Nếu bạn là một người chuyên làm về SEO hoặc đã từng có sự tìm hiểu về SEO Marketing thì chắc hẳn sẽ không còn quá xa lạ với công cụ Google PageRank. Dựa theo các đánh giá, nghiên cứu của các chuyên gia thì Google hiện tại vẫn đang dùng công cụ này để xếp hạng một trang web. Vậy PageRank là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu qua bài chia sẻ này nhé!
PageRank là gì?
PageRank được hiểu là một công cụ dùng để đánh giá giá trị của một website. Kết quả đánh giá của PageRank sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố số lượng, chất lượng từ những trang liên kết đến trang đích. Nhiệm vụ của PageRank giúp người dùng nâng cao thứ hạng của Website và thông qua kết quả từ PageRank để có nhiều phương án khắc phục về chiến lược marketing trên trang web.
Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập Google đã nghiên cứu và phát minh ra PageRank vào năm 1997. Công cụ toán học này được xem là một phần dự án của cả 2 khi đang tiến hành nghiên cứu tại ĐH Stanford với hi vọng cải thiện tốc độ và chất lượng công cụ tìm kiếm trên mạng Internet.
Các công cụ tìm kiếm khác ở thời điểm đó có 2 nhược điểm lớn là:
- Hoạt động gần như không hiệu quả và không thể đề xuất đến các trang website liên quan.
- Kết quả tìm kiếm trả về gần như không phù hợp với nhu cầu search của người dùng.
PageRank ra đời giải quyết triệt để những điểm yếu này và giúp cho người dùng có những trải nghiệm tốt hơn trên trang web.
Google PageRank hoạt động như thế nào?
Để hiểu về công thức hoạt động của Google PageRank bạn cần phải nắm vững được những yếu tố của PageRank như sau.
Công thức tính
Chỉ số PageRank của một trang web giả định là A sẽ được tính dựa theo công thức:
PR (A) = (1 – d) + d (PR(T1)\C(T1) + PR(T2)\C(T2) +...+ PR(Tn)\C(Tn))
Trong đó:
- T là số lượng và chất lượng internal link được đề cập trên trang.
- C là số lượng outboud link có trên mỗi trang.
- Pr là chỉ số PageRank cụ thể cho từng trang.
- Tham số d được đặt trong ngưỡng 0 đến 1. Đa phần người ta sẽ tính dựa theo tham số d = 0,85.
PageRank sẽ tạo ra một tỉ lệ % phân bổ điểm số trên trang web và tổng PageRank của các trang sẽ là 1.
Cách hoạt động của PageRank
Google chú trọng đến 3 yếu tố trong quá trình phân tích đường dẫn của một trang web, lần lượt là:
- Số lượng và chất lượng của các internal link trỏ về trang
- Số lượng outboud link xuất hiện trên trang
- Chỉ số PageRank của mỗi một trang khi liên kết đến
Nghĩa là nếu một trang web C có 3 liên kết từ trang A, B, D. Trang A, D mạnh hơn B và số lượng liên kết trỏ ra ngoài ít hơn. Điều này khi đưa vào thuật toán tính PageRank bạn sẽ nhận được chính xác chỉ số PageRank của trang C đang ở trạng thái thế nào.
Giới thiệu về khái niệm Nofollow
PageRank ra đời kéo theo một vấn đề đó là nhiều spam comment và đi link trên các diễn đàn, Blog. Mục đích của những người làm SEO này là tăng thứ hạng website của họ. Những comment này thường là lời kêu gọi truy cập đến trang web chủ để nhận mã khuyến mãi hay biết thêm thông tin chi tiết.
Năm 2005, Google đã hợp tác với những công cụ tìm kiếm khác để ra mắt thuộc tính Nofollow. Với thuộc tính này, quản trị viên của trang web có thể ngăn chặn tất cả những PageRank thất thoát của web sang phía đối thủ.
Khi con bot Google nhận thấy thuộc tính Nofollow trên các siêu liên kết này, chúng sẽ hiểu rằng các liên kết này không được quét nhận. Những link liên kết Nofollow cũng theo đó mà không gây ảnh hưởng đến giá trị website của bạn.
Ở thời điểm hiện tại, tất cả các hệ thống CMS đều gắn thuộc tính Nofollow ở chế độ mặc định.
Yếu tố Damping là gì?
Yếu tố Damping được định nghĩa là xác suất mà người dùng tiếp tục click đến những bài viết liên quan trong trang web của bạn và ở lại đó lâu hơn.
Giá trị của PageRank thể hiện qua tất cả những cơ hội mà người dùng ngẫu nhiên click đến đường link liên quan. Khi tính PageRank, những page không có link trỏ đi những trang khác sẽ được giả định là có link trỏ đến tất cả các page trong một tập văn bản. Và lúc này, chỉ số PageRank sẽ được chia đều cho tất cả các trang có trong page.
Nói một cách khác thì các truy cập ngẫu nhiên sẽ được thêm vào những page đã có trong website. Chúng được tính với tham số xác suất là d=0.85.
Hướng dẫn check PageRank của bạn và đối thủ
Để thực hiện việc check PageRank website đối thủ của bạn khá đơn giản. Bạn có thể vận dụng dựa trên 2 cách cơ bản:
- Cách 1: Áp dụng dựa trên công thức tính thủ công.
- Cách 2: Sử dụng đến tool check PageRank.
Đối với cách thủ công thường sẽ tốn nhiều thời gian và khiến cho bạn gặp nhiều rắc rối. Do vậy, các chuyên gia có lời khuyên rằng bạn nên sử dụng Tool check để tối ưu được kết quả.
Các bước check PageRank của website đối thủ sẽ là:
- Bước 1: Truy cập đến đường link https://checkpagerank.net/
- Bước 2: Nhập domain đối thủ mà bạn muốn phân tích vào.
- Bước 3: Kết quả sẽ trả về PageRank của đối thủ trên màn hình chỉ sau vài giây.
Vậy làm thế nào để tăng được giá trị PageRank cho trang web của mình? Và những giá trị này có thực sự cần thiết hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn trả lời vấn đề này.
Cách tăng cường giá trị PageRank cho Website
Để tăng cường được giá trị PageRank bạn buộc phải đảm bảo rằng trang web không bị thất thoát quá nhiều chỉ số page liên quan. Đồng thời, bạn cần tập trung vào 3 yếu tố chính, cụ thể các cách tăng cường giá trị PageRank cho từng yếu tố của trang web như sau.
1. Liên kết nội bộ
Bạn có quyền kiểm soát và tăng cường chỉ số PageRank của các link nội bộ thông qua 2 tips sau:
- Giữ nội dung quan trọng nằm gần với Trang chủ: Một trang càng gần với Trang chủ sẽ càng nhận được nhiều Authority. Đây chính xác là lý do vì sao bạn cần đặt nội dung quan trọng nằm gần với vị trí Trang chủ. Thế nhưng song hành với đó, bạn không thể liên kết Trang chủ đến tất cả các trang trong website. Trang chủ không phải là trang duy nhất có giá trị cao. Nếu bạn muốn gửi thêm những link Juice đến trang cụ thể hãy:
- Sử dụng báo cáo Best by Link để tìm thấy các trang có thẩm quyền cao nhất trong trang web của bạn.
- Liên kết trang này đến những trang mà bạn đang muốn tăng chỉ số UR cho nó.
- Sửa các trang web Orphan Pages: PageRank chạy khắp trang web thông qua các internal link và external link. Điều này có nghĩa là link juice có thể ghé thăm một trang web nào đó nếu như nó được liên kết từ 1 hoặc nhiều trang khác.
Nếu như 1 trang không có các liên kết thì nó được gọi là trang Orphan Pages. Để tìm ra những trang này bạn chỉ cần lấy danh sách các trang ở web của bạn, sau đó từ từ thu thập dữ liệu trong công cụ kiểm tra trang web của Ahrefs. Cuối cùng hãy gắn internal link vào cho chúng.
2. Liên kết ngoài
Khá nhiều người cho rằng, việc sử dụng quá nhiều liên kết ngoài sẽ làm cho thứ hạng website của họ bị kìm hãm. Điều này thực sự không chắc chắn là đúng. Dựa theo thuật toán Google thì các liên kết ngoài gần như không tác động tiêu cực đến trang web của bạn.
Liên kết ngoài tồn tại trên một trang web luôn phục vụ cho một mục đích nhất định. Chúng sẽ giúp bạn hướng quý độc giả đến các nguồn kiến thức mở rộng hơn nếu họ có nhu cầu. Do đó, bạn nhất thiết cần dùng liên kết ngoài khi nào cảm thấy nội dung đó có lợi cho người đọc.
Một số cách chèn Outboud link mà bạn có thể làm như:
- Không Nofollow các liên kết ngoài: Như đã phân tích thì liên kết ngoài không ảnh hưởng đến trang web mà còn mang đến giá trị hữu ích cho người đọc. Vì thế, trong trang web bạn chỉ nên Nofollow với những liên kết ngoài mang giá trị:
- Link đến những trang có nghi vấn lớn, tiềm ẩn nguy cơ tấn công và độc hại với nội dung trang web.
- Link đến những bài đăng phải trả phí.
- Sửa những liên kết đã bị hỏng trước đó: Liên kết bên ngoài bị hỏng sẽ khiến cho khách hàng có những trải nghiệm xấu khi truy cập vào website của bạn. Chúng cũng sẽ làm thất giảm PageRank có trên trang. Vì thế, bạn cần xử lý chúng bằng cách tìm ra các trang 404. Sau đó, hãy chuyển hướng 301 Redirect chúng đến những trang nội dung website có liên quan.
3. Backlinks
Backlinks có ảnh hưởng đến PageRank của website, dưới đây là một vài tips để giúp bạn thăng hạng của backlinks trong trang web như sau:
- Tập trung vào việc xây dựng các liên kết cao từ những trang có điểm số UR tốt. Một liên kết từ trang có UR cao sẽ có giá trị cao.
- Sửa những trang bị hỏng và lãng phí link Juice. Các backlink thường sẽ thúc đẩy quyền hạn của trang web và làm cho mọi trang liên kết nội bộ trên trang có chỉ số giá trị cao. Bởi vì PageRank sẽ chạy từ các trang này đến trang khác dựa trên internal link. Nếu như các backlink trỏ đến 1 trang đích bị hỏng thì các link juice đều bị lãng phí. Vì thế, bạn nhất định phải sửa lại các trang bị hỏng này. Bạn có thể tìm thấy các trang này thông qua bộ lọc 404 Not Found.
- Cả Authority và Context đều quan trọng: Google thường đánh giá mức độ liên quan nội dung để đặt link liên kết. Do đó, nếu bạn chỉ chú tâm vào việc chèn quá nhiều link mà không liên quan đến nội dung đề cập trong một trang sẽ làm mất điểm cho trang web của bạn. Vì thế, hãy chú trọng chèn link có liên quan đến nội dung trang web để tăng chỉ số PageRank.
PageRank có thực sự ảnh hướng đến thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm hay không? Để lý giải cho câu hỏi này, mời bạn đọc tiếp nội dung bên dưới, Vietnix sẽ mang đến thông tin giúp bạn có cái nhìn rõ hơn.
PageRank có ảnh hướng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm hay không?
Điều này là chắc chắn, PageRank có ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Hiện tại, công thức PageRank cũng đóng vai trò cốt lõi cho nhiều kỹ thuật SEO.
Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố ảnh hưởng then chốt đến vị trí của trang web bạn. Điều quan trọng là bạn cần xây dựng được những nội dung quan trọng. Sau đó, vận dụng cách chèn link nội bộ, link bên ngoài và có backlink trỏ về chất lượng.
Mô hình liên kết của PageRank như thế nào?
PageRank hoạt động dựa theo tổng số trang được liên kết với trang web. Bên cạnh đó, chúng cũng phụ thuộc vào những trang liên kết với PageRank chính. Vì thế, có thể nói rằng mô hình hoạt động của PageRank thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa hệ quy chiếu các trang web khác được liên kết tới web đích.
Trang B đang có nhiều liên kết nổi trội hơn, vì thế rank của trang B cũng nằm ở ngưỡng cao nhất. C là trang web ít trang liên kết nhất vì thế chỉ số rank cũng sẽ theo đó mà thấp hơn. Tuy nhiên, chúng lại được móc nối tới trang B nên rank lúc này sẽ cao hơn so với trang E. Do đó, kết quả cuối cùng sẽ phản ánh được rằng, PageRank của một trang web phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc liên kết của website đó.
Câu hỏi thường gặp
Mối quan hệ giữa PageRank và SEO là gì?
Việc SEO trang web của bạn phụ thuộc phần lớn vào mức độ dễ dàng và nhanh chóng mà khách hàng tiềm năng có thể thấy trang web của bạn thông qua truy vấn công cụ tìm kiếm. Nếu PageRank của bạn cao, nhiều khả năng khách hàng sẽ tìm thấy bạn vì kết quả tìm kiếm sẽ đưa trang web của bạn lên cao hơn trong danh sách.
Điểm PageRank là gì?
PageRank là một phép tính do hai nhà sáng lập Google là Lary Page và Sergey Brin phát mình, nhằm đánh giá chất lượng và số lượng liên kết đến một trang web để xác định điểm số tương đối về tầm quan trọng và quyền hạn của trang đó trên thang điểm từ 0 đến 10.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về PageRank là gì, cũng như cách tối ưu PageRank giúp website tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Nếu bạn có thêm những thông tin hữu ích nào muốn chia sẻ, có thể để lại bình luận bên dưới để Vietnix và mọi người cùng tham khảo. Chúc các bạn thành công!