Mô hình truyền thống của một hệ thống công nghệ thông tin bao gồm: Server chạy các ứng dụng, Storage lưu trữ dữ liệu (Window Storage Server) và cơ sở hạ tầng mạng. Nhưng giờ đây ba thành phần trên đã được gói gọn trong một nền tảng bằng công nghệ HCI hạ tầng siêu hội tụ. Để hiểu rõ hơn về HCI là gì và lợi ích mà HCI mang lại, xin mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Hạ tầng siêu hội tụ – HCI là gì?
HCI viết tắt của Hyper Converged Infrastructure là hạ tầng kiến trúc chọn software (phần mềm) làm trung tâm. HCI được kết hợp bởi các thành phần gồm: nút Compute (tính toán), Storage (hệ thống lưu trữ), Networking (mạng lưới), tài nguyên ảo hóa và nhiều ứng dụng công nghệ khác. Các thành phần được tích hợp ngay từ đầu khâu chế tạo thiết bị phần cứng và được hỗ trợ bởi một hãng sản xuất công nghệ độc quyền. HCI làm giảm thiểu sự phân tách giữa các phần tử khác nhau nhờ đó giúp giảm chi phí, đơn giản hóa việc quản lý hệ thống công nghệ thông tin mà vẫn mang đến hiệu quả hoạt động.
So sánh sự khác biệt giữa hạ tầng siêu hội tụ và hạ tầng hội tụ
Mặc dù giữa hạ tầng hội tụ và siêu hội tụ có điểm chung là nhằm đơn giản hóa việc quản lý dữ liệu, tuy nhiên giữa hai loại hình này có những sự khác biệt như:
Đặc điểm | Hạ tầng hội tụ | Hạ tầng siêu hội tụ |
---|---|---|
Khái niệm | Là một cách quản lý tập trung dữ liệu nhằm mục đích: – Giảm các vấn đề tương thích giữa các máy chủ, hệ thống lưu trữ và các thiết bị mạng. – Giảm chi phí cho cáp. – Làm mát nguồn và không gian. | Là kiểu hạ tầng mạng được tích hợp và tối ưu để hỗ trợ các ứng dụng và công việc khác trên cùng một nền tảng. Mục đích: – Giảm chi phí. – Đơn giản hóa công tác quản lý hệ thống IT. – Cải thiện hiệu suất hoạt động. |
Sự kết nối | Các thành phần là những phần rời rạc, có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau | Tất cả thành phần được tích hợp và không thể bị chia tách thành các phần riêng biệt |
Quản lý | Phức tạp hơn | Dễ quản lý |
Hiệu suất | Có thể thay đổi tùy vào cấu hình phần cứng và khả năng tích hợp của thiết bị | Có thể cao hơn |
Chi phí | Chi phí ban đầu thấp hơn nhưng chi phí vận hành lại cao hơn do yêu cầu quản lý thủ công nhiều | Chi phí ban đầu có thể cao hơn, tuy chi phí vận hành thấp hơn do sự quản lý tập trung |
Độ linh hoạt và sự mở rộng | Kém | Cao |
Phù hợp với ứng dụng | Có hiệu suất vừa phải | Có hiệu suất cao |
5 lợi ích mà HCI mang lại cho doanh nghiệp
Hiểu được HCI là gì bạn sẽ nhận thấy được lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp, cụ thể:
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
HCI cung cấp giao diện hội tụ và trực quan giúp người dùng dễ dàng thao tác trên hệ thống. Từ đó giúp việc quản lý và vận hành trung tâm dữ liệu (Data center) một cách đơn giản và hiệu quả.
Quản lý dựa trên chính sách của policy
Dữ liệu HCI được quản lý dựa trên chính sách của policy đưa ra. Với chính sách policy tại level software sẽ tránh được việc cấu hình từng VM (Virtual Machine) và Storage. Nhờ vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho đội ngũ các chuyên viên kỹ thuật IT cũng như đảm bảo sự sai sót trong việc quản lý Data Center.
CapEx và OpEx
Nếu như tính toán kỹ lưỡng, chi phí hoạt động và đầu tư về thiết bị server, storage… trong mô hình truyền thống tương đối nhiều. Thay vào đó nếu sử dụng hệ thống HCI sẽ giúp chi phí giảm nhiều vì là hệ sinh thái cho các thiết bị x86 đã sẵn sàng.
An toàn bảo mật
Với khả năng điều khiển hội tụ, HCI được trang bị các tính năng về data (dữ liệu) tốt nhất, bao gồm:
- Kiểm soát truy cập (Network Access Control).
- Mã hóa dữ liệu (Encryption).
- Nhân bản dữ liệu từ xa (Remote Data replication).
- Các quy trình sao lưu và khôi phục dữ liệu sau sự cố (Backup và Disaster Recovery).
- Applied System-wide Software.
Mở rộng hệ thống
Người dùng hoàn toàn có thể mở rộng khả năng lưu trữ một cách đơn giản và nhanh chóng, chỉ bằng việc thêm hoặc lấy ra các node mà không cần cấu hình trong kỳ ứng dụng nào.
Cách hoạt động của HCI
HCI với nền tảng phân bổ tài nguyên chạy trên các máy chủ tiêu chuẩn cho phép doanh nghiệp xác định khối lượng công việc một cách chính xác và cải thiện khả năng mở rộng quy mô linh hoạt khi cần thiết. Thay vì ứng dụng như cơ sở hạ tầng cũ đòi hỏi một hệ thống phức tạp gồm máy chủ tính toán, thiết bị chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router), thiết bị lưu trữ dữ liệu…. thì hệ thống hạ tầng siêu hội tụ gom tất cả các thành phần vào một khối. Mỗi Server bao gồm bộ xử lý x86 với ổ cứng SSD và HDD. Khi đó phần mềm điều phối mọi tính năng hoạt động trên toàn bộ cụm để có hiệu suất và khả năng phục hồi tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, nền tảng phần cứng có sẵn giúp HCI phù hợp với mọi khối lượng công việc bằng các tài nguyên khác nhau như CPU, RAM và bộ nhớ. Đồng thời có thể cung cấp hoặc không có GPU để tăng tốc đồ họa.
Nói đơn giản, nguyên tắc hoạt động của hạ tầng siêu hội tụ là:
- Tính toán và lưu trữ phân tán tài nguyên.
- Quản lý tập trung.
- Mạng lưu trữ và ảo hóa.
Sự kết hợp giữa điện toán đám mây và HCI là gì?
Điện toán đám mây (Cloud Computing) công cộng tuy có sự linh hoạt cao nhưng tính bảo mật và kiểm soát chưa tối ưu cũng như đòi hỏi bộ phận IT chuyên môn hóa. Tuy nhiên khi kết hợp với hạ tầng siêu hội tụ sẽ mang đến những ưu điểm cho người dùng như:
- Tăng khả năng mở rộng: Có thể mở rộng hạ tầng nhanh chóng mà không cần đầu tư lớn ban đầu.
- Quản lý tài nguyên tự động: Cung cấp các phần mềm tự động hóa việc triển khai và quản lý ứng dụng.
- Độ tin cậy: Mang tính bảo mật cao hơn.
- Chi phí hiệu quả: Kiểm soát chi phí tốt nhờ vào việc sử dụng tài nguyên mạnh mẽ của điện toán đám mây kết hợp (Cloud Server) với tính đơn giản, tự động hóa của HCI.
Tóm lại, sự kết hợp giữa điện toán đám mây và HCI có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Đây được xem là giải phải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất hoạt động, thúc đẩy mở rộng, bảo mật, dễ dàng quản lý, giảm chi phí….
Cách HCI làm thay đổi cách quản lý của ROBO
HCI có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách quản lý các văn phòng từ xa (ROBO), cụ thể:
- Giảm bớt sự quản lý: Quản trị viên dễ dàng quản lý mọi tài nguyên của hệ thống công nghệ thông tin của ROBO tại một giao diện duy nhất, đơn giản hóa các tác vụ và giảm thiểu lỗi.
- Nâng cao khả năng mở rộng: HCI có tính linh hoạt mở rộng vì thể đảm bảo ROBO đáp ứng được nhu cầu kinh doanh khi có thay đổi.
- Tăng cường độ tin cậy: Độ bảo mật của HCI cao nên các dữ liệu và ứng dụng của ROBO sẽ được đảm bảo an toàn.
- Cải thiện hiệu suất: Cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho các nhân viên làm việc từ xa.
- Giảm chi phí: Giảm thiểu vốn đầu tư vào phần cứng cũng như phần mềm bổ sung. Ngoài ra HCI còn giúp tiết kiệm chi phí điện năng và chi phí thuê không gian.
Tầm ảnh hưởng của HCI với doanh nghiệp trong tương lai
Nền công nghệ khoa học ngày càng phát triển, sự quản lý và vận hành hệ thống của các tổ chức doanh nghiệp đòi hỏi càng phải khoa học, mang tính hiệu quả hơn. Với lợi ích và ưu điểm của HCI, các chuyên gia IT của thế giới đã nhận định HCI là tương lai của hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
Năm 2022, cơ sở hạ tầng siêu hội tụ toàn cầu được định giá là 13.26 tỷ USD và tiềm năng tăng trưởng CAGR dự kiến từ năm 2023-2030 sẽ là 26.99%. Tùy theo quy mô, nhu cầu mỗi doanh nghiệp sẽ có lựa chọn hệ thống HCI riêng. Nhưng nhìn chung hạ tầng siêu hội tụ là xu hướng mà các doanh nghiệp cần theo đuổi nếu muốn phát triển mạnh hơn.
Câu hỏi thường gặp
Khi triển khai HCI, yếu tố bảo mật dữ liệu được đảm bảo như thế nào?
Hệ thống HCI có khả năng bảo mật an toàn cao bởi vì áp dụng các biện pháp như:
– Kiểm soát quyền truy cập.
– Dữ liệu được mã hóa.
– Giám sát và ghi nhật ký.
– Bảo vệ chống phần mềm độc hại vượt firewall.
– Sao lưu và phục hồi dữ liệu.
– Đưa ra các quy định và tiêu chuẩn bảo mật bao gồm HIPAA, PCI DSS và SOC.
Các yếu tố nào cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp giải pháp HCI phù hợp?
Bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau khi lựa chọn nhà cung cấp HCI:
– Đáp ứng nhu cầu kinh doanh, khối lượng công việc, hiệu suất, khả năng mở rộng và ngân sách của doanh nghiệp.
– Có kinh nghiệm và uy tín.
– Xem xét kỹ lưỡng các chức năng, hiệu suất, sức mạnh xử lý…. của hệ thống HCI do nhà cung cấp giới thiệu.
– Đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp có kịp thời và hiệu quả khi cần thiết không.
– Lựa chọn nhà cung cấp có mức chi phí, giá cả tốt nhất cho khoản đầu tư hệ thống HCI.
Lời kết
Trong thời đại 4.0, hạ tầng siêu hội tụ HCI là một giải pháp tối ưu trong việc quản lý và vận hành hệ thống hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin về HCI là gì mà bài viết đã chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn công nghệ hiện đại này. Hãy đón đọc những bài viết hay khác tại Vietnix.