NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
23/05/2024
Lượt xem

Sitemap là gì? Cách xem và tạo sitemap để khai báo cho Google

23/05/2024
24 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (67 bình chọn)

Đối với người mới và cả người có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản trị website, hẳn chúng ta đều biết đến Sitemap. Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng điều hướng qua nội dung trang web của bạn. Đồng thời cung cấp danh sách tất cả nội dung của bạn ở định dạng máy có thể đọc được.

Trong bài viết này, Vietnix sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chuyên sâu xem Sitemap là gì và cách tạo Sitemap cho website bằng WordPress nhé!

Sitemap là gì?

Sitemap là một file liệt kê tất cả nội dung trang web ở định dạng XML. Qua đó các công cụ tìm kiếm như Google có thể dễ dàng khám phá và index nội dung của bạn.

Sitemap là gì?
Sitemap là gì?

Vào khoảng đầu những năm 2000, các trang web của chính phủ thường có một link trên site chính của họ với tiêu đề “Sitemap”. Trang này thường chứa một danh sách tất cả các trang trên trang web đó. Ngày nay một số trang web họ vẫn đang sử dụng Sitemap HTML nhưng trên thực tế Sitemap trang web lại được xuất bản ở định dạng XML. Và đối tượng mục tiêu của chúng là các công cụ tìm kiếm chứ không phải con người.

Về cơ bản, Sitemap là một cách để chủ sở hữu trang web nói với các công cụ tìm kiếm về tất cả các trang đang tồn tại trên trang web của họ. Sitemap cũng cho các công cụ tìm kiếm biết những link nào trên trang web của bạn là quan trọng nhất và tần suất bạn update trang web của mình.

Mặc dù Sitemap website không giúp tăng thứ hạng nhưng chúng vẫn cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web của bạn khá tốt. Điều này sẽ giúp nhiều nội dung được tìm thấy hơn và được hiển thị trong kết quả tìm kiếm cũng như cải thiện thứ hạng SEO.

>> Xem thêm: Thiết kế website chuẩn SEO là gì? những tiêu chí thiết kế website chuẩn SEO

Các loại sitemap

Có nhiều cách thức để phân loại sitemap nhưng hôm nay Vietnix sẽ giới thiệu 2 loại sitemap phổ biến sau đây:

Về mặt cấu trúc:

  • XML (Dành cho bot của công cụ tìm kiếm).
  • HTML (Được hiển thị giúp người dùng truy cập vào giao diện website nhanh chóng, dễ dàng).

Ở 2 loại XMLHTML có điểm tương đồng là đều cho phép trang web dễ dàng crawl bởi search engines. Ngoài ra chúng có những điểm khác biệt như sau:

XMLHTML
Chứa các metadata chung với URL của trang web.
Chứa thông tin về thời gian cập nhật. 
Cung cấp chuyển hướng nhanh chóng cho người dùng.  Dùng tính thân thiện thúc đấy thứ hạng cho trang web. 
Dùng được cho search enginesViết cho người dùng website

Về dạng:

Công cụ tìm kiếm như Google dùng sơ đồ website của bạn để tìm các trang khác nhau trên trang web của bạn.

  • Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt
  • Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.
  • Sitemap-products.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.
  • Sitemap-articles.xml: Giúp Google tìm thấy nội dung trên các trang web được chấp thuận cho Google Tin tức..
  • Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website.
  • Sitemap-video.xml: Sitemap chuyên sử dụng cho video trên các page, website. Được dùng đặc biệt để giúp Google hiểu nội dung video trên website.
  • Sitemap-image.xml: Giúp Google tìm thấy tất cả các hình ảnh được lưu trữ trên website của bạn.

Cách xem sitemap của website

Bạn có thể xem sitemap của website của bạn bằng cách bạn truy cập theo cú pháp [Link website]/sitemap.xml sau khi truy cập bạn sẽ thấy dữ liệu sitemap.xml trên màn hình. Và bạn có thể xem sitemap của mình bằng công cụ SEOQUAKE.

Ví dụ: https://vietnix.vn/sitemap_index.xml

Cách xem sitemap website
Cách xem sitemap website.

Kết quả trang web không hiện lên như trên (giao diện khác nhau tùy trang web) nghĩa là bạn vẫn chưa tạo file sitemap.

Nếu bạn bắt đầu tối ưu SEO cho website, có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hữu ích:

Tại sao bạn cần Sitemap?

Sitemap cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO. Nếu có một trang trên của bạn không được index thì Sitemap vẫn cung cấp cho bạn cách để các công cụ tìm kiếm nhận biết về trang đó.

Tại sao bạn cần Sitemap?
Sitemap giúp ích rất nhiều cho SEO

Sitemap cực kỳ hữu ích khi bạn bắt đầu xây dựng một blog hoặc tạo một trang web mới vì hầu hết các web mới không có bất kỳ liên kết trỏ về nào. Điều này khiến cho các công cụ tìm kiếm bị hạn chế trong việc tiếp cận nội dung của bạn.

Đây là lý do tại sao các công cụ tìm kiếm như GoogleBing chỉ cho phép chủ sở hữu trang web mới được gửi Sitemap trong các công cụ quản trị trang web. Điều này cho phép bot tìm kiếm dễ dàng khám phá và index nội dung của bạn.

Sitemap cũng quan trọng không kém đối với các trang web đã được thành lập lâu. Chúng cho phép bạn làm nổi bật phần quan trọng nhất của trang web, phần được update thường xuyên,… Vì vậy các công cụ tìm kiếm có thể truy cập và index nội dung của bạn một cách phù hợp.

Như đã nói, hãy cùng Vietnix xem cách tạo Sitemap cho website bằng WordPress trong phần tiếp theo.

>> Xem thêm: Robot.txt là gì?

Làm thế nào để tạo Sitemap trong WordPress?

Có một số cách để tạo Sitemap trong WordPress, trong đó 3 cách thức phổ biến để dễ dàng và dễ dàng nhất Vietnix sẽ lần lượt liệt kê bên dưới:

Cách 1. Tạo Sitemap trong WordPress mà không cần plugin

Đây là phương pháp rất cơ bản nhưng có một số hạn chế về tính năng.

Cho đến tháng 8 năm 2020, WordPress vẫn chưa có Sitemap được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, trong WordPress 5.5, họ đã phát hành một tính năng về Sitemap XML cơ bản. Điều này cho phép bạn tự động tạo Sitemap XML trong WordPress mà không cần sử dụng plugin, bạn chỉ cần thêm wp-sitemap.xml vào cuối tên miền của mình và WordPress sẽ hiển thị cho bạn Sitemap XML mặc định.

Tạo Sitemap website không cần plugin
Tạo Sitemap website không cần plugin

Tính năng Sitemap XML này đã được thêm vào WordPress để đảm bảo rằng bất kỳ trang web WordPress mới nào đều không bị bỏ lỡ các tiện ích SEO của Sitemap XML. Tuy nhiên, tính năng này kém phần linh hoạt và bạn rất khó để kiểm soát những gì cần thêm hoặc bớt khỏi Sitemap của mình.

Thật may khi hầu hết các plugin SEO cho WordPress hàng đầu hiện nay đều có chức năng Sitemap của riêng chúng, nó hoạt động tốt hơn và bạn có thể kiểm soát mọi việc trên Sitemap WordPress của mình.

Cách 2. Tạo Sitemap XML trong WordPress bằng All in One SEO 

Cách dễ nhất để tạo Sitemap XML là sử dụng plugin All in One SEO cho WordPress.

Đây là plugin SEO WordPress tốt nhất trên thị trường hiện nay và hứa hẹn sẽ cung cấp cho bạn một bộ công cụ toàn diện để tối ưu hóa các bài đăng trên blog của bạn khi SEO.

Trước tiên, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin All in One SEO.

Lưu ý: Tính năng Sitemap cũng có sẵn trong phiên bản AIOSEO miễn phí. Tuy nhiên, để có được Sitemap tin tức và Sitemap dành cho video nâng cao bạn phải cần đến phiên bản Pro.

Sau khi kích hoạt, hãy truy cập trang All in One SEO > Sitemaps để xem lại cài đặt Sitemap.

Tạo Sitemap website bằng All In One SEO
Tạo Sitemap website bằng All In One SEO

Mặc định, All in One SEO sẽ bật tính năng Sitemap cho bạn và thay thế các Sitemap WordPress cơ bản.

Bạn hãy click vào nút “Open Sitemap” để xem trước nó trông như thế nào. Bạn cũng có thể xem Sitemap của mình bằng cách thêm “sitemap.xml“vào URL.

Khi mới bắt đầu, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì vì cài đặt mặc định sẽ hoạt động cho tất cả các loại trang web, blog và các cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh cài đặt Sitemap để kiểm soát những gì bạn muốn đưa vào Sitemap của mình bằng cách cuộn xuống phần cài đặt Sitemap.

Thiết lập Sitemap

Phần này cung cấp cho bạn các tùy chọn để quản lý Sitemap, bao gồm hoặc loại trừ các loại bài đăng, phân loại (category và tag). Bạn cũng có thể bật Sitemap cho các kho lưu trữ date-based và author archives.

All in One SEO tự động bao gồm tất cả nội dung WordPress của bạn trong Sitemap XML. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có các trang độc lập như contact form, landing page hoặc store Shopify không phải là một phần của WordPress?

Thật tuyệt vời khi AIOSEO hiện nay là plugin duy nhất cho phép bạn thêm các trang bên ngoài vào Sitemap WordPress của mình bằng cách đi đến phần Additional Pages và bật nó lên. Thao tác này sẽ hiển thị cho bạn một form nơi bạn có thể thêm bất kỳ trang nào mà bạn muốn đưa vào.

additional page

Bạn chỉ cần thêm URL của trang mà bạn muốn và sau đó đặt mức độ ưu tiên. 0.0 là thấp nhất và 1.0 là cao nhất, nếu bạn không chắc chắn thì Vietnix khuyên bạn nên sử dụng 0.3.

Tiếp theo, chọn tần suất update và ngày sửa đổi cuối cùng cho trang. Bạn có thể click vào nút “Add New” nếu bạn cần thêm các trang khác. Đừng quên click vào nút “Save Changes” để lưu cài đặt của bạn.

Loại trừ các bài đăng/trang cụ thể ra khỏi Sitemap XML.

All in One SEO cho phép bạn loại trừ bất kỳ bài đăng hoặc trang nào đó ra khỏi Sitemap XML, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách click vào phần Advanced Settings trong All in One SEO > Sitemaps.

loai tru khoi sitemap

Bạn cũng có thể xóa một bài đăng hoặc trang ra khỏi Sitemap của mình bằng cách đặt nó ở chế độ “No Index” và “No Follow“. Điều này sẽ ngăn các công cụ tìm kiếm hiển thị nội dung đó trong kết quả tìm kiếm.

Chỉ cần chỉnh sửa bài đăng hoặc trang mà bạn muốn xóa và cuộn xuống box AIOSEO Settings bên dưới trình chỉnh sửa.

noindex aioseo

Từ đây, bạn cần chuyển sang tab Advanced và click vào các tùy chọn “No Index” và “No Follow“.

Tạo Sitemap bổ sung

All in One SEO cho phép bạn tạo các Sitemap bổ sung như Sitemap video hoặc Sitemap tin tức.

Bạn có thể tạo Sitemap cho video nếu bạn thường xuyên nhúng video vào các bài đăng hoặc trang blog của mình, nó cho phép các công cụ tìm kiếm hiển thị các bài đăng trong kết quả tìm kiếm và tìm kiếm video cùng với thumbnail.

tao sitemap bo sung

Bạn cũng có thể tạo Sitemap tin tức nếu bạn đang quản lý một trang web tin tức và muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google News. Chỉ cần đi tới All in One SEO > Sitemaps và chuyển sang các tab Sitemap Video hoặc Sitemap Newz để tạo các Sitemap này.

video news sitemap

Nhìn chung, AIOSEO là plugin WordPress tốt nhất vì nó cung cấp cho bạn sự linh hoạt và các tính năng mạnh mẽ khác với mức giá phù hợp.

Cách 3. Tạo Sitemap XML trong WordPress bằng Yoast SEO

Nếu bạn đang sử dụng Yoast SEO làm plugin WordPress SEO của mình thì nó cũng tự động bật Sitemap XML cho bạn.

Đầu tiên, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO. Sau khi kích hoạt, hãy chuyển đến trang SEO > General và chuyển sang tab “Features“. Từ đây, bạn cần cuộn xuống tùy chọn “XML Sitemap” và đảm bảo rằng nó đã được bật.

Tạo Sitemap bằng Yoast SEO
Tạo Sitemap bằng Yoast SEO

Tiếp theo, click vào nút Save changes để lưu lại các thay đổi của bạn.

Để chắc chắn rằng Yoast SEO đã tạo Sitemap XML, bạn hãy click vào icon dấu chấm hỏi bên cạnh tùy chọn Sitemap XML trên trang.

viewsitemap

Sau đó, click vào link “See the XML Sitemap” để xem Sitemap XML trực tiếp của bạn đã được tạo bởi Yoast SEO.

Bạn cũng có thể tìm Sitemap XML của mình bằng cách thêm sitemap_index.xml vào cuối địa chỉ trang web.

Yoast SEO tạo nhiều Sitemap cho các loại nội dung khác nhau. Mặc định, nó sẽ tạo Sitemap cho các bài đăng, trang, tác giả và category.

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm SEO tốt nhất mà mọi SEOer cần biết

Cách khai báo Sitemap với công cụ tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm rất thông minh trong việc tìm Sitemap. Bất kể khi nào bạn xuất bản một nội dung mới thì một ping sẽ được gửi đến Google và Bing để thông báo cho họ về những thay đổi trong Sitemap của bạn.

Tuy nhiên, Vietnix khuyên bạn nên gửi Sitemap theo cách thủ công để đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy nó.

Khai báo Sitemap với Google

Google Search Console là một công cụ miễn phí do Google cung cấp để giúp chủ sở hữu trang web theo dõi và duy trì sự hiện diện của trang web trong kết quả tìm kiếm.

Thêm Sitemap vào Google Search Console sẽ giúp nội dung của bạn nhanh chóng được khám phá ngay cả khi trang web của bạn là thương hiệu mới.

Trước tiên, bạn cần truy cập trang web Google Search Console và đăng ký tài khoản.

Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu chọn một loại property, bạn có thể chọn một tên miền hoặc một tiền tố URL. Vietnix khuyên bạn nên chọn tiền tố URL vì nó dễ dàng thiết lập hơn.

Giao diện cài đặt theo dõi trên Google Search Console
Giao diện cài đặt theo dõi trên Google Search Console

Nhập URL trang web của bạn và sau đó click vào nút Continue.

Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu xác minh quyền sở hữu trang web. Có nhiều phương pháp để làm điều đó và Vietnix khuyên bạn nên sử dụng tag HTML.

Mã HTML tag trên Google Search Console
Mã HTML tag trên Google Search Console

Chỉ cần copy code trên màn hình và sau đó chuyển đến khu vực quản trị trang web WordPress của bạn.

Nếu bạn đang sử dụng AIOSEO, bạn chỉ cần đi tới All in One SEO > General Settings và sau đó click vào tab Webmaster Tools rồi bạn có thể nhập code từ Google vào đó.

Gắn Mã HTML tag trên Google Search Console vào trang web
Gắn Mã HTML tag trên Google Search Console vào trang web

Nếu bạn không sử dụng AIOSEO, thì bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers.

Sau khi kích hoạt, bạn cần truy cập trang Settings > Insert Headers and Footers và thêm code bạn đã copy trước đó vào box “Scripts in Header“.

Gắn Mã HTML tag trên Google Search Console vào trang web
Gắn Mã HTML tag trên Google Search Console vào trang web

Đừng quên click vào nút Save để lưu các thay đổi của bạn

Bây giờ, hãy quay lại tab Google Search Console và click vào nút “Verify“.

Google sẽ kiểm tra code xác minh trên trang web và sau đó thêm code đó vào tài khoản Google Search Console của bạn.

Lưu ý: Nếu xác minh không thành công bạn hãy xóa bộ nhớ cache rồi thử lại.

Sau khi thêm trang web của mình bạn đừng quên thêm cả Sitemap XML. Từ trang tổng quan, bạn hãy click vào “Sitemaps” từ cột bên trái.

khai báo sitemap trên google search console
Khai báo sitemap trên google search console

Sau đó, bạn cần thêm phần cuối cùng của URL Sitemap trong phần “Add new sitemap” và click vào nút Submit. Như vậy là Google đã thêm URL Sitemap của bạn vào Google Search Console.

Google sẽ mất một khoảng thời gian để thu thập dữ liệu và bạn sẽ thấy những số liệu thống kê Sitemap cơ bản trên trang web của mình. Bao gồm số lượng link mà Google tìm thấy trong Sitemap, bao nhiêu link trong số đó đã được index, tỷ lệ hình ảnh trên các trang web,…

khai báo sitemap trên google search console
Khai báo sitemap trên google search console

Xem thêm: Submit URL là gì? Cách submit URL Google index nhanh nhất

Khai báo Sitemap XML với Bing

Tương tự như Google Search Console, Bing cũng cung cấp Bing Webmaster Tools để giúp chủ sở hữu giám sát trang web của họ.

Để thêm Sitemap của bạn vào Bing, bạn cần đưa website lên Bing bằng cách truy cập vào trang web Bing Webmaster Tools. Tại đây, bạn sẽ thấy hai tùy chọn để thêm trang web của mình đó là bạn có thể nhập trang web của mình từ Google Search Console hoặc thêm nó theo cách thủ công.

khai báo sitemap trên bing
Khai báo sitemap trên Bing

Nếu bạn đã thêm trang web của mình vào Google Search Console, Vietnix khuyên bạn nên nhập trang web của mình vì nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn.

Nếu bạn chọn thêm trang web của mình theo cách thủ công, bạn cần nhập URL của trang web rồi xác minh.

Bing sẽ yêu cầu bạn xác minh quyền sở hữu trang web và chỉ cho bạn một số phương pháp để thực hiện điều đó.

Vietnix khuyên bạn nên sử dụng phương pháp tag Meta, bạn chỉ cần copy dòng tag meta từ trang và chuyển đến khu vực quản trị WordPress.

Mã HTML tag trên Bing
Mã HTML tag trên Bing

Bây giờ, hãy cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers trên trang web của bạn.

Khi kích hoạt, bạn cần truy cập trang Settings > Insert Headers and Footers và thêm code bạn đã copy trước đó vào box “Scripts in header“.

Gắn mã HTML tag
Gắn mã HTML tag

Hãy click vào nút Save để lưu lại thay đổi của bạn.

>> Xem thêm: Cách tối ưu hóa robots.txt WordPress

Sử dụng sitemap XML để phát triển trang web

Khi đã khai báo Sitemap XML cho Google, hãy xem cách ứng dụng nó cho trang web của bạn.

Đầu tiên, bạn cần lưu ý rằng Sitemap XML không làm cải thiện thứ hạng tìm kiếm của bạn. Tuy nhiên, nó vẫn giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung, điều chỉnh tốc độ thu thập thông tin và cải thiện khả năng hiển thị trang web của bạn trong các công cụ tìm kiếm.

Bạn cần theo dõi số liệu thống kê về Sitemap của mình trong Google Search Console. Nó có thể cho bạn biết một số lỗi khi thu thập thông tin và các trang bị loại trừ khỏi phạm vi tìm kiếm.

lỗi website check được nhờ sitemap
Lỗi website check được nhờ sitemap

Bên dưới biểu đồ, bạn click vào các bảng để xem các URL bị Google loại trừ hoặc không index.

lỗi website check được nhờ sitemap
Lỗi website check được nhờ sitemap

Thông thường, Google có thể bỏ qua nội dung trùng lặp, các trang không có nội dung hoặc có rất ít nội dung và các trang bị loại trừ bởi file robots.txt hoặc tag meta trên trang web.

Tuy nhiên, nếu bạn có số lượng trang bị loại trừ cao bất thường, thì bạn hãy kiểm tra phần cài đặt plugin SEO của mình để đảm bảo rằng bạn không chặn bất kỳ nội dung nào.

Câu hỏi thường gặp

Có nên đưa tất cả các trang của website vào sitemap không?

Không nhất thiết phải đưa tất cả các trang vào sitemap. Chỉ nên đưa các trang quan trọng, được cập nhật thường xuyên hoặc khó tìm thấy vào sitemap. Tránh đưa các trang trùng lặp, không muốn index và trang lỗi 404. Việc chọn lọc kỹ lưỡng sẽ tối ưu hóa hiệu quả SEO của website.

Tôi có nên tạo sitemap cho một website mới thành lập không?

Có, bạn nên tạo sitemap cho một website mới thành lập. Sitemap giúp công cụ tìm kiếm index nhanh hơn, cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc website và tăng khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các website lớn và phức tạp. Gửi sitemap lên Google Search Console để tối ưu hóa quá trình lập chỉ mục.

Có những lỗi thường gặp nào khi tạo sitemap và cách khắc phục chúng?

Khi tạo sitemap, các lỗi thường gặp bao gồm: lỗi định dạng XML, lỗi URL không hợp lệ, nội dung trùng lặp, kích thước sitemap quá lớn, tần suất cập nhật không chính xác và không gửi sitemap lên Google Search Console. Cách khắc phục gồm: sử dụng trình xác thực XML, kiểm tra và sửa lỗi URL, chỉ định URL chính tắc, chia nhỏ sitemap, cập nhật tần suất và gửi sitemap qua Google Search Console.

Làm thế nào để tối ưu hóa sitemap cho các website lớn với nhiều trang?

Để tối ưu hóa sitemap cho website lớn, hãy chia nhỏ sitemap bằng cách sử dụng sitemap index và phân loại theo loại nội dung. Ưu tiên các trang quan trọng bằng thẻ <priority> và <changefreq>. Loại bỏ các URL không cần thiết như URL chuyển hướng và trùng lặp. Sử dụng plugin hỗ trợ, cập nhật sitemap thường xuyên, kiểm tra định kỳ và theo dõi hiệu suất qua Google Search Console.

Tôi có thể kiểm tra tính hợp lệ của sitemap bằng cách nào?

Bạn có thể kiểm tra tính hợp lệ của sitemap bằng cách sử dụng công cụ trực tuyến như XML Sitemap Validator hoặc Google Search Console. Phần mềm SEO như Screaming Frog, SEMrush, và Ahrefs cũng hỗ trợ kiểm tra sitemap. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thủ công để đảm bảo các thẻ XML đúng định dạng và các URL hợp lệ. Kiểm tra định kỳ để đảm bảo sitemap luôn hợp lệ.

Sitemap có giúp ích gì cho các website thương mại điện tử không?

Có, sitemap rất hữu ích cho các website thương mại điện tử. Nó cải thiện khả năng index, giúp cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, tăng traffic tự nhiên, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Đặc biệt, sitemap giúp các công cụ tìm kiếm nhanh chóng index các sản phẩm mới, đảm bảo chúng tiếp cận được khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

Lời kết

Vietnix hy vọng bài viết này đã giúp trả lời tất cả các câu hỏi của bạn về Sitemap là gì và cách tạo Sitemap XML cho trang web WordPress. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG