Trong sự phát triển của nền công nghệ 4.0, việc sử dụng điện toán đám mây đã trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp. Theo dự đoán đến năm 2025, hơn 85% các công ty, tổ chức sẽ ưu tiên sử dụng điện toán đám mây. Đối với nhiều giải pháp phát triển, hyperscale thường luôn được ưu tiên. Trong số đó, Hyperscale Storage có lẽ còn là một thuật ngữ khá mới với người dùng. Vậy Hyperscale Storage là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu về lợi ích, ứng dụng của chúng qua bài viết dưới đây.
Hyperscale Storage là gì?
Hyperscale Storage là một hệ thống lưu trữ dữ liệu với quy mô siêu lớn, chuyên dùng để xử lý các dữ liệu khổng lồ và đáp ứng nhu cầu lưu trữ của một số công ty công nghệ nổi tiếng như: Facebook, Google, Amazon,…Hệ thống này có hiệu suất cao, độ tin cậy tốt và khả năng mở rộng rất linh hoạt.
Lợi ích của Hyperscale Data Center
Hyperscale Data Center mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả doanh nghiệp và cá nhân người dùng. Dưới đây là một số lợi ích đặc trưng:
Với doanh nghiệp
- Tiết kiệm chi phí: Bằng cách đầu tư vào quy mô lớn để giảm chi phí vận hành, đồng thời dùng quy trình tự động hóa để nâng cao hiệu.
- Mở rộng và linh hoạt: Hệ thống sẽ dựa trên nhu cầu dùng thực tế của doanh nghiệp/cá nhân để điều chỉnh tài nguyên. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp, Hyperscale Data Center tăng khả năng mở rộng một cách nhanh chóng.
- Độ uy tín cao: Hệ thống luôn đảm bảo dữ liệu được sẵn sàng với các phương án dự phòng đa dạng. Đặc biệt khi server gặp sự cố dữ liệu, Hyperscale Data Center sẽ thực hiện phục hồi nhanh chóng.
- Tính bảo mật: Hệ thống chú trọng vào các biện pháp bảo mật và tuân thủ các quy định chung về an toàn dữ liệu.
- Hiệu suất cao: Sử dụng machine learning và trí tuệ nhân tạo AI để xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ theo cách hiệu quả nhất.
Với người dùng cá nhân
- Chi phí thấp: Người dùng chỉ cần thanh toán theo những gì mà họ dùng.
- Nâng cao trải nghiệm người dùng: Hyperscale Data Center có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ nên người dùng thực hiện các dịch vụ trực tuyến sẽ nhanh và ổn định.
- Mở rộng phạm vi tiếp cận dịch vụ cho người dùng: Bạn có thể tiếp cận đến các nền tảng như thực tế ảo, lưu trữ đám mây, trí tuệ nhân tạo,…
Ứng dụng của Hyperscale
Hyperscale có 03 ứng dụng chính mà bạn cần hiểu rõ:
- Xử lý dữ liệu lớn (Big Data): Trong lĩnh vực này, Hyperscale hỗ trợ các ứng dụng gồm machine learning, AI giúp các tổ chức xử lý file dữ liệu theo cách hiệu quả nhất.
- Điện toán đám mây (Cloud Computing): Một số các nền tảng lớn như: Google Cloud Platform (GCP), Microsoft Azure và Amazon Web Services (AWS) dùng Hyperscale làm nền tảng chính, giúp các tối ưu quá trình lưu trữ và sử dụng tài nguyên.
- Nhấn mạnh vào sự phát triển của hệ thống: Hyperscale giúp các nhà phát triển nâng cấp các mô hình ứng dụng online phức tạp và thực hiện trên quy mô lớn.
Tiềm năng phát triển của Hyperscale
Nếu như trước đây, Hyperscale được tạo ra và triển khai để phục vụ cho nhu cầu của các nền tảng công nghệ lớn như Amazon, Google và Microsoft. Sau đó, dịch vụ trải qua quá trình phát triển thịnh vượng khi giữ vai trò tiên phong cho các dự án công nghệ và nâng cao hiệu suất. Hiện tại, Hyperscale ngày càng phổ biến và thu hút nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng, mở rộng khả năng xử lý dữ liệu trong các lĩnh vực tài chính, sức khỏe và trí tuệ nhân tạo.
Câu hỏi thường gặp
Kiến trúc Hyperscale là gì?
Kiến trúc Hyperscale là một hệ thống máy tính khổng lồ, dùng để mô tả cơ sở hạ tầng đồ sộ và có nhiệm vụ phân tích, xử lý các file dữ liệu phức tạp. Đặc biệt, kiến trúc Hyperscale thông dụng trong lĩnh vực Cloud Computing (điện toán đám mây).
Hyperscale traffic là gì?
Hyperscale traffic dùng để biểu thị lưu lượng truy cập Internet vô cùng lớn, đa dạng loại hình và có khả năng phân tán toàn cầu vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, Hyperscale traffic có sự biến động về lưu lượng đột ngột trong một khoảng thời gian nhất định, nhất là vào các dịp lễ hội và sự kiện.
Tự động hóa Hyperscale là gì? Hyperscale automation là gì?
Tự động hoá Hyperscale hay còn được gọi là Hyperscale automation, là một yếu tố rất quan trọng được vận dụng để thực hiện quá trình quản lý, mở rộng cơ sở hạ tầng một cách tự động. Khi doanh nghiệp thực hiện Hyperscale Automation, họ sẽ tự động thực hiện việc giám sát và khắc phục lỗi mà không tốn quá nhiều chi phí, nhưng hiệu quả vẫn được đảm bảo.
Lời kết
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về Hyperscale Storage cũng như các lợi ích và tầm quan trọng của dịch vụ này. Trong tương lai, Hyperscale Storage được dự đoán sẽ trở nên rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi hiệu quả mà chúng mang lại. Vietnix hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn!