Thao tác upload source code PHP lên hosting có vai trò quan trọng, giúp bạn triển khai ứng dụng web của mình một cách hiệu quả mà còn đảm bảo dữ liệu được bảo vệ và quản lý một cách chính xác. Trong bài viết sau, tôi sẽ hướng dẫn đến bạn các cách upload source code PHP lên hosting chi tiết.
Thao tác chuẩn bị để upload source code PHP
Để thực hiện các upload source code PHP lên hosting, bạn cần chuẩn bị các dữ liệu sau:
- Database của website bao gồm toàn bộ dữ liệu có trong folder
public_html
cũ hoặc các file source code, hoặc có thể là bản sao lưu mới nhất. - File cơ sở dữ liệu – File database (nếu có).
- Tài khoản hosting – để đăng nhập vào Control panel.
- Sử dụng phần mềm FTP client (chẳng hạn như FileZilla).
Nếu bạn đã có sẵn website, hãy sử dụng tính năng sao lưu của CMS hoặc trong cPanel để lấy các file website và file cơ sở dữ liệu.
3 cách upload source code PHP lên hosting
Dưới đây là hướng dẫn 3 cách upload source code PHP lên hosting mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1. Dùng File Manager
Cách 2. Dùng cPanel File Manager
Cách 3. Dùng FTP client
Cách 1. Dùng File Manager
Cách upload source code PHP lên hosting đơn giản nhất là dùng File Manager. Đây là công cụ quản lý file trực tuyến dựa trên nền tảng web, nhưng chỉ cho phép upload các file có dung lượng tối đa là 256MB và cũng chỉ giải nén các file nhỏ hơn 256MB.
Bước 1: Truy cập vào mục File và mở File Manager.
Bước 2: Chọn thư mục public_html
. Đây là thư mục gốc của tên miền, nơi bạn sẽ tải file lên.
Bước 3: Nhấn chuột phải và chọn Upload files để bắt đầu tải file lên.
Bước 4: Trong mục Select Files, nhấp Upload.
Bước 5: Để giải nén file, nhấn chuột phải vào File và chọn Extract.
Bước 6: Chọn vị trí folder sẽ lưu các file đã giải nén, ví dụ bạn đặt tên thư mục là Test
.
Bước 7: Nhấn nút move để di chuyển toàn bộ các file từ public_html/test
sang thư mục chính public_html
là hoàn tất.
Cách 2. Dùng cPanel File Manager
cPanel File Manager cung cấp giao diện trực quan và nhiều tính năng mạnh mẽ hơn so với File Manager thông thường. Cách upload source code PHP lên hosting bằng cPanel File Manager cụ thể như sau:
Bước 1: Nhấp vào File Manager.
Bước 2: Mở folder public_html
.
Bước 3: Chọn nút Upload.
Bước 4: Bạn có thể kéo thả từng file vào vùng nhận file hoặc nhấn Select file để chọn file. Ví dụ, bạn chọn file cài đặt WordPress (wordpress.zip).
Bước 5: Sau khi upload hoàn tất, trở lại File Manager để thấy file archive nằm trong thư mục public_html
. Bạn nhấp chuột phải để giải nén file zip.
Bước 6: Khi cửa sổ yêu cầu chọn vị trí giải nén hiện ra, chọn thư mục /public_html
.
Bước 7: Khi file giải nén xong, tất cả dữ liệu sẽ nằm trong thư mục public_html.
Sau đó, bạn kiểm tra xem tất cả file đã được chuyển hoàn toàn chưa.
Bước 8: Kiểm tra website hoạt động chưa bằng cách nhập URL để xem thông tin xuất hiện đúng chưa.
Kết quả sau khi update thành công toàn bộ file, dữ liệu
Bước 9: Đến đây, website của bạn đã được tải lên hoàn toàn và có thể truy cập thông qua trình duyệt web. Bạn hãy kiểm tra bằng cách nhập URL của website vào trình duyệt để đảm bảo rằng mọi thông tin hiển thị đúng như mong muốn.
Cách 3. Dùng FTP client
Sử dụng FTP client là cách thức chuyên nghiệp và linh hoạt nhất để upload source code PHP lên hosting. Hầu hết các dịch vụ hosting đều hỗ trợ FTP, do đó bạn có thể kết nối và quản lý hosting bằng cách sử dụng các trình FTP client như FileZilla.
Các thông tin cần thiết để kết nối FTP được cung cấp trong phần FTP Accounts dưới mục Files. Phương pháp này không giới hạn dung lượng upload, cho phép bạn dễ dàng tải lên các file backup có kích thước lớn.
Quá trình thực hiện upload dữ liệu như sau:
Bước 1: Lấy thông tin FTP từ mục FTP Access. Nếu quên mật khẩu FTP, bạn có thể thay đổi mật khẩu tại mục Change account password.
Bước 2: Mở FileZilla, nhập thông tin FTP đã lấy được và nhấn nút Quickconnect.
Bước 3: Khi kết nối thành công, bạn kéo thả dữ liệu website từ bảng bên Trái sang bảng bên Phải của phần mềm. Thư mục đích là public_html
và bạn cần giải nén file trước, vì các FTP client không hỗ trợ chức năng giải nén.
Bước 4: Website lúc này đã truy cập thông qua thư mục public_html
. Bạn kiểm tra bằng cách mở trình duyệt và nhập URL để xem kết quả.
Bước 5: Nếu thấy trang cài đặt mặc định của WordPress xuất hiện, bạn đã hoàn tất việc upload website.
Cách upload dữ liệu vào MySQL Database
Sau khi hoàn tất cách upload source code PHP lên hosting, bước tiếp theo là upload dữ liệu vào MySQL Database. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Tạo database trên cPanel và ghi lại các thông số sau:
- MySQL Database
- MySQL User
- MySQL Host
- MySQL Password
Bước 2: Truy cập phpMyAdmin của database, tiến hành import database MySQL. Nếu bạn muốn upload vào một database đã có sẵn dữ liệu, hãy xóa các dữ liệu cũ để tránh lỗi trong quá trình upload.
Bước 3: Vào tab Import và upload dữ liệu. Nếu database đang trống, nhấn vào tab Import, chọn file database cần upload (file có thể là dạng .sql, .sql.zip, hoặc .sql.gz). Sau đó, bạn nhấn Go để tải lên. Khi phpMyAdmin thông báo “Import has been successfully finished, 302 queries executed” hoặc thông báo tương tự thì tức là quá trình nhập dữ liệu đã thành công.
Bước 4: Cập nhật file cấu hình để kết nối website với database. Tên và vị trí của file cấu hình sẽ khác nhau tùy thuộc vào mã nguồn bạn sử dụng.
2 bước kiểm tra sau khi upload source code
Sau khi đã hoàn tất thực hiện upload source code PHP lên hosting, bạn lưu ý cần tiến hành kiểm tra lại 2 hạng mục sau:
Bước 1: Kiểm tra file đã nằm trong thư mục public_html chưa
Khi đã upload dữ liệu xong, bạn hãy kiểm tra lại xem tất cả các file đã nằm đúng trong thư mục public_html
hay chưa. Nhiều trường hợp khi giải nén dữ liệu, hệ thống tự động tạo thư mục mới, ví dụ thay vì domain.com
thì bị phát sinh domain.com/something
. Khi gặp phải, bạn cần thực hiện chuyển dữ liệu từ thư mục con sang thư mục chính lại, thông qua các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào thư mục chứa toàn bộ các file.
- Bước 2: Chọn file nằm sai vị trí và chọn Move.
- Bước 3: Chọn đường dẫn là thư mục chính
public_html
và chọn Move Files.
Đối với việc chuyển host cho website đang hoạt động, sau khi upload thư mục source code, bạn có thể cần upload thêm dữ liệu, cơ sở dữ liệu của website.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng hoạt động của website
Sau khi hoàn tất cách upload source code PHP lên hosting, bạn cần kiểm tra tình trạng hoạt động của website để đảm bảo domain trỏ đúng đến hosting. Thông thường, quá trình này sẽ mất khoảng 24 tiếng để DNS được cập nhật hoàn toàn. Bạn có thể kiểm tra thông qua các cách sau:
- Sử dụng file hosts: Đây là file đặc biệt trên máy tính, cho phép bạn thay đổi DNS tạm thời để kiểm tra việc trỏ domain.
- Sử dụng công cụ trực tuyến: Tìm kiếm trên Google các công cụ kiểm tra DNS trực tuyến. Bạn chỉ cần dán tên miền vào, công cụ sẽ kiểm tra và hiển thị thông tin giúp bạn.
- Sử dụng plugin browser: Các plugin giúp tạo file hosts ảo trên trình duyệt, chỉ cần nhập tên miền và địa chỉ IP là có thể kiểm tra thay đổi DNS một cách nhanh chóng.
Lời kết
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về 2 cách upload source code PHP lên hosting nhanh chóng, đơn giản. Bạn đừng quên kiểm tra kỹ lưỡng sau khi upload để website hoạt động ổn định, an toàn. Hãy theo dõi blog Vietnix để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về kỹ thuật, network nhé.