Các vị trí trong ngành IT nào có mức lương cao hiện nay? Với sự phát triển không ngừng của công nghệ máy tính thì nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực IT cũng ngày càng tăng. Hiện tại, đây là ngành nghề được nhiều bạn trẻ chú ý và muốn theo đuổi. Bài viết dưới đây Vietnix sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết liên quan đến ngành IT.
Tổng quan về ngành IT tại Việt Nam
Công nghệ thông tin (CNTT) – trong tiếng anh là Information Technology (IT) là một nhánh trong ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính nhằm bảo vệ, lưu trữ, xử lý, tổng hợp và truyền tải thông tin.
Nhân viên IT là người thực hiện việc duy trì những hoạt động trong hệ thống máy tính và mạng để đảm bảo chúng luôn được ổn định và tối ưu nhất. Đồng thời, nhân viên IT cũng là người tham gia hướng dẫn và hỗ trợ nhân sự trong một đơn vị hoặc doanh nghiệp thành thạo những kỹ năng cần thiết để vận hành và sử dụng chương trình máy tính, hạ tầng IT một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Nói theo cách đơn giản, thì người làm trong ngành IT sẽ đảm nhận những công việc liên quan đến máy tính và phần mềm máy tính. Tại Việt Nam, IT không chỉ thực hiện xử lý dữ liệu máy tính, lập trình mà còn làm những công việc liên quan đến viết và thiết kế phần mềm máy tính.
Dựa theo nhu cầu của mỗi công ty mà nhân viên IT sẽ đáp ứng nhiều công việc riêng biệt, khác nhau liên quan đến máy tính.
Các vị trí trong ngành IT phổ biến hiện nay
Dưới đây là những vị trí làm việc trong ngành IT phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo:
1. Backend / Frontend Developer
Backend/Frontend Developer đây là 2 vị trí công việc cùng nằm trong mảng lập trình thuộc ngành IT. Cả hai vị trí này đều cùng tham gia vào những dự án phát triển ứng dụng hoặc website. Backend và Frontend Developer sẽ đảm nhận công việc khác nhau và cùng phối hợp để dự án đạt kết quả tốt nhất.
Khi phát triển web, Frontend Developer là người chịu trách nhiệm cho giao diện của ứng dụng, trang web, kiến trúc và những yếu tố khác liên quan đến trải nghiệm người dùng. Backend Developer sẽ thực hiện xây dựng và duy trì công nghệ, từ đó có thể đảm bảo sự tồn tại của phần giao diện người dùng.
2. QC / QA
QC/QA là hai vị trí phổ biến và đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghệ thông tin. QC/QA chịu trách nhiệm về chất lượng những sản phẩm khi được sản xuất có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Đều chung mục đích cuối cùng là đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhưng QC/QA sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt. Theo đó, QA là đảm bảo chất lượng của sản phẩm thông qua việc thiết lập quy trình, tiêu chuẩn, quy định, cung cấp tài liệu, biểu mẫu và những hướng dẫn cụ thể cho các bên liên quan thực hiện. QC chính là người trực tiếp thực hiện kiểm tra chất lượng của phần mềm.
3. Business Analyst
Business Analyst (BA) là chuyên viên thực hiện phân tích nghiệp vụ. Vị trí này sẽ đóng vai trò kết nối trung gian khách hàng với bộ phận kinh doanh cũng như bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp.
Muốn làm Business Analyst bạn phải có năng lực chuyên môn trong ngành IT và hiểu rõ kiến thức về các lĩnh vực gồm kế toán, nhân sự và tài chính,… Tùy theo mỗi dự án, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh một Business Analyst cần có kiến thức chuyên môn liên quan khác.
4. Product Owner/Product Manager/Project Manager
Product Owner/Product Manager/Project Manager là 3 vị trí thực hiện công việc quản lý toàn bộ quá trình phát triển của dự án, sản phẩm. Đa số mọi người thường nhầm lẫn công việc của ba vị trí này chính vì thế ở một số công ty vẫn còn tình trạng chồng chéo công việc hay một người đảm nhiệm nhiều vai trò cùng một lúc.
Tuy nhiên, Product Owner/Product Manager/Project Manager là ba công việc hoàn toàn riêng biệt và khác nhau. Điểm khác biệt của 3 vị trí này thể hiện qua vai trò mà họ đảm nhận, chi tiết như sau:
- Product Manager sẽ là người dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật và thiết kế trong thời gian phát triển sản phẩm với mục tiêu lấy được sự hài lòng của khách hàng và hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Thông thường, công việc này sẽ có tính chất hướng ngoại cao, cần làm việc với hầu hết những bên có liên quan đến tương lai của sản phẩm gồm: Marketing, sale, chăm sóc khách hàng và kỹ thuật.
- Project Manager là người xác định được những đầu việc cụ thể, phải thực hiện để hoàn thành một dự án và giám sát quá trình thực hiện những công việc đã đề ra. Khác với Product Manager, Project Manager là vị trí mang tính hướng nội bởi họ thường làm việc với developer, bộ phận thiết kế, QA và QC,…
- Product Owner là người chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển sản phẩm. Theo đó, họ sẽ giúp những nhóm phát triển sản phẩm xác định được đâu là tác vụ ưu tiên và xây dựng user story hợp lý. Product Owner không thực hiện xây dựng roadmap riêng mà sẽ dựa theo roadmap của Product Manager. Từ đó có thể, đảm bảo hiệu suất công việc và điều chỉnh những vấn đề theo đúng mức độ ưu tiên đã đề ra.
5. DevOps (Development và Operations)
DevOps được viết tắt từ Development (Dev) và Operations (Ops). Thuật ngữ này dùng để nói đến sự kết hợp giữa kỹ sư phát triển phần mềm và bộ phận vận hành nhằm tối ưu thời gian phát triển một sản phẩm.
DevOps có công việc tương đối giống với Sysadmin là thực hiện triển khai, tối ưu hóa, quản lý và phân tích,… Nhưng để làm DevOps bạn cần thông thạo những kỹ năng như: Scripting, coding để tự động hóa hệ thống.
Ngoài ra, DevOps cũng cần nắm rõ những tech stack công ty đang sử dụng, chịu trách nhiệm review bug và viết unit test.
6. Data Engineer / Data Scientist
Hai vị trí Data Engineer và Data Scientist thuộc lĩnh vực khoa học dữ liệu. Cả hai đều dựa trên nền tảng kiến thức liên quan đến khoa học máy tính để làm việc nhưng mỗi vị trí sẽ có những công việc riêng biệt cần thực hiện.
Trong đó, Data Engineer là vị trí đảm bảo việc xử lý những dữ liệu thô thành nguồn dữ liệu có thể sử dụng được. Thông qua nhiều loại ngôn ngữ và công cụ khác nhau họ có thể kết hợp những hệ thống hoặc tổng hợp dữ liệu từ nhiều hệ thống khác.
Với Data Scientist, là người sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận dữ liệu từ những Data Engineer sau đó thực hiện phân tích và cung cấp những thông tin chuyên sâu hỗ trợ cho những quyết định trong kinh doanh.
Data Scientist thường có tư duy nhạy bén liên quan đến kinh doanh, thực hiện phân tích và nghiên cứu về toán học, kinh tế lượng, vận hành và thống kê. Còn Data Engineer sẽ tập trung nhiều vào những gì liên quan đến kỹ thuật.
7. Scrum Master / Agile Coach
Agile Coach và Scrum Master là hai vị trí với những kỹ thuật và kỹ năng giống nhau để phát triển Agile Mindset. Đối với nhóm Scrum, Scrum Master là một vị trí giữ vai trò cụ thể với nhiệm vụ hỗ trợ nhóm vận thành dựa trên Scrum. Còn Agile Coach chỉ đồng hành với nhóm trong một giai đoạn nhất định, trong khi đó Scrum Master phải hoạt động suốt vòng đời của nhóm.
Ngoài ra, Agile Coach tập trung làm việc với các lãnh đạo, còn Scrum Master chính là người trực tiếp làm việc với nhóm.
Tham khảo một số ngành công nghệ thông tin khác
Bên cạnh những vị trí đã liệt kê bên trên, ngành công nghệ thông tin còn có những công việc khác gồm:
- Nhân viên phân tích dữ liệu.
- Quản trị viên hệ thống.
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật.
- Network Administrator (Nhân viên quản trị mạng).
- Network Engineering (Kỹ sư mạng).
- Database Developer (Nhân viên phát triển Database).
- Database Administrator (Nhân viên quản trị Database).
- IT Manager hay IT Director (Giám đốc IT).
- Chief Information Officer (CIO).
- Chief Security Officer (CSO).
- Chief Technical Officer (CTO).
Câu hỏi thường gặp về các vị trí trong ngành IT
Câu hỏi thường gặp
Ngành IT là gì?
Ngành IT (Information Technology – công nghệ thông tin) là một nhánh trong ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính nhằm bảo vệ, lưu trữ, xử lý, tổng hợp và truyền tải thông tin.
Top những công việc IT lương cao
Dưới đây là danh sách những công việc IT lương cao đang được chú ý hiện nay:
1. Backend/Frontend Developer.
2. QC/QA.
3. Business Analyst.
4. Product Owner/Product Manager/Project Manager.
5. Dev-Ops.
6. Data Engineer/Data Scientist.
7. Scrum Master/Agile Coach.
Lời kết
Trên đây là bài viết liên quan đến các vị trí trong ngành IT đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm được những công việc cụ thể trong từng vị trí mà Vietnix đã tổng hợp, từ đó có những định hướng chính xác cho bản thân. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết.