Chi phí chạy quảng cáo là điều mà bất cứ người chạy quảng cáo Google Ads nào cũng đều quan tâm, dù là người mới hay đã chạy lâu năm. Bài viết dưới đây Vietnix sẽ giúp bạn hiểu rõ cách thức Google tính tiền và những yếu tố gây ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Google Ads. Nếu bạn đang quan tâm tới công cụ này thì hãy cùng bắt đầu tìm hiểu ngay thôi.
Tìm hiểu 4 phương thức tính phí của Google Adwords
Hiện tại Google Adwords thực hiện tính phí theo 4 phương thức chính dưới đây. Bạn cần nắm rõ những phương thức này để có thể tính toán chính xác chi phí quảng cáo Google Ads:
- Trả tiền cho 1 lượt click chuột (CPC): Với phương thức này, chi phí sẽ được tính dựa theo lượt nhấp hoặc click của khách hàng vào quảng cáo của bạn để truy vào cập website.
- Trả tiền dựa theo một nghìn lần hiển thị (CPM): Sử dụng cho những hình thức quảng cáo video của Google. Theo đó, chi phí sẽ tính khi quảng cáo hiển thị trên trước mặt người dùng.
- Trả tiền dựa trên lượt xem (CPV): Chi phí sẽ được tính khi có khách hàng bấm xem video của bạn.
- Trả tiền khi phát sinh chuyển đổi (CPA): Bạn sẽ bị trừ tiền khi khách hàng truy cập website và thực hiện một hành động như mua hàng, điền form,…
Tùy theo từng ngành hàng mà trung bình chi phí chạy quảng cáo Google hiện nay nằm ở khoảng 3.000 – 30.000VND/click (đối với những ngành hàng phổ thông như đồ gia dụng, thực phẩm,…).
Tuy nhiên với những ngành hàng khó với mức độ cạnh tranh cao như bất động sản, ô tô, thiết kế hoặc thi công nội thất thì chi phí này có thể lên đến 200.000VND/Click.
CPC trung bình trên GDN thường thấp hơn 3.000VND cho những chiến dịch nhắm mục tiêu rộng (Không áp dụng theo vị trí đặt hoặc chạy remarketing).
Google Ads Cost Calculator
Tổng chi phí: 0 VND
5 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí quảng cáo Google Ads là gì?
Chi phí quảng cáo Google Ads sẽ có sự khác biệt trong từng lĩnh vực hay thậm chí trên từng tài khoản quảng cáo. Tuy nhiên nếu xem xét về các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí này thì có thể kể đến 5 yếu tố chính sau:
Mức độ cạnh tranh của ngành hàng
Ngành hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong Google Ads. Chẳng hạn, ngành hàng lớn và có nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia quảng cáo như: Xây dựng, bất động sản, thiết kế nội thất,… sẽ có CPC cao hơn những ngành có cạnh tranh thấp.
Trong thời gian cao điểm và cạnh tranh lớn thì một nhà quảng cáo có thể chi đến hơn 100.000 – 200.000 VND cho một lượt nhấp dành cho Google Search Ads. Do đó, để có 100 khách hàng truy cập website mỗi ngày bạn cần bỏ ra khoảng 10.000.000 – 20.000.000VND/Ngày.
Để biết ngành hàng của mình có mức độ cạnh tranh ra sao bạn có thể lên Google và tìm thử từ khóa liên quan đến ngành hàng. Khi kết quả hiển thị có nhiều đơn vị đang chạy quảng cáo thì có thể xác định đây là một ngành hàng đang có sự cạnh tranh lớn dẫn đến có CPC cao.
Vị trí địa lý ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Google Ads
Đây cũng là một trong những yếu tố có tác động đến chi phí quảng cáo Google Ads. Ví dụ như nếu chạy quảng cáo ở Việt Nam, trung bình thấp giá click cho Google Search Ads nằm khoảng 3.000 VND/Click thì ở Mỹ giá trung bình thấp nhất khoảng từ 15.000 – 25.000VND/Click. Đối với quảng cáo GDN, tại Việt Nam sẽ có giá dưới 1.500 VND và nhưng con số này sẽ cao hơn gấp nhiều lần cho thị trường Mỹ.
Nếu xét riêng ở thị trường Việt Nam, giá của 1 lượt click cũng sẽ thay đổi dựa trên tỉnh thành mà bạn chọn chạy quảng cáo. Ví dụ, giá click cho một lượt xem quảng cáo ở TP HCM và Hà Nội có thể rẻ hơn ở các tỉnh, thành phố khác.
Độ rộng lớn của tệp khách hàng mục tiêu
Tệp khách hàng mà bạn đang nhắm đến cho quảng cáo cũng sẽ tác động đến chi phí. Tệp khách hàng càng hẹp thì chi phí của bạn cần bỏ ra càng lớn.
Bạn sẽ thấy rõ điều này trong những hình thức quảng cáo Google Ads Display và Youtube Ads. Chẳng hạn, mục đích của bạn là remarketing vào những người đã từng truy cập vào website thì chi phí cho quảng cáo Google sẽ cao hơn so với việc chạy quảng cáo vào tệp khách hàng rộng như “người thích xem hoạt hình”.
Trend mua hàng theo thời điểm
Yếu tố này thể hiện sự ảnh hưởng rõ nhất trên những ngành hàng được bán theo đợt hoặc theo mùa. Ví dụ như: bánh Trung Thu, quần áo được bán theo dịp Tết, đợt du học, tuyển sinh,… Xu hướng mua hàng cũng ảnh hưởng đến Google Ads với những sản phẩm đột ngột “hot”. Ví dụ như trong thời điểm dịch Covid thì những sản phẩm, dịch vụ liên quan đến y tế, xét nghiệm như khẩu trang, que thử, nước rửa tay, xịt khuẩn,… sẽ có giá thầu tăng lên rất cao.
Lý do là bởi trong thời điểm xu hướng mua hàng tăng cao, cá nhân, doanh nghiệp nào cũng muốn xuất hiện trước mặt khách hàng. Chính vì vậy họ càng gia tăng số lượng chiến dịch quảng cáo, dẫn tới việc giá thầu bị đẩy lên rất cao.
Chiến lược của nhà quảng cáo
Bên cạnh những yếu tố ngoại cảnh, thì chiến lược của nhà quảng cáo cũng là một trong những yếu tố giúp bạn tối ưu được khá nhiều chi phí so với đối thủ. Cụ thể, bạn cần tập trung chăm sóc tài khoản của mình để giảm chi phí cho Google Ads. Bạn không thể trông chờ vào việc chi phí sẽ tự giảm khi chạy quảng cáo.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tối ưu tài khoản quảng cáo và tiết kiệm chi phí:
- Cần đảm bảo độ mạnh cho quảng cáo và điểm chất lượng của những keyword tốt.
- Kiểm tra hiệu suất tài khoản quảng cáo định kỳ hằng tuần để xem chiến dịch nào đang rẻ, chiến dịch nào đang đắt để tối ưu lại.
- Chú ý những chỉ số liên quan đến cạnh tranh để biết đối thủ của mình ra sao, có nên tiếp tục chiến dịch hay không.
Tìm hiểu cách thức hoạt động của Google Adwords
Google sẽ hoạt động theo cơ chế đấu thầu, đây là điều quan trọng bạn cần lưu ý. Đồng nghĩa với bạn muốn quảng cáo của mình được hiển thị tới khách hàng thì cần đặt một giá thầu để đấu với những đối thủ khác. Dưới đây là công thức mà Google dùng để xác định thứ hạng hiện thị và chi phí quảng cáo Google Ads cho từng tài khoản:
Giá thầu từ khóa
Giá thầu hay giá thầu tối đa chính là chi phí cao nhất mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một lần khách hàng bấm vào quảng cáo Google Ads. Cụ thể, bạn đặt giá thầu tối đa của mình là 4.000 VND và Google xác nhận rằng trong lần đấu thầu đầu tiên bạn chỉ cần tốn 2.000 VND thì quảng cáo của bạn có thể hiển thị. Nhưng nếu Google xác minh rằng cần cao hơn 4.000 VND để quảng cáo được hiển thị thì lúc này bạn cần nâng giá thầu của mình lên, nếu không quảng cáo sẽ không được hiển thị.
Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, hệ thống của Google sẽ cho toàn bộ nhà quảng cáo vào một phiên đấu giá từ khóa với thời gian là 0.03 giây. Sau đó xác định đâu là nhà quảng cáo được xuất hiện và vị trí của từng nhà quảng cáo.
Điểm chất lượng
Bên cạnh việc so sánh giá thầu, thì điểm chất lượng (Quality Score) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của Google.
Google cho rằng, điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng cho quảng cáo, landing page và từ khóa của bạn. Khi quảng cáo của bạn có chất lượng cao sẽ giúp giảm giá thầu nhưng vẫn đạt được vị trí quảng cáo tốt hơn.
Điểm chất lượng sẽ được quyết định trên thang điểm từ 1 – 10. Điểm chất lượng của bạn càng cao thì chi phí cho quảng cáo càng thấp và vị trí hiển thị quảng cáo càng cao. Tối ưu điểm chất lượng Google Adwords là cách hiệu quả nhất để bạn có thể hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn so với đối thủ. Do đó, bạn nên thực hiện tối ưu điểm chất lượng của mình trước khi ra quyết định nâng giá thầu.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến điểm chất lượng của quảng cáo đó là trải nghiệm landing page của người dùng. Nếu trang web có tốc độ truy cập chậm, giật hoặc lag thì người dùng sẽ có trải nghiệm không tốt, dẫn đến đánh giá thấp về điểm chất lượng quảng cáo. Để đảm bảo trang web của bạn có tốc độ truy cập nhanh và trải nghiệm tốt cho người dùng, bạn có thể thuê hosting tại Vietnix với đa dạng các gói hosting khác nhau như hosting giá rẻ, cao cấp, SEO hosting….
Cần phải chi bao nhiêu tiền cho Google Ads là hợp lý?
Mặc dù việc xác định chi phí chính xác cho quảng cáo Google Ads khá khó khăn, tuy nhiên bạn có thể ước lượng khoảng ngân sách dành cho hoạt động này. Bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc cơ bản dưới đây để xác định được chi phí chạy quảng cáo Google hợp lý.
Phụ thuộc vào volume tìm kiếm và CPC trung bình
Đối với Google Search Ads thì nguyên tắc này rất chính xác. Theo đó, Google sẽ cho bạn biết được mức giá đấu thầu trung bình và lượng tìm kiếm trung bình tháng theo từng từ khóa nhờ công cụ Google Keyword Planner. 2 chỉ số nãy sẽ giúp bạn nắm rõ chi phí dự kiến thông qua công thức sau:
Bằng công cụ này, Google cũng giúp bạn dự kiến được ngân sách cần bỏ ra, CPC và lượt click. Bạn chỉ cần điền từ khóa, Google sẽ trả về các chỉ số dự đoán ở mức cơ bản. Dựa vào đó, bạn sẽ dễ dàng thay đổi những chỉ số đầu sao cho phù hợp với kế hoạch đã đề ra.
Phụ thuộc vào lead mà doanh nghiệp đề ra
Dựa vào nguyên tắc này, bạn có thể đi ngược từ những chỉ số của doanh nghiệp gồm:
- AOV: Chi phí trung bình của đơn hàng.
- Số lượng đơn hàng doanh nghiệp mong muốn.
- ROAS mong muốn: Tỷ lệ doanh thu/Chi phí doanh nghiệp mong muốn.
Khi doanh nghiệp tiếp cận với quảng cáo đều có mong muốn nhất định về số lượng đơn hàng và doanh thu đạt được từ quảng cáo. Do đó, bạn có thể áp dụng công thức cụ thể dưới đây:
Tuy nhiên trong quá trình triển khai Google Ads, bạn cần phải chấp nhận một mức ROAS ở thời điểm mới bắt đầu sẽ thấp hơn so với mục tiêu đề ra.
Câu hỏi thường gặp
Chạy Google Ads bị nhận click ảo thì có tốn phí không?
Google hiện nay đã có biện pháp loại bỏ những click không hợp lệ và không tính phí. Bạn có thể bổ sung cột “Lượt nhấp không hợp lệ” để kiểm tra chỉ số của click ảo. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp có tính tương đối, trường hợp tình trạng click ảo còn kéo dài bạn nên áp dụng những cách khác như chặn IP truy cập, tắt từ khóa có click ảo hoặc phủ định vị trí hiển thị,…
Google có tính thêm chi phí gì khi thanh toán không?
Bên cạnh chi phí cần trả cho Google Ads để thu về khách hàng thì bạn cần chi trả một số khoản tiền khác trong quá trình triển khai quảng cáo Google gồm:
– Thuế VAT: Theo thông báo mới nhất từ Google, kể từ ngày 1/11/2022 nền tảng này sẽ chính thức thu thuế VAT trên tất cả các tài khoản Google Ads. Thuế VAT sẽ được tính dựa trên 5% chi phí của quảng cáo.
– Những loại thuế theo quy định của từng quốc gia khác nhau: Nếu triển khai chiến dịch ở những quốc gia khác không phải Việt Nam thì bạn cần đóng những loại thuế khác nhau theo quy định của từng quốc gia, trong đó có thể kể đến phí quốc gia.
– Chi phí thuê tài khoản quảng cáo hoặc Agency: Trường hợp đang hợp tác với 1 Agency hoặc thuê tài khoản quảng cáo thì bạn sẽ tốn chi phí thuê dịch vụ cho những Agency.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến chi phí của quảng cáo Google Adword mà nhiều người thắc mắc. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thể nắm rõ cơ chế hoạt động của Google, từ đó tối ưu được chiến dịch của mình và đạt hiệu quả cao trong việc chạy quảng cáo. Chúc bạn thành công và đạt được mục tiêu doanh số đã đề ra.