Địa chỉ IP có lẽ đã là một khái niệm quen thuộc đối với bất kỳ người dùng Internet nào. Tuy vậy, không ít người dùng vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa IP Private và IP Public. Cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ IP Private, cũng như những điểm khác biệt giữa giữa 02 loại IP này trong bài viết sau.
IP Private là gì?
IP Private (địa chỉ IP riêng tư) là một loại địa chỉ IP duy nhất trong cùng một mạng cục bộ, không được định tuyến trên Internet và cũng không được dùng để truy cập internet trực tiếp. Loại địa chỉ IP này chỉ đóng vai trò như một mã định danh cho các thiết bị. Phạm vi địa chỉ IP Private hoạt động chỉ trong mạng nội bộ, giúp các thiết bị trong cùng một mạng cục bộ giao tiếp với nhau, có thể kể đến như mạng gia đình, mạng doanh nghiệp,…
Các dải địa chỉ IP Private (IP Private range) bao gồm:
- 10.0.0.0 – 10.255.255.255 (10.0.0.0/8)
- 172.16.0.0 – 172.31.255.255 (172.16.0.0/12)
- 192.168.0.0 – 192.168.255.255 (192.168.0.0/16)
Đặc điểm IP Private
Đặc điểm nổi bật nhất của IP Private chính là không bị theo dõi và không bị hạn chế. Nếu chỉ có IP Private, WhatIsMyIPAddress.com không thể định vị được vị trí địa lý của thiết bị người dùng. Cụ thể, nếu bạn đã từng ghé thăm một website nào đó và họ nắm được địa chỉ IP của bạn, thì đó cũng chỉ là địa chỉ IP Public, nên không thể xác định được danh tính của bạn trong hệ thống mạng cục bộ.
Hơn nữa, nếu bạn muốn kết nối hay truyền dữ liệu ra ngoài mạng cục bộ, bạn cần thông qua router. Đặc điểm này giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính an toàn và hạn chế rủi ro về bảo mật cho thông tin. Ngoài ra, các địa chỉ IP Private không yêu cầu thao tác đăng ký hay trả phí cho các tổ chức đăng ký IP nên bạn có thể sử dụng chúng hoàn toàn miễn phí.
Công dụng của IP Private
Chức năng chính của địa chỉ IP Private là dùng để phân phối các địa chỉ IP trên cùng mạng cục bộ, hỗ trợ quản lý địa chỉ IP dễ dàng hơn. Đóng vai trò như số nhà của các thiết bị, IP Private giúp bạn có thể phân biệt được từng thiết bị trong mạng cục bộ, đảm bảo chúng có thể truyền tải, giao tiếp và chia sẻ tài nguyên qua lại một cách chính xác.
Bên cạnh đó, loại địa chỉ IP này còn giúp tăng cường hàng rào bảo mật cho các thông tin cá nhân trên thiết bị. Nguyên nhân là do những thiết bị bên ngoài sẽ không thể truy cập vào các thiết bị trong mạng nội bộ thông qua địa chỉ IP Private. Việc sử dụng mạng có địa chỉ IP Private giúp các doanh nghiệp, công ty giảm thiểu việc sử dụng các kết nối mạng, địa chỉ IP công cộng, tiết kiệm tài nguyên mạng hơn. Tuy nhiên, bạn cần dùng thiết bị định tuyến (router) thì các thiết bị trong mạng cục bộ mới có thể truy cập vào Internet.
Dưới đây là các lợi ích chính khi sử dụng IP Private:
- Dễ dàng quản lý các địa chỉ IP: Bằng cách sử dụng dải IP Private, các quản trị viên mạng có thể dễ dàng phân phối các địa chỉ IP trên cùng mạng cục bộ. Nhờ đó, việc giám sát và quản lý các địa chỉ IP cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Giao tiếp nội bộ hiệu quả: IP Private giúp các thiết bị trong cùng một mạng nội bộ (như máy tính bảng, điện thoại, máy tin,…) có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng mà không cần phải truy cập mạng Internet công cộng.
- Tăng cường hàng rào bảo mật: Các thiết bị bên ngoài mạng nội bộ không thể truy cập Internet trực tiếp thông qua IP Private, nên các thông tin cá nhân cũng như dữ liệu mạng sẽ được bảo vệ an toàn khỏi các cuộc tấn công và xâm nhập trái phép.
- Tiết kiệm tài nguyên mạng: Việc sử dụng địa chỉ IP Private giúp các doanh nghiệp và công ty giảm thiểu số lượng địa chỉ IP công cộng cần thiết.
- Tối ưu hiệu suất mạng: Sử dụng địa chỉ IP Private giúp giảm thiểu sự tắc nghẽn mạng và cải thiện hiệu suất mạng nội bộ đáng kể.
Hướng dẫn cách tìm địa chỉ IP Private
Sử dụng Windows
Dưới đây là các bước tìm địa chỉ IP Private dành cho Windows:
Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run.
Bước 2: Gõ vào lệnh “cmd” > Enter để mở Command Prompt.
Bước 3: Tiếp theo, nhập lệnh “ipconfig” > Enter để tìm địa chỉ IP Private.
Sử dụng Linux
Dưới đây là các bước tìm địa chỉ IP Private dành cho Linux:
Bước 1: Truy cập Terminal bằng tổ hợp phím: Ctrl + Alt + T, hoặc Command-line bằng tổ hợp Ctrl + Alt + F2.
Bước 2: Chạy một trong các lệnh dưới đây để xem địa chỉ IP Private:
hostname -1
ip addr show
iconfig
Sử dụng MacOS
Dưới đây là các bước tìm địa chỉ IP Private dành cho MacOS:
Bước 1: Nhấp vào menu Apple, rồi chọn System Preferences.
Bước 2: Chọn Network.
Bước 3: Trong ngăn trái, chọn kết nối bạn đang dùng để kết nối Internet. Từ đây, bạn sẽ xem được địa chỉ IP private.
Reserved IP là gì?
Reserved IP là những địa chỉ IP không được sử dụng cho các thiết bị kết nối Internet thông thường. Reserved IP được đặt theo các quy chuẩn của tổ chức IANA, dùng riêng cho các mục đích cụ thể trong hệ thống mạng. Các loại địa chỉ IP Reserved phổ biến bao gồm: IP Private, Loopback IP, Link-Local IP, Multicast IP, Reserved for Future Use và Broadcast IP. Việc sử dụng Reserved IP giúp các quản trị viên mạng có thể phân loại và quản lý các địa chỉ IP hiệu quả hơn.
IP Public là gì?
IP Public (địa chỉ IP công cộng) là loại địa chỉ IP có thể truy cập Internet trực tiếp. Loại địa chỉ IP này là duy nhất trên toàn cầu và được phân phối bởi IANA và RIRs, đảm bảo không có hai thiết bị có cùng địa chỉ IP Public.
Địa chỉ IP Public có thể tồn tại ở dạng tĩnh (static) hoặc dạng động (dynamic), tùy theo nhu cầu của người dùng:
- Địa chỉ IP Public tĩnh: Địa chỉ không thay đổi và thường dùng trong hosting trang web.
- Địa chỉ IP Public động: Bao gồm nhiều địa chỉ IP có sẵn và sẽ thay đổi mỗi khi người dùng kết nối Internet.
Vậy, dải địa chỉ IP Public là bao nhiêu? Hiện nay, hầu hết ISP sẽ cung cấp cho người dùng dải IP Public như dưới đây:
- 10.0.0.0 đến 10.255.255.255
- 172.16.0.0 đến 172.31.255.255
- 192.168.0.0 đến 192.168.255.255
Cách thay đổi địa chỉ IP Public
Dùng VPN – Mạng riêng ảo
VPN (Virtual Private Network – Mạng riêng ảo) có khả năng ngụy trang địa chỉ IP Public của bạn bằng một địa chỉ khác, giúp bảo vệ thông tin cá nhân khỏi các cuộc tấn công mạng. Cụ thể, người dùng có thể kết nối với máy chủ VPN ở một khu vực khác, nơi dịch vụ đó có sẵn. Nhờ đó, họ có thể truy cập vào các dịch vụ bị giới hạn quốc gia, như thể họ đang ở quốc gia mà dịch vụ đó được cung cấp.
Dùng máy chủ Proxy
Máy chủ Proxy cũng hoạt động tương tự VPN, tuy nhiên bảo mật kém hơn do thiếu mã hóa. Máy chủ này hoạt động dựa trên cách định tuyến kết nối Internet qua một máy chủ trung gian, làm cho trang web đang truy cập dùng địa chỉ IP của máy chủ. Một số loại máy chủ Proxy hiện nay như:
- HTTP/S proxies: Thay đổi IP của dữ liệu được trao đổi.
- SOCKS proxied: Tùy chỉnh cho các ứng dụng.
- SSH proxies: Điều hướng lưu lượng truy cập bằng SSH, tuy nhiên, máy chủ này khá chậm.
Sử dụng trình duyệt Tor
Trình duyệt Tor là một trình duyệt web có khả năng định tuyến tất cả các lưu lượng truy cập thông qua mạng Tor (The Onion Router), đồng thời thay đổi địa chỉ IP Public của bạn. Mạng Tor được xây dựng nên bởi hàng nghìn nút máy chủ do các tình nguyện viên điều hành, kết cấu với nhiều lớp mã hóa giúp ẩn danh người dùng. Tuy nhiên, hệ thống mã hóa của trình duyệt Tor rất phức tạp, tốc độ gửi và nhận mất nhiều thời gian, nên bạn cần phải tốn khá nhiều thời gian chờ đợi.
Rút phích điện
Cách rút phích điện của modem hoặc router để thay đổi địa chỉ IP Public là một phương pháp dễ thực hiện. Khi kết nối Internet, ISP sẽ chỉ định một địa chỉ IP Public cho modem. Vì vậy, nếu bạn ngắt kết nối modem một lúc, ISP sẽ thay đổi địa chỉ IP và gán nó cho thiết bị khác. Sau đó, khi bạn kết nối lại, modem sẽ được nhà cung cấp chỉ định một địa chỉ IP Public mới. Tuy nhiên, thiết bị của bạn vẫn có khả năng sẽ nhận lại cùng một IP như ban đầu, tùy thuộc vào nhà cung cấp Internet.
Yêu cầu cung cấp địa chỉ IP khác
Để thay đổi địa chỉ IP Public, bạn có thể yêu cầu ISP cung cấp một địa chỉ IP khác, tùy thuộc vào chính sách của ISP. Tuy nhiên, đa số các ISP đều dùng hệ thống phân bổ địa chỉ IP động, sau đó thay đổi và gán cho người dùng được kết nối. Vì vậy, bạn nên gửi yêu cầu tới ISP để yêu cầu một địa chỉ IP tĩnh, không thay đổi. Sau khi được cấp IP mới, bạn hãy nhập IP đó vào phần cài đặt mạng của thiết bị rồi giữ nguyên cho đến khi nhận thấy thay đổi.
Tham gia mạng khác
Bạn cũng có thể thay đổi địa chỉ IP bằng cách ngắt kết nối với mạng hiện tại và kết nối lại với một mạng khác. Ví dụ, bạn có thể chuyển từ sử dụng WiFi sang dùng dữ liệu di động hoặc ngược lại để lấy địa chỉ IP mới nhất.
Sự khác biệt IP Public và IP Private là gì?
Nói đến sự khác biệt giữa IP Public và IP Private đó chính là IP Public được mọi thiết bị nhìn thấy, trong khi đó, IP Private thì không. Vì vậy, IP Public được dùng để liên lạc trực tuyến, còn IP Private dùng để các thiết bị giao tiếp với nhau trong cùng một mạng cục bộ.
Tiêu chí | IP Private | IP Public |
---|---|---|
Phạm vi | Tiếp cận trong mạng cục bộ. | Tiếp cận toàn cầu. |
Liên lạc | Dùng để các thiết bị trong cùng một mạng cục bộ liên lạc với nhau. | Dùng để các thiết bị giao tiếp thông qua internet. |
Nguồn gốc | Được chỉ định bởi bộ định tuyến. | Được chỉ định bởi ISP. |
Tính duy nhất | Một địa chỉ duy nhất trong cùng một mạng cục bộ. | Một địa chỉ duy nhất để sử dụng internet trên toàn cầu. |
Dải địa chỉ | Các dải địa chỉ IP Private bao gồm: 10.0.0.0 – 10.255.255.255 (10.0.0.0/8)172.16.0.0 – 172.31.255.255 (172.16.0.0/12)192.168.0.0 – 192.168.255.255 (192.168.0.0/16) | Bất kỳ IP nào không nằm trong dải địa chỉ IP Private. |
Tính bảo mật | Bảo mật địa chỉ IP, các thông tin cá nhân được truyền giữa các thiết bị. | Bảo mật kém, cần yêu cầu thêm các biện pháp bảo mật bổ sung. |
Ví dụ | 10.0.0.1 | 82.129.73.112 |
Câu hỏi thường gặp
IP Public tĩnh là gì?
IP Public tĩnh là địa chỉ IP không thay đổi, được dùng để lưu trữ các trang web hay dịch vụ trên Internet.
Địa chỉ IP private của lớp A là bao nhiêu?
Địa chỉ IP private lớp A nằm trong khoảng từ 10.0.0.0 đến 10.255.255.255. Với dải địa chỉ từ 10.0.0.0 đến 10.255.255.255, lớp A cung cấp một không gian địa chỉ rất lớn, cho phép kết nối nhiều thiết bị trong mạng. Lớp A thường được sử dụng trong các mạng lớn của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đâu là IP Private lớp B?
Lớp B bao gồm các địa chỉ IB có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 128 đến 191. Vậy, dải địa chỉ IP Private của lớp B là từ 128.1.0.1 đến 191.254.0.0, dành cho các tổ chức trung bình trên thế giới.
Sự khác biệt giữa IP Private, IP Local và IP Internal là gì?
IP Private, IP Local và IP Internal thực chất đều chỉ loại địa chỉ IP được sử dụng trong mạng nội bộ (LAN). IP Private là loại địa chỉ IP được gán cho các thiết bị trong mạng nội bộ. IP Local là địa chỉ IP của một thiết bị cụ thể trong mạng. IP Internal là địa chỉ IP có thể truy cập từ Internet.
Ai có thể xem địa chỉ IP của bạn?
Những ai có thể xem địa chỉ IP của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
– Mạng gia đình (ISP, các thiết bị khác trong cùng mạng), mạng công cộng (các thiết bị khác trong cùng mạng có thể thấy địa chỉ IP của bạn).
– Một số trang web và trang dịch vụ trực tuyến có thể thu thập địa chỉ IP của bạn để phân tích.
– Tin tặc có thể dùng các kỹ thuật và công cụ khác nhau để xem IP của bạn.
Có thể ẩn địa chỉ IP Private không?
Bạn có thể ẩn địa chỉ IP Private bằng các cách dưới đây:
– Dùng VPN – Mạng riêng ảo.
– Dùng proxy.
– Dùng Tor.
Liệu có cách nào để sử dụng địa chỉ IP riêng tư để truy cập internet không?
Không thể sử dụng trực tiếp địa chỉ IP riêng tư để truy cập Internet, vì địa chỉ IP Private không được dùng để kết nối internet trực tiếp. Hơn nữa, để truy cập Internet, router sẽ dùng NAT. NAT sẽ chuyển địa chỉ IP Private thành địa chỉ IP Public trước khi gửi dữ liệu ra internet. Ngoài ra, dùng IP Private là để tăng tính bảo mật cho thông tin cá nhân nên nếu truy cập trực tiếp internet bằng địa chỉ này sẽ tăng nguy cơ bị tấn công mạng.
Lời kết
Tóm lại, việc hiểu rõ về IP Private rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân và dữ liệu mạng của bạn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích và giúp bạn quản lý mạng nội bộ tốt hơn, với độ bảo mật cao, tối ưu hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên.