộ mạng của thiết bị, chuyển từ PC sang PC.
Ransomware
Phần mềm độc hại Ransomware này chiếm quyền điều khiển các tệp (và đôi khi là toàn bộ ổ cứng). Mã hóa chúng và tống tiền từ nạn nhân của nó để đổi lấy khóa giải mã.
Adware – Phần mềm quảng cáo
Loại phần mềm độc hại cực kỳ khó chịu này tràn ngập nạn nhân với các quảng cáo không mong muốn và mở ra các điểm bảo mật dễ bị tấn công để các phần mềm độc hại khác xâm nhập. Tóm lại, virus máy tính chỉ là một trong một số loại phần mềm độc hại hiện có. Nói một cách chính xác, Trojans, ransomware, v.v., không phải là virus máy tính. Mặc dù nhiều người sử dụng từ viết tắt “virus” để nói về phần mềm độc hại theo nghĩa chung.
Xem thêm: Top 5 phần mềm diệt Malware tốt nhất
Ai là người tạo ra virus máy tính đầu tiên?
Người đầu tiên trên thế giới phát tán virus chính là Elk Cloner, tuy nhiên những con virus mà ông sử dụng lại không hề gây hại và nguy hiểm như những dạng virus như hiện nay. Việc phát tán những con virus máy tính đầu tiên của Elk Cloner cũng đánh dấu một hiện tượng “đại dịch” cho toàn cầu. Điều này vô tình ảnh hưởng đến cậu học trò Rich Skrenta và cậu ấy đã dành ra cả một kỳ nghỉ đông để tìm ra đoạn mã cần thiết, để khi bạn tự khởi động thiết bị, màn hình máy tính sẽ hiện ra các lời châm chọc.
Skrenta đã xem điều đó như một niềm vui và thực hiện hành vi này với bạn bè của mình thông qua việc đánh tráo đĩa game, dần dần sự tin tưởng của bạn bè dành cho Skrenta cũng không còn. Kết quả là, con virus do Skrenta phát tán đã để lại hậu quả nặng nề, cho đến ngày nay mọi người vẫn biết đến loại virus này với tên gọi Boot Sector Virus.
Tại sao lại có virus máy tính?
Virus máy tính không phải tự nhiên được tạo ra mà tất cả đều có những mục đích riêng và nhắm vào hệ thống mạng, phần cứng, phần mềm của máy tính. Ban đầu, virus máy tính được tạo ra như một trò chơi khi virus Creeper xuất hiện vào năm 1971, với câu châm chọc “Tôi là kẻ đáng sợ, hãy bắt lấy tôi đi nào!”. Hoặc một trò đùa khác có tên virus Ika-tako, loại virus này nhắm vào các tệp dữ liệu của khách hàng và biến những dữ liệu này thành hình ảnh của con mực.
Tuy vậy, virus máy tính cũng mang đến nhiều điều tiêu cực cho toàn cầu. Như ILOVEYOU virus đã phá hủy mọi tập tin của hơn 50 triệu người sử dụng máy tính và mạng internet trên toàn thế giới và gây thiệt hại lên đến 9 tỷ USD, một con số khổng lồ được tính toán vào năm 2000. Mặt khác, virus máy tính vẫn tồn tại một số loại vô hại như Cruncher Virus. Loại virus này khi lây nhiễm sẽ cố gắng giúp người dùng tiết kiệm tối đa không gian ổ cứng, từ đó giảm tình trạng nặng máy.
Lây lan virus máy tính là gì?
Dưới đây là một số cách phổ biến mà bạn có thể bị nhiễm vi-rút máy tính:
Virus email
Email là một trong những phương tiện di chuyển yêu thích của virus máy tính ở khắp mọi nơi. Bạn có thể bị nhiễm vi-rút máy tính thông qua email bằng cách:
- Mở một tập tin đính kèm . Thường được đặt tên là một cái gì đó vô hại (chẳng hạn như Chuyến bay hành trình chuyến bay của bạn ), một tệp chương trình thực thi (.com, .exe, .zip,.,, doc, .dot, .xls, .xlt, xlsm, .xsltm).
- Mở một email với có nội dung bị độc hại. Trong thời đại đồ họa và màu sắc phong phú cũng như tiếng chuông và còi, một số virus đang được vận chuyển trong cơ thể HTML của chính email. Nhiều dịch vụ email vô hiệu hóa HTML theo mặc định cho đến khi bạn xác nhận rằng bạn tin tưởng người gửi.
Virus nhắn tin tức thì
Tin nhắn tức thời (IM) là một phương tiện khác để virus lây lan. Skype, Facebook Messenger, Windows Live Messenger và các dịch vụ IM khác vô tình được sử dụng để phát tán virus đến các liên hệ của bạn với các liên kết bị nhiễm được gửi qua tin nhắn trò chuyện.
Các tin nhắn tức thời và vi rút phương tiện truyền thông xã hội này lan rộng và nhanh chóng vì mọi người dễ dàng nhấp vào liên kết hơn khi nó được gửi trong một tin nhắn đến từ một người mà họ tin tưởng, trái ngược với email từ một người lạ.
Virus chia sẻ tập tin
Các dịch vụ chia sẻ tệp ngang hàng như Dropbox, SharePoint hoặc ShareFile cũng có thể được sử dụng để truyền vi-rút. Các dịch vụ này đồng bộ hóa các tệp và thư mục với bất kỳ máy tính nào được liên kết với một tài khoản cụ thể, vì vậy khi ai đó (vô tình hay nói cách khác) tải tệp bị nhiễm vi-rút lên tài khoản chia sẻ tệp, vi-rút đó sẽ được tải xuống cho mọi người khác có quyền truy cập vào thư mục được chia sẻ đó.
Một số dịch vụ chia sẻ tệp, chẳng hạn như Google Drive , quét các tệp đã tải lên để tìm virus (mặc dù nó chỉ quét các tệp nhỏ hơn 25MB). Nhưng hầu hết các dịch vụ khác hoàn toàn không quét virus, do đó, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng bạn được bảo vệ trước mọi mối đe dọa tiềm ẩn có trong tệp mà bạn đang tải xuống.
Phần mềm tải virus máy tính là gì?
Nhiễm virus giả là một trong những loại tải phần mềm chứa virus máy tính phổ biến nhất. Những kẻ lừa đảo và tội phạm mạng sử dụng các quảng cáo và quảng cáo rầm rộ để khiến người dùng sợ rằng tin rằng một loại virus không tồn tại đã được phát hiện trong PC của họ và buộc họ phải tải xuống phần mềm diệt virus siêu tốc của họ để xóa mối đe dọa. Thay vì loại bỏ virus máy tính, phần mềm chống virus giả mạo này tiến hành lây nhiễm PC bằng phần mềm độc hại, thường gây hậu quả nghiêm trọng cho các tệp, ổ cứng và thông tin cá nhân của nạn nhân.
Phần mềm dễ bị tấn công chưa được vá lỗi
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một trong những cách phổ biến nhất (nhưng thường bị bỏ qua nhất) có nghĩa là vi-rút lây lan là phần mềm chưa được vá. Phần mềm chưa được cập nhật đề cập đến phần mềm và ứng dụng chưa được cập nhật với các bản cập nhật bảo mật mới nhất từ nhà phát triển, để tự khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong chính phần mềm.
Phần mềm chưa được vá là vấn đề đau đầu về an ninh mạng đối với các doanh nghiệp và tổ chức, nhưng với tội phạm khai thác lỗ hổng trong các phiên bản lỗi thời của các chương trình phổ biến như Adobe Reader, Java, Microsoft Windows hoặc Microsoft Office , dân thường chúng ta cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên Vietnix đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích về virus máy tính là gì. Hy vọng bạn sẽ biết cách phòng chống virus cho máy tính của mình, để tránh gặp phải tình trạng mất mát dữ liệu hoặc bị đánh cắp thông tin. Nếu có bắt kì thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này đội ngũ của Vietnix sẽ nhanh chóng giảo đáp giúp bạn.