NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
28/04/2023
Lượt xem

Marketplace là gì? Hình thức kinh doanh online không nên bỏ lỡ hiện nay

28/04/2023
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (80 bình chọn)

Marketplace là một mô hình kinh doanh online tiềm năng và được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp bán lẻ ưa chuộng trong những năm gần đây. Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về Marketplace là gì, cách thức hoạt động và những lợi ích mà mô hình này mang lại cho doanh nghiệp, mời bạn cùng Vietnix theo dõi bài viết ngay sau đây.

Marketplace là gì?

Marketplace là một hình thức chợ hay các sàn giao dịch online giúp kết nối người bán và mua thông qua việc cùng truy cập vào một trang web thương mại điện tử. Mô hình này cho phép người bán có thể đăng tải các thông tin giới thiệu về sản phẩm một cách chi tiết và sống động mà không cần phải tốn bất kỳ khoản chi phí nào.

Marketplace là gì?
Marketplace là gì?

Hiện nay mô hình Marketplace được ứng dụng phổ biến trên các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki,… Trong đó Lazada chính là một trong những thương hiệu đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình này tại Việt Nam vào năm 2013. Sự thành công của Lazada là bước đệm để nhiều doanh nghiệp bán lẻ tự tin chuyển đổi từ mô hình B2C (Business to Customer) sang mô hình C2C (Customer to Customer). 

Một số ví dụ về mô hình Marketplace

Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình chợ online Marketplace đã được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng và đạt được những thành công nhất định, điển hình như:

Mô hình Marketplace của Lazada

Tại Việt Nam, Lazada chính là một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng mô hình Marketplace vào hoạt động kinh doanh. Trong mô hình này, Lazada đóng vai trò là đối tác đa chiều cùng hợp tác với 3 bên là nhà sản xuất, nhà phân phối bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ.

Mô hình Marketplace của Lazada
Mô hình Marketplace của Lazada

Việc Lazada áp dụng mô hình Marketplace được đánh giá là giúp mang đến nhiều lợi ích to lớn cho người dùng internet cũng như các đối tác. Từ đó góp phần quan trọng vào sự thành công của mô hình Marketplace trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày nay.

Sự thành công của Marketplace và Lazada đã thu hút nhiều doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trường thương mại điện tử. Khi tham gia vào Marketplace, các doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích từ mô hình này, chẳng hạn như nguồn khách hàng lớn, nền tảng công nghệ hiện đại, các chiến lược marketing hiệu quả,…

Đến cuối năm 2017, Lazada tiếp tục cung cấp cho các đối tác những tài khoản riêng để tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Điều này cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu và mục tiêu của các khách hàng và phát triển các chiến lược quảng bá phù hợp để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Mô hình Marketplace của Tiki

Tiki từng là một trong những đơn vị rất thành công với mô hình kinh doanh B2C khi hầu hết các sản phẩm của họ đều được nhập về một lượt và lưu trữ tại kho để bán dần. Họ cũng sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, giao hàng và hỗ trợ hậu mãi. Mặc dù thế mạnh của Tiki là về chất lượng hàng hóa và chính sách chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên các sản phẩm của sàn thương mại này không quá đa dạng như các sàn thương mại điện tử khác.

Mô hình Marketplace của Tiki
Mô hình Marketplace của Tiki

Đến cuối năm 2017, Tiki bắt đầu chuyển từ mô hình B2C sang Marketplace. Lúc này các sản phẩm, hàng hóa của họ cũng bắt đầu trở nên đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên nếu như trước đây Tiki chú trọng tới việc kiểm tra chất lượng sản phẩm kỹ càng trước khi đến tay người tiêu dùng thì ở thời điểm hiện tại, mọi chuyện đã khác. 

Do có quá nhiều cá nhân và doanh nghiệp cùng tham gia bán hàng trên Tiki nên việc kiểm soát chất lượng hàng hóa là vô cùng khó khăn. Người mua cần phải hết sức cẩn thận, xem kỹ những thông tin mô tả và đánh giá về sản phẩm trước khi mua hàng.

Cơ hội phát triển của Marketplace là gì?

Mô hình kinh doanh online Marketplace đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường bởi những yếu tố sau:

Tiềm năng phát triển của hình thức Marketplace

Sự ra đời của Marketplace đã giúp khắc phục những bất cập trong cách thức vận hành, mua bán của những mô hình thương mại điện tử trước đó. Đồng thời giúp mở rộng cơ hội tiếp cận giữa người bán và người mua với nhau.

Tiềm năng phát triển của hình thức Marketplace
Tiềm năng phát triển của hình thức Marketplace

Đặc điểm vượt trội của marketplace

Mô hình chợ online Marketplace giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho các hoạt động mua hàng, kho bãi, vận chuyển,… Không những thế mô hình này còn giúp tái phân bổ lại nguồn lực để tận dụng vào những vấn đề quan trọng như xử lý đơn, chăm sóc khách hàng,…

Marketplace mạng xã hội

Mô hình kinh doanh Marketplace không chỉ xuất hiện ở các website thương mại điện tử mà còn mang lại nhiều giá trị khi được tích hợp vào các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng khác:

Marketplace trên Facebook

Trên Facebook, Marketplace được gọi là một phiên chợ online. Nền tảng này sở hữu số lượng người dùng và truy cập khổng lồ nên việc bán hàng online trên Facebook được đánh giá là vô cùng dễ dàng. Người bán chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Facebook cá nhân sau đó nhấn vào tab Marketplace và bắt đầu đăng tải thông tin về sản phẩm mà mình muốn bán là xong.

Ngoài việc bán hàng online, cũng có rất nhiều cách kiếm tiền trên facebook khác giúp bạn tăng thêm thu nhập hàng tháng

Marketplace mạng xã hội
Marketplace mạng xã hội

Marketplace trên Zalo

Với Zalo, bạn có thể dễ dàng đăng ký mở shop và bán hàng trên nền tảng Zalo Shop. Điều này cũng giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người bán và người mua trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Marketplace trên Zalo
Marketplace trên Zalo

Tiêu chí phân loại Marketplace hiện nay

Hiện nay mô hình kinh doanh Marketplace được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào các đặc điểm sau:

Dựa theo đối tác kinh doanh

Các đối tác kinh doanh tham gia vào thị trường Marketplace có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Do đó mô hình này sẽ được chia thành hai loại là C2C Marketplace và B2C Marketplace:

C2C Marketplace

C2C là mô hình kinh doanh online giúp kết nối các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có sản phẩm cần bán với người mua thông qua các sàn giao dịch điện tử. Trong đó người bán thường là nhóm đối tượng không có các kênh hỗ trợ bán hàng như website, cửa hàng và có chi phí đầu tư Marketing thấp. Chính vì vậy, mô hình này được đánh giá là phù hợp nhất cho những người mới bắt đầu kinh doanh.

C2C Marketplace
C2C Marketplace

Hiện nay, người bán có thể tham gia vào rất nhiều nền tảng Marketplace miễn phí như Shopee, Facebook, Instagram, Zalo,… Những nền tảng này không chỉ cung cấp cho bạn một gian hàng với đầy đủ các tiện ích cơ bản như quản lý đơn hàng, kiểm đơn, quản lý sản phẩm,… mà còn giúp bạn kết nối với người mua một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

B2C Marketplace

Đây là mô hình kinh doanh thương mại điện tử giúp kết nối các doanh nghiệp hoặc nhà phân phối sản phẩm chính hãng với người tiêu dùng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình này với C2C đó là B2C sở hữu các danh mục mall như Shopee mall, Lazada mall,…với độ uy tín và nhận diện cao nên số lượng người mua cũng cao hơn rất nhiều.

B2C Marketplace
B2C Marketplace

Mặt khác để kinh doanh mô hình B2C Marketplace trên các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp buộc phải cung cấp những giấy tờ, chứng từ gốc chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ của nhãn hiệu được pháp luật công nhận. Chính những kiểm soát chặt chẽ và yêu cầu gắt gao về chất lượng nên các sản phẩm được gắn nhãn chính hãng trên B2C luôn nhận được niềm tin và thiện cảm từ khách hàng.

Dựa theo sản phẩm

Hiện nay mô hình Marketplace theo sản phẩm được chia thành 3 loại là Marketplace dọc, Marketplace ngang và Marketplace hỗn hợp. Trong đó:

  1. Marketplace dọc: Với loại hình Marketplace này, khách hàng có thể dễ dàng thấy loại sản phẩm, dịch vụ mình muốn từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Điển hình như mô hình Marketplace của Baemin giúp cung cấp đa dạng các sản phẩm đến từ nhiều cửa hàng khác nhau nhưng đều chung một mục đích ăn uống.
  2. Marketplace ngang: Khác với loại hình Marketplace dọc, mô hình này giúp cung cấp cho khách hàng các danh mục sản phẩm trong cùng một lĩnh vực hoặc ngành hàng. Minh chứng rõ ràng nhất cho mô hình này đó là Now, thương hiệu này chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chung thuộc nhóm ngành dịch vụ ăn uống, địa điểm ăn uống, nhà hàng,…
  3. Marketplace hỗn hợp: Đây là mô hình Marketplace bao gồm đa dạng các loại sản phẩm, dịch vụ đến từ  nhiều ngành hàng khác nhau. Các ví dụ điển hình cho mô hình này gồm Shopee hay Tiki với các danh mục hàng hóa đa dạng như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, trang sức,…

Có nên bán hàng trên nền tảng Marketplace?

Để biết có nên bán hàng trên nền tảng Marketplace hay không, bạn cần tìm hiểu về các ưu và nhược điểm của mô hình này.

Ưu điểm

Mô hình Marketplace sở hữu những ưu điểm nổi bật như sau:

Tiếp cận được nguồn khách hàng khổng lồ

Các trang web thương mại điện tử thường có số lượng người dùng truy cập lên đến hàng triệu người mỗi ngày. Vì thế những người bán sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích đến từ nguồn traffic khổng lồ này. Không những thế, nền tảng này còn cung cấp cho người bán những cơ hội để gia tăng doanh số bán hàng bằng các chiến dịch quảng cáo hay chương trình giảm giá,… nhằm kích thích và thu hút người mua đến với cửa hàng của bạn. 

Tiết kiệm chi phí

Nền tảng Marketplace là một giải pháp lựa chọn tối ưu cho những cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ với chi phí đầu tư marketing hạn hẹp. Bởi việc mở gian hàng trên Marketplace sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể các chi phí như lưu kho, quản lý đơn hàng, vận chuyển,…

Có nên bán hàng trên nền tảng Marketplace
Có nên bán hàng trên nền tảng Marketplace

Tạo dựng niềm tin cho khách hàng

Khi mua sắm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Lazada, Shopee, Tiki trên Marketplace, khách hàng sẽ được các chính sách cam kết hấp dẫn như được hoàn trả hàng nếu sản phẩm lỗi hoặc không đúng như đã đặt. Đây là lý do những cá nhân hay doanh nghiệp mới bắt đầu xây dựng thương hiệu nên lựa chọn bán hàng online thông qua Marketplace để tăng độ nhận diện thương hiệu và mức độ uy tín cho sản phẩm.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì mô hình này cũng tồn tại những nhược điểm như:

Phí hoa hồng

Hiện nay với mỗi đơn hàng được chốt thành công trên Marketplace (ngoại trừ Marketplace Facebook), người bán sẽ phải trả một khoản phí hoa hồng nhất định cho nền tảng này. Mức phí có thể cao hoặc thấp tùy vào chính sách của từng bên, vì thế người bán cần tìm hiểu kỹ về chính sách hoa hồng trước khi đăng ký gian hàng.

Tính cạnh tranh cao

Khi đăng ký bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, người bán có thể gặp tình trạng cạnh tranh cao từ các nhà phân phối khác. Bên cạnh đó việc các người bán công khai giá sản phẩm cũng khiến cho khách hàng có sự cân nhắc và so sánh giữa các bên trước khi quyết định mua hàng.

Vì thế để kinh doanh online hiệu quả, ngoài việc phải có một gian hàng trên Marketplace, người bán còn phải xây dựng một trang web riêng cho thương hiệu của mình. Điều này sẽ giúp hoạt động kinh doanh vẫn duy trì bình thường ngay cả khi nền tảng trung gian gặp sự cố. Bên cạnh đó việc thiết kế website còn giúp cho các doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh của mình đến với người tiêu dùng, đồng thời thu thập ý kiến từ khách hàng để làm tư liệu cho các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.

Câu hỏi thường gặp

Marketplace trên Facebook là gì?

Facebook Marketplace là một nền tảng thương mại điện tử giúp kết nối người mua và người bán với nhau thông qua mạng xã hội Facebook. Giống với các sàn thương mại điện tử hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki, Facebook Marketplace cung cấp cho người dùng những trải nghiệm mua bán trực tuyến dễ dàng và thuận tiện. 

Ưu thế của Marketplace là gì?

Nền tảng kinh doanh thương mại điện tử Marketplace đang ngày càng chứng tỏ được ưu thế của mình trong việc hỗ trợ cho cá nhân, doanh nghiệp bán lẻ:
– Tiết kiệm được các khoản chi phí đầu tư kho bãi, quản lý đơn hàng và vận chuyển.
– Tận dụng nguồn lực hiện có để xử lý đơn hàng và hoàn tất các dịch vụ hỗ trợ như xử lý đơn, chăm sóc khách hàng
– Hỗ trợ quá trình thanh toán.
– Giúp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng truy cập vào càng nền tảng.

Lời kết

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ từ bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được Marketplace là gì và những hình thức kinh doanh Marketplace phổ biến hiện nay. Với Marketplace, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới mà không cần phải mất quá nhiều chi phí cho việc quảng cáo. Nếu đang có ý định kinh doanh online thì bạn tuyệt đối không nên bỏ qua hình thức kinh doanh tuyệt vời này. Chúc thành công.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG