HTTP là một giao thức rất quan trọng cho bất kì một mô hình web Client-Server nào. HTTP giúp truyền tải dữ liệu nhanh chóng và an toàn với sự hỗ trợ của chứng chỉ TLS/SSL. Tuy nhiên, HTTP cũng có một số phiên bản như HTTP/1 và HTTP/2. Với quy mô của các trang web hiện nay, việc hiểu được sự khác nhau của hai phiên bản này của HTTP là vô cùng cần thiết. Do đó, trong bài viết về cách thiết lập NginX với sự hỗ trợ của HTTP/2 trên Ubuntu 20.04 hôm nay, Vietnix sẽ hướng dẫn bạn cách làm đơn giản và chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé.
Giới thiệu về thiết lập NginX với sự hỗ trợ của HTTP/2 trên Ubuntu 20.04
Nginx là một máy chủ web nhanh, đáng tin cậy và có mã nguồn mở. NginX đã trở nên phổ biến nhờ có dung lượng bộ nhớ sử dụng thấp, khả năng mở rộng cao, dễ cấu hình và hỗ trợ nhiều loại giao thức khác nhau.
HTTP/2 là phiên bản mới hơn của Hypertext Transport Protocol (Giao thức truyền tải siêu văn bản), được sử dụng trên web dùng để điều phối các trang được máy chủ cung cấp đến trình duyệt. HTTP/2 là bản cập nhật lớn đầu tiên của HTTP trong gần hai thập kỷ.
Tuy nhiên trước đó, HTTP/2 còn có một tiền thân là HTTP1.1 được giới thiệu ra công chúng vào năm 1999 khi các trang web vào lúc đó có kích thước rất nhỏ. Nhưng cho tới nay, Internet đã trải qua những thay đổi đáng kể kể từ lúc đó và hiện đang xuất hiện một số những hạn chế nhất định của giao thức HTTP 1.1.
Giao thức HTTP1.1 đã làm giới hạn tốc độ truyền tải đối với hầu hết các trang web hiện đại ngày nay do phải tải xuống các phần của trang web từ trong hàng đợi – điều đó nghĩa là mỗi trang chỉ được tải xuống sau khi trang trước đó đã hoàn toàn được tải về trình duyệt. Đây là một vấn đề lớn vì hầu hết các trang web hiện tại trung bình sẽ tải xuống hàng một lượng rất lớn các tệp CSS, Javascript và các tệp khác như hình ảnh. Đó cũng là nguyên nhân cho HTTP/2 ra đời.
HTTP/2 giúp giải quyết vấn đề trên nhờ vào một số thay đổi cơ bản:
- Tất cả các trang hay các file cần thiết được tải xuống cùng lúc, không cần phải đợi.
- HTTP Headers được nén.
- Các trang được chuyển tải dưới dạng nhị phân, không phải dưới dạng file văn bản, giúp truyền tải nhanh và hiệu quả hơn.
- Máy chủ có thể push dữ liệu ngay cả khi không có yêu cầu của user, giúp cải thiện tốc độ cho user có độ trễ cao.
Mặc dù HTTP/2 không yêu cầu mã hóa, nhưng các nhà phát triển của Google Chrome và Mozilla Firefox, đã tuyên bố vì lý do bảo mật, họ sẽ chỉ hỗ trợ HTTP/2 cho các kết nối HTTPS. Do đó, nếu bạn quyết định thiết lập máy chủ có hỗ trợ HTTP/2 thì bạn cũng phải bảo mật chúng bằng HTTPS.
Yêu cầu tiên quyết để thiết lập NginX với sự hỗ trợ của HTTP/2 trên Ubuntu 20.04
- Máy chủ Ubuntu 20.04 sở hữu user non-root có quyền
sudo
và tường lửa được bật. - Nginx đã được cài đặt trên máy chủ trên. (Hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt Nginx trên Ubuntu 20.04 tại đây)
- Một tên miền được cấu hình để trỏ đến máy chủ Ubuntu trên.
- Server block cho tên miền của bạn được đặt trong
/etc/nginx/sites-available/your_domain
với chỉ thịserver_name
đã được thiết lập tương ứng. - Chứng chỉ TLS/SSL được cấu hình cho máy chủ. Bạn có hai lựa chọn: Hoặc bạn có thể nhận chứng chỉ miễn phí từ Let’s Encrypt hoặc có thể tạo và cấu hình chứng chỉ tự ký (Self-signed Certificate).
- Nginx được cấu hình để chuyển hướng các lưu lượng truy cập từ cổng
80
sang cổng443
. - Nginx được cấu hình để sử dụng khóa Ephemeral Diffie-Hellman (DHE) 2048 bit trở lên, khóa này cũng phải được cấu hình ở các điều kiện tiên quyết trước đó.
Nếu bạn chưa sở hữu máy chủ hoặc đang tìm kiếm giải pháp thuê máy chủ tiết kiệm chi phí thì VPS Vietnix sẽ là giải pháp phù hợp. VPS Vietnix cung cấp các gói linh hoạt về giá và cấu hình (bao gồm các gói VPS Giá Rẻ, VPS Phổ Thông, VPS Cao Cấp, VPS NVMe, VPS GPU, phù hợp cho cả cá nhân, doanh nghiệp.
Với VPS Vietnix, bạn sẽ không cần phải lo lắng về chi phí duy trì máy chủ, Vietnix sẽ quản lý và hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh cho bạn. Ngoài ra, Vietnix cũng cung cấp dịch vụ tên miền, chứng chỉ SSL nếu bạn có nhu cầu sử dụng. Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất.
Các bước tiến hành
Bước 1: Bật tính năng hỗ trợ của HTTP/2
Đầu tiên, bạn cần thay đổi server block tên miền để sử dụng HTTP/2.
Mở file cấu hình cho tên miền của bạn bằng nano
hoặc trình chỉnh sửa văn bản tùy thích:
$ sudo nano /etc/nginx/sites-enabled/your_domain
Trong file, định vị các biến listen
được liên kết với cổng 443
:
... listen [::]:443 ssl ipv6only=on; listen 443 ssl; ...
Dòng đầu tiên là dành cho các kết nối IPv6. Dòng thứ hai dành cho tất cả các kết nối IPv4. Bạn sẽ kích hoạt HTTP/2 cho cả hai.
Sửa đổi từng lệnh listen
để gắn http2
vào:
... listen [::]:443 ssl http2 ipv6only=on; listen 443 ssl http2; ...
Điều này sẽ chỉ định Nginx sử dụng HTTP/2 cho các trình duyệt có hỗ trợ.
Lưu file cấu hình và thoát khỏi trình soạn thảo văn bản. Nếu bạn đang sử dụng nano
, hãy nhấn Ctrl + X
, sau đó, khi được nhắc, hãy nhấn Y
rồi Enter
.
Khi thay đổi file cấu hình Nginx, bạn nên kiểm tra cấu hình lại để tìm lỗi nếu có, sử dụng cờ -t
, chạy lệnh kiểm tra cú pháp đã được dựng hợp sẵn của Nginx:
$ sudo nginx -t
Nếu không có lỗi cú pháp, output sẽ tương tự như sau:
nginx: the configuration file /etc/nginx/nginx.conf syntax is ok nginx: configuration file /etc/nginx/nginx.conf test is successful
Tiếp theo, bạn sẽ cấu hình máy chủ Nginx của mình để sử dụng danh sách các mật mã có độ hạn chế cao hơn nhằm cải thiện tính bảo mật cho máy chủ.
Bước 2: Loại bỏ các bộ mật mã cũ và không an toàn
HTTP/2 có một danh sách chặn (blocklist) các mật mã cũ và không an toàn cần phải tránh. Bộ mật mã có nghĩa là các thuật toán mật mã mô tả cách mã hóa dữ liệu được truyền tải.
Phương pháp mà bạn sẽ sử dụng để xác định mật mã tùy thuộc vào cách bạn đã cấu hình chứng chỉ TLS/SSL cho Nginx.
Nếu bạn sử dụng Certbot để lấy chứng chỉ thì trong đó sẽ tạo ra file /etc/letsencrypt/options-ssl-nginx.conf
chứa các mật mã nhưng những mật mã này là không đủ an toàn để sử dụng cho HTTP/2 . Tuy nhiên, việc sửa đổi tệp này sẽ làm cản trở việc Certbot áp dụng các cập nhật khác trong tương lai, vì vậy bạn sẽ yêu cầu Nginx không sử dụng tệp này mà sẽ tự chỉ định danh sách mật mã của riêng mình.
Mở tệp cấu hình khối máy chủ cho tên miền của bạn bằng lệnh sau:
$ sudo nano /etc/nginx/sites-enabled/your_domain
Xác định vị trí dòng chứa file options-ssl-nginx.conf
và comment lại bằng cách thêm ký tự #
vào đầu dòng:
# include /etc/letsencrypt/options-ssl-nginx.conf; # managed by Certbot
Bên dưới dòng đó, hãy thêm dòng sau đây để định nghĩa các mật mã được cho phép:
ssl_ciphers EECDH+CHACHA20:EECDH+AES128:RSA+AES128:EECDH+AES256:RSA+AES256:EECDH+3DES:RSA+3DES:!MD5;
Lưu file và thoát khỏi trình chỉnh sửa.
Nếu bạn đã sử dụng chứng chỉ tự ký hoặc sử dụng chứng chỉ từ bên thứ ba và cấu hình chứng chỉ đó theo các điều kiện tiên quyết thì mở file /etc/nginx/snippets/ssl-params.conf
trong trình soạn thảo văn bản như sau:
$ sudo nano /etc/nginx/snippets/ssl-params.conf
Xác định vị trí dòng sau:
... ssl_ciphers ECDHE-RSA-AES256-GCM-SHA512:DHE-RSA-AES256-GCM-SHA512:ECDHE-RSA-AES256-GCM-SHA384:DHE-RSA-AES256-GCM-SHA384:ECDHE-RSA-AES256-SHA384; ...
Sửa đổi để sử dụng danh sách mật mã sau đây:
... ssl_ciphers EECDH+CHACHA20:EECDH+AES128:RSA+AES128:EECDH+AES256:RSA+AES256:EECDH+3DES:RSA+3DES:!MD5;
Lưu file và thoát trình chỉnh sửa sau khi hoàn thành.
Kiểm tra lại cấu hình để tìm lỗi cú pháp bằng cách sử dụng lệnh nginx -t
:
$ sudo nginx -t
Nếu có lỗi cú pháp, bạn hãy sửa và kiểm tra lần nữa.
Khi cấu hình đã hoàn tất, khởi động lại Nginx bằng lệnh systemctl
:
$ sudo systemctl reload nginx.service
Sau khi được khởi động lại, bạn sẽ tiến hành xác nhận rằng máy chủ đang hoạt động bình thường hay chưa.
Bước 3: Xác nhận lại HTTP/2 đã bật
Hãy đảm bảo rằng máy chủ đang chạy và hoạt động với HTTP/2.
Sử dụng lệnh curl
để tạo một request vào trang web để xem các headers:
$ curl -I -L --http2 https://your_domain
Bạn sẽ nhận được output tương tự như sau:
HTTP/2 200 server: nginx/1.18.0 (Ubuntu) date: Wed, 10 Nov 2021 17:53:10 GMT content-type: text/html content-length: 612 last-modified: Tue, 09 Nov 2021 23:18:37 GMT etag: "618b01cd-264" accept-ranges: bytes
Bạn cũng có thể xác minh rằng HTTP/2 đang được sử dụng trong Google Chrome bằng cách hãy mở Chrome và điều hướng đến https://your_domain
. Mở Chrome Developer Tools (View -> Developer -> Developer Tools), sau đó tải lại trang (View -> Reload This Page). Điều hướng đến tab Network, nhấp chuột phải vào hàng tiêu đề của bảng có tên bắt đầu bằng Name và chọn Protocol từ menu bật lên.
Bạn sẽ thấy một cột Protocol mới chứa h2
(viết tắt của HTTP/2), cho biết rằng HTTP/2 đang hoạt động.
Bây giờ, bạn có thể tạo nội dung cho trang web của mình thông qua giao thức HTTP/2. Tiếp theo, hãy cải thiện bảo mật và hiệu suất hoạt động bằng cách bật HSTS.
Bước 4: Bật HTTP Strict Transport Security (HSTS)
Mặc dù hiện tại các yêu cầu HTTP sẽ được chuyển hướng đến HTTPS, nhưng bạn có thể bật HTTP Strict Transport Security (HSTS) để tránh phải thực hiện các chuyển hướng đó. Nếu trình duyệt tìm thấy HSTS header, trình duyệt sẽ không thử kết nối lại với máy chủ qua HTTP thông thường trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp việc trao đổi dữ liệu chỉ được diễn ra trên các kết nối HTTPS được mã hóa. HSTS header này cũng đồng thời bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công hạ cấp giao thức (protocol dowgrade attacks).
Hãy mở lại tệp cấu hình khối máy chủ cho tên miền bằng lệnh sau:
$ sudo nano /etc/nginx/your_domain
Thêm dòng này vào cùng khối với vùng chứa mật mã SSL để bật HSTS:
server { ... ssl_ciphers EECDH+CHACHA20:EECDH+AES128:RSA+AES128:EECDH+AES256:RSA+AES256:EECDH+3DES:RSA+3DES:!MD5; add_header Strict-Transport-Security "max-age=15768000" always; } ...
max-age
được đặt tính bằng giây. Giá trị 15768000
tương đương với 6 tháng.
Theo mặc định, header này không được thêm vào các requests vào các tên miền phụ. Nếu bạn có các tên miền phụ và muốn áp dụng HSTS cho tất cả các tên miền đó, bạn nên thêm biến includeSubDomains
vào cuối của dòng, như sau:
add_header Strict-Transport-Security "max-age=15768000; includeSubDomains" always;
Sau khi hoàn thành hãy lưu tệp và thoát khỏi trình chỉnh sửa.
Một lần nữa, hãy kiểm tra lại tệp cấu hình để tìm lỗi cú pháp:
$ sudo nginx -t
Cuối cùng, khởi động lại máy chủ Nginx để áp dụng các thay đổi.
$ sudo systemctl reload nginx.service
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ hosting, VPS, tên miền, máy chủ,… chất lượng với chi phí phù hợp, hãy trải nghiệm Vietnix. Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp lưu trữ số, Vietnix đã nhận được sự tin tưởng của hơn 50.000 khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, nổi bật trong đó có GTV, SEOSONA, SAGO Media,…
Có hơn 100.000 dịch vụ được kích hoạt, Vietnix luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Minh chứng đó là đã có tới 97% khách hàng giới thiệu dịch vụ sau khi sử dụng. Năm 2022, Vietnix đã được vinh danh bằng giải thưởng Thương hiệu Việt Nam xuất sắc, cho thấy Vietnix là một trong những thương hiệu được khách hàng tin tưởng sử dụng tại Việt Nam.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 1800 1093.
- Email: sales@vietnix.com.vn.
Lời kết
Qua bài hướng dẫn về cách thiết lập NginX với sự hỗ trợ của HTTP/2 trên Ubuntu 20.04 này, máy chủ Nginx của bạn hiện đang chạy dưới sự hỗ trợ của giao thức HTTP/2. Nếu muốn kiểm tra cường độ kết nối SSL của mình, bạn có thể truy cập vài Qualys SSL Lab và chạy thử nghiệm đối với máy chủ của mình. Nếu mọi thứ được định cấu hình đúng cách, bạn sẽ nhận được điểm A+ về bảo mật. Nếu có gì thắc mắc hãy để lại những ý kiến của mình ở phần bình luận bên dưới nhé.