Rủi ro bảo mật luôn là mối đe dọa lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi lẽ, các cuộc tấn công an ninh mạng có thể gây ra nhiều tổn thất, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến giải pháp Cyber Security để bảo vệ chính mình trước các nguy cơ tiềm tàng trên. Cùng Vietnix tìm hiểu về Cyber Security là gì qua nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Cyber Security là gì?
Cyber Security (hay an ninh mạng) là một thuật ngữ chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin gồm những hoạt động được thiết kế với mục đích bảo vệ sự an toàn thông tin dữ liệu trên các nền tảng (máy chủ, máy tính, thiết bị di động) trước các cuộc tấn công mạng.
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, bất kỳ tổ chức nào cũng phải đối diện với rủi ro bảo mật đến từ các cuộc xâm nhập hệ thống mạng trái phép. Trước bối cảnh đó, việc phát triển, cải tiến và xây dựng hệ thống Cyber Security toàn diện được xem như giải pháp hàng đầu để các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ chính mình.
Cyber Security quan trọng như thế nào?
Công nghệ phát triển mạnh mẽ mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng cũng đồng thời gây ra những mối nguy hại lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp. Khi đó, Cyber Security càng trở nên quan trọng và được các doanh nghiệp, tổ chức chú trọng để hạn chế rủi ro và chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng.
Các cuộc tấn công mạng gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp bằng cách xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp các dữ liệu quan trọng như thông tin khách hàng hoặc hoạt động của doanh nghiệp…Việt tạo hệ thống Cyber Security đủ mạnh để đảm bảo được quyền lợi những bên liên quan như các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Ngoài ra, Cyber Security còn giúp nâng cao uy tín và tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Trên thực tế, khách hàng sẽ thấy không an tâm nếu giao dịch với một doanh nghiệp không đảm bảo được quyền lợi và bảo mật thông tin cho họ. Ngược lại, một doanh nghiệp có hệ thống bảo mật tốt sẽ được khách hàng tin tưởng hơn.
Như vậy, có thể thấy Cyber Security đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Để không trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công an ninh mạng, tốt nhất là bạn nên đầu tư xây dựng giải pháp toàn diện và đạt tiêu chuẩn bảo mật ngay từ bây giờ.
5 loại Cyber Security phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là 5 loại Cyber Security phổ biến, được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp, tổ chức mà bạn có thể tham khảo:
1. Cyber Security
Cyber Security là hệ thống bảo mật toàn diện được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép của hacker từ bên ngoài, đồng thời đẩy lùi các yếu tố gây nguy hiểm ở bên trong. Để xây dựng Cyber Security và ngăn chặn hầu hết các cuộc tấn công bất ngờ, bạn cần đầu tư vào các thiết bị máy móc tiên tiến và thường xuyên cập nhật hệ thống.
Việc cài đặt hệ thống, phần mềm bảo mật trên máy tính luôn được khuyến khích bởi các chuyên gia công nghệ. Bởi lẽ, điều này giúp bạn tránh khỏi sự tấn công từ virus hoặc hành động truy cập trái pháp của hacker.
2. App Security (Bảo mật ứng dụng)
App Security (hay bảo mật ứng dụng) là phần mềm bảo vệ thiết bị khỏi các cuộc tấn công, xâm nhập từ những nguồn nguy hiểm không xác định. Cụ thể, App Security chỉ cho phép những người dùng được cấp quyền để có thể truy cập vào dữ liệu, từ đó ngăn chặn và hạn chế những xâm nhập trái phép.
Hiện nay, App Security liên tục được cập nhật phiên bản mới với các tính năng hiện đại để bảo vệ người dùng tối đa trước các rủi ro bảo mật.
3. Information and Data Security (Bảo mật thông tin)
Information and Data Security (Bảo mật thông tin) là một loại Cyber Security phổ biến và được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Trong một hệ thống mạng và ứng dụng, thông tin – dữ liệu là thành phần quan trọng nhất và bất cứ doanh nghiệp nào cũng không mong muốn những dữ liệu riêng bị đánh cắp hay lộ ra cho bên thứ 3.
Mỗi một doanh nghiệp, tổ chức đều phải xây dựng một hệ thống bảo mật toàn diện để bảo mật thông tin, dữ liệu của khách hàng, dữ liệu vận chuyển, dữ liệu kinh doanh,…
4. Phục hồi data lỗi và tính liên tục
Đánh mất dữ liệu hay gặp lỗi, sự cố là những rủi ro mà bất cứ hệ thống, phần mềm nào cũng có thể gặp phải. Từ đó, doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín và thậm chí là gặp khủng hoảng truyền thông nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Vì thế, doanh nghiệp nên triển khai các giải pháp phục hồi an ninh mạng toàn diện để đảm bảo tính liên tục và phục hồi data khi phát sinh sự cố, từ đó duy trì hoạt động và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp.
5. Giáo dục đối với người dùng cuối cùng
Các rủi ro về an ninh mạng có thể đến từ hai phía, cả người quản lý thông tin lẫn người cung cấp thông tin. Trong nhiều trường hợp, vì một số sơ suất mà người cung cấp thông tin đã vô tình tạo nên lỗ hổng bảo mật. Điều này tạo cơ hội cho các thành phần bên ngoài xâm nhập vào hệ thống dữ liệu và khiến doanh nghiệp đối diện với những hậu quả khó lường.
Một số nguyên nhân gây lỗ hổng bảo mật có thể đến từ:
- Truy cập email với các tập tin liên kết không xác định nguồn gốc.
- Không cẩn thận khi sử dụng USB khiến cho virus xâm nhập vào thiết bị và đánh cắp thông tin.
- Vô tình truy cập vào các phần mềm quảng cáo đã được cài cắm một số phần mềm độc hại khác trong đó.
- Trong các cuộc tấn công SQL Injection, các hacker sẽ tấn công các website có độ bảo mật yếu bằng cách chèn một đoạn mã độc vào thanh công cụ “tìm kiếm”.
Các thách thức của Cyber Security
Thách thức của Cyber Security đến từ nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
Các cuộc tấn công an ninh mạng
Sự phát triển của công nghệ dù mang nhiều lợi ích nhưng cũng tạo cơ hội cho hacker tấn công mạng bằng các thủ đoạn tinh vi hơn. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần thường xuyên cập nhật bảo mật để đối phó với các cuộc tấn công này.
Phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại là các chương trình máy tính được tạo ra với mục đích gây hại cho hệ thống máy tính, đánh cắp thông tin cá nhân, tiến hành tấn công mạng hoặc thực hiện các hoạt động trái phép khác. Phần mềm độc hại thường được thiết kế để hoạt động một cách ẩn danh và không được phép của người sử dụng.
Một số phần mềm độc hại hiện nay như: Trojan, Malware, Virus, Worm, Ransomware,…
Hành vi lừa đảo
Hành vi lừa đảo phổ biến hiện nay là gửi email, các hacker sẽ gửi những email tương tự với các nguồn tin uy tín để người dùng tin tưởng click vào đó. Lúc này, hacker có thể xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm của người dùng như: thông tin đăng nhập, thông tin tài khoản tín dụng,…
Vì thế, bạn cần phải nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công nghệ lọc email độc hại để hạn chế tối đa rủi ro bảo mật.
Social Engineering
Social Engineering (tấn công phi kỹ thuật) là chiến thuật tinh vi được các đối tượng xấu sử dụng để lấy thông tin của bạn. Sau khi khai thác được thông tin, họ sẽ dùng với các mục đích riêng như: tống tiền, đe dọa, lấy quyền truy cập vào dữ liệu bí mật của doanh nghiệp,…
Social Engineering thường được kết hợp với các hành vi bên trên, chẳng hạn như khiến người dùng click vào liên kết hay tải xuống những phần mềm độc hại, không an toàn,…
Các phương pháp đảm bảo an toàn cho Cyber Security
Mối đe dọa liên quan đến Cyber Security có thể tồn tại ở mọi nơi, và xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Trước khi bạn chờ đợi những công nghệ mới tối tân hơn, việc chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ được xem như giải pháp hàng đầu giúp bạn tránh khỏi các rủi ro về an toàn mạng. Một số gợi ý dành cho bạn sẽ là:
- Sử dụng các phần mềm diệt virus hoặc các giải pháp an ninh tương tự.
- Sử dụng mật khẩu mạnh, khó đoán.
- Không tùy tiện mở các file đính kèm từ email không rõ ràng.
- Hạn chế kết nối wifi ở công cộng vì đây là không gian lý tưởng để các đối tượng tấn công dữ liệu của bạn.
Lời kết
Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn hiểu được Cyber Security là gì, tầm quan trọng của Cyber Security và một số loại Cyber Security phổ biến hiện nay. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ bài viết để mọi người cùng đọc và tự bảo vệ dữ liệu trước rủi ro từ các cuộc tấn công mạng.