NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
20/12/2023
Lượt xem

KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOC và KOL

20/12/2023
31 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (56 bình chọn)

Sự bùng nổ của Internet và các nền tảng mạng xã hội đã thúc đẩy tầm ảnh hưởng của các KOC. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu KOC là gì? Cách phân biệt KOC và KOL, cách KOC kiếm tiền và các hình thức sử dụng KOC giúp tăng hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp!

KOC là gì? KOC là viết tắt của từ gì?

KOC là viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer – Người tiêu dùng chủ chốt. Khác với KOL, KOC là những người tiêu dùng có ảnh hưởng trên thị trường. Công việc của KOC là nhận các sản phẩm/dịch vụ sau đó sẽ trực tiếp review sản phẩm mang tính khách quan.

KOC là gì?
KOC là gì?

Tiếp theo, Key Opinion Consumer sẽ làm các video hoặc đăng tải các bài viết để chia sẻ thông tin đến người theo dõi họ. Số lượng người theo dõi của KOC đa số sẽ ít hơn KOL, tuy nhiên lượng người theo dõi này vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Key Opinion Consumer được đánh giá là mang đến những tác động mạnh mẽ hơn KOL với người tiêu dùng.

Chính trải nghiệm chân thực sẽ khiến các khách hàng tin tưởng và có ý định dùng thử sản phẩm. KOC là một khái niệm khá mới mẻ, đánh dấu sự phát triển bùng nổ của ngành thương mại điện tử và được thế hệ genZ sử dụng rộng rãi.

KOC là xu hướng ở Trung Quốc từ năm 2019, sau đó phát triển và được sử dụng rộng rãi tại các nước châu Á và phương Tây. Một số Key Opinion Consumer được nhiều người biết đến tại Việt Nam như Hà Linh (Mỹ phẩm), Minh Ngọc (Thời trang),… Bạn đã từng đọc một bài review đồ ăn trên Facebook, hay một video review mỹ phẩm, quần áo trên nền tảng TikTok chưa? Đó chính là sản phẩm của các Key Opinion Consumer

KOC khác gì KOL? 7 cách phân biệt KOC và KOL

KOL và KOC là 2 khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn. KOLs là viết tắt của Key Opinion Leaders. Họ là những người có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng, họ có kiến thức chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành nghề họ tham gia.

Phân biệt KOC và KOL
Phân biệt KOC và KOL

Sau đây là 7 điểm khác nhau cơ bản để bạn dễ dàng phân biệt 2 khái niệm KOL và KOC:

1. Số lượng người theo dõi

KOL được chia thành nhiều cấp bậc dựa trên số lượng người theo dõi (Follower) trên các nền tảng trực tuyến. Cấp bậc cao nhất là macro-influencers hay còn gọi là các Celebrity, họ có từ 10.000 đến 1 triệu người theo dõi. Cấp bậc 2 là micro-influencers có từ 5.000 đến 10.000 người theo dõi. Cuối cùng là các nano-influencers cấp bậc 3 có khoảng 1.000 đến 5.000 người theo dõi

các cấp bậc theo số lượng người theo dõi của KOL
Các cấp bậc theo số lượng người theo dõi của KOL

Đối với KOC, lượng người theo dõi không phải là yếu tố quyết định, chủ yếu là dựa vào sự tin tưởng của khách hàng. Với các Key Opinion Consumer mới bắt đầu, bạn có thể không có nhiều người theo dõi. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của họ tới hành vi mua hàng của người khác vẫn có những tác động nhất định.

2. Mức độ phổ biến

  • KOL: Khi gõ tên KOLs, bạn sẽ thấy rất nhiều từ khóa xuất hiện, đi kèm với đó là mức giá và dịch vụ khác nhau. Các nhãn hàng thường chủ động tiếp cận KOL và mời họ dùng thử sản phẩm free, sau đó quảng bá chúng tới người tiêu dùng. 
  • KOC: Khác với KOL, các Key Opinion Consumer sẽ là những người tự bỏ tiền của mình ra để mua các sản phẩm hoặc sẽ được nhận các sản phẩm để trực tiếp trải nghiệm. Sau đó, KOC sẽ bắt đầu review và chia sẻ cho người xem về ưu nhược điểm của sản phẩm mà họ đã trải nghiệm. Các Key Opinion Consumer có thể được nhận tiền hoa hồng việc dẫn link Affiliate hoặc nhận được các hoa hồng booking từ nhãn hàng. KOC sẽ tiếp cận được khách hàng mạnh mẽ hơn, có độ uy tín lớn hơn so với KOL thời điểm hiện tại

3. Yêu cầu chuyên môn

  • KOL: KOL đòi hỏi kiến thức và chuyên môn sâu về ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thời trang, KOL là các Fashionista, người mẫu, nhà thiết kế chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực mỹ phẩm, KOL có thể là các bác sĩ da liễu, các beauty blogger nổi tiếng,…
  • KOC: Ngược lại với KOL, các Key Opinion Consumer không cần phải quá am hiểu về sản phẩm, KOC sẽ là những người đứng trên cương vị người mua hàng, người tiêu dùng thực tế để trải nghiệm sản phẩm, sau đó sẽ đưa ra các đánh giá của bản thân sau khi đã trải nghiệm qua sản phẩm.
Yêu cầu chuyên môn
Yêu cầu chuyên môn

4. Mức độ tin cậy

  • KOL: So với KOL, người theo dõi đã nhận thấy rằng sự hợp tác giữa thương hiệu và Influencer mang lại lợi ích đôi bên. Tuy nhiên, độ uy tín và tính xác thực của KOL không được đánh giá cao như KOC.
  • KOC: Đánh giá từ KOC có độ tin cậy cao hơn vì không phụ thuộc vào yếu tố quảng cáo hay lợi ích thương mại. KOC tự chủ động lựa chọn sản phẩm và đưa ra đánh giá khách quan và chân thực, không bị ràng buộc bởi kịch bản từ thương hiệu. Điều này tạo sự hấp dẫn và tin tưởng từ người đọc, vì đánh giá của KOC dựa trên trải nghiệm thực tế và không bị ảnh hưởng bởi mục đích quảng cáo hay lợi ích thương mại.

5. Tính chủ động

  • KOL: Các nhãn hàng sẽ tự tin tiếp cận các KOL và thiết lập hợp đồng quảng cáo, bằng cách trả công trực tiếp hoặc thông qua các hình thức khuyến mãi hấp dẫn. Mục tiêu là quảng bá sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả và thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • KOC: KOC tự chủ động lựa chọn sản phẩm, trải nghiệm và đánh giá chất lượng. Họ chia sẻ đánh giá trên mạng xã hội và nhận tiền hoa hồng từ nhãn hàng dựa trên số đơn hàng mà họ tạo ra. KOC có quyền đánh giá chân thành và khách quan, đồng thời có cơ hội kiếm thu nhập từ việc giới thiệu sản phẩm.
Sự khác nhau về tính chủ động giữa KOC và KOL
Sự khác nhau về tính chủ động giữa KOC và KOL

6. Liên kết thương hiệu và sự trung thành

  • KOL: KOLs được các thương hiệu mời làm đại diện vì lượng người theo dõi lớn. KOCs nhận hoa hồng từ các công ty. KOLs không nhất thiết phải dùng sản phẩm, chỉ cần xuất hiện với chúng. KOLs tuân thủ quy tắc hợp đồng và hiếm khi quảng cáo cùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • KOC: KOC không bị ràng buộc bởi hợp đồng. Họ là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và chia sẻ trải nghiệm của mình với người theo dõi và cộng đồng tiêu dùng về sản phẩm đó. KOC có thể trải nghiệm và đánh giá hai sản phẩm tương tự từ các công ty khác nhau, không phân biệt công ty hay thương hiệu nào.

7. Chi phí

  • KOL: Các thương hiệu chi tiền để KOL quảng bá sản phẩm của họ. Sự ảnh hưởng của một KOL trong việc bán hàng phụ thuộc vào số lượng người theo dõi của họ. KOL có số lượng người theo dõi lớn sẽ có nhiều quyền lực hơn trong quá trình đàm phán.
  • KOC: KOC sử dụng và đánh giá sản phẩm với những lý do thường không liên quan đến tiền bạc. Trái ngược với KOL được thương hiệu tiếp cận, KOC tự tìm đến các thương hiệu để sử dụng sản phẩm và đưa ra đánh giá từ góc nhìn của một khách hàng.

Các nền tảng phổ biến cho KOC tại Việt Nam

1. KOC Tiktok

TikTok đã trở thành một nền tảng mạng xã hội phổ biến và được nhiều người ưa thích. Chúng mang đến cho mọi người tự do sáng tạo và thể hiện quan điểm cá nhân về các sản phẩm thông qua hashtag #review. Nếu nội dung thực sự có giá trị, dễ dàng leo lên xu hướng. Điều này tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho các KOC để thể hiện bản thân trên “mảnh đất màu mỡ” này.

KOC trên nền tảng TikTok
KOC trên nền tảng TikTok

2. KOC trên Facebook

Trên Facebook, có nhiều hội nhóm do các beauty blogger và chuyên gia trang điểm thành lập, dành riêng cho những người đam mê trang điểm và chăm sóc da. Trong những nhóm này, các KOC thường chia sẻ bài viết đánh giá và nhận xét về trải nghiệm cá nhân với các sản phẩm. Họ trình bày cả ưu điểm và nhược điểm, đồng thời cung cấp lời khuyên và đường link mua sắm cho những ai quan tâm.

Group KOC, KOL trên Facebook
Group KOC, KOL trên Facebook

3. KOC trên Youtube

Youtube đã trở thành một nền tảng mạng xã hội rất phổ biến tại Việt Nam. Đặc biệt, việc không bị giới hạn thời lượng video giúp cho các nội dung review của KOC trở nên chân thật, cụ thể và mang lại thông tin sản phẩm một cách tốt hơn. Đồng thời, KOC cũng có thể đính kèm link sản phẩm trong phần mô tả để người xem có thể dễ dàng mua hàng.

Những KOC nổi tiếng trên nền tảng Youtube
Những KOC nổi tiếng trên nền tảng Youtube

4. KOC Shopee

Nếu bạn tham gia chương trình KOC Shopee, bạn sẽ trở thành cộng tác viên của Shopee. Với vai trò này, bạn sẽ sử dụng các sản phẩm được bán trên Shopee để giới thiệu, quảng cáo và tương tác với người tiêu dùng. Khi có khách hàng truy cập vào liên kết giới thiệu của bạn và thực hiện mua hàng, bạn sẽ nhận được một phần trăm hoa hồng.

KOC trên nền tảng Shopee
KOC trên nền tảng Shopee

Cách các KOC kiếm tiền

Cả KOC và KOL đều có những phương thức kiếm tiền tương đồng. Thu nhập của họ đến từ việc thực hiện quảng cáo trong các video đánh giá trên YouTube, làm mẫu ảnh và tham gia các sự kiện quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, KOC marketing còn có những cách kiếm tiền đặc biệt khác.

Review sản phẩm trên Tiktok cũng là cách mà KOC kiếm tiền
Review sản phẩm trên Tiktok cũng là cách mà KOC kiếm tiền

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là một mô hình kiếm tiền trực tuyến phổ biến, KOC thường áp dụng bằng cách đánh giá sản phẩm và chèn đường link mua hàng trong bài đăng. Khi người khác mua hàng qua liên kết này, KOC sẽ nhận được hoa hồng. Đồng thời, KOC có thể tạo thu nhập từ Affiliate Marketing thông qua các liên kết trực tiếp đến các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada hoặc các kênh mua sắm trung gian khác.

Nhận Booking PR, tham các sự kiện

Các KOC nổi tiếng có thể tận dụng mức độ phổ biến của mình để kiếm tiền thông qua lời mời trải nghiệm dịch vụ và tham gia sự kiện ra mắt sản phẩm mới của các thương hiệu hoặc nhãn hàng. Việc nhận booking PR và tham gia vào các sự kiện này cũng đem lại cho họ nguồn thu nhập đáng kể.

Nhận Booking PR, tham các sự kiện
Nhận Booking PR, tham các sự kiện

Livestream

Livestream bán hàng trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok không còn là điều mới mẻ với đa số người tiêu dùng hiện đại. Nó trở thành một xu hướng nổi bật trong thời kỳ công nghệ phát triển. Thậm chí, sự phổ biến của hình thức này đã đưa đến việc TikTok phải ra mắt TikTok Shop để đáp ứng nhu cầu booking KOC từ các cửa hàng và thương hiệu. KOC có thể kết hợp việc trò chuyện với khách hàng và thực hiện bán hàng một cách nhanh chóng trên nền tảng này. Livestream trên TikTok Shop không chỉ hiệu quả mà còn mang lại sự tiện lợi, vì người xem có thể mua hàng ngay trong khi theo dõi livestream mà không cần chuyển đến trang web khác.

KOL có thể kiếm tiền giống KOC không?

Câu trả lời là “Có”. Một trong những cách thức được nhiều KOL, KOC lựa chọn hiện nay là sử dụng Bio Link thông qua nền tảng TikTok. Một kênh Tiktok có lượt view và theo dõi cao có thể kiếm tiền thông qua việc nhận review sản phẩm, hoặc họ có thể làm tiếp thị liên kết cho các sàn E-commerce như Shopee, Lazada,…

Kiếm tiền qua link bio
Kiếm tiền qua link bio

Tại Sao KOC đang dần thay thế KOL?

1. Tính xác thực

So với KOL, thông tin từ KOC mang lại tính chân thực và hữu ích hơn, tạo ra niềm tin mạnh mẽ với người tiêu dùng và thúc đẩy họ nhanh chóng quyết định mua sản phẩm. Sản phẩm được KOC đánh giá tích cực giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh tích cực trong tâm trí công chúng, từ đó doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu tiêu dùng và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, dựa trên niềm tin của họ vào sản phẩm. Cả KOLs và doanh nghiệp đều có thể đánh giá mức độ thành công của việc phát triển chiến lược marketing tốt nhất thông qua sự hỗ trợ từ xu hướng KOC.

2.Tiết kiệm chi phí

Trong khi làm việc với KOLs, doanh nghiệp phải thanh toán một chi phí booking đáng kể, phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của KOL đó và chi phí này tăng theo sự nổi tiếng của họ. Ngoài ra, còn có nhiều chi phí khác liên quan đến phát triển nội dung và sản phẩm truyền thông.

Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí

Ngược lại, giá booking của KOC thường thấp hơn, vì thương hiệu chỉ trả tiền hoa hồng dựa trên số đơn hàng thành công hoặc tương tác mà KOC tạo ra. Điều này giúp nhãn hàng giảm chi phí ban đầu đáng kể so với việc hợp tác với KOL.

3.Tăng doanh thu hiệu quả

Doanh nghiệp có thể tự chủ động gửi sản phẩm cho KOC, yêu cầu họ trải nghiệm và đưa ra đánh giá, từ đó thu được doanh thu thực tế sau mỗi chiến dịch. Các đánh giá khách quan qua bài viết và hình ảnh trên mạng xã hội mang lại cho người tiêu dùng trải nghiệm chân thực, hỗ trợ quyết định mua sắm và gia tăng hiệu suất thu nhập cho doanh nghiệp.

Làm thế nào để đánh giá một KOC phù hợp với doanh nghiệp?

KOC đang được các doanh nghiệp ưu tiên cho các chiến dịch marketing, truyền thông, quảng bá của mình. Sau đây là 3 tiêu chí giúp bạn đánh giá một Key Opinion Consumer phù hợp:

1. Relevant

Relevant là chỉ số đo lường độ viral của KOC trong các lĩnh vực khác nhau. Chỉ số này cho ta thấy mức độ thích hợp của KOC đối với nhãn hàng. Mỗi Key Opinion Consumer có thể hoạt động trên nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, ngành nghề mà Key Opinion Consumer có tần suất hoạt động thường xuyên hơn sẽ có chỉ số Relevance Score cao hơn. Nếu chỉ số này >60%, KOC sẽ được xếp vào bảng xếp hạng Influencer. 

Độ viral có tầm quan trọng để đánh giá một KOC phù hợp
Độ viral có tầm quan trọng để đánh giá một KOC phù hợp

2. Performance

Performance là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên các nội dung mà KOL/KOC đăng tải. Một Influencer có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng là những người chia sẻ content sáng tạo, mới lạ, thu hút được sự chú ý của khách hàng khiến họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. 

3. Growth

Các doanh nghiệp hiện nay cần đẩy mạnh sáng tạo nội dung mới, liên tục cập nhật các xu hướng mới nhất trên thị trường để có được một kế hoạch KOC Marketing phù hợp nhất. Bạn cần lựa chọn những Influencer thể hiện được tinh thần của thương hiệu, phù hợp với sản phẩm.

Nhiều KOC có uy tín và ảnh hưởng đến một nhóm khách hàng hoặc thậm chí một ngành hàng
Nhiều KOC có uy tín và ảnh hưởng đến một nhóm khách hàng hoặc thậm chí một ngành hàng

Ngoài ra, họ cũng cần có được sự tin tưởng của khách hàng, có khả năng ảnh hưởng nhất định đến các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó giúp quảng bá sản phẩm, mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu bán hàng cho thương hiệu. 

Có nên áp dụng chiến lược Marketing với các KOC?

KOC đang dần trở nên phổ biến và được đánh giá là một trong các xu hướng Marketing nổi bật của tương lai. Sau đây là những tiềm năng vượt trội mà Key Opinion Consumer đem lại cho thương hiệu của bạn.

Tiết kiệm chi phí

So với việc hợp tác cùng KOLs, làm việc cùng Key Opinion Consumer sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Điều này là bởi phí booking của KOL thường rất cao, KOL càng nổi tiếng thì khoản chi phí này càng lớn. Còn với KOC, thương hiệu chỉ cần bỏ ra số tiền hoa hồng dựa trên số đơn hàng Key Opinion Consumer bán được. Đây được coi là “nước đi” cực kinh tế!

Tăng doanh thu bán hàng

KOC tuy không có tầm lan tỏa sâu rộng như KOL, nhưng mức độ ảnh hưởng của họ cũng “không thể coi thường”. Các review của họ có được sự chân thực, gần gũi với khách hàng, từ đó giúp người tiêu dùng dễ dàng đưa ra các quyết định mua hàng, làm tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

Tăng doanh thu bán hàng
Tăng doanh thu bán hàng

Nhất là trong bối cảnh hiện nay, review cảm nhận từ người mua trước có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng của những vị khách còn đang phân vân.

Tạo lòng tin của người tiêu dùng

Không phải KOL nào cũng có được lòng tin của người tiêu dùng. Các khách hàng cho rằng các KOL được trả tiền để quảng cáo, do đó việc họ dành hết lời khen cho sản phẩm là điều đương nhiên. Còn với Key Opinion Consumer, họ là những người tiêu dùng bình thường, do đó các đánh giá của họ mang tính khách quan, đáng tin cậy. Do đó, người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng vào đánh giá của các KOC hơn.

Là cầu nối xây dựng quan hệ với khách hàng

KOC đang trở thành cầu nối vững chắc, giúp doanh nghiệp tiếp cận và xây dựng mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng. Ngoài ra, các Key Opinion Consumer cũng giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu và giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi các đơn hàng bán ra.

Vì sao nên làm Marketing với KOC?

KOC là một hình thức Marketing hiệu quả. Dù là một nhóm đối tượng còn mới mẻ trên thị trường. Tuy nhiên, vì Key Opinion Consumer đứng trên cương vị là một người tiêu dùng trải nghiệm qua sản phẩm, nên nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, từ đó khách hàng sẽ có cảm tình với thương hiệu.

Làm Marketing với KOC
Làm Marketing với KOC

Không những thế KOC còn đóng một vai trò quan trọng trong vòng đời của khách hàng:

  • Trước khi ra mắt: Với các hiểu biết của mình khi trải nghiệm sản phẩm, vì thế Key Opinion Consumer nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Dựa trên các phản hồi đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những thử nghiệm về sản phẩm với chi phí thấp nhưng mang đến hiệu quả cao.
  • Sau khi ra mắt: Các KOC có thể đề xuất với doanh nghiệp các phướng hướng khác để xây dựng niềm tin với khách hàng với doanh nghiệp. Từ đó tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu, tăng tỉ lệ chuyển đổi.
  • Sản phẩm đang trưởng thành: Các KOC có công việc giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng và liên tục cập nhật xu hướng.

Cách phát triển một chiến lược KOC Marketing hiệu quả

Nếu bạn muốn xây dựng một kế hoạch KOC Marketing hiệu quả, hãy tuân theo các bước chính sau đây để đạt được mục tiêu của mình:

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu 

Để xây dựng một kế hoạch tiếp thị KOC hiệu quả, bước đầu tiên là xác định rõ đối tượng mục tiêu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nhận biết được KOC nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với đối tượng đó, cũng như từ khóa (keyword) và cụm từ nào cần được nhắm mục tiêu trong nội dung.

Bước 2: Nghiên cứu KOCs

Để tạo nội dung hấp dẫn cho KOC mục tiêu, nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn và mối quan tâm của họ là rất quan trọng. Từ đó, bạn có thể tạo ra nội dung phù hợp và giá trị cho người theo dõi của họ, đồng thời tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng từ khóa và chủ đề mà KOC thường quan tâm.

Nghiên cứu KOC
Nghiên cứu KOC

Bước 3: Tiếp cận với KOC

Sau khi bạn đã xác định các KOC mục tiêu và đã nghiên cứu kỹ về họ, hãy tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với họ. Cách tiếp cận này có thể bao gồm việc gửi tin nhắn hoặc email cá nhân hóa, cung cấp mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí, hoặc mời họ tham gia vào các sự kiện hoặc chiến dịch được tài trợ.

Bước 4: Tạo nội dung hấp dẫn

Để tận dụng sức ảnh hưởng của KOC, hãy tạo ra những nội dung hấp dẫn mà họ sẵn sàng chia sẻ với người theo dõi của mình. Bạn có thể viết những bài blog thú vị, sản xuất video cuốn hút, cập nhật mạng xã hội sôi động và sáng tạo nội dung khác để nhấn mạnh lợi ích đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại.

Bước 5: Theo dõi và đo lường kết quả

Theo dõi và đo lường kết quả là yếu tố quan trọng trong kế hoạch tiếp thị KOC. Sử dụng công cụ phân tích như Google Analytics hoặc SEMrush để theo dõi tương tác và điều chỉnh chiến lược theo dữ liệu thu thập được. Tận dụng sự ảnh hưởng của KOC để tăng lưu lượng truy cập, tương tác và doanh thu cho doanh nghiệp.

Sự phát triển và xu hướng KOC tại Việt Nam

KOCs đang trở thành một xu hướng ngày càng tăng trong thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Sự phát triển của mạng xã hội và nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp thị KOC. Các thương hiệu nhận ra giá trị của việc hợp tác với KOC để tiếp cận đối tượng mục tiêu và xây dựng thương hiệu.

Cuộc thi KOC Vietnam 2022
Cuộc thi KOC Vietnam 2022

Dự kiến, việc sử dụng KOC tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, các thương hiệu cần kiểm tra kỹ đối tác KOC của họ để đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy, nhằm duy trì uy tín trong các chiến dịch tiếp thị của mình.

Các yếu tố cần có của một KOC 

KOC Marketing đã trở thành một phương pháp tiếp cận ngày càng phổ biến để các thương hiệu xây dựng niềm tin và uy tín với đối tượng mục tiêu. Có một số yếu tố quan trọng trong KOC đáng chú ý:

Đầu tiên, tính xác thực là một yếu tố quan trọng của KOC. KOC được coi là nguồn thông tin xác thực và đáng tin cậy hơn so với quảng cáo truyền thống, vì họ không nhận tiền để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vào đó, họ chia sẻ ý kiến chân thực dựa trên trải nghiệm cá nhân với sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tính xác thực này giúp xây dựng niềm tin với người theo dõi, người đánh giá cao ý kiến trung thực và cởi mở của KOC.

Yếu tố cần có của một KOC
Yếu tố cần có của một KOC

Thứ hai, chuyên môn là một yếu tố quan trọng khác của KOC. KOC được coi là chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng của họ, có kiến thức sâu rộng và hiểu biết về sản phẩm hoặc chủ đề mà họ đang thảo luận. Họ có khả năng cung cấp những hiểu biết và đề xuất có giá trị cho người theo dõi. Chuyên môn này giúp xây dựng uy tín và quyền lực, vì người theo dõi tin tưởng rằng KOC sẽ cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy.

Mức độ ảnh hưởng của KOC
Mức độ ảnh hưởng của KOC

Thứ ba, tương tác là một yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ với người theo dõi. KOC tương tác mạnh mẽ với người theo dõi của họ, trả lời nhận xét và câu hỏi, xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu của họ. KOC thường được coi là những người dễ tiếp cận và gần gũi, tạo dựng mối quan hệ bền vững với người theo dõi.

Cuối cùng, mức độ phù hợp là một yếu tố quan trọng của KOC. KOC thường được liên kết với một phân khúc hoặc đối tượng cụ thể và có khả năng cung cấp những hiểu biết và đề xuất phù hợp với nhóm đó. Điều này giúp xây dựng niềm tin và đáng tin cậy, vì người theo dõi cảm thấy rằng KOC hiểu nhu cầu và sở thích của họ.

Tóm lại, KOC Marketing mang lại những lợi ích đáng kể cho các thương hiệu trong việc xây dựng niềm tin, uy tín và tương tác với đối tượng mục tiêu. Tính xác thực, chuyên môn, tương tác và mức độ phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của chiến lược tiếp thị KOC.

Hướng dẫn sử dụng KOC review chân thật

Với việc các KOC review sản phẩm không được khéo, tâng bốc sản phẩm hơi lố thường khiến cho Key Opinion Consumer và sản phẩm được review bị khách hàng liệt kê vào danh sách đen. Việc review không chân thục, tông bốc quá đà các tính năng của sản phẩm mang lại, khác xa với thực tế của sản phẩm đã gây ra rất nhiều tác động không tốt đến thương hiệu.

Điều này thường xảy ra ở trong lĩnh vực F&B (Food and Beverage Service). Để có thể khắc phục tình trạng này bạn nên dùng nguyên lý 80/20 có nghĩa là bạn sẽ dùng 20% lời chê và nhận được 80% sự tin tưởng.

Nguyên lý này được phát minh bởi nhà kinh tế người Ý Pareto: “20% nguyên nhân tạo ra 80% sự tin tưởng”

Câu hỏi thường gặp

KOC cần bao nhiêu người theo dõi?

Sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất đối với KOC, không phải chỉ số lượng người theo dõi. Dù KOC mới bắt đầu có thể không có nhiều followers, nhưng điều quan trọng là có một cộng đồng người theo dõi đáng tin cậy. Đối với KOC, một cộng đồng đông đảo sẽ tạo ra sự tin tưởng lớn hơn từ phía khách hàng.

KOC kiếm tiền như thế nào?

Các KOC thường tự liên hệ với các nhãn hàng mà họ quan tâm, lựa chọn sử dụng sản phẩm và chia sẻ những đánh giá và nhận xét. Mặc dù không nhận tiền trực tiếp từ việc quảng cáo, nhưng họ có thể nhận được sản phẩm miễn phí và được hưởng các chương trình hoa hồng. Ngoài ra, KOC cũng có thể tạo thu nhập từ việc làm mẫu ảnh, tạo nội dung trên YouTube hoặc tham gia các sự kiện quảng bá thương hiệu.

Đang là KOLs có thế kiếm tiền như KOC được không?

Chắc chắn! Nếu KOL trải nghiệm sản phẩm trực tiếp và chia sẻ một cách khách quan, không bị chi phối bởi nhãn hàng, điều này sẽ tạo nên một mức độ uy tín cao. Hiện nay, nhiều KOL sử dụng Bio Link trên TikTok hoặc tham gia các chương trình tiếp thị liên kết với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada..

KOL (KOLs) là gì?

KOL là viết tắt của Key Opinion Leader, tạm dịch là “Người có sức ảnh hưởng”. Họ là những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề nào đó, được nhiều người biết đến và theo dõi. KOLs có thể là những người nổi tiếng, những người có chuyên môn trong lĩnh vực nào đó, hoặc những người có nội dung sáng tạo và thu hút được nhiều người theo dõi.

Lời kết

Vietnix hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu rõ được khái niệm KOC là gì và KOC khác KOL thế nào. Đồng thời có thể xây dựng chiến lược marketing với KOC một cách hiệu quả. Vietnix chúc bạn thành công!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG