Hiện nay, thiết bị mạng là vật dụng rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống. Chúng giúp kết nối các thiết bị điện tử với nhau thông qua Internet. Vậy thiết bị mạng là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Thiết bị mạng là gì?
Thiết bị mạng là một thuật ngữ chung chỉ các loại thiết bị phần cứng đa dạng như: Bộ chuyển mạch (Switch), Bộ định tuyến (Router), Điểm truy cập không dây (Wireless Access Point – WAP), Bộ khuếch đại tín hiệu (Repeater), Điểm phát sóng di động (Mobile Hotspot),… Mỗi loại thiết bị có chức năng riêng, nhưng đều phục vụ mục đích chung là kết nối các thiết bị khác nhau và tạo thành một mạng lưới.
Vai trò của thiết bị mạng đối với doanh nghiệp
Thiết bị mạng giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo kết nối Internet giữa các thiết bị đầu, cuối luôn được ổn định, không bị chập chờn hoặc nhiễu sóng. Mỗi thiết bị mạng có thể nhận vào rất nhiều lượt kết nối từ người dùng. Do vậy, khi lắp đặt thiết bị mạng, các doanh nghiệp, phòng ban, hộ gia đình có thể quản lý được số lượng người truy cập Internet, để từ đó tạo sự linh hoạt trong việc kết nối nhiều thiết bị.
Ngoài ra, thiết bị mạng là vật dụng không thể thiếu đối với: tòa nhà, văn phòng, tổ chức, trường học, cơ quan, công ty,…Ở những địa điểm này, người dùng chỉ cần lắp một mạng LAN để sử dụng cho toàn bộ các thiết bị như: điện thoại, máy tính, laptop, máy in, PC,…, nhằm tạo điều kiện cho nhân viên, viên chức kết nối mạng và trao đổi thông tin dễ dàng.
10 thiết bị mạng và chức năng cơ bản
Một số thiết bị mạng như Firewall, Hub, Bridge,…ngày càng trở nên phổ biến và chức năng của các thiết bị mạng này đều riêng biệt với:
1. Firewall – Tường lửa
Firewall còn được gọi là tường lửa, là một hệ thống bảo mật mạng hoạt động dựa trên phần cứng, phần mềm hoặc kết hợp cả hai. Nó đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ, kiểm soát lưu lượng truy cập vào và ra khỏi mạng nội bộ dựa trên các quy tắc được thiết lập trước. Tường lửa giúp ngăn chặn các truy cập trái phép, bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng và đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Mặc dù tường lửa là một biện pháp bảo mật quan trọng, nhưng việc triển khai nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của từng doanh nghiệp.
2. Hub
Bộ chia mạng (Hub) là một thiết bị mạng có dây, thường được sử dụng để kết nối các thiết bị trong mạng LAN. Hub có từ 4 đến 24 cổng kết nối và hoạt động bằng cách chuyển tiếp dữ liệu nhận được từ một cổng đến tất cả các cổng khác. Tuy nhiên, do không có khả năng lọc dữ liệu, Hub có thể gây ra xung đột dữ liệu khi nhiều thiết bị cùng truyền dữ liệu.
Có hai loại Hub chính:
- Active Hub: Có khả năng khuếch đại tín hiệu, giúp mở rộng phạm vi mạng.
- Smart Hub: Ngoài chức năng khuếch đại tín hiệu, còn có khả năng tự động phát hiện và xử lý một số lỗi mạng cơ bản.
3. Bridge
Bridge là một thiết bị mạng hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu, có vai trò kết nối nhiều mạng LAN (mạng cục bộ) với nhau để mở rộng mạng LAN hoặc tạo thành một mạng LAN lớn hơn. Các chức năng chính gồm:
- Vì kết nối nhiều mạng LAN nên Bridge giúp tăng dung lượng mạng.
- Bridge sẽ nhân tố quyết định chấp nhận hay từ chối dữ liệu sau khi nhận được cơ sở dữ liệu đó.
- Khi địa chỉ đích hoặc địa chỉ MAC không tồn tại, Bridge vẫn có thể phát dữ liệu đi.
- Trong trường hợp các nút bị lỗi, Bridge vẫn có thể chuyển tiếp các gói dữ liệu.
4. Switch – Bộ chuyển mạch
Switch vừa có thể là thiết bị phần cứng hoặc thiết bị ảo. Switch hoạt động dựa trên việc hỗ trợ các thiết bị giao tiếp, kết nối với nhau thông qua gói dữ liệu. Đặc trưng cơ bản của Switch gồm:
- Trong mô hình OSI, Switch hoạt động ở tầng thứ 2.
- Switch được xem như một cầu nối mạng với nhiều cổng nối khác nhau.
- Switch thực hiện công đoạn kiểm tra lỗi thật kỹ, sau đó chuyển dữ liệu đến cổng đích.
- Switch dùng kỹ thuật chuyển mạch gói để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng LAN.
5. Repeater – Bộ lặp tín hiệu
Repeater là một thiết bị được dùng tái tạo và khuếch đại tín hiệu, giúp kéo dài khoảng cách truyền tín hiệu trong mạng mà không làm giảm chất lượng tín hiệu.. Vì vậy, Repeater còn được biết đến là bộ tăng cường tín hiệu. Hay nói cách khác, chức năng chính của bộ lặp tín hiệu là đảm bảo chất lượng và độ an toàn của dữ liệu dù cho chúng có được truyền đi xa.
6. Router – Bộ định tuyến
Trong mô hình OSI, bộ định tuyến Router hoạt động chủ yếu ở tầng thứ 3. Nhiệm vụ chính của bộ định tuyến là kết nối nhiều mạng con đã được chuyển mạch gói. Ngoài ra, Router còn có hai chức năng chính là:
- Chuyển tiếp dữ liệu: Khi nhận được một gói dữ liệu tại một cổng vào, bộ định tuyến sẽ kiểm tra thông tin trong tiêu đề gói tin (đặc biệt là địa chỉ IP đích). Sau đó, nó tra cứu trong bảng định tuyến để tìm ra cổng ra tương ứng với địa chỉ IP đích và chuyển gói tin đến cổng đó.
- Thực hiện định tuyến: Bộ định tuyến xác định đường đi tốt nhất cho gói dữ liệu từ nguồn đến đích. Quá trình này dựa trên các thuật toán định tuyến phức tạp, xem xét các yếu tố như khoảng cách, độ trễ, băng thông và tình trạng mạng.
7. Gateway – Cổng ghép nối
Trong mô hình OSI, Gateway có thể hoạt động ở đa tầng. Gateway đóng vai trò là những nút mạng, nối điểm đích của mạng này và điềm đầu của mạng khác, dù cho hai mạng đó có cùng giao thức truyền hay không. Nói một cách đơn giản hơn, Gateway cho phép quá trình chia sẻ dữ liệu được diễn ra trên cùng một hệ thống hoặc giữa các hệ thống khác nhau đều được.
Gateway còn thực hiện nhiều chức năng nổi bật như:
- Nâng cao khả năng hiển thị: Gateway cung cấp khả năng hiển thị vô song đối với các lượt truy cập đi qua nút ranh giới.
- Thực hiện thu thập dữ liệu: Cổng ghép nối thu thập thông tin từ những vị trí khác của mạng, từ đó khắc phục sự cố nhanh chóng.
- Chế độ bảo mật được nâng cao: Vị trí của các Gateway mang đến khả năng bảo mật cần thiết cho mọi dữ liệu khi đi từ hệ thống này sang hệ thống khác.
- Hỗ trợ đa giao thức: Các cổng ghép nối được xây dựng để chứa đa dạng các giao thức. Điều đó giúp cho quá trình truyền hoặc sử dụng dữ liệu giữa các mạng được dễ dàng.
8. Access Point – Thiết bị mở rộng vùng phủ sóng Wifi
Access Point là một thiết bị mạng không dây và người dùng có thể truy cập trực tiếp với mạng đó. Access Point là thiết bị cốt lõi để tạo ra mạng Wifi. Access Point sử dụng dây cáp Ethernet để kết nối với modem hoặc router, sau đó truyền sóng Wifi đến các thiết bị như: máy tính bảng, điện thoại, laptop,… trong phạm vi nhất định. Mặt khác, với phạm vi rộng hơn, có nhiều thiết bị truy cập mạng hơn, Access Point vẫn đảm bảo tín hiệu ổn định cho mọi thiết bị.
9. Modem – Thiết bị kết nối mạng
Modem là một hộp kết nối mạng gia đình của người dùng với đơn vị cung cấp dịch vụ Internet. Đa phần mọi thiết bị modem đều có hai cổng, trong đó cổng WAN dùng cho mạng diện rộng, tức là đường cáp của đơn vị cung cấp, còn cổng LAN sẽ kết nối modem với các thiết bị điện tử hoặc bộ định tuyến. Cách thức hoạt động của Modem chính là biến đổi thông số kỹ thuật từ máy tính của người dùng thành các tín hiệu tương đương có thể truyền được qua cáp đồng hoặc dây dẫn khác.
10. Network card – Card mạng
Network Card là loại bảng mạch, bên trong có bo mạch chính, hỗ trợ các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua Internet. Chức năng chính của Network Card là:
- Thực hiện quá trình giao tiếp thông tin giữa các thiết bị, đồng thời thống kê và quản lý mọi dữ liệu được truyền tới thiết bị.
- Mỗi card mạng chứa một địa chỉ MAC nhất định và riêng biệt. Chính bởi địa chỉ này mà card mạng có thể phân định dữ liệu và thực hiện truyền đi một cách chuẩn xác.
Tiêu chí lựa chọn thiết bị mạng là gì?
Hiện nay, có đa dạng các thiết bị mạng tương ứng với mỗi mục đích khác nhau. Vậy làm sao để chọn một thiết bị mạng phù hợp? Người dùng nên nắm rõ một số tiêu chí gồm:
Nhu cầu sử dụng
Người dùng cần xác định chính xác mục tiêu của mình trước khi đưa ra quyết định chọn thiết bị mạng nào. Để lựa chọn các thiết bị kết nối mạng máy tính phù hợp, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Tiêu chí | USB Wifi | Router | Repeater | Bộ phát Wifi |
---|---|---|---|---|
Nhu cầu sử dụng | Dễ dùng, nhỏ gọn, tiện lợi | Kết nối đa thiết bị, độ bảo mật dữ liệu cao | Mở rộng vùng phủ sóng và khuếch đại sóng Wifi | Dùng mạng 4G thay thế những lúc Wifi bị chập chờn |
Tốc độ và băng tần mạng | Phụ thuộc vào tốc độ nhà mạng (150Mbps) | – Nhà cung cấp dịch vụ Internet 2.4GHz: 150Mbps. – Đơn vị cung cấp dịch vụ Internet 5GHz: 300Mbps. | Phụ thuộc vào router gốc (300Mbps) | Phụ thuộc vào tốc độ 4G (150Mbps) |
Lượng người truy cập | Từ 2 đến 3 người | Từ 2 đến 6 người | Từ 4 đến 8 người | Khoảng 1 đến 2 người |
Mức giá | 130.000 VNĐ – 300.000VNĐ | < 3.000.000 VNĐ | 150.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ | < 2.000.000 VNĐ |
Băng tần mạng
Băng tần mạng (hay còn gọi là băng tần ) hoạt động trên hai dải tần chính là 2.4 GHz và 5 GHz. GHz là viết tắt của Gigahertz (tức là tỷ hertz) và là đơn vị đo tần số của sóng vô tuyến. Dải tần 5GHz thường cung cấp tốc độ nhanh hơn nhưng phạm vi phủ sóng hẹp hơn so với dải tần 2.4GHz.
Nếu bạn cần tốc độ cao cho các hoạt động như xem phim chất lượng cao hoặc chơi game trực tuyến, và thiết bị của bạn nằm gần bộ phát Wifi, thì băng tần 5GHz sẽ là lựa chọn tốt hơn. Ngược lại, nếu bạn chỉ sử dụng Internet cho các nhu cầu cơ bản và cần phạm vi phủ sóng rộng hơn (ví dụ như sử dụng ở nhiều tầng trong nhà), thì băng tần 2.4GHz sẽ phù hợp hơn.
Tốc độ truy cập mạng
Tốc độ truy cập ảnh hưởng đến các công việc, thao tác mà người dùng thực hiện trên hệ thống mạng Internet. Người dùng có thể tham khảo các tính năng tương đương với các mức tốc độ như sau:
Tốc độ | Tính năng tương đương |
---|---|
150Mbps | – Phù hợp với ít người (1-2 người). – Lướt web mượt, dùng cho các ứng dụng cơ bản. |
300Mbps | – Chia sẻ file, dữ liệu mượt mà. – Thích hợp dùng để xem phim, tiviPhù hợp với mạng gia đình. |
300Mbps – 1201Mbps | – Tải file, dữ liệu, lướt web, xem phim mượt mà. – Không gặp trục trặc về vấn đề nghẽn mạngPhổ biến với người dùng. |
Thương hiệu, hãng sản xuất
Các thiết bị mạng được thiết kế với đa dạng mẫu mã và nhiều chức năng hiện đại đến từ những đơn vị cung cấp khác nhau, mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hãng sản xuất uy tín là yếu tố mà người dùng cần chú trọng.
Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo một số thương hiệu nổi bật chuyên cung cấp các thiết bị mạng như: Cisco, Tenda, Xiaomi, UniFi,…kèm theo xác định mục đích sử dụng và ngân sách hợp lý để lựa chọn thiết bị mạng phù hợp.
USB Wifi
Để tăng tính tiện lợi, người dùng có thể chọn bộ chuyển đổi USB Wifi làm thiết bị mạng hỗ trợ bạn kết nối với Internet cho máy tính. Với thiết kế nhỏ gọn, có thể mang theo dù ở bất kỳ nơi đâu và chỉ cần cắm vào cổng USB của máy tính là đã sử dụng được. Trong đó, các ưu điểm nổi bật của bộ chuyển đổi USB Wifi như:
- Dễ dùng, tiện lợi
- Thiết kế nhỏ gọn
- Dùng cho nhiều thiết bị như: máy tính bảng, laptop,…
- Giá thành phải chăng
- Khả năng tương thích cao
Đặc biệt hơn, bạn nên chọn bộ chuyển đổi USB Wifi có tốc độ truyền tải ít nhất là 150Mbps và tốt hơn là loại 300Mbps hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, bộ chuyển đổi USB Wifi có thể hỗ trợ cả băng tần 2.4GHz và 5GHz để thiết bị của bạn có độ kết nối cao, hơn nữa còn có thể kết nối trong phạm vi rộng.
Repeater
Repeater (bộ mở rộng sóng) là một thiết bị mạng giúp khuếch đại và mở rộng vùng phủ sóng Wifi từ router chính đến các khu vực xa hơn hoặc bị che chắn. Việc cài đặt và sử dụng repeater khá đơn giản, giúp cải thiện đáng kể chất lượng tín hiệu Wifi trong không gian sử dụng.
Bộ phát WiFi 4G
Bộ phát Wifi 4G là một thiết bị di động sử dụng sim 4G để truy cập mạng và phát Wifi cho các thiết bị khác như máy tính bảng, laptop…
Một số ưu điểm của bộ phát Wifi 4G:
- Tiện dụng, có thể sử dụng ở bất kỳ đâu có sóng 4G.
- Chia sẻ mạng Internet với nhiều thiết bị khác.
- Dễ dàng sử dụng.
Webcam có phải là thiết bị mạng không?
Webcam không phải là một thiết bị mạng, mà đây chỉ là một thiết bị dùng để truyền tải hình ảnh, video, giọng nói thông qua mạng Internet. Ngoài ra, webcam còn có một số công dụng khác như: chơi game, xác thực gương mặt khi đăng nhập, gọi trực tuyến, quay phim và ghi âm,…
Câu hỏi thường gặp
Tình trạng an ninh mạng (ví dụ như tấn công DDos, đánh cắp dữ liệu) ngày càng gia tăng. Vậy các thiết bị mạng có thể đóng vai trò gì trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng?
Trước tình trạng đánh cắp dữ liệu và tấn công DDoS ngày một nhiều, các thiết bị mạng giữ vai trò quan trọng với những đóng góp trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng như:
– Thực hiện mã hóa dữ liệu.
– Kiểm soát mọi lưu lượng truy cập.
– Phân đoạn mạng kết nối.
– Phát hiện các xâm nhập độc hại vào hệ thống.
– Luôn cập nhật phần mềm để tránh sự xâm nhập bất hợp pháp và đánh cắp thông tin trong hệ thống.
Với sự phát triển của công nghệ “vạn vật kết nối” (Internet of Things – IoT), liệu các thiết bị mạng hiện nay có cần được nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu kết nối ngày càng nhiều thiết bị hơn?
Với sự phát triển của công nghệ IoT, các thiết bị mạng cần nâng cấp để đáp ứng thêm nhiều nhu cầu kết nối khác nhau vì:
– Nhu cầu về băng thông tăng.
– Người dùng luôn cần độ bảo mật chắc chắn, an toàn.
– Nhu cầu về tốc độ truy cập, kết nối, tải trang nhanh chóng, không có sự gián đoạn, chậm trễ.
– Nhu cầu về khả năng giám sát, quản lý.
Lời kết
Bài viết trên Vietnix muốn gửi đến bạn mọi thông tin về thiết bị mạng là gì. Chúng tôi hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu thêm về các thành phần, chức năng cơ bản của mỗi thiết bị. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt các thiết bị mạng, hãy liên hệ với Vietnix để được hỗ trợ tư vấn.