NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
29/07/2021
Lượt xem

Google Ads là gì? Các định nghĩa cơ bản trong quảng cáo Google Ads

29/07/2021
31 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (106 bình chọn)

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, Google trở thành lựa chọn đầu tiên mỗi khi người dùng cần tìm kiếm một điều gì đó. Google Ads mang đến cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận đối tượng mục tiêu trên quy mô lớn. Trong bài viết này, Vietnix sẽ giải thích Google Ads là gì và những kiến ​​thức cơ bản về cách hoạt động của Google Ads để bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Google Ads (tên cũ Google AdWords) là một dịch vụ thương mại của Google cho phép bạn mua những quảng cáo dạng nội dung, hình ảnh tại các kết quả tìm kiếm hoặc các trang web do các đối tác Google Adsense cung cấp.

Thông qua Google Ads bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận người dùng chính xác tại thời điểm mà họ quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Tài khoản Google Ads được quản lý trực tuyến, người dùng có thể tạo và thay đổi chiến dịch quảng cáo của mình (bao gồm ngân sách, văn bản, các tùy chọn cài đặt và ngân sách) bất kỳ thời gian nào.

Google Ads là gì?
Google Ads là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Google Ads chính là bạn trả tiền cho Google để họ cho website của bạn hiển thị ở những vị trí bắt mắt trên mạng lưới của Google, thậm chí bạn không cần phải SEO từ khoá.

Bạn đã từng nghe về cụm “top search google” chưa? Quảng cáo trên Google chính là công cụ quảng bá giúp bạn trở thành cụm từ đó, từ đó nâng cao cơ hội nhận thức của mọi người đối với bạn và tăng lưu lượng truy cập cho website của mình.

Các dạng quảng cáo Google Ads

Google cung cấp rất nhiều loại quảng cáo trên Google Ads. Dưới đây là các dạng quảng cáo Google Ads mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì?

Google Search Ads (hay quảng cáo mạng tìm kiếm) là hình thức mà người dùng cần chi trả cho Google để thông tin được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm mỗi khi có khách hàng tìm kiếm các từ khóa về sản phẩm mà bạn đang quảng cáo.

Google Search Ads là gì?
Google Search Ads là gì?

Quảng cáo tìm kiếm xuất hiện trên trang kết quả cho các tìm kiếm được thực hiện qua Google.com. Chúng cũng có thể xuất hiện trên Google Maps, Google Shopping và các trang web đối tác khác của Google hiển thị quảng cáo văn bản.

Có tất cả tối đa 7 vị trí hiển thị dành cho quảng cáo tìm kiếm

  • 4 vị trí đầu tiên.
  • 3 vị trí cuối cùng trên 1 trang của Google. 

7 vị trí này sẽ vẫn cố định khi bạn nhấp sang các trang sau. Tuy nhiên, số lượng vị trí quảng cáo có thể hiển thị ít hơn 7 (2,3 vị trí) tùy theo lĩnh vực/ngành hàng và độ cạnh tranh quảng cáo.

Quảng cáo hiển thị hình ảnh – GDN là gì?

Quảng cáo hiển thị hình ảnh hay GDN là mạng lưới website khổng lồ trên internet, bạn có thể thông qua Google để đặt quảng cáo dưới dạng banner hoặc văn bản lên các webstie.

Quảng cáo GDN là gì?
Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo này giúp tăng độ nhận diện, kích thích sự tò mò và nhắc nhở khách hàng về dịch vụ, sản phẩm mà họ quan tâm.

Quảng cáo hiển thị hình ảnh có thể xuất hiện trên Youtube, Gmail và các trang web đối tác khác của Google.

Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads

Quảng cáo Google Shopping là xu hướng quảng cáo mới của Google, nó rất phù hợp với những doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ trực tuyến. Từ khi được ra mắt, Google Shopping đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà bán lẻ. Các cửa hàng trực tuyến có thể tăng doanh thu từ 2 đến 3 lần nhờ Google Shopping.

Ngoài ra, hình thức quảng cáo này giúp gia tăng 35% tỷ lệ nhấp chuột và quảng cáo được hiển thị, tiết kiệm đến 25% ngân sách quảng cáo PPC.

Quảng cáo mua sắm thường hiển thị ở các vị trí:

  • Google mua sắm (ở một số quốc gia chọn lọc).
  • Google tìm kiếm, cạnh kết quả tìm kiếm và tách biệt với quảng cáo văn bản.
  • Trang web đối tác tìm kiếm của Google, bao gồm cả YouTube và tìm kiếm hình ảnh ở một số quốc gia (nếu chiến dịch của bạn được đặt để bao gồm đối tác tìm kiếm).
  • Mạng hiển thị của Google (chỉ dành cho quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương).
Google Shopping là gì?
Google Shopping là gì?

Quảng cáo video – Google’s Video Youtube Ads

Google’s Video Youtube Ads trở nên phổ biến bởi Youtube là mạng lưới chia sẻ Video lớn nhất hiện nay. Theo thống kê, mỗi ngày có hơn 30 triệu lượt truy cập vào nền tảng Youtube, có đến 1,9 tỷ Active Users hàng tháng và chắc chắn con số không dừng lại ở đó.

Quảng cáo video có thể xuất hiện trên Youtube và quảng cáo ứng dụng có thể xuất hiện trên tất cả các sản phẩm của Google.

Quảng cáo video - Google's Video Youtube Ads là gì?
Quảng cáo video – Google’s Video Youtube Ads là gì?

Google’s Email Ads

Google’s Gmail Ads là quảng cáo hiển thị như một email gửi đến địa chỉ thư của người dùng.

Google’s Gmail Ads thường xuất hiện trong 2 tab Promotions & Social. Quảng cáo này đặc biệt hiệu quả đối với những dịch vụ, sản phẩm tầm trung, đắt tiền, ví dụ: bảo hiểm, thẩm mỹ viện, bất động sản,… bởi những đối tượng người dùng ở những lĩnh vực này thường có xu hướng kiểm tra hộp thư hơn.

Google's Email Ads
Google’s Email Ads là gì?

Hiệu quả Google Ads mang lại

Mang lại kết quả nhanh chóng

Như đã nói ở trên, chỉ cần tạo chiến dịch và nạp tiền vào tài khoản quảng cáo Google, bạn sẽ được ưu tiên xuất hiện trước hàng nghìn khách tiềm năng và nếu bạn làm tốt bạn sẽ có chuyển đổi và doanh thu ngay lập tức.

Đo lường ngay hiệu quả hoạt động

Một lợi ích quan trọng khác của Google Ads là mọi thứ bạn làm đều có mục tiêu đo lường rõ ràng. Bạn có thể đo lường bất kỳ thứ gì có liên quan đến chiến dịch quảng cáo từ chi phí, lợi nhuận, lượt xem, nhấp chuột, lượt truy cập,…

Từ khi bạn bắt đầu một chiến dịch Google Ads, bạn có thể biết mình đã chi bao nhiêu và liệu bạn đang tạo ra lãi hay lỗ.

Không phụ thuộc vào các thay đổi về SEO hoặc thuật toán của Google

Một trong những điều thú vị về Google Ads là khi các chiến dịch, bạn không cần phải lo lắng về Google và những thay đổi mà họ đang thực hiện đối với các thuật toán xếp hạng của họ.

Tiếp cận đúng đối tượng

Khi bạn xác định chính xác vùng miền, quốc gia, ngôn ngữ, thời điểm,… thì quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ngay khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp.

Xây dựng nhận thức về thương hiệu

Bạn có thể sử dụng quảng cáo Google Ads để nhắm mục tiêu các từ khóa liên quan đến ngành của mình để những người đang tìm kiếm các từ khóa đó sẽ liên tục nhìn thấy quảng cáo của bạn. Ngay cả khi người dùng không click vào quảng cáo, họ vẫn nhìn thấy và ghi nhớ thương hiệu của bạn. 

Quản lý linh hoạt ngân sách

Bạn sẽ biết được ngân sách hàng ngày đã sử dụng hết bao nhiêu, số lượng traffic đến với webite cũng như số lượng khách hàng mục tiêu đã mua sản phẩm hoặc đăng ký, tìm hiểu thêm thông tin. Nắm rõ các con số trên giúp bạn điều chỉnh ngân sách marketing hợp lý hơn.

Nếu như bạn đang sử dụng nhiều tài khoản Google Ads và muốn quản lý chúng một cách dễ dàng thì bạn cần sử dụng đến tài khoản MCC. Hiểu rõ khái niệm MCC là gì và cách tạo tài khoản này sẽ giúp bạn tối ưu quản lý nhiều tài khoản Google Ads cùng lúc.

Nên chạy quảng cáo Google Ads nào trước?

Để lựa chọn chính xác mô hình quảng cáo để bắt đầu chạy chiến dịch sao cho tiếp cận đối tượng hiệu quả, tiết kiệm chi phí cần phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố.

Nếu có đủ ngân sách bạn có thể làm quen chạy quảng cáo GDN để giúp tăng nhận diện thương hiệu. Đối với những người mới mới tiếp cận với Google Ads, gồm có 2 loại quảng cáo sau đây giúp mang lại hiệu quả cao là Google Search Ads và Google Display Network.

Hãy bắt đầu với tổng quan đơn giản về cách Google Ads hoạt động:

Các nhà quảng cáo tạo các quảng cáo nhắm mục tiêu đến một nhóm hoặc đối tượng cụ thể. Quảng cáo tìm kiếm của Google hoạt động theo nguyên tắc đấu thầu thông qua từ khóa và giá tiền của nhà quảng cáo đặt cho từ khóa đó. Kết quả tìm kiếm phụ thuộc vào các yếu tố như từ khóa và giá thầu nhà quảng cáo đặt cho từ khóa sẽ quyết định người chiến thắng trong phiên đấu thầu để quảng cáo xuất hiện trên trang đầu kết quả tìm kiếm.

Google Ads hoạt động như thế nào?
Google Ads hoạt động như thế nào?

Phiên đấu giá bắt đầu khi ai đó nhập một truy vấn tìm kiếm trên trang tìm kiếm Google. Nếu từ khóa của nhà quảng cáo đấu thầu khớp với truy vấn tìm kiếm, Google sẽ xét tới yếu tố giá thầu và chất lượng quảng cáo để quyết định nhà quảng cáo nào giành chiến thắng trong phiên đấu thầu. Các nhà quảng cáo thắng cuộc sau đó sẽ hiển thị quảng cáo trên trang tìm kiếm.

Để tham gia vào quảng cáo này, các nhà quảng cáo cần tạo tài khoản trên nền tảng quảng cáo Google Ads. Sau đó thiết lập chiến dịch và xác định địa điểm và thời gian quảng cáo xuất hiện.

Các tài khoản được chia thành các chiến dịch để dễ quản lý. Dễ dàng tạo báo cáo vị trí, thời gian nhóm quảng cáo hoạt động như thế nào, nhóm nào đang đem về chuyển đổi tốt,…

Các chiến dịch được chia thành nhiều nhóm quảng cáo chứa từ khóa và mẫu quảng cáo liên quan.

Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được dẫn đến trang đích của nhà quảng cáo. Đây là URL web mà nhà quảng cáo đã chỉ định khi tạo quảng cáo của họ.

Nếu mọi việc suôn sẻ, một số lượng khách truy cập nhất định sẽ dẫn đến doanh số bán hàng. Mục tiêu là để giá trị của những lần bán hàng này vượt qua chi phí cho các quảng cáo, do đó dẫn đến lợi nhuận.

Trong phần dưới , chúng ta hãy xem xét sâu hơn về hệ thống đấu giá của Google Ads.

Hệ thống đấu giá Google Ads

Google Ads sử dụng mô hình trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). Đây là cơ sở để định giá quảng cáo và xác định quảng cáo nào hiển thị khi nhiều nhà quảng cáo đang cạnh tranh cho cùng một người dùng.

Quảng cáo PPC giống như những quảng cáo trên Google sử dụng đấu giá trực tiếp, siêu nhanh để xác định quảng cáo nào được hiển thị.

Hệ thống đấu giá Google Ads
Hệ thống đấu giá Google Ads

Khi khách hàng nhập một tìm kiếm vào công cụ tìm kiếm của Google, Google sẽ chạy đấu giá để xếp hạng tất cả các quảng cáo đủ điều kiện hiển thị cho tìm kiếm đó. Sau đó, nó hiển thị các kết quả hàng đầu theo thứ tự.

Số liệu mà Google sử dụng để xác định thứ hạng quảng cáo được gọi là AdRank.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Xếp hạng AdRank:

  • Đặt giá thầu: Số tiền bạn sẵn sàng trả để khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn. Giá thầu cao hơn dẫn đến thứ hạng cao hơn.
  • Bối cảnh tìm kiếm: Google sẽ đánh giá vị trí tìm kiếm, thời gian thực hiện, thiết bị đang được sử dụng và các yếu tố ngữ cảnh khác.
  • Tiện ích mở rộng quảng cáo: Những tiện ích mở rộng này thêm nhiều tính năng hơn vào quảng cáo của bạn. Google ước tính tác động của chúng đến hiệu suất quảng cáo.
  • Điểm chất lượng: Một số liệu được sử dụng để đánh giá chất lượng quảng cáo.

Để hiểu rõ hơn về các yếu tố, chúng ta cùng xem những phân tích dưới đây.

Điểm chất lượng

Điểm chất lượng là số liệu đo lường hiệu suất của quảng cáo và từ khóa. Thang điểm báo cáo điểm chất lượng là thang điểm 1-10.

Có ba yếu tố được sử dụng để tính điểm chất lượng:

1. Tỷ lệ nhấp dự kiến

Google ước tính tỷ lệ nhấp cho quảng cáo của bạn dựa trên hiệu suất từ khóa của bạn trong quá khứ, dựa trên vị trí của quảng cáo. Tỷ lệ nhấp là phần trăm số người nhấp vào quảng cáo sau khi xem nó.

Có 3 trạng thái: trung bình, trên trung bình hoặc dưới trung bình. Xếp hạng này ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng. Nếu một trong những thành phần này có trạng thái “Trung bình” hoặc “Dưới trung bình”, thì bạn có thể cần phải cải thiện những thành phần này.

2. Mức độ liên quan của quảng cáo

Mức độ liên quan của quảng cáo đo lường mức độ phù hợp của quảng cáo với mục đích của người tìm kiếm. Nó dựa trên mối quan hệ giữa từ khóa, quảng cáo và trang đích của bạn. Quảng cáo càng có liên quan, thì điểm chất lượng của bạn càng tốt.

3. Trải nghiệm trang đích

Trang đích là trang web mà khách truy cập truy cập sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Google đo lường mức độ đáp ứng trang web so với mức độ tìm kiếm của người dùng. Họ thực hiện điều này thông qua hệ thống tự động và sự đánh giá của người dùng.

Đặt giá thầu Google Ads

Đặt giá thầu xác định số tiền bạn sẵn sàng trả cho mỗi nhấp chuột vào trang web của mình.

Có ba tùy chọn đặt giá cho giá thầu:

  • Giá mỗi nhấp chuột (CPC): Giá thầu xác định số tiền bạn phải trả khi ai đó nhấp vào quảng cáo.
  • Giá mỗi lần tương tác (CPE): Giá thầu xác định số tiền bạn trả khi ai đó thực hiện một hành động cụ thể trên quảng cáo.
  • Giá mỗi mille (CPM): Giá thầu xác định số tiền bạn phải trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị.

Bạn có thể chọn định cấu hình giá thầu của mình theo một trong hai cách:

Đặt giá thầu thủ công

Với đặt giá thầu thủ công, bạn đặt số tiền giá thầu tối đa trên cơ sở từ khoá và nhóm quảng cáo. Điều này cho phép bạn kiểm soát chi tiết giá thầu không phân bổ quá mức vào các quảng cáo hoặc từ khóa có hiệu suất thấp.

Bạn có tùy chọn để bật “CPC nâng cao” cho đặt giá thầu thủ công. Điều này cho phép Google điều chỉnh giá thầu của bạn lên hoặc xuống để tối đa hóa kết quả tốt hơn.

Đặt giá thầu tự động

Với đặt giá thầu tự động, Google sẽ tự động đặt giá thầu trên cơ sở mỗi phiên đấu giá. Họ sẽ tính đến những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang đặt giá thầu và ngân sách tối đa bạn đã đặt cho chiến dịch của mình.

Có một số chiến lược khác nhau mà bạn có thể chọn để đặt giá thầu tự động:

  • Tối đa hóa lượt chuyển đổi: Google đặt giá thầu để nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất trong phạm vi ngân sách.
  • Tối đa hóa số lần nhấp: Google đặt giá thầu để nhận được nhiều lần nhấp nhất có thể trong phạm vi ngân sách.
  • Đặt giá thầu CPA mục tiêu: Bạn đặt mục tiêu CPA và Google đặt giá thầu để tối đa hóa chuyển đổi trong khi vẫn nằm trong CPA mà bạn đã đặt.
  • Tỷ lệ hiển thị mục tiêu: Google đặt giá thầu để có được một số lượng quảng cáo nhất định hiển thị ở vị trí chỉ định. Ví dụ: ở đầu trang.
  • Lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (ROAS): Chiến lược đặt giá thầu thông minh của AdWords này giúp bạn nhận được doanh thu hoặc giá trị chuyển đổi nhiều hơn ở mức lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) mục tiêu bạn đã đặt.
  • Tối đa hóa giá trị chuyển đổi: Google đặt giá thầu để nhận được giá trị chuyển đổi lớn nhất có thể trong phạm vi ngân sách của bạn.

Hướng dẫn cách để tối ưu quảng cáo Google Ads chạy hiệu quả

Cấu trúc tài khoản Google Ads

Google Ads tuân theo cấu trúc phân cấp đơn giản giúp bạn dễ dàng quản lý tài khoản của mình.

Cấu trúc tài khoản Google Ads
Cấu trúc tài khoản Google Ads

Các chiến dịch

Cấp cao nhất của tài khoản là các chiến dịch. Các phần khác của Google Ads như nhóm quảng cáo, quảng cáo, trang đích, đối tượng và từ khóa đều tồn tại trong một chiến dịch. Mỗi chiến dịch có cài đặt riêng bao gồm:

Ngân sách

Ngân sách xác định số tiền bạn muốn chi tiêu mỗi ngày trong khi chiến dịch đang hoạt động. Google sẽ cố gắng hết sức để có đủ số lần nhấp để lấp đầy ngân sách nhưng sẽ không chi tiêu quá mức.

Bạn cần lưu ý rằng ngân sách hàng ngày được tính trung bình trong vòng 30 ngày.

Điều này cho phép Google tăng chi tiêu vào những ngày có nhiều hoạt động tìm kiếm hơn và giảm chi tiêu khi có ít hoạt động hơn.

Thiết bị

Cài đặt này cho phép bạn sửa đổi quảng cáo của mình dựa trên danh mục thiết bị. Chúng bao gồm màn hình máy tính để bàn, điện thoại di động, máy tính bảng và TV.

Bạn có thể điều chỉnh giá thầu của mình cho bất kỳ loại thiết bị nào bằng cách áp dụng công cụ sửa đổi, giới hạn điều chỉnh giá thầu nằm trong khoảng giá trị từ -100% đến 900%. Giảm -100% giá thầu cho một thiết bị sẽ đảm bảo rằng quảng cáo không hiển thị trên thiết bị đó. Tương tự, +900% tăng giá thầu vị trí lên gấp 10 lần số tiền ban đầu.

Ví dụ: giả sử giá thầu nhóm quảng cáo của bạn là 2 đô la và vị trí được nhắm mục tiêu có điều chỉnh giá thầu là +200%. Giá thầu được sử dụng cho vị trí đó sẽ là 6 đô la.

Địa điểm

Cài đặt này cho phép bạn chọn các vị trí thực tế mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị. Bạn có thể điều chỉnh giá thầu của mình hoặc loại trừ hoàn toàn các khu vực nhất định dựa trên thành phố, khu vực và quốc gia.

Nhóm quảng cáo Google Ads

Cấp tiếp theo của tài khoản Google Ads là nhóm quảng cáo. Nhóm quảng cáo cho phép bạn dễ dàng quản lý trạng thái và giá thầu mặc định cho một hoặc nhiều quảng cáo có liên quan cũng như tập hợp từ khóa được chia sẻ của chúng.

Chúng cũng có thể bao gồm một đối tượng cụ thể. Đối tượng là phân khúc người dùng mà Google đã sử dụng để phân loại nhóm người nhất định. Bạn cũng có thể tạo đối tượng của riêng mình trong Trình quản lý đối tượng trong tài khoản Google Ads.

Khi định cấu hình nhóm quảng cáo, bạn sẽ cần tạo ít nhất một quảng cáo và thêm một từ khóa. Nếu bạn chọn đặt giá thầu thủ công cho chiến lược đặt giá thầu của mình, bạn cũng cần chọn CPC tối đa mặc định cho nhóm.

Bởi vì bạn không thể kiểm soát quảng cáo nào hiển thị cho những từ khóa nào trong nhóm quảng cáo. Vì vậy Google đề nghị bạn nên chia nhỏ nhóm quảng cáo. Tạo nhiều nhóm quảng cáo cho tất cả các quảng cáo và từ khóa mục tiêu của mình.

Quảng cáo

Quảng cáo là nội dung thực sự được hiển thị cho khách truy cập. Chúng có các định dạng khác nhau dựa trên loại chiến dịch.

Quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm bao gồm những yếu tố sau:

  • Dòng tiêu đề, mô tả, URL cuối cùng và URL hiển thị.
  • Dòng tiêu đề được chia thành ba phần, mỗi phần có giới hạn 30 ký tự.
  • Mô tả được chia thành hai phần, mỗi phần có giới hạn 90 ký tự.
  • URL cuối cùng là liên kết đến trang đích mà bạn muốn gửi đến người dùng.
  • URL hiển thị là địa chỉ trang web được hiển thị trong quảng cáo của bạn. Trong quảng cáo văn bản chuẩn, URL hiển thị xuất hiện với màu xanh lá cây, cạnh biểu tượng “Quảng cáo”. Sau đây là ví dụ:
Ví dụ quảng cáo Google Ads
Ví dụ quảng cáo Google Ads

Trong quảng cáo văn bản chuẩn, bạn tự xác định URL hiển thị. Nếu địa chỉ trang web bắt đầu bằng miền phụ (ví dụ: “blog” trong “www.blog.example.com”), URL hiển thị sẽ bao gồm miền phụ đó. Miền cho URL hiển thị phải khớp với miền của URL cuối cùng.

Như đã đề cập ở trên, với quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm thích ứng, bạn có thể tạo nhiều dòng tiêu đề và mô tả khác nhau, Google sẽ tự động chọn cách kết hợp tốt nhất.

Quảng cáo hiển thị hình ảnh có thể là sự kết hợp của văn bản và hình ảnh.

Quảng cáo mua sắm hiển thị các sản phẩm từ danh mục thương mại điện tử. Chúng sẽ bao gồm giá, mô tả, hình ảnh và thuộc tính của mặt hàng.

Các loại từ khóa của Google Ads

Từ khóa Google Ads là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người đang tìm kiếm. Mỗi nhóm quảng cáo đều nhắm mục tiêu đến một danh sách các từ khóa mà bạn đã đặt.

Khi bạn thêm từ khóa vào chiến dịch của mình, bạn cũng phải đặt loại đối sánh. Loại đối sánh xác định các biến thể của từ khóa mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị.

Ví dụ: nếu bạn thêm từ khóa “giày” vào chiến dịch của mình. Bạn chỉ muốn quảng cáo của mình hiển thị thuật ngữ “giày”? Hay bạn muốn chúng cũng hiển thị cho các tìm kiếm như “giày đen”, “giày nam”, “giày cỡ 11”, v.v.?

Loại đối sánh cho phép bạn định cấu hình điều này. Có ba loại đối sánh bạn có thể sử dụng:

Các loại từ khóa Google Ads
Các loại từ khóa Google Ads

Đối sánh rộng

Đây là cài đặt mặc định cho bất kỳ từ khóa nào bạn thêm vào danh sách của mình. Để sử dụng loại này, bạn chỉ cần thêm từ khóa mà không cần thêm bất cứ thứ gì vào trước hoặc sau.

Với đối sánh rộng, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị cho tất cả các tìm kiếm có liên quan, ngay cả khi chúng không chứa cụm từ chính xác.

Ví dụ: nếu bạn sử dụng thuật ngữ “laptop dell”, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện cho các tìm kiếm như “máy tính dell” hoặc “laptop xách tay”.

Đối sánh chỉnh sửa rộng

Đối sánh chỉnh sửa rộng chỉ hiển thị quảng cáo cho các nội dung tìm kiếm bao gồm những từ mà trước đó có dấu cộng “+” hoặc các biến thể gần đúng của cụm từ có dấu “+”. Không quan trọng thứ tự từ trong cụm từ khóa.

Ví dụ:

  • Từ khóa của bạn: +khách +sạn +sài +gòn.
  • Truy vấn tìm kiếm kích hoạt từ khóa: giá khách sạn ở sài gòn, thuê khách sạn tại sài gòn.
  • Truy vấn tìm kiếm không kích hoạt từ khóa: giá khách sạn quận 1, thuê nhà nghỉ tại sài gòn, thuê căn hộ tại sài gòn.

Đối sánh cụm từ

Với đối sánh cụm từ, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện cho các truy vấn tìm kiếm có chứa cụm từ khóa của bạn theo thứ tự chính xác của nó. Chúng có thể bao gồm các tìm kiếm có từ trước hoặc sau cụm từ.

Bạn chọn các đối sánh cụm từ bằng cách đặt dấu ngoặc kép xung quanh cụm từ. Ví dụ: “giày chạy bộ”.

Với tìm kiếm này, quảng cáo của bạn sẽ đủ điều kiện cho cụm từ giày chạy bộ nam nhưng sẽ không xuất hiện cho giày nam.

Đối sánh chính xác

Với loại đối sánh này, quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị cụm từ chính xác mà bạn sử dụng. Bạn đặt từ khóa đối sánh chính xác bằng cách đặt cụm từ trong dấu ngoặc vuông, như sau [giày chạy bộ màu đen].

Lưu ý rằng quảng cáo của bạn có thể hiển thị cho những từ có cùng ý nghĩa. Ví dụ: với cụm từ [dịch vụ cắt cỏ], quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện cho các tìm kiếm “dich vu cat co”.

Bạn cũng có tùy chọn để loại trừ hoàn toàn các từ khóa khỏi chiến dịch của mình. Những từ khóa này được gọi là từ khóa phủ định.

Giả sử bạn là một công ty quần áo nhưng bạn không bán áo da. Bạn có thể thêm thuật ngữ “áo khoác da” làm từ khóa phủ định để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không xuất hiện cho tìm kiếm này.

Phần mở rộng quảng cáo Google Ads

Như tên gọi của chúng cho thấy, phần mở rộng quảng cáo cho phép bạn mở rộng quảng cáo của mình để bao gồm nhiều thông tin hơn có thể hữu ích cho đối tượng của bạn.

Dưới đây là các loại tiện ích mở rộng quảng cáo khác nhau:

  • Phần mở rộng về đường liên kết trang web: Phần mở rộng về đường liên kết trang web đưa mọi người đến các trang cụ thể trên trang web của bạn (ví dụ: một sản phẩm cụ thể hoặc giờ mở cửa). Khi có người nhấp hoặc nhấn vào các đường liên kết, họ có thể truy cập ngay vào những thông tin mà họ muốn biết hoặc những sản phẩm mà họ muốn mua.
Phần mở rộng quảng cáo Google Ads
Phần mở rộng quảng cáo Google Ads
  • Phần mở rộng về khuyến mãi: Phần mở rộng về khuyến mại có thể thêm giá trị cho quảng cáo dạng văn bản trên Mạng tìm kiếm của bạn bằng cách làm nổi bật thông tin giảm giá và khuyến mại của bạn cho những người đang tìm kiếm ưu đãi tốt nhất mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
  • Phần mở rộng cuộc gọi: Tiện ích mở rộng này cho phép bạn thêm số điện thoại vào quảng cáo của mình, từ đó có thể tăng đáng kể tỷ lệ nhấp. Khi phần mở rộng về cuộc gọi xuất hiện, mọi người có thể nhấn hoặc nhấp vào nút gọi để gọi trực tiếp cho doanh nghiệp của bạn.
  • Phần mở rộng vị trí: Tiện ích mở rộng này cho phép các doanh nghiệp có sự hiện diện thực tế bao gồm vị trí và số điện thoại trong quảng cáo của họ.
  • Phần mở rộng ứng dụng: Tiện ích mở rộng này thêm liên kết để tải xuống ứng dụng cho người dùng di động.

Thuật ngữ và chỉ số hiệu suất Google Ads

Đo lường và tôi tối ưu hiệu suất của Google Ads là một phần quan trọng trong để chiến dịch quảng cáo đạt được thành công. Khi bạn biết quảng cáo của mình đang hoạt động tốt ở đâu và không hoạt động ở đâu, bạn có thể thực hiện các thay đổi để tối đa hóa kết quả của mình.

Dưới đây là một số chỉ số Google Ads quan trọng nhất mà bạn nên biết cùng với một số thuật ngữ liên quan.

  • Số lần hiển thị: Số liệu này cho biết số lần quảng cáo của bạn được hiển thị trên Google hoặc mạng các trang web của Google. Mỗi lần hiển thị được tính là một lần hiển thị.
  • Chi phí: Số liệu này cho bạn biết số tiền bạn đã chi cho một chiến dịch. Nếu bạn đang xem hiệu suất cho tất cả các chiến dịch, số liệu thể hiện tổng số tiền bạn đã chi tiêu trên tất cả các chiến dịch.
  • Số lần nhấp chuột: Một lần nhấp chuột được ghi lại bất cứ lúc nào ai đó nhấp vào một liên kết trong quảng cáo của bạn.
  • CPC trung bình: Đây là số tiền trung bình bạn đã bị tính phí cho mỗi nhấp chuột trong một chiến dịch. Nó được tính là Chi phí / Số lần nhấp = CPC Trung bình.
  • Chuyển đổi: Chuyển đổi là khi ai đó hoàn thành một hành động mà bạn cho là quan trọng. Đó có thể là bán hàng, đăng ký email hoặc thêm vào giỏ hàng.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Số liệu này đo lường tỷ lệ phần trăm của một nhóm người dẫn đến chuyển đổi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần theo dõi khi tạo các chiến dịch quảng cáo thành công.

Bạn có thể xem tỷ lệ chuyển đổi của mình bằng cách lọc các số liệu trên tab Tổng quan của chiến dịch. Bạn cũng có thể xem nó trên cơ sở quảng cáo hoặc từ khóa. Bạn tính toán tỷ lệ chuyển đổi bằng cách chia số lượng chuyển đổi cho tổng số người.

Giả sử bạn có một chiến dịch quảng cáo đã tạo ra 100 lần nhấp vào trang web của bạn, dẫn đến 5 lần bán hàng. Tỷ lệ chuyển đổi bán hàng của bạn sẽ là 5/100 = 0,05 (hoặc 5%).

Lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) – Số liệu này đo lường phần trăm lợi nhuận bạn kiếm được cho mỗi đô la bạn chi tiêu cho quảng cáo. Ví dụ: nếu bạn đã chi 1.000 đô la cho một chiến dịch mang lại doanh thu 3.000 đô la, thì ROAS của bạn là 300%.

Câu hỏi thường gặp

1. Google Ads được sử dụng để làm gì?

Google Ads cho phép bạn quảng cáo và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của mình khi người dùng tìm kiếm các từ khóa có liên quan trên Google. 
Khi được thực hiện hiệu quả, Google Ads có khả năng tăng doanh thu và khách hàng tiềm năng với số lượng lớn. 

2. Làm cách nào để bắt đầu Google Ads?

Để bắt đầu với Google Ads bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn.
Bước 2: Trên menu bên trái, hãy nhấp vào Chiến dịch.
Bước 3: Nhấp vào nút dấu cộng, sau đó chọn Chiến dịch mới.
Bước 4: Chọn mục tiêu quảng cáo của bạn cho chiến dịch.
Bước 5: Cuộn xuống, sau đó chọn mục tiêu chuyển đổi của bạn và nhấp vào Tiếp tục.
Bước 6: Chọn loại chiến dịch của bạn và nhấp vào Tiếp tục.

3. Nên chạy Google Ads trong bao lâu?

Mỗi chiến dịch sẽ có các mốc thời gian khác nhau và đối với mỗi doanh nghiệp cũng có những lựa chọn thời gian khác nhau. 
Tuy nhiên, Vietnix khuyên bạn nên có một khoảng thời gian vừa đủ, tức là ít nhất 6 tháng để hoàn thiện một chiến dịch Google Ads . Bởi vì khoảng thời gian 6-12 tháng để phát triển một chiến dịch PPC mạnh mẽ.

Kết luận

Trong phần này chúng tôi đã giải thích cho bạn rất rõ quảng cáo Google Ads là gì và những kiến ​​thức cơ bản về cách hoạt động của Google Ads. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về quảng cáo Google Adwords, bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ hồi đáp trong 24 giờ. Chúc bạn thành công.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG