Shopbase là một nền tảng kiếm tiền online với mô hình Dropshipping được nhiều người trên toàn thế giới sử dụng. Để hiểu rõ cách hoạt động của Shopbase cũng như cách bắt đầu kinh doanh trên nền tảng này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vietnix nhé!
Shopbase là gì?
Shopbase là nền tảng thương mại điện tử trung gian kết nối giữa các nhà cung cấp với khách hàng của họ thông qua các Dropshipper. Với mục đích giúp các đơn vị kinh doanh tăng doanh số và lợi nhuận, Shopbase đã được ra đời.
Shopbase thuộc sở hữu của công ty OpenCommerce Group (tên cũ là Beeketing), thành lập năm 2019 và có trụ sở đặt tại Việt Nam. Nền tảng này được điều hành bởi CEO Trương Mạnh Quân – người được Forbes bình chọn là một trong top 30 gương mặt xuất sắc nhất dưới 30 tuổi tại lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ vào năm 2016.
Shopbase cùng với PrintBase được đánh giá là hai mảng chính trong hệ sinh thái của OpenCommerce Group, được tạo ra nhằm cải thiện trải nghiệm print-on-demand (POD) và Dropshipping cho người bán lẫn người mua hàng.
Shopbase xuất hiện đã giúp giải quyết những khó khăn của người làm Dropshipping, trong đó bao gồm:
- Chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
- Đóng gói không cẩn thận làm hư hại hàng hóa khi giao cho người mua.
- Thời gian vận chuyển lâu có thể lên tới 35 ngày.
- Các website bán hàng không hỗ trợ tác vụ thống kê dữ liệu hay Marketing.
- Nền tảng thương mại điện tử khác tối ưu kém trải nghiệm của người mua khiến họ không muốn ở lại trang lâu, dẫn tới cản trở sự thành công của doanh nghiệp.
6 tính năng nổi bật trên Shopbase
Dưới đây, hãy cùng Vietnix tìm hiểu các tính năng nổi bật của Shopbase để biết vì sao nền tảng này được người dùng yêu thích nhé!
1. Giao diện thân thiện
Giao điện đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng là một điểm cộng lớn của Shopbase.
1.1 Tốc độ tải trang nhanh chóng
Tính năng ấn tượng đầu tiên của Shopbase chính là giao diện thân thiện. Hầu hết các website bán hàng tại đây để có tốc độ tải nhanh chóng và tỷ lệ chuyển đổi cao (high conversion rate).
Tại các nền tảng đi trước như BigCommerce, Magento hay Shopify, website thường tải lại toàn bộ nội dung của trang đó khi người dùng nhấn phím F5. Chính điều này đã gây ra tốc độ tải chậm, đặc biệt đối với cửa hàng có hình ảnh dung lượng lớn.
Với Shopbase, bạn chỉ mất từ 0,5 – 2 giây tùy thuộc vào giao diện của các cửa hàng để tải lại nội dung. Shopbase có tốc độ tải cao vì nó chỉ hiện thêm những nội dung mới và giữ nguyên nội dung trước đó.
Nhờ đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể xem toàn bộ nội dung tại website bán hàng của bạn ở lần ghé thăm đầu tiên.
1.2 Tỷ lệ chuyển đổi được tối ưu hoá nhờ template miễn phí
Với đối tượng khách hàng mục tiêu tại nước ngoài cho tệp người dùng là doanh nghiệp nhỏ và lớn hoạt động trực tuyến, Shopbase tập trung phát triển các mẫu website với ưu điểm sạch sẽ, gọn gàng và phù hợp cho nhiều ngách sản phẩm.
Những mẫu giao diện trước khi được đăng tải công khai đều được nghiên cứu để phù hợp với thói quen và hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Nhờ đó mà chúng được đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi tự nhiên từ 8 – 12% trong khi con số trung bình của một website bán hàng online là từ 1 – 2%.
Nếu bạn không có khả năng thiết kế hay sử dụng code để tạo ra một cửa hàng hoàn chỉnh thì Shopbase chính là nơi dành cho bạn.
Nền tảng này sẽ tự động điều hướng bạn tới cửa hàng giao diện mẫu với cấu trúc ăn khớp với ngách bán hàng của bạn. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể đăng sản phẩm lên đó và bắt đầu công việc kinh doanh.
Nếu bạn không thích thiết kế mặc định hãy lựa chọn các thiết kế khác trong kho template. Kho template sẽ được cập nhật hàng tháng tại Shopbase.
Ưu điểm của kho template tại Shopbase là nó hoàn toàn miễn phí, trong khi tại Shopify hay các nền tảng khác, người dùng phải trả từ 50 – 200 USD để sở hữu giao diện.
2. Tùy chỉnh dễ dàng
Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh mọi thứ trên Shopbase từ trang thông tin sản phẩm, trang chủ hay trang thanh toán sao cho phù hợp với định hướng và chính sách của doanh nghiệp.
Shopbase cũng mở các tùy chỉnh cho bên thứ 3 hoạt sử dụng thay vì kiểm soát chúng. Với storefront SDK hay rest API hỗ trợ, bạn có thể tự do điều chỉnh cửa hàng của mình nếu bạn đã có khả năng về công nghệ hoặc có đội ngũ phát triển trang web riêng.
Nhiều đối tác cùng xây dựng app khác cũng được tham gia vào việc xây dựng hệ sinh thái Shopbase qua nguồn mở này. Đối với sản phẩm, nền tảng cho phép người sử dụng sáng tạo không giới hạn các variants mà không có trở ngại.
Product variant là biến thể sản phẩm. Cùng một sản phẩm chung, nhưng mỗi màu hoặc kích thước được coi là một variant. Và mỗi sự kết hợp này lại cho ra đời nhiều biến thể hơn từ sản phẩm ban đầu. Bạn có thể mở rộng tới 1000 variant cho mỗi sản phẩm, thay vì 100 variant như ở Shopify.
3. Ứng dụng có sẵn miễn phí
Những ứng dụng miễn phí được Shopbase tích hợp ngay trong nền tảng của mình cũng chính là điểm thu hút người sử dụng nhiều hơn.
3.1 Cung cấp ứng dụng marketing hỗ trợ bán hàng
Với những người kinh doanh online, họ hiểu chắc rằng nếu không có những ứng dụng hỗ trợ trên website, tình hình buôn bán sẽ không khả quan, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiên. Đối với những cửa hàng, khách hàng sẽ chưa có sự tin tưởng và các lý do để nán lại để mua sản phẩm.
Đây chính là thời điểm mà các doanh nghiệp cần tung ra các chương trình giảm giá, bán gia tăng sản phẩm, bán chéo hay đẩy đánh giá tốt lên cửa hàng.
Với Shopify hay WooCommerce, bạn sẽ phải chi trả từ 200 – 300 USD để sử dụng ứng dụng thứ 3 hỗ trợ quá trình marketing sản phẩm.
Tuy nhiên, với Shopbase, các ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và dễ dàng cài đặt. Người dùng có thể quảng bá sản phẩm, đẩy bán combo hay giữ chân khách hàng tại Shopbase với vài click chuột và chi phí là 0 đồng.
Ví dụ: Người bán hàng có thể sử dụng Product Reviews để đưa đánh giá của khách hàng vào website hoặc dùng Boost Upsell (ứng dụng gia tăng bán hàng) và Cross Sell (bán chéo) tăng giá trị đơn hàng trung bình lên tự nhiên.
3.2 Cung cấp hệ thống quản lý cửa hàng
Ngoài các ứng dụng Marketing, tại đây còn cung cấp hệ thống ứng dụng quản lý cửa hàng.
Các tính năng từ chặn phần mềm xem lén gắn watermark cho tới dịch ngôn ngữ trên cửa hàng, tự động đổi đơn vị tiền tệ đều miễn phí.
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi hàng ngàn mã thông tin sản phẩm, xuất hoặc nhập sản phẩm từ cửa hàng Shopbase với sự trợ giúp đã có trên App Store.
3.3 Kết nối và đo hiệu quả quảng cáo chuẩn tại các nền tảng mạng xã hội
Như đã đề cập ở trên, ShopBase nhắm tới khách mua hàng online xuyên biên giới như người bán print-on-demand, dropshipping hoặc người tự xây dựng hương hiệu cá nhân qua White Label.
Từ đó, Shopbase có cung cấp sẵn Google Feed và Facebook hỗ trợ website để người dùng dễ dàng đồng bộ hóa với những hệ thống này.
Người sử dụng có thể theo dõi chi tiết chỉ số quảng cáo trên Facebook hoặc ở các nền tảng mạng xã hội tương tự như TikTok hay Twitter bằng cách cài đặt Conversions API và Facebook Pixel để đưa ra chiến lược bán hàng tốt nhất.
Shopbase linh hoạt thay đổi hướng cài đặt để phù hợp với cơ chế từ Facebook, Google, chính sách App Tracking Transparency Framework của Apple và đưa tới lợi ích lớn cho người sử dụng.
4. Thanh toán nhanh gọn
Hợp tác cùng PayPal, Shopbase hạn chế được tối đa rủi ro và gia tăng an toàn khi thanh toán cho người dùng, từ đó đảm bảo hơn các tài khoản PayPal khi kết nối với Shopbase.
Đây cũng là platform đầu tiên tại Việt Nam tham gia chương trình PayPal Commerce Platform. Người dùng hoàn toàn được mở PayPal và nhận hỗ trợ về nguồn tiền, thanh toán,… ngay trên phần cài đặt của nền tảng này.
5. Tính bảo mật cao
Với hơn 400 triệu người truy cập hàng tháng, tất cả hệ thống của Shopbase được chạy trên Amazon WebService – một hệ thống bảo mật an toàn rất tốt.
Trong thời hiện đại, ai cũng quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin của bản thân. Chính vì vậy, Shopbase luôn cố gắng đảm bảo tiêu chí này cho nền tảng của mình tốt nhất có thể.
Các chính sách bảo mật của Shopbase cũng rất nghiêm ngặt. Chỉ quản lý cấp cao mới có quyền truy cập vào thông tin khách hàng.
Điều này đồng nghĩa với việc nhân viên chăm sóc khách hàng hay nhân viên phân tích dữ liệu cũng chỉ được tiếp cận với các thông tin mã hóa. Họ cần sự phê duyệt từ cấp trên mới được truy cập vào thông tin đó.
6. Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình
Với mục tiêu hướng tới khách hàng, Shopbase luôn tận tâm trong việc đón nhận những ý kiến người dùng.
6.1 Lắng nghe và tiếp nhận phản hồi người dùng
Shopbase luôn luôn lắng nghe người tiêu dùng nhằm cải thiện sản phẩm và áp dụng nó vào thực tiễn. Dù mô hình của Shopbase có thể chưa hoàn hảo nhưng nền tảng này luôn biết cách để trở nên nhịp nhàng và dễ dàng sử dụng dành cho mọi mô hình doanh nghiệp.
Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bán và cả người mua khi ghé thăm cửa hàng.
Cụ thể, Shopbase đã thực hiện:
- Thể hiện sự cầu thị và mong muốn hợp tác với bên phát hành app thứ 3 qua Apps Store.
- Luôn cập nhật ứng dụng mới, phản ứng nhanh chóng khi nhận yêu cầu từ khách hàng.
- Ghi nhận góp ý người dùng tại Shopbase ideas, xem xét và xây dựng tính năng được nhiều người mong muốn.
6.2 Có đội ngũ gắn kết với người sử dụng
Với đội ngũ hỗ trợ 24/7, Shopbase đã thể hiện rõ tinh thần cố gắng gắn kết chặt chẽ với cộng đồng của mình. Rõ ràng nhất là nền tảng này đã tổ chức những hoạt động online hoặc offline để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức.
Nhiều người dùng đánh giá Shopbase là nền tảng Dropshipping và print-on-demand đầu tiên ở Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ hoạt động người dùng và cộng đồng.
Ngoài không gian hỏi đáp, Shopbase cũng tổ chức nhiều hoạt động khác như các minigame tương tác, hỏi đáp cùng chuyên gia hay các giải đấu eSport,… nhằm gắn kết mọi người trong ngành.
Giữa người dùng và Shopbase không chỉ đơn giản là bên sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ mà nó còn là mối quan hệ đồng hành, cùng tiến tới mục đích chung.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Shopbase (https://www.shopbase.com/)qua trình duyệt web của bạn. Với bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đăng ký tài khoản thông qua trình duyệt Google Chrome.
Giao diện của Shopbase sẽ như hình dưới đây. Tiếp tục nháy chuột vào Start 14-Day Free Trial để tiến hành đăng ký tài khoản.
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin mà Shopbase yêu cầu, lần lượt là địa chỉ email, mật khẩu và tên cửa hàng của bạn. Sau đó, chọn Sign up.
Bước 3: Tiếp tục điền đầy đủ thông tin tại các ô trống bao gồm:
- Họ và tên của bạn.
- Quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Số điện thoại sử dụng.
- Liên kết với mạng xã hội như Youtube hay Facebook,… (thông tin này không bắt buộc nên bạn có thể bỏ qua).
Những thông tin này bạn có thể thực hiện nhanh. Shopbase cho phép bạn có thể đổi lại thông tin trong mục Setting. Sau khi đã điền xong, chọn Next để tiếp tục quá trình.
Bước 4: Shopbase sẽ đưa ra những lựa chọn về cửa hàng và mức doanh thu của bạn hàng tháng. Về mô hình kinh doanh, nền tảng này đưa tới bạn 4 lựa chọn là:
- Print On Demand: Dịch vụ in theo yêu cầu Dropshipping với sản phẩm là áo, móc chìa khoá hay cốc,… được in thiết kế riêng của cửa hàng. Khi nhận được đơn hàng, bạn chuyển lại cho đơn vị in ấn để sản xuất, đóng gói và vận chuyển sản phẩm tới người mua.
- General Dropshipping: Đây là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Nhờ đó, bạn không cần trực tiếp nhập và lưu kho sản phẩm.
Với hình thức này, bạn sẽ đăng tải và quảng cáo sản phẩm, nhận đơn hàng, sau đó chuyển đơn hàng cho bên thứ 3 cung cấp hàng hoá (nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất). Bên thứ 3 sẽ đóng gói và vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng.
Lợi nhuận của bạn chính là phần chênh lệch giữa chi phí mà bạn phải trả cho bên thứ 3 với giá trị của đơn hàng. Nếu bạn bán nhiều mặt hàng phổ thông thì nên lựa chọn hình thức kinh doanh này.
- Niche Dropshipping: Mô hình kinh doanh của Niche Dropshipping tương tự như General Dropshipping nhưng đối với sản phẩm ngách hoặc chỉ bán ít sản phẩm.
- Others: Các hình thức hoặc lựa chọn Dropshipping khác.
Về doanh thu cửa hàng, bạn nên chọn dựa theo mức doanh thu hiện tại hoặc theo con số bạn mong muốn tương ứng với gợi ý là các mốc:
- 0$ – 20.000$ (dành cho người mới kinh doanh).
- 20.000$ – 500.000$.
- 500.000$+.
Khi đã lựa chọn được các thông tin trên, bạn chọn vào Next để chuyển sang thông tin tiếp theo.
Bước 5: Ở bước này, chọn tiếp I want a Shopbase store để hoàn thành đăng ký. Sau khi hoàn tất, bạn có thể điều chỉnh các thông tin còn lại để Shopbase nắm rõ chi tiết về cửa hàng của bạn.
Bước 6: Tới bước này, bạn đã tạo thành công tại khoản Shopbase và cửa hàng riêng. Giao diện sẽ tự động chuyển sang trang quản trị để bài cài đặt các thiết lập chung trên cửa hàng.
Hướng dẫn sử dụng Shopbase
Để làm quen với Shopbase và bắt đầu công việc kinh doanh thuận lợi hơn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn thiết lập cửa hàng và xuất bản dưới đây.
Thiết lập cửa hàng
Bạn có thể thiết lập cửa hàng ngay sau khi hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản mà Vietnix đã hướng dẫn ở trên. Để điều chỉnh, bạn làm theo các bước sau:
- Bước 1: Thiết lập danh mục sản phẩm.
Tại giao diện hiện tại, trong mục Add product, bạn chọn tiếp Create product listings.
Sau đó, tại trang thông tin sản phẩm, bạn cần điền các thông tin cụ thể như giá sản phẩm, mô tả, số hàng tồn kho hay mã hàng,…
Vẫn ở giao diện trên, bạn kéo chuột xuống dưới để có thể tối ưu SEO cho sản phẩm vừa thêm.
Bên cạnh đó, Shopbase cho phép người dùng tạo ra bộ sưu tập (Shopbase Catalog) hay Product feed để chạy quảng cáo trên Google Shopping hay Facebook.
Để thực hiện điều này, tại mục Product ở thanh quản trị, bạn chọn Product feed để thêm sản phẩm vào bộ sưu tập.
- Bước 2: Thêm thẻ thanh toán.
Với thẻ này, bạn có thể sử dụng để thanh toán dịch vụ cho Shopbase hoặc nhận thanh toán từ khách hàng.
Trở lại trang chủ và tiếp tục thêm thẻ thanh toán bằng cách chọn Enable payment provider. Do là nền tảng toàn cầu nên bạn cần sử dụng các loại thẻ thanh toán quốc tế như Paypal, Stripe hay visa/ mastercard,…
- Bước 3: Thêm domain (tên miền).
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tên miền miễn phí với đuôi “Onshopbase.com” hoặc mua một tên miền mới nếu có nhu cầu. Tương tự như các bước trên, chọn Add or buy a domain để thêm tên miền.
Nếu quy mô kinh doanh nhỏ thì bạn có thể sử dụng tên miền của Shopbase để tiết kiệm chi phí nhưng nếu mô hình lớn, bạn có thể mua một tên miền riêng để thể hiện sự chuyên nghiệp.
- Bước 4: Cài đặt tracking cho cửa hàng.
Tracking có thể theo dõi hành vi khách hàng cũ hoặc khách ghé thăm để đưa ra các điều chỉnh hoặc chiến dịch phù hợp để tăng số lượng sản phẩm bán. Cài đặt nhanh tracking bằng cách chọn vào Install tracking codes.
Một số loại tracking bạn có thể cài đặt là:
- Google Ads conversion tracking, Google Analytics.
- Facebook pixel.
- Klaviyo integration – một phần mềm marketing tạo trải nghiệm người dùng.
- Các đoạn script tuỳ chỉnh khác.
Xuất bản
Trước khi xuất bản chính thức cửa hàng của mình, bạn nên có hoạt động chạy thử nghiệm thông qua việc:
- Tự đặt thử một đơn hàng.
- Kiểm tra lại các số liệu tracking của cửa hàng.
- Xem lại thiết kế sản phẩm hoặc hình ảnh sản phẩm ở front store.
- Thử nghiệm mục cài đặt vận chuyển.
- Kiểm tra Shopbase có gửi thông báo về email hay không,…
Khi đã đảm bảo các hoạt động của cửa hàng, bạn đã có thể xuất bản để bắt đầu bán hàng.
Lưu ý: Bạn nên xóa mật khẩu truy cập gian hàng. Nếu đặt mật khẩu, khách hàng bắt buộc phải có mật khẩu thì mới truy cập được cửa hàng của bạn.
Đặt mật khẩu chỉ nên được sử dụng với số sản phẩm giới hạn với và có mức giá ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết. Với trường hợp bình thường, mật khẩu truy cập sẽ ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm người dùng.
Để xóa mật khẩu cửa hàng, bạn tiến hành như sau:
- Tại thanh quản trị Shopbase, chọn Online store, sau đó chọn tiếp vào Preferences.
- Ở mục Password protection, hãy bỏ chọn tại ô Enable password.
Shopbase sẽ đưa ra hộp thoại xác nhận, bạn thực hiện theo hướng dẫn để kết thúc quá trình.
Câu hỏi thường gặp
Tính chi phí vận chuyển ShopBase như thế nào?
Tùy thuộc từng địa điểm nhận hàng, loại sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm được đặt mà có những mức phí vận chuyển khác nhau.
Trường hợp đơn hàng có những mức phí vận chuyển khác nhau tùy theo từng mặt hàng. Nếu sản phẩm nào có giá cao nhất sẽ được xem là mặt hàng đầu tiên, và những sản phẩm còn lại trong danh sách đơn hàng sẽ được hệ thống tính vào phí vận chuyển hàng hóa bổ sung.
Thời gian vận chuyển bao lâu?
Được biết, thời gian vận chuyển các đơn hàng phụ thuộc vào yếu tố địa điểm cũng như loại hình sản phẩm được đặt. Điều này đồng nghĩa rằng, với những sản phẩm khác nhau sẽ có thời gian vận chuyển khác nhau.
Tại sao cửa hàng bị gỡ trên ShopBase?
Trường hợp cửa hàng người dùng bị hệ thống gỡ khỏi nền tảng thường do những nguyên nhân gây ra như:
– Người mua báo cáo cửa hàng có hành vi lừa đảo, gian lận về hàng hóa trong quá trình kinh doanh. Hoặc có thể đến từ nguyên nhân cửa hàng không giao hàng đúng với cam kết.
– Có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA).
– Vi phạm vào các điều khoản dịch vụ khác của nền tảng.
Lời kết
Nhìn chung, Shopbase đang hoạt động tốt và không ngừng hoàn thiện để đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Vietnix hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về Shopbase và có thể áp dụng thật tốt trong công việc kinh doanh của mình nhé!