Marketing truyền thống và hiện đại luôn song hành cùng nhau hỗ trợ quá trình phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói, tiếp thị truyền thống chính là nền tảng phát huy cho hầu hết các chiến dịch marketing hiện nay. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu thêm về quảng cáo truyền thống trong bài viết hôm nay.
Marketing truyền thống là gì?
Marketing truyền thống là toàn bộ các hoạt động mang tính sáng tạo, truyền đạt thông tin hướng đến việc phân phối hay bán sản phẩm cho khách hàng, đối tác,… Và điều tất nhiên là mọi thông tin được truyền đi không thông qua Internet hay phương tiện kỹ thuật số.
Về cơ bản, phương thức tiếp thị này có thể được hiểu đơn giản theo 2 cách, gồm:
- Marketing thông qua các phương pháp bán hàng truyền thống, có thể là quảng bá sản phẩm qua TV, phát tờ rơi, báo đài,…
- Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất hàng trước rồi mới tiến hành tiếp thị sản phẩm. Đây là hình thức mà những doanh nghiệp sẽ tập trung phần lớn nguồn lực vào phân phối và bán hàng. Chỉ một phần kinh phí nhỏ được dành ra để marketing bán hàng sau sản xuất.
Để bạn có góc nhìn cụ thể hơn về mô hình tiếp thị cũ, Vietnix sẽ đưa ra ví dụ về marketing truyền thống và marketing hiện đại như sau:
- Quảng cáo truyền thống: Không có sự can thiệp của Internet (Telesale, báo chí, hội thảo, triển lãm thương mại, biển quảng cáo, tờ rơi,…).
- Quảng cáo hiện đại: Toàn bộ thông qua Internet (Quảng cáo qua mạng xã hội, website, wifi marketing,…).
Các hình thức và chiến lược Marketing truyền thống hiệu quả
Để có được hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo theo cách truyền thống, bạn cần lựa chọn được hình thức phù hợp. Dưới đây, Vietnix đã liệt kê thông tin cụ thể về 13 hình thức và chiến lược tiếp thị truyền thống có kết quả khả quan. Chúng bao gồm:
1. Catalogue
Catalogue là sản phẩm bạn có thể sử dụng để đặt vào vị trí nổi bật, bắt mắt và giúp thu hút khách hàng tại hầu hết các sự kiện lớn nhỏ hay kể cả cuộc họp qua mạng. Đặc biệt, catalogue chủ yếu nhắm đến đối tượng có giá trị cho doanh nghiệp. Qua đó, bạn có thể tiếp cận thân thiện hơn với khách hàng tiềm năng.
Có thể nói, tuy phần catalogue đang được lược bỏ với hầu hết các chiến dịch bán hàng hiện đại nhưng nó vẫn có tác dụng hỗ trợ cho nhà bán lẻ và cả cửa hàng online của họ. Nhiều khách hàng mua sản phẩm trực tuyến vẫn có xu hướng đặt hàng sau khi xem sản phẩm qua catalogue của doanh nghiệp.
2. Phát tờ rơi
Phát tờ rơi đã trở thành biểu tượng của marketing truyền thống khi nó mang lại hiệu quả vượt quá kỳ vọng. Bên cạnh đó, mức chi phí để thực hiện chiến dịch dưới dạng này cũng khá thấp so với nhiều mô hình tiếp thị khác.
Dù thực tế, Internet được phủ sóng ở mọi nơi nhưng tiếp thị bằng tờ rơi vẫn là phương thức hữu hiệu giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng địa phương. Bạn có thể gửi tờ rơi cho các gia đình đang quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp để tăng tỷ lệ mua hàng.
Bên cạnh đó, hình thức này cho phép bạn đưa đến khách hàng nhiều dữ kiện, thông tin giá trị và nó cũng có sức thu hút hơn. Bạn có thể thiết kế được hình ảnh, kiểu dáng, slogan ấn tượng, đẹp mắt để tạo sự chú ý. Đừng quên đưa ra dữ liệu thống kê để khách hàng tin tưởng hơn đối với sản phẩm và đưa quyết định mua hàng nhanh chóng.
3. Telesale (Tiếp thị bằng điện thoại)
Tuy các công cụ tiếp thị hiện đại được xuất hiện không ngừng nhưng marketing truyền thống qua điện thoại vẫn đạt được hiệu quả cao. Theo nghiên cứu Bright Local, năm 2019 có đến 60% khách hàng thích trao đổi với doanh nghiệp địa phương khi có nhu cầu (cao hơn 28% so với năm 2016).
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng nhận thấy rằng, việc tiếp thị qua điện thoại giúp họ tăng doanh thu. Theo Forrester ở năm 2019 , có đến 84% telesale là phương thức then chốt cho việc quảng cáo và bán hàng của doanh nghiệp họ đang quản trị.
Có thể, sự phát triển của email, ứng dụng trò chuyện hay mạng xã hội đã thu hút không ít khách hàng đến với thương hiệu. Tuy vậy, tiếp thị qua điện thoại vẫn là cách quảng cáo không thể thiếu của phần lớn công ty.
4. Gửi thư trực tiếp
Ở năm 2019, Pebble Post đã đưa ra nghiên cứu cho thấy người dùng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ rất hay xem xét cẩn thận các hộp thư trực tiếp. Và họ còn cho biết, khách hàng yêu thích các loại thư về thông báo khuyến mại nhất, tiếp theo đó là tài liệu quảng cáo, bưu tiếp, catalogue. Các loại thư đưa tin, báo giấy ít được yêu thích nhất.
Cùng năm đó, USPS đã đưa ra thống kê về nghiên cứu thế hệ millennials (Gen Y) có hành vi mua hàng khi nhận thư tiếp thị. Và tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với hay thế hệ sau gồm Gen X và Baby Boomers. Bên cạnh đó, có đến 67% người được hỏi cho rằng thư tiếp thị là động lực kiến họ truy cập nền tảng trực tuyến.
Ngoài ra, dạng marketing truyền thống này cho ra kết quả tối ưu đối với các khách hàng đã và đang quan tâm đến sản phẩm do doanh nghiệp của bạn bán. Lưu ý, bạn chỉ nên gửi thư tiếp thị trực tiếp đến tập khách hàng thực sự tiềm năng hoặc đã đi cùng doanh nghiệp lâu dài.
5. Tạo các buổi hội thảo
Nhà tiếp thị nên tạo ra các buổi hội thảo trực tiếp hoặc thông qua nền tảng hỗ trợ trực tuyến để trò chuyện và tiếp cận khách hàng. Thực chất, trao đổi trực tiếp với khách hàng có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nhiều lần (79% CEO thường dùng đến cách thức này theo nghiên cứu của Management Events).
Hội thảo trực tuyến hay trực tiếp đều mang đến dữ kiện và lợi ích tương tự nhau, doanh nghiệp có thể tạo dùng lòng tin với đối tượng mục tiêu. Tại hội thảo, bạn có thể phối hợp ngôn ngữ cơ thể với lời nói để tạo cảm hứng giúp việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Đối với phương thức khác như email hay điện thoại, thư từ,… bạn chỉ truyền đạt thông tin qua giọng nói, câu từ, có thể là biểu tượng và chúng không tạo nên niềm tin tuyệt đối nơi khách hàng. Ngoài ra cũng có không ít trường hợp khách hàng không thể hiểu toàn bộ những gì mà bạn chia sẻ. Từ đó khách hàng sẽ không quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
6. Sản xuất clip quảng cáo ấn tượng trên TV
Hầu hết startup đều loại bỏ chiến lược marketing truyền thống này bởi chi phí không được tối ưu. Tuy vậy, bạn có thể cân nhắc với những hình thức tiếp thị tương tự như sau:
- Sử dụng gói quảng cáo dưới 15s trên truyền hình.
- Sử dụng gói quảng cáo của Spotify hoặc Pandora.
- Kết hợp và thỏa thuận với những doanh nghiệp địa phương đang có nhu cầu để giảm thiểu chi phí.
- Bạn có thể tiếp thị qua cáp quốc gia (trường hợp công ty của bạn thuộc loại quốc gia).
7. Tài trợ cho sự kiện hoặc trương trình phổ biến
Tài trợ (Sponsor) ở đây nghĩa là doanh nghiệp bạn sẽ cung cấp chi phí hoặc hiện vật cho một chương trình hoặc sự kiện. Sau đó, họ được quyền quảng cáo xuyên suốt thời gian diễn ra chương trình, sự kiện đó. Điều này có thể giúp thu hút sự chú ý của khán giả và tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Trên thực tế, đây vẫn là một cách marketing truyền thống. Thế nhưng phương pháp này có điểm khác biệt là không thuyết phục trực tiếp khách hàng mua sản phẩm hoặc truyền tải thông điệp công ty. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ trả tiền để được kết nối với sự kiện đang được nhiều người quan tâm. Thông qua đó để tiếp cận với khách hàng, giới truyền thông và các cá nhân tham dự.
Hình thức này có giá trị hiện thực khá lớn so với việc bạn mua một vị trí bảng quảng cáo trong sân vận động. Bạn có quyền marketing sản phẩm, hình ảnh thương hiệu,… trong một phạm vi nhất định được thỏa thuận từ trước.
8. Đến các buổi triển lãm thương mại
Triển lãm thương mại là nơi mà các doanh nghiệp trưng bày loại hình sản phẩm của mình trước khán giả tiềm năng, công ty truyền thông, đối thủ,… Điều đặc biệt, phần lớn các triển lãm dạng này đều bán vé, thế nên hầu hết người xem đều có nhu cầu mua hàng.
Mặt khác, đây được xem như cơ hội giúp bạn khẳng định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ. Khi đó, bạn sẽ tạo dựng được niềm tin cho khách hàng hiện tại cũng như những đối tượng đã quan tâm đến mặt hàng của mình và đồng thời tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, người dùng,…
9. Trao đổi danh thiếp với khách hàng, đối tác,…
Có thể nói, danh thiếp sẽ không bao giờ lỗi thời vì nó khẳng định được vị trí và giá trị doanh nghiệp. Do đó, việc chuẩn bị sẵn phần danh thiếp và trao đổi với mọi người là cách marketing truyền thông siêu đơn giản.
Theo một nghiên cứu đến từ đơn vị uy tín, có 72% người cho biết, họ đánh giá doanh nghiệp dựa trên tấm danh thiếp. Đây là hình thức truyền thông hiệu quả, nhắm đến đối tượng là khách hàng đang có nhu cầu, đối tác trong ngành,…
10. Sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu mới
Thực tế, bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với hoạt động marketing. Chính vì thế, bạn nên có sự thay đổi kịp thời và định kỳ để tối ưu cho hoạt động quảng bá của mình.
Có thể nói, việc cập nhật bộ nhận diện cho thương hiệu mới sẽ giúp bạn mang đến hình ảnh mới lạ, thú vị và thu hút khách hàng hơn. Đồng thời đây cũng là cách cập nhật được tầm nhìn của doanh nghiệp theo thời gian. Quy trình thay đổi này có thể là những cải tiến về màu sắc, phông chữ, kiểu cách,…
Các thay đổi này không toàn diện cũng như không tác động quá nhiều đến doanh nghiệp. Thế nhưng nó lại cho ra kết quả tiếp thị đáng mong đợi. Phần lớn, các thương hiệu sẽ tiến hành chỉnh sửa logo, slogan, thậm chí cả giọng điệu thương hiệu.
11. Sử dụng báo chí
Khi nói đến marketing truyền thống thì không thể thiếu phương tiện báo chí. Đối với mô hình startup thì đây là lựa chọn khá phù hợp và nên cân nhắc.
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến 3 điều sau đây để có nội dung báo chí chất lượng hơn:
- Hướng nội dung vào việc mang lợi ích đến cộng đồng.
- Chia sẻ những trở ngại, khó khăn mà công ty khởi nghiệp đã trải qua.
- Mang đến những câu chuyện khác thường hay yếu tố “giật tít” để thu hút độc giả và truyền thông.
12. Tôn vinh và tri ân
Đây là hình thức tiếp thị truyền thống đồng thời được xem như cách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần thu thập thông tin của khách hàng trước đó. Sau đó, hãy dựa vào thông tin khách hàng cung cấp để đưa ra lời chúc phù hợp cho từng dịp đặc biệt. Bạn cũng có thể gửi những món quà đặc biệt đến khách hàng vào dịp lễ hoặc bày tỏ sự quan tâm đến họ.
Với hoạt động này, khách hàng sẽ vô cùng ấn tượng với doanh nghiệp. Khi đó họ hài lòng và giới thiệu cho mọi người xung quanh. Để họ đồng hành lâu dài cùng thương hiệu, bạn phải thực hiện điều này liên tục trong suốt vòng đời khách hàng.
13. Sử dụng quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời hay còn được gọi là OOH (Out – of – Home) được nhận xét là khá hiệu quả. Cách marketing truyền thống này được sử dụng thông qua màn hình kỹ thuật số, banner ngoài trời, bảng quảng cáo, trạm xe buýt,…
Nhiều người cho rằng, cách tiếp thị này không khả dụng và lỗi thời. Thế nhưng thực tế phương pháp truyền thông ngoài trời giúp bạn dễ dàng tiếp cận người dùng nhanh chóng với số lượng lớn. Trong 10 năm qua, thống kê doanh thu của công ty sử dụng mô hình này vượt mốc 23%.
Đồng thời, loại hình quảng cáo truyền thống này cũng ngày càng trở nên phong phú, độc đáo, hấp dẫn và thu hút người xem hơn.
Ưu nhược điểm của Marketing truyền thống là gì?
Thực chất, bất kỳ loại hình tiếp thị nào được doanh nghiệp lựa chọn đều thu về mức lợi nhuận nhất định. Tuy vậy, mọi hình thức marketing luôn chứa những ưu nhược điểm cụ thể mà bạn nên biết.
Ưu điểm của tiếp thị truyền thống
Sau đây là 5 ưu điểm mà mô hình quảng cáo truyền thống mang đến lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng:
1. Khả năng tiếp cận khách hàng địa phương
Với các khu vực chưa phát triển, tiếp thị truyền thống thông qua radio, báo chí, phát tờ rơi là cách hữu hiệu để khách hàng biết đến doanh nghiệp. Trường hợp này thì marketing hiện đại hoàn toàn không thể sánh bằng được. Trong đó hiệu quả nhất phải kể đến phương pháp tiếp thị qua radio, đài phát thành địa phương.
2. Có thể tái sử dụng phương tiện
Nếu bạn sử dụng banner để quảng cáo sản phẩm và thương hiệu thì việc tái sử dụng là điều hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, hình thức truyền thông này cũng không cần đến kết nối Internet và bạn có thể tái chế cho những chiến dịch trong tương lai.
3. Tính quen thuộc
Có lẽ, marketing truyền thống là phương thức quảng cáo mà hầu hết mọi người đều được tiếp xúc từ rất lâu và đã trở nên thân thuộc với tất cả đối tượng khách hàng. Thậm chí với những khách hàng ở độ tuổi trung niên trở về trước thường ưa chuộng loại hình này hơn thay vì các chiến dịch tiếp thị trực tuyến hướng đến giới trẻ.
4. Tiếp cận đúng đối tượng
Thực tế cho thấy, phương thức tiếp thị truyền thống sẽ đạt hiệu quả cao hơn và nó tập trung đúng vào đối tượng tiềm năng. Ngược lại, dù cách marketing online tiếp cận được tập khách hàng khổng lồ nhưng không phải tất cả họ đều là đối tượng có nhu cầu với sản phẩm của doanh nghiệp.
5. Tạo ra khách hàng mới
Việc thực hiện quảng cáo truyền thống sẽ thu hút tập khách hàng lớn đồng thời tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau. Bạn có thể sử dụng phương tiện truyền hình, đài phát thanh, biển quảng cáo để lan tỏa thông tin đến nhiều vùng, khu vực và tạo ra tập khách hàng tiềm năng chất lượng.
Nhược điểm của tiếp thị truyền thống
Ngoài các ưu điểm như trên, marketing truyền thống vẫn có 6 nhược điểm chưa thể khắc phục như sau:
1. Tốn thời gian
Đối với truyền thông hiện đại, bạn chỉ việc lên kế hoạch, quá trình thực thi nhanh chóng và dễ dàng nhờ có các công cụ hỗ trợ. Ngược lại, tiếp thị truyền thống lại tốn thời gian cho việc in ấn, xuất bản và đôi khi là đủ loại thủ tục. Vì thế, bạn nên phân biệt marketing truyền thống và marketing hiện đại để có lựa chọn hợp lý.
2. Tốn chi phí
Có thể bạn cũng nhìn thấy hiện thực này, mô hình quảng cáo truyền thống thường mất kha khá chi phí cho hầu hết mọi hoạt động tất yếu. Ví dụ như để được quảng cáo lên Tivi, bạn sẽ phải bỏ ra chi phí rất lớn và lớn hơn nhiều so với quảng cáo hiện đại. Bên cạnh đó, nó còn khiến bạn mất nhiều công sức để chuẩn bị, chỉnh sửa, trau chuốt nội dung quảng cáo. Vì thế, hiện nay có một số phương tiện tiếp thị cũ đã được loại bỏ.
3. Khó đo lường
Sử dụng marketing hiện đại thông qua phần mềm và kỹ thuật số giúp bạn thống kê mọi thông tin chính xác trong thời gian ngắn. Với phương thức cũ, bạn dường như không thể đo lường hiệu suất của chiến dịch vì hầu như không thể tổng hợp dữ liệu và con số cụ thể.
4. Bị giới hạn thông tin
Có thể thấy, mọi hình thức quảng cáo truyền thống đều không truyền tải đủ nội dung cần thiết về thương hiệu hay sản phẩm. Nó chỉ có thể đưa ra các slogan, nội dung súc tích, hình ảnh minh họa để thu hút người xem từ lần đầu bắt gặp.
5. Không thể chỉnh sửa
Hiểu một cách đơn giản là khi bạn tạo ra banner hay tờ rơi và mang đi tiếp thị thì mọi thông tin đều không thể chỉnh sửa được. Nếu xảy ra sơ xuất, có thể doanh nghiệp phải hủy bỏ hoàn toàn và in ấn bộ tài liệu quảng cáo khác thì mới bắt đầu tiếp thị được.
6. Bắt buộc người dùng phải xem
Phương pháp tiếp thị truyền thống hầu như đều ép buộc khách hàng phải xem các nội dung quảng cáo. Khách hàng sẽ tiếp xúc với các ấn phẩm quảng cáo hằng ngày, hằng giờ như quảng cáo trên tivi, quảng cáo ngoài trời,… Do đó dù phương pháp này có thể tiếp cận tới nhiều đối tượng nhưng tỉ lệ phản hồi lại của khách hàng sẽ thấp.
Câu hỏi thường gặp
Ví dụ về Marketing truyền thống là gì?
Ví dụ về Marketing truyền thống như là quảng cáo ngoài trời, đài phát thanh và truyền hình cùng với các bảng quảng cáo và chiến dịch thư trực tiếp.
Vì sao nên sử dụng Marketing truyền thống?
Bởi vì các phương pháp Marketing truyền thống bền vững mà mang lại ấn lượng hơn với khách hàng của bạn. Bạn có thể nhận được nhiều doanh thu hơn từ cùng một quảng cáo truyền hình, phát tờ rơi , doanh thiếp và tài liệu quảng áo.
Lời kết
Với các nội dung về marketing truyền thống, Vietnix đã cung cấp được phần lớn các thông tin quan trọng nhất mà bạn nên biết. Bạn có thể kết hợp giữa những phương pháp này với marketing hiện đại để nâng cao doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Chúc bạn áp dụng hiệu quả và gặt hái nhiều thành công trong các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp.