NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
08/05/2024
Lượt xem

SWOT là gì? Cách phân tích mô hình ma trận SWOT chi tiết từ A-Z

08/05/2024
48 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (74 bình chọn)

SWOT là một trong những công cụ phân tích và thiết lập chiến lược được sử dụng phổ biến trong Marketing. Mô hình này giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan và xây dựng được một chiến lược hoạt động ngày càng tối ưu hơn. Vậy SWOT là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 cụm từ trong Tiếng Anh, cụ thể 4 cụm từ đó bao gồm: S – Strengths (thế mạnh), W – Weaknesses (điểm yếu), O – Opportunities (cơ hội), T – Threats (thách thức). Đây là mô hình phân tích kinh doanh rất phổ biến dành cho mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Dựa vào mô hình này, doanh nghiệp của bạn có thể cải thiện tình hình kinh doanh bằng cách xây dựng những định hướng đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh đề cập điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
SWOT là mô hình phân tích kinh doanh đề cập điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Trong đó, việc phân tích chi tiết phần thế mạnh và điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp, có thể kiểm soát và thay đổi được. Còn cơ hội và rủi ro là hai yếu tố bị tác động từ bên ngoài và mang tính vĩ mô. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội từ các yếu tố bên ngoài để phát triển.

Tại sao phải sử dụng mô hình SWOT?

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm SWOT, bạn chắc hẳn sẽ biết được lý do vì sao phải sử dụng mô hình này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Bởi vì hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức sắp phải đối mặt luôn giúp cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp nhất.

Trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau để phân tích mô hình SWOT, doanh nghiệp sẽ nắm rõ được các yếu tố từ chủ quan đến khách quan đang tác động tới hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó đưa ra những giải pháp, tạo ra các cơ hội để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. 

Mục tiêu của quá trình phân tích SWOT là gì?
Mục tiêu của quá trình phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là gì?

Vậy phân tích ma trận SWOT là gì? Bao gồm phân tích những khía cạnh nào?

  • Strengths (điểm mạnh) của doanh nghiệp có thể bao gồm các yếu tố như: nguồn lực, tài sản, con người, kinh nghiệm, tài chính, Marketing,… 
  • Weakness (điểm yếu) là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có. Điểm yếu đó có thể là nguồn lực, tài sản, con người,… Dựa vào những phân tích SWOT cụ thể mà doanh nghiệp tự khắc phục để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. 
  • Opportunities (cơ hội) là những tác động tích cực từ bên ngoài, có tác dụng hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn một cách thuận lợi hơn.

Một số cơ hội như:

  1. Sự phát triển và xu hướng thay đổi của người dùng.
  2. Đối thủ đang dậm chân tại chỗ và chưa có sự đột phá.
  3. Thị trường công nghệ thay đổi.
  4. Cơ hội đến từ những đối tác.
  5. Chính sách, luật của Nhà nước.
  • Threats (thách thức) là những trở ngại trên con đường phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phải thẳng thắn đối diện với những thách thức và đề ra các phương án giải quyết hợp lý thì bạn mới tiến xa hơn được.

Việc phân tích ma trận SWOT là yếu tố quan trọng, cần được tiến hành trước khi thực hiện bất kỳ chiến lược kinh doanh, quảng cáo nào. Nói một cách dễ hiểu, việc phân tích 4 yếu tố trong mô hình SWOT chính là cách giúp doanh nghiệp của bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.

SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng mô hình này để “biết mình, biết ta” và vì vậy mô hình này đang được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Một số lĩnh vực áp dụng mô hình này phổ biến nhất là:

  • Xây dựng các kế hoạch phát triển doanh nghiệp một cách khách quan nhất.
  • Xây dựng chiến lược truyền thông cũng như đánh giá hiệu quả của chiến lược.
  • Đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có phương hướng cho những hoạt động tiếp theo.
  • Có góc nhìn tổng thể để các bộ phận cùng nhau bàn bạc đưa ra ý tưởng cho những kế hoạch/mục tiêu sắp tới.
  • Phát huy ưu điểm, thế mạnh của thương hiệu.
  • Hạn chế và dần dần tiến đến việc xóa bỏ điểm yếu mà doanh nghiệp còn tồn tại.
  • SWOT bản thân để phát triển hơn mỗi ngày.
  • Xử lý các vấn đề cá nhân của doanh nghiệp như đánh giá nhân sự, tình hình tài chính, cơ cấu tổ chức,…

Nếu không phân tích SWOT thì bạn sẽ không thể có được cái nhìn tổng thể, bao quát về một dự án hay tính khả thi của mục tiêu sắp tới. Chỉ khi tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, đối thủ, khảo sát nhu cầu thị trường, phân tích thị trường,…

Dựa vào ma trận SWOT, doanh nghiệp của bạn sẽ có thể quyết định bước tiếp theo cần làm gì để hoạch định chiến lược và mục tiêu tiếp theo. Và mục tiêu đó có khả thi không, có cần điều chỉnh hay không? Từ đó nâng cao cơ hội chiến thắng khi cạnh tranh trên thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án.

Lợi ích khi sử dụng ma trận SWOT

Đối với doanh nghiệp thì mô hình SWOT giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình hiện tại về nguồn lực, những ưu điểm lợi thế trong kinh doanh và các yếu tố cần phải cải thiện. Bên cạnh đó mô hình SWOT cũng có thể giúp đánh giá thêm được những nguy cơ rủi ro ở bên ngoài góp phần tác động không nhỏ tới doanh nghiệp cùng với những cơ hội có thể nắm bắt được trong hiện tại và tương lai. Phương pháp SWOT giúp nhà quản lý có được cơ sở vững chắc để lên chiến lược một cách hiệu quả, hạn chế gặp phải những rủi ro không đáng có.

Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình hiện tại về nguồn lực
Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình hiện tại về nguồn lực

Ưu – nhược điểm của mô hình SWOT là gì?

Ưu điểm của SWOT là gì?

Sau đây là 3 ưu điểm của mô hình phân tích này:

  • Không tốn chi phí: Bởi vì đây là phương pháp phân tích do chính doanh nghiệp thực hiện. Chỉ có chính bạn mới biết được những ưu điểm, điểm yếu của doanh nghiệp mình cũng như những thách thức và cơ hội mà mình đang phải đối diện. Vì vậy bạn sẽ không tốn chi phí thuê đơn vị bên ngoài.
  • Kết quả quan trọng: Thông qua việc phân tích SWOT, bạn sẽ đánh giá một cách khách quan, chi tiết và chính xác nhất 4 phương diện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Và việc “biết mình, biết ta” này sẽ giúp bạn hoàn thiện các dự án đang thực hiện.
  • Ý tưởng mới: Thông qua việc phân tích 4 yếu tố: cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, bạn sẽ phát triển được những ý tưởng mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Mô hình không chỉ cho bạn biết lợi thế, cơ hội mà cả những mối đe dọa để giúp bạn có những kế hoạch, ý tưởng,…
Ưu điểm của mô hình SWOT
Ưu điểm của mô hình SWOT

Nhược điểm của SWOT là gì?

Tuy nhiên, mô hình này cũng có những nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:

  • Kết quả chưa chuyên sâu: Mô hình SWOT mới chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Vì vậy, kết quả phân tích chưa có tính chuyên sâu với từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Vì vậy nếu muốn đạt kết quả thực sự thì cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn.
  • Kết quả phân tích mang tính chủ quan: Bởi vì ưu điểm của mô hình này chính là tự doanh nghiệp thực hiện mà không cần thuê các đơn vị ngoài nên chưa có cái nhìn khách quan, toàn cảnh. Đôi khi, doanh nghiệp sẽ có xu hướng né tránh những điểm còn hạn chế của chính mình.
  • Nghiên cứu bổ sung cần thiết: Để phân tích SWOT thành công, người thực hiện cần hiểu sâu về chính doanh nghiệp mình, thị trường mình đang hướng đến cũng như phân tích hiểu sâu hơn về các đối thủ. Vì vậy một danh sách gồm những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các rủi ro là chưa đủ! Có thể thấy rằng, kỹ thuật phân tích SWOT đơn giản và dễ nắm bắt nhưng để đạt được hiệu quả thì bạn cần tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ hơn để có được một bức tranh toàn cảnh.

Tuy nhiên, không thể phủ định được những tác dụng của mô hình này với sự phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là thao tác nền tảng giúp doanh nghiệp có những bước đánh giá ban đầu về chính doanh nghiệp trong xu hướng thị trường hiện nay.

Ý nghĩa khi sử dụng mô hình SWOT

Việc sử dụng mô hình SWOT có nhiều ý nghĩa quan trọng liên quan đến quản lý và kế hoạch kinh doanh. Giúp cải thiện chiến lược, quản lý tổ chức, biết nắm bắt cơ hội đang có và phòng ngừa rủi ro từ các thách thức, tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp. Một số ý nghĩa khi sử dụng mô hình SWOT bao gồm:

  • Đánh giá tổng quan doanh nghiệp: SWOT giúp tổ chức hay cá nhân có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại, xem xét các yếu tố nội bộ (điểm mạnh, điểm yếu).
  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu: SWOT giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cần cải thiện điều gì và tận dụng điều gì.
  • Tận dụng cơ hội: Sau khi xác định và đánh giá các cơ hội tiềm năng, SWOT giúp tổ chức tìm ra cách phát triển và mở rộng nhân lực.
  • Đối phó với rủi ro: SWOT giúp bạn nhìn ra được những thiếu sót của tổ chức, doanh nghiệp mình, làm cơ sở cho việc phát triển chiến lược dài hạn, xác định rõ ràng sức mạnh và cơ hội để đối phó với những rủi ro trong tương lai.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định: SWOT cung cấp nhiều thông tin cần thiết và quan trọng trong việc đưa ra bất cứ quyết định nào cho doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần dựa trên cảm quan và trực giác.
  • Theo dõi và đánh giá: SWOT không chỉ có tác dụng trong việc lập kế hoạch trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất khi sau chiến lược đã triển khai, còn giúp đo lường tiến độ phát triển và điều chỉnh khi cần thiết.

Nguyên tắc cần tuân thủ đối với mô hình SWOT

Khi lập mô hình SWOT, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau nhằm đảm bảo kết quả nhận lại được sau khi phân tích SWOT sẽ thật sự hữu ích:

  • Tập trung vào mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu hay vấn đề cụ thể đang phân tích, đảm bảo rằng bảng phân tích SWOT của bạn sẽ tập trung vào khía cạnh quan trọng nhất.
  • Tích hợp dữ liệu: Dùng thông tin và dữ liệu có liên quan để xác định điểm mạnh, điểm điểm, cơ hội hay rủi ro, đòi hỏi bạn cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Tính khách quan: Hãy đánh giá các yếu tố dựa trên tính khách quan, không thiên vị hay đánh giá dựa trên cảm quan cá nhân.
  • Phân loại cụ thể: Xác định và phân loại một cách rõ ràng giữa các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó bạn có thể hiểu rõ hơn mình có gì và cần gì.
  • Tương tác: Xem xét mối liên kết giữa các khía cạnh có trong SWOT tương tác với nhau, từ điểm mạnh và cơ hội, bạn sẽ có cách giải quyết điểm yếu và thách thức trong tương lai.
  • Sự linh hoạt: SWOT là một công cụ linh động, bạn có thể điều chỉnh thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào tình hình kinh tế thời điểm đó mà cân chỉnh cho hợp lý. Vì vậy cần cân nhắc linh hoạt trong việc điều chỉnh và thay đổi chiến lược.
  • Tạo ra kế hoạch cho các hành động: Dựa trên những kết quả của phân tích SWOT, bạn cần phải phát triển chúng thành những hành động cụ thể để tận dụng hết tài nguyên cần có, đồng thời khắc phục những rủi ro cần thiết.

So sánh mô hình SWOT và mô hình BCG

Mô hìnhMa trận SWOTMa trận BCG
Mục đíchĐánh giá tình hình nội, ngoại vi (ưu nhược điểm, cơ hội, thách thức)Xếp hạng vị trí sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu
Phân tíchMôi trường nội, ngoại vi, điểm mạnh, điểm yếuTốc độ tăng trưởng thị trường, thị phần
Phạm viDoanh nghiệp, công ty, tổ chức, dự ánSản phẩm, dòng sản phẩm, đơn vị kinh doanh
Cấu trúcGồm 2 hàng 2 cột với: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thứcGồm 4 ô với: ngôi sao, câu hỏi, bò sữa, chó
Mục tiêuTối ưu hóa sự thích hợp với môi trườngĐạt được lợi nhuận cao nhất
Tham số đánh giáMức độ quan trọng, khả năng ứng biến, xử lýTốc độ tăng trưởng, thị phần
Khả năng đo lườngĐịnh tínhĐịnh lượng
Phạm vi thay đổiThay đổi theo môi trườngThay đổi theo thị trường

Những sai lầm khi phân tích SWOT

Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi phân tích SWOT:

  • Tạo một danh sách quá dài, bao gồm những ý tưởng không khả thi.
  • Phân tích một cách mơ hồ, không cụ thể.
  • Không phát hiện ra những điểm yếu thật sự của doanh nghiệp.
  • Nêu ra những cơ hội không thực tế.

Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT

Mô hình SWOT thông thường được trình bày theo dạng 4 ô vuông được sắp xếp liên kết với nhau thành một hình vuông lớn tượng trưng cho 4 yếu tố. Hoặc bạn cũng có thể xây dựng mô hình này dưới dạng danh sách. 

Strength – Thế mạnh

Yếu tố đầu tiên bạn cần phân tích trong mô hình SWOT là Điểm mạnh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp dễ nhận biết nhất, bao gồm môi trường làm việc tốt, ý tưởng bán hàng độc đáo, nguồn nhân lực,… Tuy nhiên, ngoài những yếu tố trên, bạn có thể đặt ra những câu hỏi để mở rộng điểm mạnh của mình hơn.

Một số câu hỏi mà bạn có thể tự đặt ra cho doanh nghiệp của mình như sau:

  • Khách hàng yêu thích điều gì về thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • So với những doanh nghiệp khác đang hoạt động trong ngành, bạn/thương hiệu của bạn đang làm gì tốt hơn? 
  • Trong tất cả những đặc tính thương hiệu mà bạn xây dựng, khách hàng thích nhất/bị thu hút nhất bởi đặc tính nào? 
  • Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ/đã thực hiện thành công?
  • Những tài nguyên nào bạn tự tin rằng bạn đang có mà đối thủ thì không?
Thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì?
Thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì?

Việc trả lời những câu hỏi được liệt kê ở trên sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các cân nhắc lợi thế ở góc nhìn người trong cuộc, góc nhìn của khách hàng, bạn cùng ngành. Thậm chí bạn còn phải đứng dưới góc nhìn của đối thủ để bao quát vấn đề. Từ đó đưa ra những đánh giá đúng nhất, không phóng đại cũng không khiêm tốn.

Weakness – Điểm yếu

Nếu quá tự tin vào những điểm mạnh của mình thì doanh nghiệp cũng không thể phát triển mạnh mẽ được. Bởi vì trong hành trình kinh doanh, không có doanh nghiệp nào mà không có những thiếu sót cần thay đổi. Vậy điểm yếu mà doanh nghiệp bạn cần phân tích để hoàn thiện mô hình SWOT là gì?

Hãy tự đặt ra một số câu hỏi sau để có cái nhìn khách quan và chi tiết nhất:

  • Trong quá trình bán hàng, khách hàng của bạn không thích điều gì về sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Những vấn đề thường bị khách hàng khiếu nại/phản ảnh trong các review đánh giá là gì?
  • Lý do khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không hoàn thành giao dịch vào phút cuối là gì?
  • Trong số những thuộc tính thương hiệu, vấn đề tiêu cực nhất mà doanh nghiệp đang vướng phải?
  • Bạn đang triển khai bán hàng trên những kênh nào và gặp phải những trở ngại/thách thức lớn nhất là gì?
  • Những tài nguyên nào mà đối thủ đang làm tốt còn bạn thì không?

Hãy thành thật trả lời những câu hỏi đặt ra thì bạn có thể nhìn thấy những điểm yếu của mình. 

Opportunity – Cơ hội

Nhìn thấy những cơ hội và triển khai thực hiện những ý tưởng mới là cách các doanh nghiệp làm để phát triển nhanh hơn.

Những cơ hội mà doanh nghiệp có thể có, chẳng hạn như những cơ hội mà Vietnix gợi ý dưới đây:

  • Xu hướng phát triển của công nghệ và những biến đổi trên thị trường.
  • Những thay đổi trong chính sách của chính phủ và những thay đổi này có liên quan đến lĩnh vực của bạn.
  • Người dùng có xu hướng dịch chuyển thói quen tiêu dùng.
  • Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng.
  • Cải thiện các chính sách hỗ trợ khách hàng/khách hàng tiềm năng.
  • Định hướng lại phân khúc khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.
  • Các sự kiện tại một/một vài địa phương mà tại đó là địa điểm doanh nghiệp của bạn đang có những kế hoạch kinh doanh.

Trong trường hợp bạn không nhìn thấy được những cơ hội từ môi trường bên ngoài thì có thể tìm cơ hội từ việc nhìn vào thế mạnh để xem những thế mạnh này có thể mở ra bất cứ cơ hội nào không. Hoặc bạn cũng có thể dựa vào những điểm yếu của doanh nghiệp mình và biến những điểm yếu đó thành cơ hội bằng cách khắc phục nó.

Cơ hội của doanh nghiệp
Cơ hội của doanh nghiệp

Nói tóm lại, cơ hội chính là yếu tố quan trọng cần được đào sâu phân tích vì đây chính là thứ giúp bạn cải thiện doanh số hoặc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Threat – Rủi ro

Rủi ro là những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp không thể nhìn thấy trước. Vậy yếu tố giúp doanh nghiệp nhìn thấy rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi phân tích SWOT là gì?  Có nhiều yếu tố có thể trở thành thách thức của doanh nghiệp. Đó có thể là sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh mới. Cũng có thể là những thay đổi trong hệ thống chính sách của nhà nước. Những biến động thị trường (chẳng hạn như thị trường xăng dầu trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga – Ukraine),…

Thậm chí cũng có những rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp như chế độ lương thưởng cho nhân viên chưa hợp lý gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Những rủi ro là điều mà không có doanh nghiệp nào muốn xảy ra, nhưng bạn luôn luôn phải sẵn sàng đối diện với chúng để kịp thời đưa ra phương án giải quyết, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 

Rủi ro là những yếu tố tác động từ bên ngoài doanh nghiệp không thể lường trước
Rủi ro là những yếu tố tác động từ bên ngoài doanh nghiệp không thể lường trước

Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận

Nếu như trong quá trình phân tích ma trận SWOT bạn chỉ liệt kê và phân tích các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thì sẽ không thể phát huy được hết giá trị của chiến lược. Chính vì vậy mô hình này cần phải được mở rộng và phát triển thành một ma trận và buộc phải kết hợp các yếu tố lại với nhau để hình thành nên một chiến lược cụ thể. Các chiến lược đó bao gồm SO, WO, ST, WT.

mở rộng mô hình swot thành ma trận
Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận
  • Chiến lược S – O: Đây là chiến lược được tận dụng các cơ hội hiện có từ bên ngoài để phát huy tối đa được nguồn lực bên trong của doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ không cần tốn quá nhiều công sức nhưng lại mang tới hiệu quả khá cao và thành công nhất . Chiến lược S – O thường là các chiến lược ngắn hạn.
  • Chiến lược W – O: Đây là chiến lược nắm bắt tất cả các cơ hội hiện tại bằng cách cần phải cải thiện được nhược điểm, yếu tố mà tổ chức chưa làm được. Ở chiến lược này, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và tốn nhiều nguồn lực hơn so với chiến lược S – O. Tuy nhiên thì nếu như doanh nghiệp, tổ chức cố gắng hết sức thì vẫn có thể thành công và tạo ra được bước tiến mới cho doanh nghiệp. Chiến lược W – O là chiến lược trung hạn.
  • Chiến lược S-T: Đây là chiến lược sử dụng điểm mạnh để hạn chế và đối phó với các nguy có xảy ra từ bên ngoài. Phương pháp này có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp loại bỏ được rủi ro và khống chế được tình hình mà tổ chức đang không gặp thuận lợi. Chiến lược S – T là một chiến lược ngắn hạn
  • Chiến lược W – T: Đây là chiến lược cần phải khắc phục trước các điểm yếu để để hạn chế việc gặp rủi ro hết mức cho tổ chức và doanh nghiệp. Bởi vì nguy cơ và rủi ro thường đến từ điểm yếu của doanh nghiệp nên người quản lý cần phải nhận ra được nguy cơ từ sớm, khắc phục được điểm yếu ngay từ khi triển khai. Chiến lược W – T là một chiến lược phòng thủ.

Các bước phân tích và lập chiến lược SWOT hiệu quả

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những bước lập chiến lược SWOT của riêng mình. Sau đây Vietnix sẽ giới thiệu đến bạn những bước đơn giản nhất.

Các bước xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả
Các bước xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả

Bước 1: Thiết lập ma trận SWOT

Trình bày và phân tích SWOT dưới dạng ma trận giúp bạn dễ dàng tiếp cận, có cái nhìn tổng quan nhất từ đó lập chiến lược theo từng yếu tố dưới dạng liệt kê cụ thể. Sau đó việc tiếp theo mới là tạo lập chiến lược dựa vào các yếu tố đã được xác định trước đó.

Dựa vào các bước liệt kê như trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện các bước tiếp theo:

  • Ưu tiên phát triển những điểm mạnh sẵn có.
  • Khắc phục kịp thời những điểm yếu.
  • Nhận diện và tận dụng tốt các cơ hội nhìn thấy.
  • Hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Lưu ý: Không được loại bỏ hoàn toàn nhược điểm mà phải kết hợp song song giữa ưu điểm và nhược điểm để biến chúng thành điểm mạnh riêng và tạo sự khác biệt với đối thủ.

Bước 2: Phát triển điểm mạnh

Thế mạnh là thành tố đầu tiên cần phân tích trong mô hình này. Điểm mạnh chính là yếu tố giúp cho bạn trở nên khác biệt và đó cũng chính là lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. Hãy liệt kê tất cả những yếu tố mà bạn sở hữu và cho đó là điểm mạnh của mình. Bao gồm đội ngũ nhân lực chuyên môn cao, các bằng sáng chế độc quyền, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đội ngũ lãnh đạo có tầm,…

Trong quá trình xác định những thế mạnh của mình, bạn cần so sánh từng khía cạnh của điểm mạnh mà mình đang sở hữu với đối thủ để từ đó tìm cách phát huy chúng mạnh mẽ hơn. Hãy sử dụng tối đa những thế mạnh mà doanh nghiệp đang có để biến nó thành doanh số.

Để làm được điều này, hãy đặt ra một số câu hỏi như:

  • Có khách hàng nào chưa biết đến doanh nghiệp của bạn? Làm sao để thương hiệu của bạn có thể tiếp cận mọi đối tượng khách hàng mục tiêu?
  • Làm sao để khách hàng ấn tượng với sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn đối thủ?
  • Cá tính thương hiệu mà bạn đang xây dựng có tính độc đáo và có phù hợp với đối tượng khách hàng hay không? Có cần thay đổi nhận diện không?
  • Các chiến dịch truyền thông đang triển khai có hiệu quả tối ưu chưa?

Tìm ra thế mạnh riêng rất quan trọng, nó chính là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và giúp khách hàng biết đến thương hiệu/sản phẩm của bạn. Một doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu không có điểm mạnh/khác biệt so với hàng ngàn đối thủ đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Chuyển hóa rủi ro

Một thực tế thường thấy là các doanh nghiệp thường có xu hướng né tránh, chê giấu các điểm yếu, rủi ro. Việc đó là không nên! Bởi vì chỉ khi bạn dám thẳng thắn chấp nhận và loại bỏ điểm yếu thì thương hiệu mới trở nên mạnh mẽ và tiến nhanh trên con đường đi đến mục tiêu.

Trên lý thuyết, các doanh nghiệp đều hướng đến việc phát huy thế mạnh của mình. Nhưng để đem đến hiệu quả tốt nhất, tăng doanh số tối ưu thì doanh nghiệp vừa phải phát huy vừa phải cắt giảm rủi ro càng nhiều càng tốt.

Một số câu hỏi bạn có thể tự đặt ra:

  • Khách hàng không hài lòng điểm nào về sản phẩm bạn cung cấp?
  • Trải nghiệm sử dụng dịch vụ/sản phẩm của khách hàng chưa tốt ở điểm nào?
  • Nguyên nhân khiến khách hàng hủy đơn hoặc bỏ ngang giao dịch là gì?
  • Tài nguyên nào đối thủ đang sở hữu mà bạn đang không có?

Tuy nhiên, không phải rủi ro nào cũng có thể lường trước để chuyển hóa được. Chẳng hạn như Đại dịch Covid vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế chung của thị trường và khiến nhiều doanh nghiệp phá sản. Tuy vậy, bạn vẫn có thể giữ vững nền nóng cho doanh nghiệp bằng cách cải thiện các rủi ro gốc rễ thì doanh nghiệp bạn có thể đứng vững trước những biến động lớn.

Bước 4: Tận dụng cơ hội

Cơ hội có thể là do chính doanh nghiệp tạo ra hoặc có thể cơ hội đến do nhận được sự hưởng ứng của thị trường. Đôi khi, doanh nghiệp tự tạo ra cơ hội bằng cách nắm bắt thị trường. Và khi đó, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển nhanh chóng.

Chẳng hạn như những cơ hội sau đối với ngành tiêu dùng nhanh:

  • Thị trường đang dịch chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến.
  • Có những thay đổi trong chính sách mới ban hành có lợi cho doanh nghiệp.
  • Khách hàng có nhu cầu cao với các dòng sản phẩm liên quan đến sức khỏe.

Để nắm bắt được những cơ hội kịp thời, mỗi doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Cũng như không ngừng nghiên cứu thị trường để xây dựng những chiến lược hiệu quả.

Bước 5: Loại bỏ các mối đe dọa

Về cơ bản, phát huy thế mạnh là chiến lược tôn chỉ với mọi doanh nghiệp và là điều mà mọi doanh nghiệp luôn hướng đến. Nhưng nếu doanh nghiệp muốn trở nên thực sự mạnh mẽ và tiến nhanh trên con đường kinh doanh thì phải nắm bắt những rủi ro có thể xảy đến để phòng tránh.

Phương pháp để phát huy thế mạnh và cắt giảm rủi ro càng nhiều càng tốt trong mô hình SWOT. Hãy luôn thẳng thắn nhận diện và loại bỏ những điểm yếu còn tồn tại của mình. Từ đó cải thiện các rủi ro từ gốc rễ và xây dựng một nền móng vững chắc. Đó là cách duy nhất để doanh nghiệp của bạn có thể đứng vững trước những biến động lớn.

Làm thế nào để doanh nghiệp tận dụng điểm mạnh và khắc phục hạn chế?

Doanh nghiệp có thể tận dụng điểm mạnh của mình bằng cách phát triển sản phẩm và dịch vụ tiềm năng. Mở rộng thị trường sang các khu vực mới để thu hút thêm khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp nên liên kết với các đối tác để bổ sung cho điểm yếu của mình, đầu tư hoặc chú trọng đến quy trình hoạt động để khắc phục khuyết điểm hiện có.

Tận dụng hợp tác chính là một trong những cách bổ sung cho điểm yếu của doanh nghiệp
Tận dụng hợp tác chính là một trong những cách bổ sung cho điểm yếu của doanh nghiệp

Có công cụ nào hỗ trợ xây dựng và sử dụng ma trận SWOT không?

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng ma trận SWOT trở nên dễ dàng hơn. Các công cụ miễn phí cho phép tạo nhanh mô hình SWOT bao gồm: Canva, SWOTMAP, Lucidchart,… Đồng thời, các công cụ tính phí hỗ trợ là: XMind, MindMeister, StrategyMaper,…

Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu sử dụng cá nhân mà bạn có thể tìm ra công cụ phù hợp. Ngoài những công cụ được đề cập ở trên, có rất nhiều công cụ có sẵn khác có khả năng giúp bạn thử hiện xây dựng mô hình SWOT. Tuy nhiên, bất kể công cụ nào điều quan trọng nhất chính là cần đảm bảo mô hình của bạn có được thông tin đầy đủ và chính xác, phản ánh được tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

XMind là công cụ hỗ trợ xây dựng ma trận SWOT hiệu quả
XMind là công cụ hỗ trợ xây dựng ma trận SWOT hiệu quả

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện bảng SWOT cá nhân

Hiểu được bảng phân tích SWOT cá nhân

Bảng phân tích SWOT cá nhân là một bảng liệt kê điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân theo mô hình. Nhờ vào chiến lược phân tích mà bạn có thể hiểu rõ hơn về chính bản thân mình và tìm ra được bản thân đang mạnh và yếu ở điểm nào. Nhờ vào những yếu tố đó mà bạn có thể dựa vào đó để tận dụng, cố gắng phát huy được điểm mạnh và cải thiện được những điểm yếu của bản thân.

Việc đánh giá cơ hội và thách thức ở trong thời điểm hiện tại có thể giúp bạn nắm bắt được cơ hội trong tương lai, hình thành nỗ lực để phấn đấu. Tất cả mọi người nên sử dụng mô hình này để có thể phân tích bản thân trong từng giai đoạn cuộc đời và xác định được bước đi tiếp theo trong sự nghiệp

Cách thức thực hiện bảng phân tích SWOT

Đầu tiên bạn cần phải liệt kê ra được tất cả những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của bản thân. Sau khi liệt kê được hết tất cả thì chắc hẳn bạn sẽ bị lẫn lộn trong việc sắp xếp các điểm liệt kê vào 4 ô trong bảng phân tích.

Chính vì vậy bạn cần lưu ý rằng điểm mạnh chính là năng lực, tính cách mà bạn cảm thấy tự tin nhất, điểm khác biệt với nhiều người. Còn lại tất cả những điểm mà bạn cảm thấy tự ti, có xu hướng loại bỏ thì cần phải đưa vào mục điểm yếu để được khắc phục kịp thời.

Cơ hội chính là những lợi ích tiềm năng mà bạn có thể khai thác để tạo ra được lợi thế cho bản thân. Thách thức chính là cản trở khiến bạn gặp bất cập trong quá trình đạt mục tiêu. Sau khi phân tích xong bạn nên hỏi ý kiến từ bạn bè, người thân để mọi người có cái nhìn khách quan hơn.

Một số câu hỏi gợi ý khi lập SWOT cá nhân

Mô hình SWOT cá nhân được hình thành từ 4 yếu tố S, W, O, T. Khi xác định các yếu tố bạn cần đặt ra được câu hỏi cho chính bản thân mình:

Điểm mạnh (S):

  • Những công việc nào bạn có thể làm tốt hơn người khác?
  • Thành tính nào mà bạn cảm thấy tự hào nhất?
  • Bạn thấy mối quan hệ nào của bản thân có được tầm ảnh hưởng lớn?
  • Nguồn lực cá nhân nào mà bạn đang có sẵn ở thời điểm hiện tại?
  • Người khác đánh giá bạn có điểm mạnh gì?
  • Bạn được người khác yêu mến, tin tưởng ở điểm nào?

Điểm yếu (W):

  • Bạn đang cảm thấy tự ti nhất ở bản thân những điểm nào?
  • Bạn có thói quen xấu nào không hoàn thành được công việc
  • Bạn có hài lòng với khối lượng kiến thức mà bạn đang có hay không?
  • Bạn thường lẩn tránh điều gì mỗi khi cảm thấy thiếu tự tin?
  • Người khác nghĩ bạn đang gặp điểm yếu ở vấn đề nào?
  • Nguyên nhân nào khiến bạn cảm thấy trì trệ trong công việc?

Cơ hội (O):

  • Bạn có được mối quan hệ nào có thể giúp ích cho sự nghiệp?
  • Công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ được bạn
  • Nghề nghiệp của bạn có sự tăng trưởng về lương trong tương lai hay không?
  • Nhu cầu nhân lực của ngành bạn đang làm trong tương lai có lớn hay không?
  • Hiện tại công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ tốt được cho bạn?

Thách thức (T):

  • Hiện tại có nhiều đối thủ trong ngành nghề mà bạn theo đuổi hay không?
  • Bạn đang phải đối mặt với những áp lực nào trong công việc?
  • Những thay đổi về công nghệ nào có thể sẽ ảnh hướng tới công việc của bạn
  • Yếu tố dịch bệnh và thiên tai có ảnh hưởng tới vị trí công việc của bạn hay không?
  • Mức thu nhập của bạn hiện đang bị thấp hơn mức trung bình hay không?
  • Điểm yếu nào của bạn có thể gây ra những mối đe dọa?

Nguồn gốc của ma trận SWOT

Phương pháp phân tích ma trận SWOT được hình thành bởi cố vấn quản lý người Mỹ Albert Humphrey vào khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1970. Sau nhiều năm tồn tại, ma trận này đã được đón nhận và biết đến rộng rãi. 

Albert Humphrey là cha đẻ của ma trận SWOT
Albert Humphrey là cha đẻ của ma trận SWOT

Trong khi đang làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, Albert Humphrey đã phát triển công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược mà mình đang thực hiện và từ đó phát triển nó thành mô hình trên toàn cầu. 

Lúc đầu, ông đặt tên cho kỹ thuật phân tích dữ liệu này là SOFT với ý nghĩa của các chữ cái như sau:

  • S = Satisfactory có nghĩa là những đặc điểm mà doanh nghiệp đang hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của mình ở thời điểm hiện tại.
  • O = Opportunities có nghĩa là những cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác trong tương lai.
  • F = Faults là những sai lầm mà doanh nghiệp đang gặp phải ở thời điểm hiện tại.
  • T = Threats là dự đoán trước những thách thức có thể gặp phải trong tương lai.

Đến năm 1973, mô hình SWOT được áp dụng chính thức bởi J W French và đây cũng là mốc thời gian đánh dấu mô hình này được biết đến và sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp.

Thực tế, chưa có kết luận nào khẳng định SOFT là tiền thân của mô hình SWOT. Các nhà nghiên cứu đang chia thành 2 luồng ý kiến: Có nhiều người đồng ý SOFT là tiền thân của SWOT, một số người khác lại cho rằng SWOT và SOFT không liên quan đến nhau.

Từ năm 2004 đến nay, mô hình SWOT ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ phân tích đánh giá được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Hiện nay, không ai có thể thể phủ nhận tầm quan trọng của mô hình này trong quá trình nghiên cứu và phát triển hoạt động kinh doanh.

Ai nên thực hiện phân tích SWOT?

Bất cứ ai cũng nên thực hiện phân tích SWOT. Bởi như đã nói ở trên, việc phân tích này giúp bạn hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của mình. Trong đó:

  • Tầng lớp lãnh đạo và đứng đầu công ty là những người nên/bắt buộc phải chủ động dùng mô hình phân tích SWOT.
  • Tất cả nhân viên trong công ty cần thực hiện phân tích để hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ,… Từ đó tìm ra phương pháp để nâng cao hiệu quả công việc. Bao gồm quản lý, sale, nhân viên bộ phận Chăm sóc khách hàng, nhân viên Marketing,…
  • Việc phân tích SWOT không phải chỉ thực hiện 1 lần duy nhất mà phải liên tục đánh giá, triển khai SWOT 6 – 12 tháng 1 lần.
  • Đối với các công ty/dự án startup càng cần thực hiện phân tích SWOT càng sớm càng tốt. Vì đây là một phần trong quy trình xây dựng kế hoạch doanh nghiệp từ đó có một khởi đầu tốt và nắm rõ định hướng trong tương lai.

Tuy nhiên, quá trình phân tích mô hình SWOT không thể tiến hành một mình mà phải có sự kết hợp của một nhóm người để đưa ra được những kết quả khách quan và toàn diện nhất với nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau. Có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, những người quen biết có am hiểu về lĩnh vực/thị trường đang hướng đến. Tham khảo kế toán công ty, nhà cung cấp để nắm bắt rõ hơn về tình hình tài chính, ngân sách,… Từ đó có nhiều góc nhìn khác nhau thì việc phân tích mới khách quan hơn.

Doanh nghiệp nên thực hiện mô hình SWOT để phản ánh tình hình hiện tại
Doanh nghiệp nên thực hiện mô hình SWOT để phản ánh tình hình hiện tại

2 bài SWOT mẫu về doanh nghiệp

1. Starbuck ứng dụng SWOT như thế nào?

Thế mạnh

  • Là tập đoàn lâu đời, có mặt trên thị trường từ 2004.
  • Nổi tiếng trên toàn cầu với chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao cấp.
  • Là môi trường làm việc tôn trọng nhân viên nhất, lọt top 100 toàn cầu.
  • Xây dựng tôn chỉ và sứ mệnh thương hiệu giàu tính đạo đức.
  • Thấu hiểu thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Điểm yếu

  • Sản phẩm được đầu tư nhận diện ở khắp nước Mỹ nhưng ở các quốc gia khác chưa có sự nhận diện cao. 
  • Loại hình kinh doanh chủ yếu đang là bán lẻ nên chậm lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng.
  • Là thương hiệu nổi tiếng mát tay trong việc phát triển sản phẩm mới và tính sáng tạo. Tuy nhiên vì chỉ chú trọng đến việc phát triển những cái mới nên họ thường không tập trung vào việc cải tiến những cái cũ. Từ đó dẫn đến việc dễ xảy ra thất bại.

Cơ hội

  • Starbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hội, luôn có sự sáng tạo.
  • Năm 2004, công ty hợp tác với tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard tại cửa hàng Santa Monica (California Mỹ) để mở dịch vụ CD-burning để khách hàng tự tay tạo CD âm nhạc của riêng họ.
  • Sáng tạo sản phẩm và dịch vụ mới, chẳng hạn sản phẩm theo tiêu chuẩn Fair Trade.
  • Cơ hội mở rộng thị trường ra nhiều nước khác nhau, chẳng hạn như Ấn Độ và các nước ở vành đai Thái Bình Dương.
  • Có thể phát triển mô hình kinh doanh bằng cách nhượng quyền thương hiệu cho các nhà kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Thách thức

  • Trong tương lai, xu hướng uống cafe có còn phát triển hay thức uống khác (như trà sữa) sẽ lên ngôi?
  • Nguy cơ nguồn nguyên liệu cà phê và sản phẩm từ sữa sẽ tăng giá.
  • Thương hiệu đang bị nhiều đối thủ sao chép phong cách. 
Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức của Starbucks khi ứng dụng mô hình SWOT là gì?
Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của Starbucks khi ứng dụng mô hình SWOT

2. Nike ứng dụng SWOT như thế nào?

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của thương hiệu giày thể thao cao cấp Nike sẽ được phân tích chi tiết dưới đây:

Nike áp dụng SWOT như thế nào?
Nike áp dụng SWOT như thế nào?

Thế mạnh

  • Là thương hiệu lâu đời và đã tạo được tính nhận diện cao.
  • Thương hiệu không có xưởng sản xuất nên doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với nguồn tài nguyên ít nhất.
  • Có đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm chuyên nghiệp, luôn nắm bắt xu hướng của khách hàng.
  • Có lượng khách hàng trung thành là những người nổi tiếng.

Điểm yếu

  • Sản phẩm thể thao chưa phong phú và có mức giá khá cao, chủ yếu nhắm vào thị phần khách hàng có tiền nên dễ bị lung lay nếu thị phần này giảm.
  • Chưa mạnh về bán lẻ mà phần lớn doanh thu chủ yếu đến từ việc bán cho các nhà bán lẻ khác.

Cơ hội

  • Người tiêu dùng không xem Nike như là một thương hiệu thời trang mà xem đó như phong cách thời thượng. Vì vậy Nike đã sở hữu sẵn tệp khách hàng trung thành với thương hiệu.
  • Có nhiều cơ hội để phát triển đa dạng sản phẩm theo hướng khác nhau như thời trang thể thao, kính mắt, trang sức,…
  • Có nhiều thị trường mới nổi mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm đắt tiền như Trung Quốc, Ấn Độ, Dubai, Nam Phi,… Vì vậy Nike có thể phát triển ra thị trường quốc tế nhờ vào sự nhận diện thương hiệu toàn cầu từ đó thúc đẩy doanh số, tăng tỷ suất lợi nhuận.
  • Sự phát triển của thương mại điện tử cho phép mọi khách hàng đặt sản phẩm của Nike từ điện thoại thông minh và giao hàng tại nhà bất cứ lúc nào.

Thách thức

  • Giá mua bán chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau dẫn đến chi phí và lợi nhuận không ổn định, có thể dẫn đến tình trạng bán lỗ. 
  • Thị trường quần áo, giày dép nói chung và thị trường quần áo, giày dép thể thao nói riêng có mức độ cạnh tranh cao.
  • Mức giá bán lẻ khá cao nên ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
  • Mặc dù là thương hiệu lớn, nổi tiếng hàng đầu nhưng những đối thủ cạnh tranh trong thị trường luôn là điều mà công ty cần chú ý đến.

Ngoài 2 ví dụ về mô hình SWOT trên, bạn có thể tham khảo các mô hình SWOT của những doanh nghiệp sau để hiểu rõ hơn về những doanh nghiệp có thương hiệu uy tính như:

Swot bản thân là gì?

SWOT bản thân là bạn hãy xem sự nghiệp của bản thân giống như một doanh nghiệp và chính bản thân bạn là một sản phẩm có tính cạnh tranh. Bạn hãy tự nêu ra ưu, nhược điểm của bản thân là gì, sau đó tìm cơ hội và thách thức trong môi trường cạnh tranh đó.

Ví dụ về mô hình swot của bản thân

Để có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về khái niệm SWOT bản thân, Vietnix đưa ra một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung hơn. Một bạn sinh viên tên A muốn thực hiện lập mô hình SWOT bản thân trong 5 năm tới, bạn ấy đã liệt kê các nội dung sau:

Đánh giá bản thân

Điểm mạnh

  • Siêng năng, chăm chỉ trong học tập.
  • Có môi trường phát triển về giáo dục tốt, hiện đại.
  • Có khả năng tự học, tìm kiếm và phân tích tốt.
  • Giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Tinh thần trách nhiệm và tự giác cao.
  • Thích nghi môi trường mới tốt. 

Điểm yếu

  • Chưa có nhiều kiến thức chuyên môn.
  • Thiếu kinh nghiệm thực tế.
  • Khả năng ngoại ngữ kém.
  • Chưa có định hướng tương lai cụ thể.
  • Dễ tiêu cực khi gặp khó khăn.

 Cơ hội

  • Được học tập và đào tạo trong môi trường giáo dục chất lượng.
  • Có môi trường giao tiếp tiếng Anh tốt: câu lạc bộ tiếng Anh, các cuộc thi tiếng Anh do trường tổ chức, các lớp học nâng cao trình độ,…
  • Nền tảng công nghệ, mạng xã hội, Internet hiện đại, dễ dàng tìm kiếm các tài liệu học tập, phát triển năng lực cá nhân.
  • Nhiều cơ hội tiếp xúc với người có năng lực chuyên môn cao, phát triển năng lực quản lý.
  • Thị trường có nhiều công ty tuyển dụng chuyên ngành đang học tập, cơ hội tìm việc làm cao.

Thách thức

  • Gặp nhiều căng thẳng do cường độ học tập và thi cử.
  • Khả năng tiếng Anh còn yếu.
  • Gặp nhiều cạnh tranh với các bạn sinh viên có kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ tốt khác.

Xây dựng ma trận SWOT

Bên trong/Bên ngoàiCơ hộiThách thức
Điểm mạnhCó nhiệt huyết trong công việc, hoàn thành các đầu việc nhanh chóng và hiệu quả.Tiếp thu nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm trong công việc, học tập và cuộc sống.Trở thành người có chuyên môn cao, năng lực ngoại ngữ tốt.Tìm ra những năng lực tiềm ẩn của bản thân.Nhiều kinh nghiệm giúp dễ dàng cạnh tranh tìm việc làm.Thích ứng nhanh với thay đổi liên tục từ môi trường sống.Khả năng chịu nhiều áp lực cao  từ công việc.Tạo mối quan hệ tốt, nâng cao trình độ và khả năng hoạt động nhóm.Nâng cao nhận thức trước các đe dọa từ bề chìm của nền kinh tế.
Điểm yếuNắm rõ hơn về thế mạnh bản thân.Cải thiện khả năng giao tiếp.Khắc phục vấn đề quản lý thời gian.Tự tin và vượt lên chính bản thân.Gặp khó khăn nếu làm việc tại môi trường nước ngoài.Mất nhiều cơ hội việc làm.Khó phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của bản thân.

Xác định mục tiêu và lập kế hoạch hành động cho tương lai

Mục tiêu

  • Sau thời gian 4 năm hoàn tất chương trình học tập tại trường đại học, đạt bằng cử nhân loại Giỏi, tích lũy đầy đủ những kỹ năng chuyên môn cần có.
  • 1 năm kể từ khi ra trường, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, có nhiều cơ hội phát huy thế mạnh và cải thiện điểm yếu của bản thân.

Thời gian thực hiện: 5 năm tới.

Kế hoạch chi tiết

Năm nhất
  • Học tập chăm chỉ, kết hợp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tìm những phương pháp học tập mới, hiệu quả với bản thân.
  • Tham gia lớp học tiếng Anh, cải thiện trình độ hiện tại.
  • Tham gia câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa. 
Năm hai
  • Theo sát kế hoạch đã đề ra từ năm nhất
  • Học tốt các môn cơ bản.
  • Tìm công việc liên quan đến chuyên ngành để tính lũy kinh nghiệm làm việc.
  • Nâng cao trình độ tiếng Anh.
Năm ba
  • Học tốt các môn chuyên ngành.
  • Tập trung cao độ cho tiếng Anh, lấy chứng chỉ IELTS 6.0.
  • Trau dồi các kiến thức, yêu cầu cần có từ các nhà tuyển dụng về công việc liên quan.
  • Xây dựng các mối quan hệ với người làm việc cùng chuyên ngành.
Năm tư
  • Nắm chắc kiến thức cơ bản và nâng cao về chuyên ngành đang theo đuổi.
  • Tập trung hoàn thiện báo cáo đồ án, luận văn tốt nghiệp.
  • Thành thạo tiếng Anh.
  • Tìm môi trường thực tập phù hợp.
  • Tốt nghiệp loại Giỏi đúng hạn.
Năm thứ năm
  • Làm việc tại công ty hàng đầu trong ngành đã học sau khi tốt nghiệp đúng hạn, có bằng cử nhân loại Giỏi, có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức cần thiết.
  • Làm việc tại công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, trẻ trung, năng động và nhiều phúc lợi cho nhân viên.

Câu hỏi thường gặp

Mối đe dọa của SWOT là gì?

Các mối đe dọa trong SWOT là các lĩnh vực có khả năng gây ra các vấn đề. Không giống như điểm yếu, các mối đe dọa nằm ở bên ngoài và nầm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Điều này giống như đại dịch Covid-19 vậy.

Ví dụ về các cơ hội có thể phân tích SWOT là gì?

Các ví dụ về cơ hội để phân tích SWOT là bao gồm đào tạo, thực tập hay chuyển giao nghề nghiệp, còn về doanh nghiệp thì bao gồm tăng trưởng của thị trường, công nghệ mới hay đầu tư mới.

SWOT là viết tắt của từ gì?

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điếm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).

Lĩnh vực có thể áp dụng ma trận SWOT?

Ma trận SWOT là công cụ phân tích chiến lược hữu ích và có thể áp dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
– Doanh nghiệp.
– Cá nhân.
– Giáo dục.
– Chính phủ.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Vietnix về khái niệm SWOT là gì cũng như cách phân tích SWOT và cách thực hiện mô hình SWOT đúng chuẩn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích và bạn có thể thực hành ngay những nội dung đã được đề cập để biến nó trở thành kiến thức của bản thân nhé!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG