Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO WooCommerce là việc làm giúp thu hút và gia tăng lượt truy cập cũng như chuyển đổi cho cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra, nếu thực hiện SEO đúng cách và hiệu quả còn giúp cho website cửa hàng trực tuyến của bạn đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Vậy, cách SEO WooCommerce như thế nào cho tối ưu? Cùng tham khảo với Vietnix ngay sau đây.
Giới thiệu về WooCommerce
WooCommerce là một plugin mã nguồn mở giúp bạn xây dựng các cửa hàng thương mại điện tử dựa trên nền tảng WordPress. Hiểu đơn giản, plugin này cho phép bạn tận dụng được hệ thống quản lý nội dung (CMS) mạnh mẽ nhất là WordPress và sử dụng hệ thống này để vận hành cửa hàng trực tuyến.
Đồng thời, với tính chất mã nguồn mở, bạn còn thể tùy biến được mọi khía cạnh của cửa hàng và dễ dàng tạo cho mình những tiện ích mở rộng tùy chỉnh.
WooCommerce có thân thiện với SEO không?
Ngay từ các thiết lập ban đầu, WooCommerce đã rất thân thiện với SEO bởi vì plugin này được khởi chạy trên WordPress. Đây là một nền tảng tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và hữu ích cho quá trình tối ưu SEO. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng WooCommerce kết hợp với các phương pháp kỹ thuật để cải thiện hơn về hiệu quả SEO sản phẩm WooCommerce.
Một khi bắt đầu xây dựng một cửa hàng trực tuyến với WooCommerce, bạn có thể tự mình quyết định thêm những yếu tố như theme, sản phẩm, hình ảnh, các mô tả về sản phẩm, trang sản phẩm cùng nhiều nội dung khác cho cửa hàng của mình. Đồng thời, chính bạn cũng sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc tối ưu hóa toàn bộ nội dung mà mình đã thêm vào. Có thể nói, đây là một quá trình diễn ra liên tục và bạn cần biết cách SEO WooCommerce để duy trì đều đặn, thúc đẩy sự tăng trưởng về lưu lượng truy cập, doanh số bán của mình trên công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, WooCommerce chỉ hỗ trợ người dùng tính năng về bán hàng và không đi kèm với nhiều công cụ đặc thù để điều hành cửa hàng trực tuyến. Vì vậy, cần dùng thêm các plugin WooCommerce nhằm hỗ trợ cho SEO được hiệu quả.
11 cách SEO WooCommerce đạt hiệu quả
Nếu bạn chưa biết cách triển khai một chiến lược cách SEO WooCommerce như thế nào để hiệu quả, hãy tham khảo 11 bước được chia sẻ dưới đây:
11 cách SEO WooCommerce đạt hiệu quả
Cách 1: Cài đặt SEO cho WordPress
Cách 2: Viết tiêu đề SEO cho sản phẩm
Cách 3: Thêm mô tả SEO cho sản phẩm
Cách 4: Tối ưu hóa Slug sản phẩm
Cách 6: Sử dụng danh mục (category) và thẻ (tag) sản phẩm đúng cách
Cách 7: Thêm Alt Text vào hình ảnh sản phẩm
Cách 8: Thêm tiêu đề SEO và mô tả cho danh mục sản phẩm
Cách 9: Theo dõi khách hàng WooCommerce trên Google Analytics
1. Cài đặt SEO cho WordPress
Như đã đề cập, WooCommerce là một plugin WordPress, thế nên bạn cần phải tiến hành cải thiện các thiết lập SEO tổng thể cho WordPress của mình trước khi thực hiện các điều chỉnh SEO cụ thể cho WooCommerce.
Điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện là cài đặt và thiết lập plugin All in One SEO (AIOSEO) cho website WooCommerce. Plugin này sẽ cung cấp các tính năng cho phép bạn thêm các sitemap XML cũng như cấu hình các trường SEO phù hợp với sản phẩm. Không chỉ vậy, AIOSEO còn kèm theo một số tính năng SEO bao gồm: Đánh giá các đoạn mã schema snippets, phân tích SEO Onpage, tích hợp mạng xã hội cùng nhiều tính năng khác.
2. Viết tiêu đề SEO cho sản phẩm
Tương tự như việc tối ưu hóa bài đăng trên blog trong SEO, bạn cũng cần thực hiện tối ưu hóa cho từng sản phẩm WooCommerce cụ thể để gia tăng thứ hạng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
Một trong những phần quan trọng nhất trong quá trình SEO sản phẩm WooCommerce là đặt tiêu đề sản phẩm thân thiện với SEO. Những tiêu đề sản phẩm này sẽ hiển thị trong thanh tiêu đề trình duyệt và được các công cụ tìm kiếm sử dụng làm tiêu đề của một kết quả tìm kiếm.
Sau khi đã cài đặt thành công AIOSEO, bạn bắt đầu các thao tác để đặt tiêu đề cho sản phẩm như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang chỉnh sửa của sản phẩm cụ thể trong WooCommerce. Sau đó, cuộn xuống ô AIOSEO Settings.
- Bước 2: Bạn tiến hành chỉnh sửa tiêu đề SEO của sản phẩm bằng cách nhập vào tiêu đề mình muốn đặt hoặc sử dụng các biến để tạo tiêu đề tự động dựa trên thông tin sản phẩm.
Lưu ý: Tiêu đề SEO ở sản phẩm WooCommerce có thể sẽ khác đôi chút so với tiêu đề sản phẩm trên cửa hàng. Bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa có xu hướng tìm kiếm nhiều bởi các khách hàng.
Ngoài ra, tiêu đề sản phẩm cũng cần đặt sao cho hấp dẫn, thú vị và thu hút người dùng. Một điều quan trọng nữa bạn ghi nhớ là không được đặt sai tiêu đề hoặc đặt không chính xác với sản phẩm nhằm đánh lừa người dùng và công cụ tìm kiếm. Bởi vì việc làm này có thể khiến website WooCommerce của bạn bị phạt.
Ví dụ:
Tiêu đề đơn điệu, nhàm chán: Hosting Vietnix.
Tiêu đề SEO được tối ưu hóa: Hosting tốc độ cao, giá rẻ chỉ từ 28.080 VND/Tháng.
Trong tiêu đề SEO đã được tối ưu hóa trên, bạn có thể thấy các từ khóa dài (long-tail keyword) như hosting tốc độ cao, giá rẻ. Đây là những yếu tố mà người tiêu dùng thường sử dụng khi tìm kiếm về “hosting”.
Thói quen của người dùng khi mua sắm tuyến hiện nay là gõ các truy vấn tìm kiếm chi tiết thay vì những truy vấn chung chung, mơ hồ. Do đó, bằng cách thêm các long-tail keyword vào tiêu đề WooCommerce sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy cũng như đánh giá thứ hạng của bạn cao hơn so với đối thủ.
3. Thêm mô tả SEO cho sản phẩm
Nằm bên dưới phần tiêu đề sản phẩm ở trang AIOSEO Settings sẽ là phần Meta Description – nơi bạn có thể thêm mô tả meta cho sản phẩm.
Tuy nhiên, phần mô tả này sẽ không hiển thị trên website của bạn, thay vào đó là xuất hiện ở phía dưới tiêu đề sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm (SERPs). Thế nên, bạn cần đưa vào phần này những lý do thật hấp dẫn và thú vị để thu hút và khiến người dùng nhấp vào xem sản phẩm. Hiểu đơn giản thì mô tả meta giống như lời chào hàng và bạn nên viết ngắn gọn trong một dòng.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các từ khóa tương tự như đã đặt trong tiêu đề SEO sản phẩm. Vì có thể giúp bạn gia tăng thứ hạng hiển thị các từ khóa mục tiêu đó trên các công cụ tìm kiếm.
4. Tối ưu hóa Slug sản phẩm
Optimize Product Slug trong WordPress là quá trình tối ưu hóa đường dẫn (slug) của sản phẩm trên một trang web WordPress, đặc biệt là trong trang web thương mại điện tử.
Slug là phần cuối của URL cho mỗi bài viết hoặc trang trên WordPress và nó được sử dụng để xác định địa chỉ duy nhất của nội dung đó trên website, còn một tên gọi khác là permalinks.
Thông thường, nền tảng WooCommerce sẽ mặc định dùng tiêu đề sản phẩm làm slug. Thế nhưng, đôi khi các slug mặc định cũng không bao gồm bất kỳ từ khóa SEO liên quan nào và bạn hoàn toàn có thể thay đổi điều này trong phần thiết lập SEO của sản phẩm.
Lưu ý: Bạn cần đảm bảo các từ khóa chính được sử dụng trong slug một cách ngắn gọn, hạn chế làm dài dòng.
Ví dụ: Trong trường hợp về sản phẩm là hosting, phần slug được khuyến nghị sử dụng sẽ là: hosting-toc-do-cao-gia-re.
5. Kích hoạt Breadcrumbs
Breadcrumbs rất hữu ích cho Internal link vì có giúp người xem xác định vị trí bắt đầu đi dẫn đến vị trí hiện tại.
Không những vậy, những Breadcrumbs này còn xuất hiện ở kết quả tìm kiếm nhằm mang lại lợi thế bổ sung cho website trong quá trình xếp hạng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kích hoạt Breadcrumbs cho các sản phẩm WooCommerce thông qua plugin AIOSEO. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào plugin All in One SEO. Sau đó, nhấn vào General Settings.
Lưu ý: Đánh dấu schema Breadcrumbs sẽ được thêm tự động vào mã nguồn webs của bạn. Tuy nhiên, nếu muốn hiển thị các navigation links trên website, bạn cần gạt nút để kích hoạt Breadcrumbs.
Bước 2: Trên trang General Settings, bạn sẽ thấy các cài đặt hiển thị breadcrumb khác nhau mà bạn có thể sử dụng trên website của mình.
Ví dụ: Để hiển thị Breadcrumbs, bạn có thể sử dụng block Gutenberg AIOSEO – Breadcrumbs. Bằng cách đơn giản chỉ cần chỉnh sửa bài viết hoặc website mà muốn hiển thị Breadcrumbs, sau đó thêm block “AIOSEO – Breadcrumbs”.
6. Sử dụng danh mục (category) và thẻ (tag) sản phẩm đúng cách
Sử dụng các danh mục (category) và thẻ (tag) sản phẩm để tổ chức, sắp xếp sản phẩm trong cửa hàng trực tuyến là một trong những cách SEO WooCommerce có thể có giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Ngoài ra, các danh mục và thẻ này còn giúp các công cụ tìm kiếm với cùng cách thức tương tự. Đồng thời, mỗi danh mục và thẻ sản phẩm đều có trang riêng trong WooCommerce và được các công cụ tìm kiếm quét và liệt kê.
Bởi vì các trang này chứa các sản phẩm tương tự nên đã làm gia tăng mật độ từ khóa cũng như nâng cao khả năng xếp hạng cho những từ khóa đó.
Mặt khác, nhiều người mới cũng thường xuyên nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa danh mục và thẻ đã dẫn đến việc sử dụng một cách thiếu chính xác. Để hiểu rõ hơn, danh mục được thiết kế nhằm để nhóm sản phẩm theo nhóm rộng. Cụ thể, nếu ví cửa hàng là một quyển sách thì danh mục chính là mục lục.
Ví dụ: Một webstie bán hosting có thể chứa các danh mục: Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp, Business Hosting, SEO Hosting,… Đồng thời, danh mục có tính phân cấp nên bạn có thể thêm vào chúng một số danh mục con.
Trong khi đó, thẻ (tag) là các từ khóa cụ thể mô tả về thuộc tính của sản phẩm.
Ví dụ: Một sản phẩm hosting có thể bao gồm các thẻ: Hosting cho sinh viên, hosting cho doanh nghiệp, hosting tối ưu WordPress,…
7. Thêm Alt Text vào hình ảnh sản phẩm
Để nhanh chóng tìm thấy những sản phẩm mình đang quan tâm, nhiều khách hàng đã chuyển sang hình thức tìm kiếm bằng hình ảnh. Nắm bắt được hành vi này của khách hàng, trong thời gian gần đây Google với mục đích giúp đỡ các nhà quản trị website đã loại bỏ nút view image khỏi kết quả tìm kiếm hình ảnh của họ. Điều này đồng nghĩa rằng người dùng buộc phải truy cập vào website để xem hình ảnh.
Xu hướng này tiếp tục giúp các cửa hàng trực tuyến thu hút các khách hàng tiềm năng đến với website.
Tối ưu hóa hình ảnh (SEO Image) có cách thức hoạt động tương tự như tìm kiếm trên web. Trong đó, Google sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo, nhận diện hình ảnh cùng nhiều thuật toán khác để giúp người dùng tìm thấy hình ảnh mà họ đang tìm kiếm.
Điều quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện để thu hút lưu lượng truy cập từ Google tìm kiếm hình ảnh là thêm thẻ alt cho tất cả hình ảnh có trên website.
Hiểu đơn giản, alt text là một thuộc tính HTML cho phép nhà quản trị web thêm một số văn bản vào hình ảnh trên website của họ. Mục đích của việc làm này là để hiển thị thay thế khi trình duyệt không thể tải hình ảnh.
Các công cụ tìm kiếm sử dụng alt text như một yếu tố để đánh giá xếp hạng trong tìm kiếm hình ảnh. Dễ hình dung hơn là bạn có thể thêm văn bản để mô tả hình ảnh cụ thể này đang đề cập về điều gì.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm alt text cho tất cả hình ảnh sản phẩm của mình mỗi khi tải lên WooCommerce. Đồng thời, bạn cũng có thể thực hiện điều chỉnh những hình ảnh cũ trong thư viện Media và thêm alt text cho từng hình ảnh một.
8. Thêm tiêu đề SEO và mô tả cho danh mục sản phẩm
Mỗi danh mục sản phẩm trong WooCommerce đều có trang riêng và những trang này sẽ chứa các sản phẩm tương tự nhau nhằm giúp gia tăng mật độ từ khóa cho các từ khóa mục tiêu. Trong cách SEO WooCommerce, điều này là yếu tố góp phần làm cho trang danh mục sản phẩm trở nên quan trọng hơn.
Do đó, bạn có thể tối ưu hóa thêm cho trang danh mục sản phẩm bằng cách thêm tiêu đề và mô tả cho chúng. Để thiết lập tiêu đề và mô tả SEO cho mỗi danh mục trên cửa hàng WooCommerce, plugin AIOSEO sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích dành cho bạn. Chi tiết các bước thực hiện:
Bước 1: Di chuyển đến phần Products. Sau đó nhấn chọn trang Categories và nhấp chuột vào Edit dưới một danh mục cần chỉnh sửa.
Bước 2: Trên màn hình Edit lúc này, bạn cuộn chuột xuống phần AIOSEO Settings. Tiếp đó, nhấp vào tiêu đề danh mục trong phần Snippet Preview.
Bước 3: AIOSEO sẽ hiển thị các trường chỉnh sửa để bạn nhập tiêu đề SEO và mô tả tùy chỉnh cho danh mục sản phẩm của mình.
9. Theo dõi khách hàng WooCommerce trên Google Analytics
Phần quan trọng nhất của một chiến lược SEO hiệu quả đó chính là dữ liệu. Nhiệm vụ của bạn khi khai thác dữ liệu cần tập trung vào các thông tin: Khách hàng đến từ đâu, họ tìm thấy cửa hàng như thế nào, họ đã xem những sản phẩm nào của bạn và họ đang làm điều gì trên website WooCommerce của bạn.
Google Analytics là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn thực hiện theo dõi tất cả thông tin trên. Tuy nhiên, việc thiết lập chính xác công cụ này không hề dễ dàng.
Nhận thấy hạn chế này, plugin MonsterInsights đã ra đời để khắc phục khó khăn trên. Hiện tại, MonsterInsights chính là plugin Google Analytics phổ biến nhất cho nền tảng WordPress.
Ở phiên bản MonsterInsights Pro còn đi kèm tính năng theo dõi thương mại điện tử được tích hợp sẵn, cho phép người dùng kích hoạt theo dõi thương mại điện tử Enhanced WooCommerce chỉ với một cú nhấp chuột.
Không những thế, người dùng MonsterInsights cũng có thể kết hợp với Google Analytics để ra các quyết định dựa trên thông tin dữ liệu về cửa hàng WooCommerce cũng như phát triển doanh nghiệp của mình.
10. Tối ưu tốc độ và hiệu suất website
Tốc độ website cũng là một trong những yếu tố được Google xếp hạng quan trọng nhất. Điều này đồng nghĩa rằng, so với những website có tốc độ tải chậm thì những website tải nhanh sẽ có khả năng được xếp thứ hạng cao hơn.
Những website tải chậm cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm người dùng và khiến bạn tổn thất một khoản tiền trong thực tế.
Theo một nghiên cứu của StrangeLoop cho biết, cứ mỗi 1 giây tải chậm có thể làm website của bạn mất 7% chuyển đổi, giảm 11% lượt xem trang và giảm đến 16% sự hài lòng khách hàng.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tải chậm ở cửa hàng WooCommerce chính là sử dụng hosting kém chất lượng.
11. Cải thiện bảo mật WooCommerce
Những website có độ an toàn và bảo mật cao rất được các công cụ tìm kiếm yêu thích và ưu tiên đánh giá xếp hạng thứ bậc trên bảng kết quả hiển thị tìm kiếm.
Mặt khác, với những website gian lận, chứa các phần mềm mã độc và lừa đảo, Google thường phát thông báo cảnh báo đến người dùng của mình cũng như đánh dấu những website không an toàn này.
Việc đánh dấu và cảnh báo truy cập này không chỉ làm giảm đi thứ hạng của website trong SEO WooCommerce mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu của bạn.
Không những vậy, cũng có một điều đáng lo ngại là các hacker luôn nhắm vào các website ngẫu nhiên để cố gắng đánh cắp dữ liệu thông qua các cuộc tấn công Brute Force, thêm các mã độc,… Do đó mà bạn cần tăng cường bảo mật để ngăn chặn việc này xảy ra trên cửa hàng WooCommerce của mình.
Lời kết
Trên đây là tất tần tật hướng dẫn từ A – Z các bước tối ưu hóa SEO WooCommerce đạt top 1 trên Google. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như các bước tối ưu SEO để giúp website WooCommerce của bạn đạt hiệu quả và nâng cao thứ hạng trên Google.