Ngày nay, phần lớn website đều được khởi tạo dựa trên WordPress vì những tiện ích to lớn mà CMS này mang lại cho người dùng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp lỗi xảy ra dẫn đến WordPress load chậm hơn so với bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra lỗi WordPress load chậm? Tìm hiểu ở bài viết dưới đây của Vietnix nhé!
Tốc độ trang web quan trọng như thế nào?
Tốc độ trang web hoặc hiệu suất trang web đề cập đến tốc độ mà trình duyệt có thể tải tất cả các dữ liệu có trong website của bạn khi ai đó truy cập vào. Các trang web hoạt động kém, hiển thị chậm trong trình duyệt có thể khiến người dùng bỏ đi. Ngược lại, các trang web tải nhanh thường sẽ nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn và có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Làm sao để biết trang web WordPress load chậm?
Trang web load chậm có thể được phân biệt bằng nhiều cách hoặc bằng chính trải nghiệm trên trang, hoặc bằng các công cụ check.
Một số tool phổ biến mà bạn có thể sử dụng để nhận biết website WordPress load chậm là:
- GTMetrix: Công cụ này không chỉ kiểm tra tốc độ mà còn cung cấp đánh giá chuyên sâu và báo cáo về hiệu suất trang web.
- WebPageTest: Chỉ cần nhập URL trang web và chọn trình duyệt cần kiểm tra. Có các tùy chọn khác như “Advanced Testing” và “Visual Comparison” mà bạn có thể khám phá.
- Pingdom: Công cụ này cho phép bạn kiểm tra tốc độ trang web của mình ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ test tốc độ website để kiển tra xem trang web của mình có thực sự ổn định và tốc độ tải trang có nhanh chóng hay không. Từ đó, bạn sẽ có hướng xử lý để tăng tốc độ load website hiệu quả hơn.
10 nguyên nhân dẫn đến lỗi website WordPress load chậm
Cùng Vietnix tìm hiểu 10 nguyên nhân đẫn đến tình trạng website WordPress load chậm và cách khắc phục hiệu quả nhất, cụ thể có thể kể đến như:
1. Gói hosting chất lượng thấp
Máy chủ web hosting là nơi trang web của bạn được lưu trữ và truy cập các tài nguyên để phản hồi với yêu cầu của khách hàng truy cập. Nếu bạn sử dụng các hosting cấu hình thấp, chất lượng kém thì website của bạn chắc chắn sẽ chạy chậm.
Hosting sẽ quyết định tốc độ truyền thông tin của trang web đến người truy cập. Đây là lý do tại sao đầu tư vào một dịch vụ hosting tốt là rất quan trọng trong việc tối đa hóa thành công của trang web.
Vì vậy, hãy cố gắng đầu tư vào các gói hosting có cấu hình tốt, chất lượng cao để mang lại hiệu suất vượt trội cho website. Từ đó khách hàng sẽ có được trải nghiệm tốt và đánh giá trang web của bạn cao hơn.
Vậy nếu vấn đề mà website WordPress của bạn đang gặp phải là từ hosting chất lượng thấp thì chúng ta sẽ giải quyết như thế nào? Hãy đầu tư vào các gói hosting cao cấp hơn!
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting, tuy nhiên, Vietnix là một trong những cái tên nổi bật được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn. Các gói Hosting Giá Rẻ tại Vietnix cung cấp có giá chỉ từ 5.000 VND/Tháng nhưng có cấu hình tối ưu cùng các tính năng đi kèm rất mạnh mẽ và chất lượng.
Một số đặc điểm nổi bật của hosting Vietnix lần lượt là:
- Đảm bảo môi trường hoạt động tốc độ cao, ổn định và tối ưu cho website nhờ nền tảng phần cứng có cấu hình mạnh mẽ cùng công nghệ hiện đại, tiên tiến.
- Khai thác tối đa hiệu suất website với hệ thống máy chủ đặt tại trung tâm dữ liệu hàng đầu Việt Nam hiện nay – VNPT IDC. Từ đó mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người truy cập vào website.
- An toàn dữ liệu trước mọi rủi ro với phần mềm backup tự động.
- Hạn chế rủi ro với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm túc trực 24/7 để tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống.
- Dễ dàng lựa chọn gói tối ưu nhất theo nhu cầu sử dụng với đa dạng cấu hình cùng nhiều mức giá khác nhau.
Đặc biệt, khi đăng ký mua hosting tại Vietnix, bạn sẽ được tặng kèm bộ theme – plugin WordPress trị giá lên đến 750$/Năm. Với bộ công cụ này, bạn có thể tiết kiệm thời gian thiết kế và quản trị website để tập trung cho việc kinh doanh, xây dựng thương hiệu trên Internet. Liên hệ với đội ngũ Vietnix để được tư vấn chi tiết hơn về gói hosting tối ưu nhất cho website của bạn.
2. Không cache và tối ưu dữ liệu tĩnh
- Cache (hoặc bộ nhớ đệm) là một trong những phương pháp tối ưu hóa WordPress hiệu quả nhất để giúp blog, trang web của bạn tải nhanh hơn.
- Bạn không chỉ cần cache dữ liệu trên máy chủ (server cache) mà còn phải thiết lập cache dữ liệu trên trình duyệt web của người dùng (browser cache).
- Cache sẽ giúp website tải nhanh hơn vì các tài nguyên tĩnh như JS, CSS, hình ảnh,… không phải tải lại lần sau (với cùng một truy vấn). CPU của host cũng bớt đi nhiều câu truy vấn không cần thiết. Vì vậy sẽ rất sai lầm nếu bạn không kích hoạt caching CSS, JS, HTML, hình ảnh,… cho blog, website của mình.
- HTML, CSS, JS, hình ảnh,… cũng cần được nén, kết hợp để giảm dung lượng (ngay trên máy chủ) trước khi gửi đến trình duyệt web của người dùng. Điều này giúp giảm kích thước trang cũng như số lượng yêu cầu đến máy chủ.
- WordPress có sẵn nhiều plugin giúp bạn làm việc này như WP Rocket, LiteSpeed Cache, ShortPixel, EWWW Image Optimizer, Autoptimize,…
Ngoài ra, nếu bạn là người mới sử dụng WordPress thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình xóa cache và không biết cách thực hiện như thế nào. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm về những cách xóa cache WordPress đơn giản và phổ biến nhất hiện nay mà Vietnix đã chia sẻ.
3. Sử dụng nhiều theme có kích thước lớn
Theme nhiều chức năng, nhiều hiệu ứng, bố cục phức tạp, thiết kế cầu kỳ,… thường rất nặng. Điều này là do để đạt được vẻ ngoài lộng lẫy, bắt mắt, họ phải thêm rất nhiều CSS, JS, web font và tệp hình ảnh trong HTML. Điều này khiến kích thước trang tăng lên và đưa ra nhiều yêu cầu (request) hơn đến máy chủ web.
4. Sử dụng quá nhiều plugin
Nhiều người thường hay cài đặt tất cả các plugin mà họ cho là cần thiết trên blog, trang web WordPress, ngay cả khi họ không thực sự cần chúng. Tệ hơn nữa, các plugin không còn được sử dụng vẫn đang tồn tại và làm giảm tài nguyên. Chúng khiến database trở nên nặng hợn, CPU của host phải xử lý nhiều truy vấn hơn, dung lượng trang web cũng lớn hơn,… điều này khiến cho tốc độ tải trang bị chậm hơn.
5. Sử dụng các file hình ảnh lớn và chưa được tối ưu
Hình ảnh chất lượng cao chắc chắn sẽ tăng thêm sức hấp dẫn cho website, nhưng đôi khi chúng có thể mang lại lỗi WordPress load chậm. Rõ ràng là người dùng không thể loại bỏ tất cả hình ảnh trên website của mình và thường rất khó để thay đổi kích thước hình ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng bằng phần mềm thông thường.
Những plugin tối ưu hóa hình ảnh WordPress hiệu quả có thể kể đến như: Optimole, Imagify, Smush, EWWW,…
6. Không có CDN (mạng phân phối nội dung)
Nếu các đối tượng khách hàng của bạn sống ở nhiều quốc gia, thì bạn nên sử dụng CDN. CDN cho phép bạn tiếp cận khách hàng của mình ở mọi nơi trên thế giới mà không gặp phải lỗi WordPress load chậm. Với hệ thống này, nhiều phiên bản trang web của bạn được cung cấp trên một số proxy server mà khách truy cập có thể truy xuất từ server gần nhất của họ.
7. Giảm thiểu CSS, HTML, JS và các file khác
Máy tính sẽ hoạt động nhanh hơn khi không phải đọc nhiều dòng mã phức tạp. Bạn có thể khắc phục được lỗi WordPress load chậm bằng cách giảm thiểu các file CSS, HTML và JavaScript. Có rất nhiều plugin có thể giúp bạn làm điều này, chẳng hạn như Minify và Autoptimize.
8. WordPress database lộn xộn
Để giữ cho website WordPress chạy với tốc độ tối ưu và tránh được lỗi WordPress chạy chậm, bạn cần thường xuyên loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết khỏi database. Spam comment, unused data, và content là một số thứ mà người dùng nên xóa mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng các plugin để hoàn thành công việc này một cách hiệu quả mà không mất hàng giờ tự mình thực hiện.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tối ưu database WordPress bằng 2 cách đơn giản như sử dụng phpMyAdmin và các plugin WordPress.
9. Theme, plugin và WordPress lỗi thời
Nếu bạn quên cập nhật theme và plugin thì bây giờ là lúc để sửa chữa. Các theme lỗi thời thường tạo ra gánh nặng cho server, mang lại lỗi WordPress load chậm và những mối đe dọa nâng cao khác.
10. Quá nhiều external link
Bao gồm các external link có liên quan trong nội dung là một cách tốt để tối ưu hóa các tiêu chuẩn SEO. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều link này sẽ khiến người dùng gặp lỗi WordPress load chậm và server sẽ gặp khó khăn để truy xuất tất cả các dữ liệu một cách kịp thời. Hãy xem xét lại các external link và chỉ chọn những link cần thiết cho SEO.
Lời kết
Phía trên là một số lỗi gây ra tình trạng WordPress load chậm mà Vietnix đã tổng hợp. Việc xác định lỗi sẽ giúp bạn nhiều hơn trong quá trình tìm ra giải pháp. Chúc bạn thành công cải tiến chất lượng và hiệu suất của website tốt hơn!