Phân tích thị trường là một trong những công việc vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Trước khi công bố một sản phẩm/dịch vụ ra thị trường thì doanh nghiệp không thể bỏ qua giai đoạn phân tích thị trường để có thêm dữ liệu để lên kế hoạch phát triển sản phẩm khi tiếp cận đến khách hàng.
Những khía cạnh nào cần phải nắm rõ khi phân tích và phân tích bao gồm những bước nào. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường (Market Analysis) là hoạt động phân tích hành vi của người tiêu dùng, của các đối thủ cạnh tranh, tài nguyên quảng cáo, cơ hội phát triển,… Để hỗ trợ các chiến lược kinh doanh ngắn hạn đến dài hạn cho doanh nghiệp. Đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng và phát triển thương hiệu.
Mục tiêu cần đạt được sau khi phân tích Market Analysis
Mục tiêu cần đạt được sau khi phân tích thị trường là giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả. Cụ thể, phân tích thị trường cần đạt được các mục tiêu sau:
- Hiểu thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm mục tiêu. Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, hành vi, và đặc điểm của thị trường mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm, dịch vụ, và chiến lược marketing phù hợp với thị trường mục tiêu.
- Đánh giá cơ hội và thách thức của thị trường
Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá cơ hội và thách thức của thị trường. Cơ hội là những yếu tố có thể giúp doanh nghiệp phát triển, trong khi thách thức là những yếu tố có thể cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Việc đánh giá cơ hội và thách thức của thị trường giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường.
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một bước đi chiến lược quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Bằng cách hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược và các hoạt động của đối thủ, doanh nghiệp bạn có thể: Xác định những lỗ hổng trong chiến lược của đối thủ để tận dụng lợi thế, phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cuối cùng là cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh
Phân tích thị trường là nền tảng quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh. Thông tin thu được từ phân tích thị trường giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu kinh doanh, mục tiêu thị phần, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, và chiến lược marketing.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về mục tiêu cần đạt được sau khi phân tích thị trường:
- Một công ty khởi nghiệp muốn phát triển một ứng dụng di động mới. Mục tiêu của công ty là hiểu nhu cầu của người dùng, các xu hướng công nghệ mới, và các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, công ty có thể phát triển ứng dụng đáp ứng nhu cầu của người dùng và có tính cạnh tranh cao.
- Một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường sang một quốc gia mới. Mục tiêu của doanh nghiệp là hiểu văn hóa, luật pháp, và các quy định của quốc gia đó. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường mới.
- Một ngân hàng muốn phát triển một sản phẩm tiết kiệm mới. Mục tiêu của ngân hàng là hiểu nhu cầu tiết kiệm của khách hàng, lãi suất cạnh tranh, và các xu hướng kinh tế. Từ đó, ngân hàng có thể phát triển sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn và có lợi nhuận.
Đánh giá thị trường là một quá trình cần thiết giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu phân tích thị trường để thu thập và phân tích thông tin một cách hiệu quả.
Lợi ích của việc phân tích thị trường đối với doanh nghiệp
Việc phân tích thông tin thị trường cung cấp giúp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Vậy những lợi ích, giá trị đó là gì?
- Thấu hiểu được khách hàng: Đây là nhân tố tiên quyết sự thành công hay thất bại khi một doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường. Giả sử bạn không hiểu được khách hàng muốn gì thì sản phẩm của bạn tạo ra đương nhiên sẽ không được đón nhận và doanh nghiệp của bạn sẽ không thu được lợi nhuận gì, thậm chí còn bị thua lỗ.
- Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh: Trong quá trình phân tích thị trường, bạn sẽ biết được đâu là ưu điểm; và đâu là nhược điểm trong sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ có khả năng tạo ra điểm khác biệt hoặc tạo ra sản phẩm mới mà khắc phục được các nhược điểm mà đối thủ mắc phải.
- Xây dựng được chiến lược phát triển: Việc phân tích thị trường sẽ giúp bạn có những lộ trình đúng đắn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
- Đối mặt với thách thức và đón nhận cơ hội: Trên thực tế thị trường luôn vận động và biến chuyển không ngừng. Do đó, ở mỗi giai đoạn, bạn cần phải lường trước được những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt cũng như có cơ hội mới để phát triển.
Một số lưu ý cần nắm khi phân tích thị trường
Khi phân tích bạn sẽ cần nắm rõ các khía cạnh nào? Và tại sao lại cần phải chú ý đến các khía cạnh đó? Cùng Vietnix tìm hiểu nào!
- Quy mô: Với thị trường có quy mô càng lớn thì sẽ càng gặp nhiều đối thủ cạnh tranh. Khi phân tích đối thủ thì bạn sẽ có những chiến lược để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
- Xu hướng: Giúp biết được thị trường đang hướng đến gì, người tiêu dùng thích gì và yếu tố nào giúp đáp ứng nhu cầu của họ. Phát triển chiến lược phù hợp với xu hướng.
- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng thị trường nhanh hay chậm sẽ là yếu tố để bạn có thể phân tích và đưa ra mức đầu tư phù hợp cho chiến lược kinh doanh.
- Lợi nhuận: Khi thị trường có lợi nhuận tốt thì doanh nghiệp mới có thể đầu tư mạnh; và nếu thị trường có lợi nhuận kém thì doanh nghiệp nên hạn chế đầu tư.
- Chi phí: Thông qua những số liệu về chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, bạn có thể lên những kế hoạch marketing phù hợp với mục đích là hạn chế mức chi phí thấp nhất, nguồn lợi nhuận thu lại cao và đạt được lợi thế khi cạnh tranh.
Có nhiều yếu tố để doanh nghiệp thành công trên thị trường. Trong đó có thể kể đến như nhu cầu thị trường, hoạt động mua bán, kênh phân phối,… Doanh nghiệp cần xác định được yếu tố giúp mình thành công và tập trung phát triển mạnh mẽ những yếu tố đó.
Các bước phân tích thị trường hiệu quả dành cho doanh nghiệp mới
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể phân tích thị trường một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Vietnix tham khảo các bước phân tích sau đây nhé!
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích thị trường
Việc xác định mục tiêu phân tích thị trường này giúp bạn có thể định hướng được những việc nên làm hay cần bỏ qua. Xác định những dữ liệu cần thiết phải duy trì để phát triển kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Các mục tiêu có thể bao gồm:
- Hiểu thị trường mục tiêu.
- Đánh giá cơ hội và thách thức của thị trường.
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing.
Bước 2: Thu thập thông tin
Đầu tiên, cần thu thập thông tin các khách hàng mục tiêu bạn cần lên một list các câu hỏi như:
- Khách hàng của bạn là ai, thuộc trong nhóm đối tượng nào, độ tuổi, sở thích và nhu cầu của họ ra sao?
- Khách hàng có thói quen sử dụng sản phẩm của bạn khi nào?
- Khách hàng có lợi gì khi lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn?
Các bước để bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả là: Nghiên cứu thị trường, chọn phân khúc mục tiêu, phân khúc thị trường, xây dựng khách hàng mục tiêu.
Bước tiếp theo là thu thập thông tin về thị trường. Thông tin có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Nghiên cứu thứ cấp: Thông tin từ các nguồn sẵn có, chẳng hạn như báo chí, tạp chí, nghiên cứu thị trường, dữ liệu từ chính phủ,…
- Nghiên cứu sơ cấp: Thông tin thu thập trực tiếp từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hoặc các bên liên quan khác.
Bước 3: Phân tích thông tin
Sau khi đã thu thập thông tin, cần tiến hành phân tích thông tin để hiểu rõ hơn về thị trường. Các phương pháp phân tích thông tin có thể áp dụng:
- Phân tích định lượng: Sử dụng các số liệu và thống kê để phân tích dữ liệu.
- Phân tích định tính: Sử dụng các phương pháp như thảo luận nhóm, phỏng vấn,…để thu thập và phân tích dữ liệu.
Bước 4: Đưa ra kết luận
Bước cuối cùng là đưa ra kết luận về thị trường. Kết luận nên được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
Điều cần lưu ý trong quá trình phân tích và kiểm tra là:
- Thứ nhất: Quy mô và tốc độ tăng trưởng của từng nhóm khách hàng.
- Thứ hai: Mục tiêu, xu hướng mà thị trường hướng đến.
- Thứ ba: Tỉ lệ phần trăm thị phần market share đạt được.
- Thứ tư: Kết quả phân tích ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Lên chiến lược sau khi phân tích thị trường
Tuỳ thuộc vào mục tiêu phân tích thị trường của bạn là gì? Để sau khi có đầy đủ các dữ liệu và thông tin khi phân tích. Bạn bắt đầu để thực hiện lên chiến lược về Marketing (SEO, Ads, Content,….), chiến lược kinh doanh,… Và lưu ý cần có những target đạt được sau khi đã lên chiến lược để thúc đẩy các phòng ban phối hợp để có thể thực chiến lược một cách nghiêm túc và hoàn thành xuất sắc.
Khi lên chiến lược, cần có bản dự trù chi phí và ngân sách thực hiện chiến lược mới này. Để doanh nghiệp có thể xem xét tính khả thi về tài chính, nhân sự, tính phù hợp tại thời điểm. Vì chiến lược cần thực hiện trong cả dài hạn nên cần xem xét kỹ lưỡng.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này Vietnix đã trình bày chi tiết về khái niệm phân tích thị trường là gì, các giá trị từ việc phân tích cũng như các bước để việc phân tích đạt được hiệu quả cao nhất. Mong rằng bạn sẽ nhận được những thông tin bổ ích từ bài viết này nhé!