NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
28/02/2024
Lượt xem

Addon Domain là gì? Cách cài đặt Addon Domain vào hosting trên cPanel mới nhất

28/02/2024
14 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (150 bình chọn)

Nắm vững các thuật ngữ và khái niệm trong lĩnh vực hosting đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và sử dụng dịch vụ hiệu quả. Trong đó, Addon Domain là một khái niệm vô cùng quan trọng. Cùng Vietnix tìm hiểu Addon Domain là gì và cách cài đặt trên cPanel trong bài viết sau đây.

Addon Domain là gì?

Addon Domain là một tên miền được thêm vào dịch vụ hosting của bạn, có chức năng tương tự như tên miền chính như tạo địa chỉ email, thiết lập trình chuyển tiếp,… Khi bạn thêm một Addon Domain, hệ thống sẽ tự động tạo một thư mục riêng trên hosting cho mỗi tên miền mới. Điều này giúp bạn có khả năng quản lý và chạy nhiều website với các tên miền khác nhau trên cùng một dịch vụ hosting.

Addon Domain là gì?
Addon Domain là gì?

Lưu ý: Để một Addon Domain hoạt động, tên miền tương ứng phải được đăng ký trước đó.

Bạn có thể tạo địa chỉ email, trình chuyển tiếp… Các chức năng đều giống như thực hiện trên miền chính của mình. Đây là một miền được đăng ký bổ sung, có thể host trong cùng một tài khoản với miền chính. Sự khác biệt duy nhất là các tệp chia sẻ cùng một bảng điều khiển và máy chủ.

Cách thức hoạt động của Addon Domain

Vậy cách thức hoạt động của Addon Domain là gì? Khi sử dụng Addon Domain, hệ thống sẽ tạo một folder mới cho tên miền mới. Khi được kích hoạt thì hệ thống sẽ gửi lại bạn 3 URL. Từ đó, bạn có thể truy cập vào các thư mục mới này và bắt đầu tạo tập tin của mình mà không sợ ảnh hưởng đến tên miền chính, vì Addon Domain hoạt động một cách độc lập và riêng lẻ.

Cách thức hoạt động của Addon Domain
Cách thức hoạt động của Addon Domain

Khi tạo một Addon Domain, một quá trình gồm ba bước sẽ diễn ra:

  • Bước 1: Một folder được tạo ra trong directory public_html.
  • Bước 2: Một miền phụ (subdomain) được tạo ra cho tên miền chính, đồng thời được đính kèm vào thư mục mới.
  • Bước 3: Tên miền mới được liên kết với tên miền phụ.

Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động khi Addon Domain được chỉ định cho tài khoản. Ngoài ra, không cần thực hiện thêm hành động nào khác ngoài việc tải nội dung lên miền mới.

Ví dụ: Tên miền chính là abc.com, Addon Domain là 123.com. Khi đó các URL có thể là:

    • abc.com/123

    • 123.abc.com

    • 123.com

Cả ba đường dẫn trên đều sẽ dẫn đến cùng một thư mục, cho ra cùng một trang web. Khách truy cập vào 123.com sẽ không thể biết được họ đang được định tuyến qua 123.abc.co

Tại sao nên sử dụng Addon Domain?

Đầu tiên đó là bạn có thể tiết kiệm được chi phí khi chỉ sử dụng một tài khoản khi mua hosting là có thể hoàn toàn có thể sử dụng và quản lý tên miền một cách độc lập. Ngoài ra, khi sử dụng Addon Domain cũng có thể giúp bạn dễ dàng tạo, sử dụng và quản lý nhiều website trên một hosting một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đỡ mất công phải quản lý nhiều tài khoản với nhiều website khác nhau.

Ưu điểm của Addon Domain là gì?

Addon Domain có nhiều ưu điểm nổi bật mà người dùng không thể bỏ qua. Các ứu điểm phải kể đến như:

Ưu điểm của Addon Domain là gì?
Ưu điểm của Addon Domain là gì?

Khả năng sở hữu domain

Người dùng được toàn quyền sở hữu và có quyền sử dụng chúng một cách độc lập, kể cả tên miền chính hay tên miền phụ.

Không gian lưu trữ lý tưởng

Cho phép lưu trữ dung lượng lớn. Người dùng sẽ thao tác lưu trữ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng với nhiều dạng dữ liệu khác nhau mà không phải lo lắng đến vấn đề thiếu dung lượng.

Giao diện thân thiện với người dùng

Giao diện của Addon Domain dễ nhìn, cảm giác thân thiện và khá rõ ràng, giúp người dùng dễ thao tác, dễ sử dụng.

Quản lý dễ dàng chỉ với một bảng điều khiển

Người dùng có thể quản lý tài liệu hay truy cập giao thức FTP chỉ với một bảng điều khiển. Hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh thông qua việc sử dụng bảng điều khiển này.

Nhược điểm của Addon Domain là gì?

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng Addon Domain cũng có những nhược điểm cần xem xét:

Tài nguyên hạn chế

Mỗi khi bạn thêm một Addon Domain, các trang web trong cùng một tài khoản hosting sẽ phải chia sẻ tài nguyên như dung lượng ổ cứng, RAM, CPU, băng thông,… Nếu một trong những website này có lượng truy cập cao hoặc sử dụng nhiều tài nguyên, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các website khác cũng nằm trong tài khoản hosting đó.

Giảm độ bảo mật website

Nếu một website trong Addon Domain bị tấn công hoặc xuất hiện lỗ hổng bảo mật, có thể gây ảnh hưởng đến các website khác trên cùng tài khoản hosting. Điều này càng đáng lo ngại hơn nếu bạn không thực hiện các biện pháp bảo mật một cách cẩn thận.

Giảm độ bảo mật website
Giảm độ bảo mật website

Khó khăn trong việc quản lý

Việc quản lý nhiều Addon Domain và cài đặt riêng biệt có thể là một công việc phức tạp đối với nhiều người. Bạn cần phải theo dõi và cập nhật riêng từng website để đảm bảo rằng chúng luôn hoạt động ổn định và an toàn.

Giảm đáng kể hiệu suất

Nếu bạn thêm quá nhiều Addon Domain vào cùng một tài khoản hosting và tất cả chúng đều có lượng truy cập cao, hiệu suất của tất cả các website có thể giảm đi. Điều này có nghĩa là thời gian tải trang có thể tăng lên, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Website tải chậm, ảnh hưởng trải nghiệm người dùng
Website tải chậm, ảnh hưởng trải nghiệm người dùng

Để tận dụng tối đa ưu điểm của Addon Domain và tránh nhược điểm, bạn nên thực hiện như sau:

  • Kiểm soát chặt chẽ lượng tài nguyên mà mỗi website sử dụng và nâng cấp gói dịch vụ hosting khi cần thiết.
  • Áp dụng biện pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ mỗi website trong Addon Domain.
  • Quản lý và duy trì mỗi website trong Addon Domain một cách chuyên nghiệp để đảm bảo chúng luôn hoạt động một cách ổn định.
  • Xem xét việc sử dụng tài khoản hosting riêng biệt cho các website quan trọng hoặc có lượng truy cập lớn để cải thiện hiệu suất cũng như đảm bảo tính bảo mật.

Dưới đây là một số bài viết liên quan đến chăm sóc cũng như cải thiện hiệu suất website mà bạn có thể tham khảo:

Addon Domain xuất hiện thế nào?

Sau khi thêm một Addon Domain vào tài khoản hosting của mình, bạn sẽ thấy trong trình quản lý hosting. Cụ thể, Addon Domain xuất hiện như sau:

  • Trong cPanel: Đối với những người sử dụng cPanel để quản lý hosting, Addon Domain sẽ hiển thị rõ trong phần “Addon Domains” của cPanel. Tại đây, bạn có thể xem thông tin chi tiết về Addon Domain, Subdomain (nếu có), đường dẫn thư mục gốc (root) và các tùy chọn quản lý khác.
Addon Domain trong cPanel
Addon Domain trong cPanel
  • Trong giao diện quản lý hosting tùy chỉnh: Nếu bạn đang sử dụng một hệ thống quản lý hosting được phát triển bởi nhà cung cấp hosting, Addon Domain cũng sẽ xuất hiện thông qua giao diện quản lý hosting của họ. Tại đây, bạn có thể xem và quản lý thông tin về Addon Domain và các cài đặt liên quan.

Đối với khách truy cập

Các lượt truy cập đến Addon Domain sẽ không thể nhận biết được đó là một Addon Domain. Addon Domain sẽ hoạt động như một domain độc lập, không có bất kỳ tham chiếu nào đến domain chính. Để giải thích cụ thể hơn, giả sử yourprimarydomain.comyouraddondomain.com là hai trang web khác nhau. Khi người truy cập nhập địa chỉ youraddondomain.com vào thanh địa chỉ trình duyệt, họ sẽ thấy đó là một website hoàn toàn độc lập, không có dấu hiệu hay liên kết nào với yourprimarydomain.com.

Đối với FTP

Trong trường hợp FTP, Addon Domain sẽ được kết nối với miền chính thông qua tên người dùng. Cụ thể, tên người dùng thường xuất hiện dưới dạng: addondomain@primary.com. Nói cách khác, khi sử dụng FTP để quản lý Addon Domain, tên người dùng sẽ được tạo ra dựa trên tên của Addon Domain và kết hợp với miền chính.

Ví dụ: Nếu Addon Domain là “youraddondomain.com” và miền chính là “yourprimary.com,” thì tên người dùng FTP có thể là “youraddondomain@yourprimary.com.”

Hướng dẫn tạo Addon Domain trên cPanel

Để tạo Addon Domain, trước hết, bạn cần có một dịch vụ hosting cho tên miền chính của mình. Sau đó, bạn có thể thêm nhiều tên miền mới khác vào trong cùng một dịch vụ hosting này. Các bước tạo Addon Domain trên cPanel như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel > Tìm đến mục Domains > Chọn Domains.

Chọn Addon domains khi truy cập vào cPanel
Chọn Addon domains khi truy cập vào cPanel

Bước 2: Chọn Create A New Domain và khai báo các thông tin sau:

  • Domain: Điền tên miền cần thêm vào.
  • Document Root: Bỏ tick chọn tại dòng Share document root.
  • Nhấn Submit để thêm.

Khi thêm Addon Domain, hệ thống sẽ tự tạo thêm một thư mục có cùng tên với tên miền mới và một Subdomain theo tên miền chính của hosting.

Khai báo Addon Domain
Khai báo Addon Domain

Bước 3: Sau khi tạo xong, bạn vào phần File Manager tại giao diện cPanel và truy cập vào thư mục của tên miền vừa tạo. Sau đó, upload các file lên và sử dụng.

Cách trỏ Addon Domain đến thư mục theo ý muốn

Để trỏ Addon Domain đến một thư mục cụ thể theo ý muốn trên cPanel, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel > Tìm đến mục Domains > Chọn Domains

Bước 2: Tìm Addon Domain mà bạn muốn thay đổi thư mục > Chọn Manage Redirection.

Trỏ Addon Domain đến thư mục theo ý muốn
Trỏ Addon Domain đến thư mục theo ý muốn

Bước 3: Thay đổi đường dẫn thư mục tại New Document Root.

Bước 4: Nhấn Save để lưu lại thay đổi.

Cách xóa Addon Domain không cần thiết trên cPanel

Bước 1: Tương tự giống như cách tạo Addon Domain, muốn xoá Addon Domain bạn cũng cần truy cập vào cPanel.

Bước 2: Tìm đến mục Domains > Addon Domains.

Bước 3: Trong phần Modify Addon Domain. Bạn hãy nhấn vào Remove tại Addon Domain mà bạn muốn xóa.

Bước 4: Lúc này sẽ hiện ra thông báo để bạn xác nhận có muốn xoá Addon Domain này hay không. Bạn hãy nhấn vào Remove để xác nhận. Như vậy là hoàn tất bước xoá Addon Domain trên hosting cPanel. 

Xóa Addon Domain
Xóa Addon Domain

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của Addon “wix chat” là gì?

Addon Wix Chat mang ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giao tiếp và hỗ trợ khách hàng trên website Wix. Dưới đây là những điểm chính về ý nghĩa của addon này:
– Tăng cường tương tác với khách hàng.
– Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
– Cải thiện trải nghiệm khách hàng.
– Tiết kiệm thời gian chi phí.
– Thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả.

Subdomain là gì?

Subdomain hay còn gọi là tên miền phụ là một phần mở rộng của tên miền chính, được tạo ra bằng cách thêm một phần tên trước tên miền chính, được phân cách bởi dấu chấm.

Park Domain là gì?

Park Domain là một tên miền được trỏ đến một trang web khác, thường là trang web chính của bạn. Khi người dùng truy cập Park Domain, họ sẽ được chuyển hướng đến trang web đích.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu Addon Domain là gì cũng như cách tạo Addon Domain một cách dễ dàng trên cPanel. Bạn có thể áp dụng những thông tin này để xây dựng và quản lý website của mình một cách hiệu quả hơn. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, bạn có thể bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG