NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
09/10/2022
Lượt xem

Phân tích chi tiết Ma trận SWOT của Samsung

09/10/2022
22 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (161 bình chọn)

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc, Samsung không chỉ dẫn đầu thị trường công nghệ nội địa mà còn giữ vị thế lớn ở thị trường quốc tế với hình ảnh ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Vậy, nguyên nhân nào giúp doanh nghiệp này thành công mạnh mẽ như vậy? Cùng Vietnix khám phá thông qua phân tích ma trận SWOT của Samsung trong bài viết nhé! 

Giới thiệu tổng quát về tập đoàn Samsung

Tập đoàn Samsung là một công ty đa quốc gia được thành lập vào ngày 1 tháng 3 năm 1938 bởi nhà sáng lập – Ông Lee Byung-chul. Samsung vốn là công ty kinh doanh nhỏ, dần dần nhờ chiến lược tập trung phát triển vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng đã giúp công ty mở rộng quy mô từ toàn quốc và lan rộng khắp toàn cầu. Tính đến năm 2020, Samsung là thương hiệu dẫn đầu khu vực Châu Á và xếp trong top 10 toàn thế giới. 

Giới thiệu tổng quát về tập đoàn Samsung
Phân tích chi tiết Ma trận SWOT của Samsung 27

Một số thông tin tổng quát về Samsung:

  • Trụ sở chính đặt tại: Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. 
  • Lĩnh vực kinh doanh: Điện tử tiêu dùng, CNTT & Truyền thông di động và giải pháp thiết bị. 
  • Sản phẩm và dịch vụ: Camera, thẻ nhớ, bóng đèn, điện thoại thông minh, máy quay phim, TV, đèn LED, bếp lò, PC, tủ lạnh, thiết bị gia dụng. 
  • Đối thủ cạnh tranh: Huawei, Xiaomi, Vivo, Lenovo, HTC, Microsoft, Nokia, Intex, Apple, Asus, Gionee, Sony, Toshiba…
  • Công ty con: Samsung Electronics và Samsung Life Insurance.

Giới thiệu tổng quát về tập đoàn Samsung

Được biết, Samsung Electronics là một trong 2 công ty con thuộc tập đoàn Samsung. Công ty có trụ sở đặt tại Suwon, Hàn Quốc. Công ty được đánh giá là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới (bao gồm Galaxy). Không những thế, đây cũng là nhà sản xuất màn hình LCD & Tivi lớn nhất thế giới. 

Giới thiệu tổng quát về tập đoàn Samsung
Phân tích chi tiết Ma trận SWOT của Samsung 28

Nhờ vào lợi thế về chuyên môn sản xuất cùng khả năng truyền thông đến người tiêu dùng tốt mà Samsung được xếp hạng là công ty điện tử tiêu dùng lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Apple). Sản phẩm mũi nhọn mà công ty tập trung sản xuất như TV, điện thoại, điện thoại thông minh và máy tính bảng. 

Vậy, điều gì đã giúp Samsung có được vị thế vàng như hiện tại? Câu trả lời sẽ được Vietnix giải đáp chi tiết qua phân tích về SWOT của Samsung ở nội dung tiếp theo.

Phân tích ma trận SWOT của Samsung

Những năm gần đây Samsung đã vươn mình trở thành một tầm đoàn công nghệ hàng đầu, không chỉ ở Hàn Quốc hay Châu Á mà còn cạnh tranh với các “ông lớn” trên thế giới. Vậy Cũng tìm hiểu xem cách Samsung đã phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu cũng như tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức thế nào để có được thành tự như ngày hôm nay nhé.

Strengths – Điểm mạnh của Samsung

Nhờ nắm giữ và phát huy tốt những điểm mạnh dưới đây, doanh nghiệp đã xây dựng một hình ảnh thương hiệu chất lượng, ăn sâu trong tâm trí người dùng. Cụ thể:

Giá trị hình ảnh thương hiệu lớn

Hình ảnh thương hiệu của Samsung là một lợi thế quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển toàn cầu như ngày nay. Nhờ vào việc xác định đúng đắn chiến lược tập trung sản xuất trong ngành điện tử tiêu dùng, hình ảnh về một thương hiệu Samsung chất lượng & công nghệ hiện đại đã in sâu trong tâm trí người tiêu dùng.

Theo dữ liệu có được vào năm 2016, lần đầu tiên trong lịch sử mà giá trị thương hiệu của Samsung vượt mốc 50 tỷ USD (tăng hơn gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua). Theo đà tăng trưởng đến năm 2019, giá trị thương hiệu này đạt 53,1 tỷ USD (tăng 11% so với 2018). Đến năm 2020 con số này là 209,5 tỷ USD và đưa Samsung lọt Top 10 Thương hiệu giá trị nhất thế giới trong lĩnh vực công nghệ trên báo cáo của Forbes.   

gia tri truong hieu samsung
Giá trị thương hiệu Samsung năm 2020 trên Forbes

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và ứng dụng công nghệ hiện đại, Samsung còn chú trọng thực hiện kinh doanh có trách nhiệm (CSR) để duy trì hình ảnh thương hiệu thân thiện với môi trường và xã hội. Chính vì vậy Samsung luôn vững chãi và nhận được sự yêu thích của nhiều người dùng bất chấp sự xuất hiện của các hãng điện thoại mới.

Giữ vị thế vàng lâu năm trên thị trường

Samsung được biết là doanh nghiệp chuyên kinh doanh lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Thương hiệu này cũng giành được vị thế dẫn đầu trong thị trường toàn cầu mảng thiết bị tivi từ năm 2006 cho đến nay.

Tại thị trường smartphone, tính tới quý I năm 2022, Samsung vẫn giữ vị trí top 1 khi chiếm tới 23,4% thị phần với 73,6 triệu smartphone xuất xưởng. Trong khi đối thủ cạnh tranh gần nhất là Apple cho xuất xưởng 56 triệu máy (đạt 18% thị phần). Còn Xiaomi đứng ở vị trí thứ ba với 12,7% thị phần.

Bạn có thể tham khảo ngày bài phân tích về ma trận SWOT của Apple của Vietnix để có thêm góc nhìn và so sánh giữa hai tập đoạn công nghệ này nhé.

Thị phần smarrtphone của Samsung liên tục dẫn đầu thị trường
Thị phần smartphone của Samsung liên tục dẫn đầu thị trường

Là doanh nghiệp có hơn 80 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường, Samsung luôn không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm để mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tiện ích nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp đã vinh dự nhận về nhiều giải thưởng danh giá và chiếm trọn niềm tin yêu từ một bộ phận khách hàng trung thành không hề nhỏ của mình. 

Trong thời gian 14 năm liên tiếp, Samsung là thương hiệu được nhận giải CES – Triển lãm Điện tử tiêu dùng nhờ các thành tựu nổi trội trong thiết kế sản phẩm điện tử. Tới năm 2018, Samsung tiếp tục nhận thêm 36 giải CES và nâng tổng số giải thưởng lên tới 400 giải trong suốt 14 năm.

Doanh nghiệp không ngừng đổi mới

Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng cạnh tranh gay gắt hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng, đổi mới và sáng tạo không ngừng. Như vậy doanh nghiệp mới có thể sản xuất ra các sản phẩm công nghệ phù hợp nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. 

Với Samsung, doanh nghiệp này từ lâu đã lựa chọn sáng tạo làm tiêu chí để tồn tại trong mọi lĩnh vực kinh doanh của mình. Vì lẽ đó, đến ngày hôm nay, Samsung đã mang đến cho người tiêu dùng hàng loạt những sản phẩm chất lượng và hiện đại cả về hình thức lẫn tính năng. Chỉ tính riêng năm 2019, Samsung đã chi hơn 16,8 tỷ USD dành cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Việc sáng tạo và đổi mới liên tục từ lâu đã trở thành một phần văn hóa của Samsung. 

Dẫn đầu thị trường về tivi, màn hình LCD

Ngoài việc dẫn đầu thị phần smartphone kể trên, Samsung vẫn liên tục giữ vững vị thế dẫn đầu ngành với những sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mặc dù những năm gần đây, thị phần doanh nghiệp có phần suy giảm (tử 20% giảm còn 17% trong năm 2019), nhưng Samsung vẫn giữ vị trí đầu ngành và là nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất thế giới. 

Danh mục sản phẩm lớn

Đây được xem là một lợi thế lớn của Samsung. Danh mục sản phẩm của doanh nghiệp này ngoài sản phẩm cốt lõi là điện thoại thông minh và máy tính bảng thì còn mở rộng thêm các sản phẩm khác như tivi bán dẫn, bộ nhớ NAND Flash, màn hình LCD, thiết bị 5G. Chính nhờ sự đa dạng hóa danh mục đã giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình. 

Samsung chủ động sản xuất về cả các linh kiện công nghệ
Samsung chủ động sản xuất về cả các linh kiện công nghệ

Thương hiệu dẫn đầu thị trường Châu Á

Samsung không chỉ là thương hiệu trong nước được người tiêu dùng nội địa yêu thích mà còn là thương hiệu được nhiều nước trong khu vực châu Á tin tưởng sử dụng. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến thị trường đông dân hàng đầu thế giới là Ấn Độ.

Để có được thành tựu như hiện tại, Samsung luôn nỗ lực triển khai chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nhờ đó, sức tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp luôn ổn định và đưa Samsung trở thành ông lớn dẫn đầu trong ngành. 

Mạng lưới phân phối rộng rãi

Hiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm của Samsung ở các cửa hàng điện thoại, trung tâm thương hiệu, các store chính hãng hoặc đặt hàng trực tuyến…trên khắp các tỉnh thành. Mạng lưới phân phối rộng khắp như vậy phần nào nói lên sức lan truyền và sự lớn mạnh của thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới – Samsung. 

Weaknesses – Điểm yếu của Samsung

Qua ma trận SWOT của Samsung, doanh nghiệp dù sở hữu nhiều lợi thế lớn nhưng doanh nghiệp phải đối mặt với không ít những yếu điểm. Cụ thể:  

Phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và Ấn Độ

Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ chính là một yếu điểm lớn của Samsung. Không riêng gì Samsung, nước Mỹ hiện nay là thị trường tiêu thụ tiềm năng mà các ông lớn công nghệ nhắm vào. Bởi sản lượng sản phẩm điện thoại thông minh tiêu thụ tại đây luôn chiếm từ 70 – 80% tổng doanh số.  

Samsung phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và Ấn Độ
Samsung phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và Ấn Độ

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ thường xuyên dao động, nếu xảy ra những đợt suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến doanh thu Samsung, khiến doanh nghiệp có chịu thiệt hại không nhỏ. Vì nguyên nhân này, Samsung cần phải mở rộng phạm vi hoạt động sang thị trường Châu Âu và Châu Á để giữ hiệu quả kinh doanh luôn ổn định. 

Tại Ấn Độ, Samsung là thương hiệu bán chạy top 2 tại quốc gia này. Tuy nhiên sức cạnh tranh từ các thương hiệu Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của Samsung.

Yếu thế tại thị trường Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang vươn lên trở thành thị trường lớn nhất thế giới về điện thoại thông minh, theo sau là Ấn Độ và Mỹ. Thị trường này được đánh giá là miếng mồi béo bở mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp điện thoại thông minh. 

Tuy nhiên, dù thị trường này có nhiều tiềm năng nhưng lại khó cho các doanh nghiệp đa quốc gia xâm nhập. Theo khảo sát, người tiêu dùng nội địa Trung Quốc ưa chuộng sử dụng các sản phẩm trong nước. 

Doanh nghiệp nội địa dẫn đầu lượng thị phần lớn nhất trong nước là Huawei, tiếp đó là Vivo, Oppo và Xiaomi. Còn với Samsung, thương hiệu chỉ chiếm một thị phần không đáng kể tại đây (chỉ dao động từ 0 – 1%).

samsung tai trung quoc
Tại Trung Quốc, Samsung phải cạnh tranh với các thương hiệu nội địa

Ước tính trong quý 1 và quý 2 năm 2020, số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng của Samsung tại Trung Quốc đã giảm từ 1% xuống 0%. Do đó, dù Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng nhưng Samsung cần phải tìm ra hướng đi mới, khác biệt hơn để xâm nhập thành công tại đây.   

Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần

Theo thống kê, từ năm 2019 tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Samsung đã giảm đều. Nguyên nhân khiến nguồn doanh thu tổng sụt giảm đến từ hoạt động kinh doanh về màn hình LCD và bộ nhớ bị sụt giảm. 

Trong năm 2019, tuy số lượng sản phẩm xuất xưởng tăng trưởng nhưng giá thành DRAM liên tục giảm đã khiến lợi nhuận kinh doanh bộ nhớ suy giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu người dùng về màn hình LCD giảm đã kéo theo doanh thu mảng màn hình sụt giảm. 

Ước tính, tổng doanh thu của Samsung từ 243 nghìn tỷ KRW trong năm 2018 đã giảm xuống còn 230 nghìn tỷ KRW trong năm 2019 (giảm 13 nghìn tỷ KRW). Lợi nhuận giảm từ 58.9 nghìn tỷ KRW năm 2018 xuống còn 27.8 nghìn tỷ KRW trong năm 2019 (giảm 31.1 nghìn tỷ KRW).

Opportunities – Cơ hội của Samsung

Sức ép của thị trường và sự phát triển ngay trong chính bộ máy hoạt động đã tạo ra nhiều cơ hội cho Samsung phát triển. Cụ thể:

Sức mạnh công nghệ 5G

Samsung chính là doanh nghiệp dẫn đầu trong phân khúc điện thoại thông minh 5G. Ước tính trong quý 1 năm 2020, doanh nghiệp Samsung đã bán ra khoảng 3,4 triệu chiếc điện thoại thông minh 5G tại thị trường Mỹ (chiếm tỷ trọng 12% thị phần trong nước). Nhờ đó, đưa Samsung trở thành thương hiệu có thị phần lớn nhất trong phân khúc điện thoại thông minh 5G so với các đối thủ nặng ký khác như LG, One Plus,…

Samsung dân đầu thị trường về công nghệ 5G
Samsung dân đầu thị trường về công nghệ 5G

Cho đến hiện tại, công nghệ 5G vẫn là cơ hội lớn dành cho các thương hiệu điện thoại thông minh. Bởi xu hướng người dùng đang dành nhiều chi phí hơn cho các công cụ Internet và cải thiện tốc độ đường truyền gia tăng. 

Tháng 9 năm 2019, Samsung cùng nhà mạng Verizon đã tiến hành ký kết hợp đồng 5 năm liên quan đến phần cứng và những dịch vụ liên quan với tổng giá trị ước tính lên đến 6.6 tỷ USD. Điều này không chỉ giúp Samsung củng cố vị thế mà còn mở ra cho doanh nghiệp này cơ hội phát triển ở các thị trường khác ngoài nước Mỹ. 

Nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các dịch vụ kỹ thuật số ngày càng gia tăng, nhất là trong thời điểm dịch covid bùng nổ. Người tiêu dùng phải phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị điện tử trong các hoạt động như đặt hàng sản phẩm cho tới việc giải trí. 

Sức tiêu thụ về điện thoại thông minh trong đầu năm 2020 có phần suy giảm do dịch bệnh. Tuy nhiên, chính dịch bệnh cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp điện tử khi mà nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số có sự gia tăng lớn trên toàn cầu. Minh chứng là số lượng người dùng Netflix, Tiktok,… tăng trưởng vượt bậc.

Kể từ sau đại dịch, nhu cầu này không chỉ giữ vững mà còn có xu hướng gia tăng thêm. Điều đó mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới, góp phần mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ. 

Mua lại và đa dạng hóa danh mục sản phẩm 

Samsung hiện đang có lợi thế với danh mục sản phẩm của Samsung khá đa dạng và hướng đến nhiều nhóm đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi thị trường liên tục xuất hiện nhiều công nghệ mới như AI, IoT (Internet của vạn vật), ô tô tự động lái,… đã khiến doanh nghiệp này đưa ra nhiều thương vụ mua lại & sáp nhập. 

Samsung chủ động trong các công nghệ mới như AI hay IoT
Samsung chủ động trong các công nghệ mới như AI hay IoT

Nhờ những thương vụ này, Samsung ngày càng củng cố được vị thế thương hiệu của mình trên trường quốc tế trong ngành điện tử và điện thoại thông minh. Mặt khác, việc mua lại cũng tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình thâm nhập những thị trường mới. Chẳng hạn như, năm 2017, thương vụ mua lại Harman của Samsung đã giúp doanh nghiệp này mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm âm thanh và hình ảnh cao cấp trên thị trường. 

Nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ nhân sự

Ngoài việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, Samsung nên chú trọng vào khâu quản lý nhân sự để giúp doanh nghiệp đạt nhiều thành tựu vượt trội hơn trong tương lai. Cụ thể, Samsung có thể tận dụng hình ảnh thương hiệu gắn với nhân sự có trình độ và chuyên môn cao để cải thiện hiệu suất hoạt động của mình. Từ đó góp phần làm tăng trưởng doanh số bán hàng và tạo sức ép lên các đối thủ cạnh tranh. 

Lợi thế về khách hàng

Thị trường di động thông minh hiện nay được phân chia làm 2 nhóm khách hàng yêu thích sử dụng 2 hệ điều hành Android và iOS. Tương ứng với đó là 2 ông lớn dẫn đầu 2 hệ điều hành là Samsung và Apple. Với lượng thị phần người tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn toàn cầu, Samsung có thể tận dụng điều này để chiếm ưu thế cho khâu phân phối các dòng sản phẩm mới sau này. 

Threats – Thách thức của Samsung

Bên cạnh những cơ hội, qua phân tích ma trận SWOT của Samsung có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức đến từ: 

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19

Sự xuất hiện và lan truyền nhanh chóng của dịch Covid-19 khiến toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Những tác động mà đại dịch gây ra không chỉ ảnh hưởng lên mỗi doanh nghiệp Samsung mà còn lan rộng khắp các doanh nghiệp lớn nhỏ trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. 

Samsung chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid
Samsung chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid

Đại dịch Covid-19 đã khiến nguồn cung cấp hàng hóa toàn cầu bị gián đoạn và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm của Samsung. Trong tương lai, đại dịch này có thể bùng phát trở lại. Điều này thách thức Samsung phải đưa ra những phương án đối phó kịp thời để tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.

Mức độ cạnh tranh gia tăng

Thị trường điện tử tiêu dùng ngày càng sôi động trước sự góp mặt của nhiều thương hiệu đa quốc gia trên thị trường. Không chỉ đối mặt với đối thủ cạnh tranh nặng ký là Apple, Samsung còn chịu nhiều sức ép đến từ các thương hiệu nhiều triển vọng của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi,… hay của Mỹ như LG, Lenovo,… 

Ngày càng có nhiều đối thủ lớn cạnh tranh với Samsung
Ngày càng có nhiều đối thủ lớn cạnh tranh với Samsung

Mặt khác, với danh mục sản phẩm đa dạng của mình, Samsung còn phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh của từng phân khúc sản phẩm khác nhau như tivi, màn hình LCD,… với các đối thủ khác trong lĩnh vực như LG, Sony, Panasonic,… Hơn thế nữa, tại thị trường thiết bị bán dẫn, Samsung còn phải đối đầu với Intel để giành lại vị thế dẫn đầu thị trường trước sự vươn lên của đối thủ vào năm 2019.

Có thể thấy, đây là doanh nghiệp luôn phải hoạt động dưới áp lực cạnh tranh cao, phải đối mặt với nhiều đối thủ nặng ký để giữ đảm bảo doanh thu và giữ vững vị thế của mình. Chính điều này đã làm nên một thách thức không hề nhỏ, thúc đẩy Samsung luôn liên tục sáng tạo và đổi mới về sản phẩm cũng như đề ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả. 

Tranh cãi

Đây là một trong những thách thức đe dọa đến Samsung. Chính doanh nghiệp này trong nhiều năm về trước đã đối mặt với những rắc rối liên quan đến bằng sáng chế thiết kế với đối thủ Apple. Vụ việc kéo dài 7 năm bắt đầu từ 2011 và chỉ được kết thúc vào năm 2018 khi Samsung bồi thường cho Apple một khoản tiền trị giá 540 triệu USD. 

Qua vụ việc trên, doanh nghiệp đã phải hứng chịu nhiều tổn thất không nhỏ đến danh tiếng thương hiệu cũng như doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình.

Những đe dọa liên quan đến pháp lý 

Các vấn đề về pháp lý đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính đến từ việc mở rộng ngành công nghệ tăng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng bộ khung hoàn chỉnh về pháp lý để giải quyết những mối quan tâm mới. 

Các doanh nghiệp công nghệ lớn hiện nay đang phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý như bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư người dùng, luật bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động,… Những vấn đề này nếu không giải quyết và khắc phục sớm, sẽ làm doanh nghiệp tổn thất về mặt kinh tế và danh tiếng thương hiệu.

Samsung cũng vướng đến nhiều khủng hoảng và rắc rối khác nhau
Samsung cũng vướng đến nhiều khủng hoảng và rắc rối khác nhau

Chính trong nội bộ Samsung cũng tồn tại nhiều rắc rối liên quan đến chủ tịch công ty – Ông Lee Sang-hoon, người bị cáo buộc đã nhận hối lộ và phải ngồi tù. Ngay sau khi mãn hạn, ông lại tiếp tục dính vào cáo buộc khác về vi phạm luật lao động. Ngoài Chủ tịch còn có đến 24 quan chức, cựu quan chức được cho là có liên quan đến vụ việc này. 

Những vụ lùm xùm, tai tiếng xoay quanh vấn đề pháp lý của Samsung vẫn còn kéo dài và tiếp diễn. Điều này gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ đến hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp. 

Biến động của nền kinh tế

Những dao động của nền kinh tế gây nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid bùng phát khiến Samsung cảm nhận mối nguy chưa từng thấy.

Nền kinh tế nội địa Hàn Quốc đã được kiểm soát tương đối tốt so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, 2 quốc gia Mỹ và Ấn Độ, nơi tiêu thụ hàng đầu những sản phẩm của Samsung lại thiệt nặng hại nặng nề. 

Cụ thể, trong quý đầu năm 2020, GDP thực của Mỹ đã giảm đến 5% và vẫn tiếp tục giảm với tốc độ 32,9% mỗi năm. Còn với Ấn Độ, trong 2 quý đầu năm 2020, nền kinh tế đã giảm 23,9% GDP. Sự giảm sút này đã gây ra nhiều tổn thất cho Samsung. 

Lời kết

Để đạt được những thành công như hôm nay, ngoài nỗ lực không ngừng nghỉ, Samsung còn phải đối mặt với vô vàn thách thức từ thị trường để nắm lấy cơ hội phát triển. Hy vọng bài viết phân tích về ma trận SWOT của Samsung của Vietnix đã giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp công nghệ đứng đầu Hàn Quốc này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG