Hiện nay, pipeline là một mô hình được ứng dụng rất nhiều trong công việc và đời sống hàng ngày được nhắc đến rất nhiều và sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy Pipeline là gì? Để biết được toàn bộ các thông tin liên quan về pipeline, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.
Những khái niệm về Pipeline
Pipeline được biết đến là một khái niệm phổ biến nhất trong lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên, ít ai biết rằng pipeline cũng là một thuật ngữ được dùng trong nhiều trong các lĩnh vực khác. Do vậy, để hiểu rõ được pipeline là gì thì bạn hãy cùng Vietnix tìm hiểu tất cả những khái niệm liên quan đến yếu tố này nhé. Cụ thể:
Pipeline trong kinh doanh là gì?
Pipeline trong kinh doanh là một quy trình bao gồm chuỗi các hoạt động có tính liền mạch, logic, liên tục, giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung, lên kế hoạch cũng như định hình được cách thức hoạt động, phương hướng phát triển. Ở đây sẽ có 2 khái niệm nhỏ về pipeline trong kinh doanh mà bạn cần phải chú ý là: Sales Pipeline và Inside Sale.
- Sales Pipeline: Là một quy trình bán hàng bao gồm nhiều giai đoạn, công việc liên tiếp, có tính liên kết với nhau như “đường ống”, được sắp xếp một cách khoa học để đảm bảo hoạt động bán hàng diễn ra hiệu quả, từ đó giúp chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự.
- Inside Sale: Là hoạt động, mua bán và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà tiếp cận khách hàng thông qua điện thoại, email, internet,…. Hiểu một cách đơn giản thì đây là hoạt động kinh doanh không trực tiếp, một loại hình bán hàng ảo, bán hàng từ xa.
Pipeline là một quy trình có dạng ống với tính liền mạch
Pipeline trong marketing là gì?
Pipeline trong marketing là thuật ngữ dùng để chỉ quy trình hoạt động marketing của doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, định vị được khách hàng tiềm năng đồng thời tiếp cận, thu hút và chuyển đổi họ thành khách hàng thật sự. Trong nhiều trường hợp quy trình này có thể hợp nhất với quy trình sales pipeline, đặc biệt là ở những đơn vị có quy mô kinh doanh nhỏ.
Pipeline trong IT là gì?
Đây là khái niệm chỉ một tập hợp các đối tượng xử lý dữ liệu thành dạng chuỗi và dữ liệu sẽ được nhận từ đầu vào của đối tượng trước và chuyển hóa thành đầu ra cho đối tượng sau. Do có tính chất tiếp nối nên tổ hợp các đối tượng này được coi là một pipeline và các đối tượng được nhắc đến ở đây thường là CPU, GPU hoặc đơn giản chỉ là các dòng lệnh đơn.
Pipeline trong ngân hàng là gì?
Pepline trong tài chính, ngân hàng thường dùng để nói về quá trình đạt được mục tiêu dài hạn bao gồm nhiều giai đoạn riêng biệt khác nhau. Các mục tiêu đó có thể là các giao dịch, quy trình hay dữ liệu, tài sản đang cần xử lý, tùy thuộc vào tình huống, bối cảnh của doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau.
Một ví dụ trong thực tế đó là các công ty có cổ phần tư nhân (PE) sẽ thường có thuật ngữ “acquisition pipeline”, thuật ngữ này nhằm hướng đến những công ty có mục tiêu mua lại các công ty tiềm năng. Để đạt được mục tiêu này, công ty sẽ phải tiến hành nhiều giai đoạn, từ việc nghiên cứu, phân tích các đối tượng tiềm năng, thực hiện, đàm phán để đạt được giao dịch cuối cùng.
Pipeline thường dùng để nói về quá trình đạt được mục tiêu dài hạn
Pipeline trong Logistics là gì?
Pipeline trong logistics là cụm từ để chỉ chuỗi hay quy trình của các hoạt động, giai đoạn mà đưa hàng hóa đi từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc. Quá trình này sẽ gồm nhiều bước như xử lý, tồn kho, phân phối, diễn ra tuần tự như một đường ống hàng hóa liên tục.
Nếu bạn có mong muốn tối ưu hóa và quản lý hàng hóa một cách đơn giản, hiệu quả, không vướng phải các vấn đề phát sinh thì pipeline được xem là một lựa chọn vô cùng phù hợp. Với hệ thống pipeline, các công ty logistic có thể sử dụng để kiểm soát và tổ chức quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung đến điểm bán hàng, qua đó giúp tối ưu chi phí, thời gian và thúc đẩy gia tăng hiệu suất.
Xem thêm: Vendor là gì? Những cách làm tiếp thị đến Vendor hiệu quả
CI/CD pipeline là gì?
CI/CD pipeline là từ viết tắt của 2 cụm Continuous Integration (Tích hợp liên tục) và Continuous Delivery (Phân phối liên tục), một tiến trình tập hợp các công cụ và quy trình liên tục giúp các chuyên gia, developer có thể triển khai dự định công việc một cách tự động và hiệu quả. Tiến trình này hỗ trợ xây dựng mã, kiểm tra và triển khai phiên bản mới sẽ đảm bảo cho công việc xảy ra lỗi ít hơn, giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm. Đồng thời còn giúp giảm chi phí, công sức đáng kể vì loại bỏ bớt các quy trình làm việc thủ công.
Ở đây CI là từ viết tắt của Continuous Integration và là một cách triển khai dự định, kế hoạch lên một hệ thống quản lý quy trình phát triển đó. Còn CD là từ viết tắt của Continuous Delivery, đây là cách mà hệ thống quản lý triển khai và vận hành.
Pipeline Jenkins là gì?
Pipeline Jenkins là một tên gọi của dạng server viết bằng ngôn ngữ java và tự động mã hóa nguồn mở. Jenkins có vai trò là tự động hoá các công đoạn đơn giản trong quá trình phát triển phần mềm và giúp thực thi các dự án công nghệ dựa vào Apache Maven, scala build tool, Apache Ant cùng các lệnh windows cũng như các tệp lệnh sell tùy ý khác.
Data Pipeline là gì?
Đây là một tệp thông tin dạng chuỗi có khả năng tự động thực hiện quy trình trích xuất và chuyển đổi có nhiệm vụ tổng hợp, phân bổ và di chuyển thông tin để hệ thống mục tiêu giúp hoàn thành dùng cho việc phân tích sau này. Ngoài ra Data Pipeline này cũng có khả năng bổ sung thêm các lớp bảo vệ để chống lại những sự cố ngoài ý muốn.
Pipeline Project là gì?
Pipeline project là một phương pháp giúp người quản lý dự án có một công cụ chuẩn để theo dõi tiến độ của nhiều dự án khác nhau, từ bước lên ý tưởng cho đến giai đoạn chạy dự án. Với pipeline project, bạn có thể nắm được tiến độ, biết cách phân bố nguồn lực hợp lý, cách vận hành hiện tại có hợp lý, hiệu quả hay không.
Nhìn chung, pipeline project có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp để quản lý các dự án thành công:
- Pipeline project giúp góp phần tăng giá trị, mục tiêu của công ty
- Các tình huống bất ngờ xảy ra nhanh chóng được phát hiện và thông báo đến các phòng ban liên quan
- Kịp thời đưa ra các phương án dự phòng để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh.
Như vậy, đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được định nghĩa Pipeline là gì, để hiểu hơn về những vai trò của Pipeline, mời bạn cùng tiếp tục theo dõi trong phần dưới đây.
Pipeline có vai trò gì?
Pipeline có sức ảnh hưởng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau vì mang những tính năng ưu việt và sự tiện lợi trong việc tối ưu hóa quy trình. Bên cạnh đó, pipeline còn có những vai trò đáng chú ý như:
- Có tính ứng dụng cao, sử dụng thuận tiện mọi lúc mọi nơi.
- Các dữ liệu của Pipeline giúp các thông tin được chuyển hóa liền mạch khi áp dụng công nghệ.
- Đối với kinh doanh thì mô hình này giúp nhà quản trị dễ dàng hình dung được và nắm bắt được mọi quy trình.
Khi xét trên mọi phương diện thì Pipeline có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy công việc được diễn ra tuần tự khoa học hơn hẳn. Việc xây dựng hệ thống này tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và chi phí.
Do vậy, pipeline nhận được đánh giá vô cùng tích cực trong việc đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Sau đây là 3 lợi ích tiêu biểu từ việc sử dụng pipeline:
Với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, pipeline hỗ trợ đắc lực trong việc xác định quy trình bán hàng logic, hợp lý, thống nhất. Khi đó, nhân viên sẽ dễ dàng nắm bắt và triển khai, từ đó giúp nhân viên đạt kết quả cao trong quy trình bán hàng và mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Do đó, sử dụng mô hình pipeline đúng thời điểm có thể giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất làm việc từ đó mà tăng danh tiếng, uy tín của công ty.
Với nhà quản lý
Ngoài ra, đối với cấp quản lý, pipeline cũng giúp doanh nghiệp vạch ra các giai đoạn chi tiết để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Thông qua đó, các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát, đánh giá hiệu quả bán hàng, nhanh chóng, kịp thời tìm ra điểm khó khăn để đưa ra những phương án khắc phục. Vì vậy, có thể thấy, pipeline thật sự là một công cụ hiệu quả trong việc đánh giá hiệu suất, chất lượng làm việc của nhân viên cũng như hiệu quả toàn hệ thống.
Pipeline có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp
Với nhân viên
Pipeline đề cập đến chuỗi các hoạt động cần thực hiện để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Do vậy, những nhà quản lý có thể sử dụng pipeline để tạo một quy trình bán hàng logic, chuyên nghiệp, thống nhất cho tất cả nhân viên.
Khi áp dụng mô hình này, nhân viên phải phân loại được những tệp khách hàng khác nhau. Từ đó, nhân viên telesale dễ dàng xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng phù hợp với từng tệp khác nhau. Bên cạnh đó, nhờ có pipeline, việc báo cáo, chia sẻ thông tin với cấp trên cũng nhanh chóng, đơn giản hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức.
Một điểm cuối cần lưu ý đó pipeline cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nắm bắt cơ hội, đề ra các chính sách, chương trình ưu đãi bám sát với tình hình thực tế. Khi những chính sách được đề ra đúng thời điểm thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Project Manager là gì? Những kỹ năng phải có để trở thành một Project Manager giỏi
Đặc điểm của Pipeline đối với doanh nghiệp B2B
Quy trình Pipeline này thường không giới hạn về thời gian thực hiện dài ngắn cụ thể. Thời gian của quy trình sẽ được vận dụng linh hoạt để sao cho phù hợp với chiến lược và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đang xét đến. Việc xác định thời điểm bắt đầu của quy trình này khá là phức tạp. Nó có thể được tính từ khi khách hàng mua hàng hoặc cũng có thể tính từ khi doanh nghiệp nhập hàng về kho,…
Tìm hiểu 5 giai đoạn cần thiết cho quy trình pipeline của doanh nghiệp B2B
Để đạt được hiệu quả thành công trong công việc thì doanh nghiệp B2B cần phải nắm rõ 5 giai đoạn quy trình sau:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Tận tâm nuôi dưỡng chăm sóc để giữ chân khách hàng.
- Đưa ra đề xuất về nhóm khách hàng quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp.
- Thuyết phục, đàm phán khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chốt deal và kết thúc quy trình.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Công việc đầu tiên trong 5 giai đoạn cần thiết cho quy trình pipeline của doanh nghiệp B2B chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Bởi khách hàng chính là nhân tố chính ảnh hưởng đến doanh số của công ty. Do đó, bộ phận phát triển thị trường của doanh nghiệp cần hết sức linh hoạt để chắt lọc ra được nhóm khách hàng đang có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Tận tâm nuôi dưỡng chăm sóc để giữ chân khách hàng
Chăm sóc khách hàng tốt chính là một nhân tố quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công của quy trình Pipeline hay không. Chăm sóc khách hàng không chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề của họ tại thời điểm đó mà còn bao gồm việc xây dựng mối quan hệ, tạo sự tin cậy, hài lòng. Điều này từ đó cũng sẽ tạo ra chu trình bền vững: khách hàng hài lòng, ủng hộ và tích cực quảng cáo cho doanh nghiệp, giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Do vậy, giai đoạn này không chỉ là một phần trong pipeline mà còn quyết định đáng kể đến sự thành công của một doanh nghiệp.
Đưa ra đề xuất về nhóm khách hàng quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp
Chú ý quan tâm nhiều hơn đến nhóm đối tượng khách hàng đang có nhu cầu sử dụng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Vì việc này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian tìm kiếm cho cả doanh nghiệp lẫn người mua. Hãy bán khi khách hàng có nhu cầu và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả để đạt được mục tiêu như mong muốn.
Thuyết phục, đàm phán khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
Bước đàm phán thuyết phục khách hàng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng từ nhân viên tư vấn. Việc chốt đơn có hiệu quả hay không thì đây chính là bước đòn bẩy đánh trực diện vào tâm lý khách hàng. Một người nhân viên tư vấn phải nhanh nhạy sáng suốt khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời nhân viên phải biết làm cho khách hàng hài lòng bằng cách thể hiện kỹ năng giao tiếp cùng việc thuyết trình về dòng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chốt deal và kết thúc quy trình
Việc hỗ trợ tư vấn khách hàng sẽ là 1 công đoạn gặp rất nhiều khó khăn cho các nhân viên tư vấn. Tuy nhiên khi dẫn dắt hướng dẫn khách hàng đến với sản phẩm của mình thì đây sẽ là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp. Nếu khách hàng hài lòng thì họ sẽ nhanh chóng chốt đơn và thanh toán.
Bên cạnh đó việc đưa ra một số chính sách ưu đãi hay đưa ra một mốc thời gian ưu đãi sẽ giúp cho việc chốt đơn nhanh chóng hơn. Bởi vì hầu hết tâm lý của khách hàng là thích khuyến mại nên sẽ giúp tỷ lệ chốt đơn được tăng cao.
Sử dụng quy trình Pipeline có hiệu quả không?
Pipeline đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, định hướng, theo dõi các hoạt động, đảm bảo các bước diễn ra theo đúng quy trình. Điều này sẽ giúp chủ doanh nghiệp tiến hành công việc một cách chuẩn xác và đạt được mục tiêu cũng như các hiệu quả đáng kể khác như:
- Sử dụng dễ dàng, linh hoạt trong việc xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp.
- Với quy trình này sẽ cho phép phần mềm liên kết với nhiều ứng dụng hữu ích khác để hỗ trợ cho việc bán hàng diễn ra hiệu quả hơn.
- Giúp hỗ trợ quản lý, theo dõi, xử lý các công việc trong hoạt động bán hàng mọi lúc mọi nơi khi điện thoại thông minh kết nối với internet.
- Cung cấp miễn phí các công cụ hỗ trợ về việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng như: Landing page, Email Marketing,…
- Tự động thu thập thông tin từ các nguồn tiếp thị quảng cáo mà không cần nhập thủ công để tránh sai sót và giúp tiết kiệm tối đa thời gian xử lý thông tin.
Sự khác biệt giữa sales funnel và sales Pipeline
Sales Pipeline đại diện cho các giai đoạn giúp đưa người tiêu dùng trở thành khách hàng. Nói cách khác sales pipeline sẽ gồm một chuỗi công việc được sắp xếp một cách logic, có hệ thống, cũng như là làm mọi thứ nhằm chắc chắn rằng quy trình ấy được diễn ra hiệu quả. Để có thể đạt được hiệu quả về doanh số, tất cả giai đoạn trong quy trình này này cần phải được xem xét, thiết kế kỹ lưỡng, đồng thời nhà quản lý luôn phải chuẩn bị các giải pháp dự phòng cho những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra. Việc nghiên cứu cẩn thận về những giai đoạn trong sales pipeline gọi chung là quản lý đường ống bán hàng hay phát triển chiến lược đường ống.
Sales funnel (phễu bán hàng) là mô hình quản lý quá trình bán hàng và marketing thông qua việc đưa khách hàng từ giai đoạn awareness chuyển đổi thành khách hàng thật sự và cuối cùng là giai đoạn retention nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.
Sự khác biệt giữa sales funnel và sales Pipeline
Hẳn đến đây, bạn vẫn còn thắc mắc sales funnel khác gì với sales pipeline? Vietnix sẽ làm rõ câu hỏi đó thông qua bảng so sánh chi tiết dưới đây:
Điểm khác biệt | Sales funnel | Sales pipeline |
Đối tượng nghiên cứu | Theo dõi, nghiên cứu sát sao số liệu để đưa ra nhận xét về quá trình chuyển đổi khách hàng | Nghiên cứu về các tệp khách hàng tiềm năng trong từng giai đoạn |
Cách thức triển khai | Sử dụng kỹ năng marketing để chọn và tiến hành các chiến dịch để tạo ra khách hàng tiềm năng | Chỉ cần thực hiện theo quy trình bán hàng có sẵn |
Cách đưa ra quyết định | Dựa vào xu hướng tiêu dùng, xu hướng chung của thị trường để đưa ra quy trình | Dựa theo quan điểm, kinh nghiệm của phía người bán để xây dựng quy trình |
Báo cáo | Các báo cáo giúp ngăn chặn các rủi ro, cải thiện và phát triển các giai đoạn để tạo ra chuyển đổi | Các báo cáo thể hiện đối tượng tiềm năng sẽ xuất hiện trong giai đoạn nhiều nhất, để từ đó tập trung nghiên cứu, phát triển, đầu tư vào giai đoạn đó |
Mục tiêu | Hoạt động Sales funnel chủ yếu đánh vào mục tiêu nâng cao hiệu suất | Hoạt động Sales pipeline tập trung vào việc đem đến giá trị cho người tiêu dùng |
Xem thêm: Sự khác biệt giữa Digital marketing và Marketing truyền thống
Câu hỏi thường gặp
Chiến lược bán hàng Pipeline là gì?
Tiếp thị theo đường ống là một chiến lược kết hợp dữ liệu tiếp thị và bán hàng để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Mô hình này tập trung vào phần cuối hẹp của kênh.
Sales Pipeline là gì?
Sales pipeline hay còn gọi là đường ống bán hàng, bao gồm một loạt các hoạt động mang tính logic, có kế hoạch mà nhân viên cần làm để chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự
Pipeline management là gì?
Pipeline management là quá trình điều hành, quản lý mọi hoạt động kinh doanh dựa trên từng giai đoạn khác nhau của quy trình. Các hoạt động trong pipeline sẽ bao gồm theo dõi, đánh giá, nghiên cứu các phương pháp cải thiện hiệu suất cũng như nâng cao hiệu quả trong quy trình bán hàng.Pipeline management có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, tối ưu doanh số, tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp.
Machine learning pipeline là gì?
Machine learning pipeline (đường ống máy học) có thể hiểu là quy trình tự động hóa các giai đoạn trong việc nghiên cứu phát triển và triển khai mô hình máy học. Machine learning pipeline hỗ trợ tự động hóa cũng như tối ưu quy trình phát triển mô hình, từ đó hỗ trợ tiết kiệm thời gian cũng như năng suất được nâng cao đáng kể.
Lời kết
Hy vọng với tất cả những thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ và đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi Pipeline là gì? Pipeline có vai trò quan trọng như thế nào? Mong rằng qua đó, bạn sẽ dễ dàng đánh giá và tìm hiểu được các thông tin cần thiết, để tìm được mô hình phát triển kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.