Khi sử dụng máy tính cá nhân (PC), mọi người thường hay nghe đến phần mềm Net Framework. Tuy vậy, không phải ai cũng biết đến chức năng và công dụng của nó. Bài viết sau đây của Vietnix sẽ giới thiệu qua về khái niệm Net Framework là gì, những ưu nhược điểm và cách cài đặt phần mềm Net Framework.
Net Framework là gì? Tìm hiểu về Microsoft .NET Framework
Net Framework là công cụ và là nền tảng lập trình có mặt trong hệ điều hành Windows, được sáng tạo bởi công ty nổi tiếng Microsoft. Là phần mềm tương đối phổ biến, Net Framework đảm nhiệm việc điều khiển hệ thống phần mềm. Chức năng chính của chúng là đảm bảo an toàn hệ thống, quản lý bộ nhớ dữ liệu cũng như xử lý các lỗi liên quan.
Để hiểu được .Net Framework là gì chúng ta cần tìm hiểu từ chức năng cơ bản của chúng. Về cơ bản, Net Framework bao gồm thư viện code được chia sẻ mang tên là Framework Class Library (FCL). Các bit của code nằm trong thư viện chia sẻ (shared library) có khả năng thực hiện tất cả các loại chức năng khác biệt. Công cụ này hỗ trợ xây dựng các chương trình phần mềm, tham gia lập trình cho giao diện máy chủ, kết nối cơ sở dữ liệu, giao tiếp giữa các mạng và còn hơn thế nữa.
Chúng ta có thể ví dụ rằng, một nhà phát triển muốn ứng dụng được lập trình để truy vấn một địa chỉ IP khác trên internet. Nếu như bình thường, nhà phát triển đó phải tự viết code, bit cũng như những phần giải thích ý nghĩa của kết quả truy vấn, thì giờ đây nhờ thư viện thực hiện chức năng chứa sẵn code mà công việc của họ sẽ được rút gọn bớt.
Ví dụ trên chỉ là một phần nhỏ trong lợi ích lớn lao mà Net Framework mang lại. Phần mềm này chứa hàng trăm nghìn đoạn code, cho phép các nhà phát triển làm việc thuận tiện và dễ dàng hơn. Công đoạn viết các lớp code đầu của một số chức năng phổ biến trên ứng dụng sẽ được lưu trữ sẵn trong Net Framework, nhờ đó mà những nhà lập trình sẽ tập trung hơn vào các đoạn code chuyên sâu của ứng dụng, như giao diện sử dụng hoặc các chức năng nâng cao.
Việc dùng chung một framework để chia sẻ đoạn code cho nhiều người dùng cũng góp phần tạo nên một số quy chuẩn giữa các ứng dụng. Việc các công năng phổ biến được tối ưu hóa giúp các nhà phát triển hiểu được về cách chương trình hoạt động dễ dàng nhất. Không phải ngẫu nhiên mà những thứ như hộp thoại Open hay Save As đều hoạt động y hệt nhau ở từng ứng dụng.
>> Xem thêm: NestJS là gì? Hướng dẫn NestJS dành cho người mới bắt đầu
Lịch sử phát triển của Net Framework là gì?
Net Framework ra mắt vào năm 2002, công cụ này được sử dụng cho các hệ điều hành như: Windows 98, NT 4.0, 2000 và XP. Sau một thời gian dài, Microsoft đã dừng hỗ trợ chính thức cho phiên bản này vào tháng 7/2009.
Tiếp đến là phiên bản Net Framework 1.1 ra mắt người dùng vào năm 2003. Với những nâng cấp nổi trội không thể không kể tới như tích hợp hỗ trợ mobile ASP.NET, dùng sandbox khi vận hành các ứng dụng từ Internet để chắc chắn các vấn đề bảo mật, …
Net Framework đã không ngừng phát triển và nghiên cứu bằng chứng là sự ra đời liên tiếp của các phiên bản từ 2.0 đến 4.5 hằng năm. Hiện tại, Net Framework là đã phát hành phiên bản 4.5 vào năm 2012.
Ưu nhược điểm của Net Framework
Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của Net Framework, bao gồm:
Ưu điểm
- Thư viện lập trình lớn: Lợi ích lớn nhất mà .Net Framework mang lại chính là việc tạo ra môi trường chung và mang lại hiệu suất tối ưu việc tạo lập, xây dựng các ứng dụng web; Truy cập, kết nối các CSDL, cấu trúc dữ liệu; Lập trình giao diện,… .
- Đa ngôn ngữ: Dù là loại ngôn ngữ nào như C#, C++, Visual Basic, bạn cũng có thể thoải mái viết, nhưng vẫn luôn đảm bảo khả năng tích hợp. Các đoạn code này sẽ được dùng cho phần mềm tương thích với rất nhiều phần cứng mà Net Framework hỗ trợ.
- Nǎng suất làm việc cao: Lập trình, thiết kế ứng dụng với .NET không lãng phí nhiều thời gian bởi nó cung cấp sẵn rất nhiều yếu tố dùng trong thiết kế. Bạn chỉ cần hiểu rõ cách dùng và tùy biến các đoạn code có sẵn này cho tương thích với dự án của bạn, việc lập trình sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
- Biến đổi linh hoạt nhờ kiến trúc “ghép nối lỏng”: .NET được được tạo ra với khả năng tùy biến linh hoạt nhờ cấu trúc ‘ghép nối lỏng’. Điều này mang lại nhiều điểm nổi trội về mặt năng suất.
- Bảo mật cao: .NET có phần kiến trúc bảo mật được xây dựng theo hình thức từ dưới lên. Việc này hỗ trợ bảo vệ dữ liệu cũng như các ứng dụng tránh những mối nguy hại từ hacker bằng mô hình bảo mật tinh vi được gọi là evidence-based.
- Tận dụng các dịch vụ sẵn có trong hệ điều hành: Windows có rất nhiều dịch vụ có khả năng vận hành trên tất cả nền tảng gồm: truy cập dữ liệu, mô hình dạng đối tượng thành phần, giao diện người dùng tương tác, bảo mật tích hợp và cả giám sát giao dịch. Cũng từ những lợi thế đó .NET để đơn giản hóa cách dùng, hỗ trợ lập trình trên công cụ này trở nên đơn giản hơn.
Ngoài ra, Microsoft phát triển phần mềm Net Framework rất tốt, hầu như không gặp bất kỳ vấn đề gì trong cách vận hành.
Nhược điểm
Mặc dù có khả năng tương tích với khá nhiều phần cứng, nhưng Net Framework chưa thể giúp ích được gì nếu máy tính của bạn chưa cài đặt công cụ này. Hiểu một cách đơn giản, bạn cần phải cài đặt Net Framework trên PC để chạy được những chương trình được thiết kế dựa trên nền tảng Net Framework.
Những nhầm lẫn thường gặp của Net Framework
Ngay cái tên “Net Framework” của Microsoft đã dễ tạo nên sự nhầm lẫn đối với người sử dụng. Ở đây chúng ta cần biết rằng, khái niệm framework thực chất là một tập hợp API (Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng) và một thư viện chia sẻ (shared library) code. Nhờ thư viện chung này mà các nhà phát triển có thể dùng một số đoạn code quen thuộc khi phát triển ứng dụng thay vì phải tự viết code.
Ngoài chức năng chính là framework – thư viện chia sẻ code, Net Framework còn cung cấp một môi trường để chạy thử ứng dụng. Môi trường này tạo ra một sandbox – tương tự như máy ảo, là nơi để các ứng dụng chạy. Thực ra đây không phải điều gì quá mới lạ, Một số nền tảng phát triển khác như Java và Ruby trên Rails cũng làm điều tương tự,
Với Net Framework, môi trường này có tên là Common Language Runtime (CLR). Khi người dùng cho chạy một ứng dụng, code cho ứng dụng đó sẽ được biên dịch thành ngôn ngữ máy tại thời gian chạy, từ đó sẽ được thực thi trên sandbox. CLR còn có một số chức năng hữu ích khác, có thể kể đến như quản lý bộ nhớ và bộ vi xử lý, xử lý các trường hợp ngoại lệ của chương trình và quản lý bảo mật. Nói tóm lại, môi trường chạy ứng dụng là cách để lấy ứng dụng từ phần cứng thực tế mà ứng dụng đang chạy.
Cũng có một số vấn đề được đặt ra đối với các nền tảng sử dụng .Net Framework. Mặc dù nền tảng này được thiết kế nhằm hỗ trợ nhiều phần cứng khác nhau, tuy nhiên do tính chất độc quyền, Net Framework ban đầu chỉ được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng hệ điều hành Windows.
Tuy nhiên, điều này lại gây nên một nhầm lẫn khác là Net Framework chỉ xuất hiện trên Windows. Thực tế, Microsoft đã bổ sung thêm một số phiên bản khác nhau để hỗ trợ giải quyết vấn đề nói trên. Ví dụ, Mono là một dự án nguồn mở và miễn phí, với mục đích cung cấp sự tương thích giữa các ứng dụng Net Framework với các nền tảng khác, đặc biệt dành cho hệ điều hành Linux. Ngoài ra, Microsoft còn triển khai Net Core – một dạng framework mã nguồn mở và miễn phí, mang đến những ứng dụng nhẹ, module đến nhiều nền tảng.
Hướng dẫn cài đặt .Net Framework nhanh chóng
Về mặt lý thuyết, có 3 trường hợp phổ biến để máy tính của bạn được cài đặt Net Framework:
- Phiên bản Windows của bạn đã có sẵn Net Framework trong cài đặt mặc định.
- Khi bạn cài đặt một ứng dụng nào đó, ứng dụng này yêu cầu cần phải có Net Framework ở phiên bản cụ thể. Bạn sẽ được cài đặt Net Framework.
- Hoặc tương tự, thay vì được cài trong wizard, ứng dụng đó sẽ chuyển hướng đến một đến một trang web download riêng để lấy cũng như cài đặt phiên bản .NET Framework cụ thể.
1. Hướng dẫn nhanh cách cài đặt Net Framework
Chọn mục Control Panel > Chọn Programs > Chọn Programs and Features > Chọn mục Turn Windows features on or off > Chọn mục Net Framework > Nhấn OK > Chờ việc cài đặt Net Framework được hoàn thành là xong.
2. Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Net Framework
Bước 1: Chọn mục Control Panel.
Bước 2: Chọn mục Programs.
Bước 3: Khi cửa sổ Programs hiện lên, tìm và chọn mục Turn Windows features on or off.
Bước 4: Tiếp tục chọn mục Net Framework.
Bước 5: Nhấn OK và chờ đợi quá trình cài đặt Net Framework hoàn tất.
Hướng dẫn khắc phục lỗi với Net Framework
Net Framework hoạt động tương đối trơn tru, hiếm khi gặp phải lỗi khi sử dụng. Dẫu vậy vẫn có trường hợp phần mềm này gặp phải lỗi. Nếu rơi vào hoàn cảnh này, bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:
Đầu tiên, bạn cần phải kiểm tra xem Net Framework trên PC của bạn đã là bản cập nhật mới nhất hay chưa. Nếu chưa thì hãy cập nhật Net Framework lên phiên bản mới nhất. Ngoài ra, hãy loại bỏ những phiên bản không còn xài đến hoặc gặp vấn đề để tránh hiện tượng quá tải.
Nếu đã thực hiện bước trên mà vẫn chưa thể khắc phục được lỗi, bạn cần tải về phần mềm Net Framework Repair. Đây là công cụ sửa lỗi mà Microsoft đã phát triển để dành riêng cho Net Framework, do đó sẽ hỗ trợ toàn bộ các phiên bản. Công cụ này sẽ tiến hành quét lỗi để tìm ra nguyên nhân Net Framework của bạn gặp sự cố, từ đó sẽ tự động sửa chữa và vá lỗi.
Câu hỏi thường gặp
.Net Framework được sử dụng để làm gì?
Net Framework là một nền tảng phát triển mã nguồn mở, đa nền tảng, miễn phí để
xây dựng nhiều loại ứng dụng khác nhau .
Với .Net, bạn có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ, trình chỉnh sửa và thư viện để xây dựng cho web, thiết bị di động, máy tính để bàn, trò chơi, IoT,…
.Net Framework có phải là một ngôn ngữ lập trình không?
. NET là một khuôn khổ cung cấp các hướng dẫn lập trình có thể được sử dụng để phát triển một loạt các ứng dụng – từ website đến thiết bị di động cho đến các ứng dụng dựa trên Windows.
Các .Net framework có thể hoạt động với một số ngôn ngữ lập trình như C#, VB.NET, C++ và F#.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những điều cơ bản về Microsoft Net Framework là gì hay .Net Framework là gì mà bạn đọc cần biết. Hy vọng bài viết này của Vietnix sẽ mang lại sự hữu ích trong việc sử dụng Net Framework trên PC của bạn. Nếu có bất kỳ góp ý hoặc chia sẻ hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc bạn thành công.