NỘI DUNG

Banner blog lễ 30.4 và 1.5

IPv4 và IPv6 – Khái niệm và so sánh hai giao thức mạng

Hưng Nguyễn

Đã kiểm duyệt nội dung

Ngày đăng:05/05/2025
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (174 bình chọn)

Internet phát triển kéo theo nhu cầu về địa chỉ IP ngày càng tăng, khiến IPv4 với không gian 32 bit dần trở nên cạn kiệt tài nguyên. Để giải quyết vấn đề này, IPv6 ra đời với địa chỉ 128 bit, mở rộng khả năng kết nối và nâng cao hiệu suất mạng. Cả hai đều là giao thức quan trọng giúp các thiết bị giao tiếp trên Internet. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, so sánh sự khác biệt giữa IPv4 và IPv6 cũng như lý do IPv6 ngày càng được ưu tiên sử dụng.

Những điểm chính

  • IPv4 là gì: Nắm được khái niệm, đặc điểm, cấu trúc địa chỉ, hạn chế của IPv4, từ đó hiểu được tại sao IPv6 ra đời.
  • IPv6 là gì: Hiểu được khái niệm, cấu trúc địa chỉ và những ưu điểm của IPv6 so với IPv4.
  • Điểm tương đồng giữa IPv4 và IPv6: Nhận biết được những điểm chung của hai giao thức, giúp hiểu rõ hơn về chức năng cốt lõi của chúng trong mạng internet.
  • Phân biệt IPv4 và IPv6: Dễ dàng so sánh trực quan sự khác biệt giữa hai giao thức qua bảng tổng hợp chi tiết.
  • Những cải tiến vượt trội của IPv6 so với IPv4: Nắm được những lợi ích cụ thể mà IPv6 mang lại như không cần NAT, tự động cấu hình địa chỉ, định tuyến hiệu quả, bảo mật tích hợp, hỗ trợ giao tiếp mới, tính di động cao.
  • Khi nào nên sử dụng IPv6 thay vì IPv4: Hiểu được xu hướng chuyển đổi sang IPv6, lợi ích, các trường hợp nên ưu tiên sử dụng IPv6 và những thách thức trong quá trình chuyển đổi.
  • Địa chỉ IP hoạt động như thế nào: Hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của địa chỉ IP, cách thức truyền dữ liệu trên internet và vai trò của địa chỉ IP trong quá trình này. Cấu trúc stack mạng giúp người đọc hình dung được vị trí và chức năng của IP trong mô hình mạng.
  • Giới thiệu Vietnix: Biết đến một nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng cao.
  • Câu hỏi thường gặp: Giải đáp các thắc mắc thường gặp về IPv4 và IPv6, cung cấp thêm thông tin hữu ích.

IPv4 là gì?

Khái niệm

IPv4 (Internet Protocol version 4) là giao thức không hướng kết nối (connectionless) hoạt động trong mạng chuyển mạch gói. Nhiệm vụ chính của IPv4 là cung cấp kết nối logic giữa các thiết bị trong mạng và nhận dạng duy nhất cho mỗi thiết bị thông qua địa chỉ IP. Đây là giao thức IP đầu tiên được phát triển và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, đặt nền móng cho sự phát triển của Internet như ngày nay.

IPv4
IPv4

Đặc điểm và tính năng

IPv4 hoạt động theo mô hình best-effort, không đảm bảo việc truyền dữ liệu thành công nhưng đơn giản và hiệu quả. Giao thức này cho phép cấu hình địa chỉ linh hoạt (có thể thủ công hoặc tự động qua DHCP), sử dụng địa chỉ dễ nhớ và tiết kiệm tài nguyên bộ nhớ. IPv4 cũng hỗ trợ tốt các ứng dụng truyền thông như hội nghị và truyền phát video.

Cấu trúc địa chỉ IPv4

Địa chỉ IPv4 có độ dài 32 bit, được chia thành 4 khối số thập phân (mỗi khối từ 0 đến 255) và phân tách bằng dấu chấm, ví dụ: 192.168.1.1. Cách biểu diễn này giúp người dùng dễ đọc và ghi nhớ hơn.

Hạn chế

IPv4 chỉ cung cấp khoảng 4.3 tỷ địa chỉ, con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết bị ngày càng gia tăng. Thực tế, các địa chỉ IPv4 công cộng đã cạn kiệt từ lâu, buộc các hệ thống mạng phải sử dụng giải pháp NAT (Network Address Translation) để tái sử dụng địa chỉ một cách tạm thời.

Mặc dù IPv4 vẫn là nền tảng quan trọng cho nhiều hệ thống mạng hiện nay, việc quản lý hiệu quả và đảm bảo tốc độ kết nối là ưu tiên hàng đầu. Vietnix cung cấp dịch vụ VPS tốc độ cao, được xây dựng trên hạ tầng mạnh mẽ, giúp tối ưu hóa hiệu suất truyền dữ liệu cho các ứng dụng và website của bạn. Với VPS Vietnix, bạn có thể yên tâm về tốc độ và sự ổn định, tận dụng tối đa tiềm năng của giao thức IPv4 trong khi vẫn sẵn sàng cho những giải pháp mạng tiên tiến hơn trong tương lai.

IPv6 là gì?

Khái niệm

IPv6 (Internet Protocol version 6) là phiên bản nâng cấp toàn diện của IPv4. Mục đích chính của sự ra đời IPv6 là giải quyết triệt để vấn đề cạn kiệt địa chỉ mà IPv4 đang phải đối mặt. Đồng thời, IPv6 được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng địa chỉ IP ngày càng tăng mạnh mẽ từ sự phát triển của Internet of Things (IoT) và vô số các thiết bị thông minh khác.

IPv6
IPv6

Cấu trúc địa chỉ IPv6

IPv6 sử dụng địa chỉ dài 128 bit, tạo ra không gian địa chỉ khổng lồ khoảng 3.4 x 10^38 địa chỉ — gần như vô hạn. Địa chỉ được biểu diễn dưới dạng 8 khối số thập lục phân, cách nhau bằng dấu hai chấm (:). IPv6 cũng cho phép rút gọn bằng cách nén các khối có giá trị 0.

Ví dụ: 2600:1400:d:5a3::3bd4.

IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là các phiên bản của giao thức Internet. Trong đó, IPv4 là phiên bản cũ có độ dài địa chỉ là 32 bit và tạo ra 4.29 x 10^9 địa chỉ mạng duy nhất. IPv6 là phiên bản nâng cao được phát triển sau này, có độ dài địa chỉ là 128 bit và tạo ra 3,4 x 10^38 địa chỉ.

IPv4 và IPv6 khác nhau như thế nào?
IPv4 và IPv6 khác nhau như thế nào?

Điểm tương đồng giữa địa chỉ IPv4 và IPv6

Mặc dù IPv6 được thiết kế để khắc phục những hạn chế của IPv4, cả hai giao thức này vẫn chia sẻ những chức năng và nguyên tắc hoạt động cốt lõi, đảm bảo khả năng giao tiếp trên Internet. Dưới đây là những điểm tương đồng chính:

Chức năng cốt lõi giống nhau

Cả IPv6 và IPv4 đều thực hiện chức năng chính là định tuyến dữ liệu trên internet, đảm bảo dữ liệu được gửi đến đúng thiết bị đích bất kể cơ sở hạ tầng mạng bên dưới. Đây là nền tảng của mọi hoạt động giao tiếp trên internet.

Hệ thống nhận dạng duy nhất cho thiết bị

Cả hai giao thức đều cung cấp địa chỉ IP duy nhất cho mỗi thiết bị kết nối mạng, giống như mỗi quốc gia có tên riêng. Điều này giúp định danh chính xác các thiết bị như máy tính, điện thoại, thiết bị IoT trong quá trình giao tiếp qua mạng.

Thuộc bộ giao thức TCP/IP

IP4 và IP6 đều là thành phần của bộ giao thức tiêu chuẩn TCP/IP – nền tảng hoạt động của internet từ những năm 1980. Bộ giao thức này còn bao gồm các giao thức khác như UDP và đảm bảo khả năng truyền tải dữ liệu hiệu quả trên mạng toàn cầu.

Truyền dữ liệu không kết nối

Cả hai đều sử dụng mô hình truyền dữ liệu không kết nối, chia dữ liệu thành các gói nhỏ để gửi qua internet. Các gói có thể đi theo những đường dẫn khác nhau và được sắp xếp lại đúng thứ tự khi đến đích, nhờ vào vai trò của giao thức TCP hoặc UDP trong lớp truyền tải.

IPv6 khác với IPv4 như thế nào?

IPv6 (Internet Protocol version 6) là giao thức mạng mới nhất hiện nay. Nó có chức năng truyền dữ liệu trong các gói từ một nguồn đến đích qua các mạng khác nhau. IPv6 được đánh giá là một phiên bản cải tiến của IPv4. Nó hỗ trợ một số lượng node lớn hơn đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm của nó.

IPv6 hỗ trợ lên tới 2128 tổ hợp khả thi của các node hay địa chỉ. Nó còn được gọi là Giao thức Internet Thế hệ tiếp theo (Internet Protocol Next Generation – IPnG). Ban đầu IPv6 được phát triển với định dạng thập lục phân, chứa tám octet để cung cấp khả năng mở rộng khác nhau. Được phát hành vào 6/6/2012, nó cũng được thiết kế để xử lý việc broadcast địa chỉ mà không bao gồm các địa chỉ broadcast trong bất kỳ lớp nào.

So sánh IPv4 và IPv6

Sau khi biết được các đặc điểm của IPv4 là IPv6, ta có thể tóm tắt các điểm khác nhau giữa hai phương thức này theo bảng sau:

Điểm khác biệtIPv4IPv6
Khả năng tương thích với các thiết bị di độngĐịa chỉ sử dụng ký hiệu dấu thập phân, không phù hợp với mạng di độngĐịa chỉ được phân tách bằng dấu hai chấm – thập lục phân. Giúp cho nó tương thích tốt hơn với các mạng di động
Ánh xạAddress Resolution Protocol dùng để ánh xạ đến các địa chỉ MACNeighbor Discovery Protocol dùng để ánh xạ đến địa chỉ MAC
DHCPKhi kết nối mạng, clients được yêu cầu tiếp cận với DHCPClients được cung cấp địa chỉ, không cần phải liên hệ bắt buộc với máy chủ nào khác
Bảo mật IPTùy chọnBắt buộc
Các trường tùy chọnKhông. Thay vào đó là các tiêu đề tiện ích mở rộng.
Quản lý nhóm mạng con cục bộSử dụng Internet Group Management Protocol (GMP)Sử dụng Multicast Listener Discovery (MLD)
Phân giải IP thành MACBroadcasting ARPMulticast Neighbor Solicitation
Cấu hình địa chỉThực hiện thủ công hoặc qua DHCPSử dụng tự động cấu hình địa chỉ không trạng thái bằng ICMP hoặc DHCP6.
DNS RecordỞ địa chỉ AỞ địa chỉ AAAA
Packet HeaderKhông xác định được packet flow để xử lý QoS. Bao gồm cả các tùy chọn kiểm tra checksum.Flow Label Fields chỉ định luồng gói để xử lý QoS
Packet FragmentationCho phép từ các router truyền đến máy chủChỉ truyền được đến máy chủ
Kích thước góiTối thiểu là 576 byteTối thiểu là 1208 byte
Bảo mậtChủ yếu dựa vào tầng Ứng dụngCó giao thức Bảo mật riêng được gọi là IPSec
Tính di động và khả năng tương tácCác cấu trúc liên kết mạng tương đối hạn chế. Do đó, làm giảm tính di động và khả năng tương tácCung cấp tính di động và khả năng tương tác được nhúng trong các thiết bị mạng
SNMPHỗ trợKhông hỗ trợ
Address MaskDùng cho mạng được chỉ định từ phần máy chủKhông được sử dụng
Address FeaturesNetwork Address Translation được sử dụng, cho phép NAT một địa chỉ đại diện cho hàng ngàn địa chỉ non-routable.Direct Addressing là khả thi vì không gian địa chỉ rộng lớn.
Cấu hình mạngĐược cấu hình thủ công hoặc với DHCPCấu hình tự động
Giao thức định tuyến thông tin (RIP)Hỗ trợKhông hỗ trợ
Phân mảnhĐược thực hiện trong quá trình routing.Được thực hiện bởi người gửi
VLSMHỗ trợKhông hỗ trợ
Cấu hìnhĐể giao tiếp với các hệ thống khác, một hệ thống mới phải được cấu hìnhTùy chọn cấu hình
Số lớpNăm lớp (A-E)Không giới hạn lưu trữ địa chỉ IP
Loại địa chỉMulticast, Broadcast và UnicatAnycast, Unicast và Multicast
Trường ChecksumKhông
Chiều dài Header2040
Số lượng Header field128
Address methodĐịa chỉ sốĐịa chỉ chữ và số
Kích thước địa chỉ32 bit128 bit
So sánh sự khác nhau giữa IPv4 và IPv6

Những cải tiến vượt trội của IPv6 so với IPv4

IPv6 không chỉ giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ mà còn mang đến nhiều cải tiến đáng kể so với IPv4, nâng cao hiệu suất, bảo mật và khả năng mở rộng của mạng.

Không cần sử dụng NAT

IPv6 loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng NAT (Network Address Translation), vốn là giải pháp tạm thời trong IPv4 để mở rộng không gian địa chỉ. Việc không cần NAT giúp cải thiện hiệu năng mạng và giảm độ phức tạp khi định tuyến.

Tự động cấu hình địa chỉ (SLAAC)

IPv6 hỗ trợ Tự động cấu hình địa chỉ phi trạng thái (SLAAC), cho phép thiết bị tự cấu hình địa chỉ IP mà không cần đến máy chủ DHCP. Điều này giúp giảm lưu lượng mạng và đơn giản hóa quá trình kết nối thiết bị.

Định tuyến hiệu quả hơn

IPv6 cải thiện khả năng định tuyến với các tính năng như: loại bỏ NAT, đơn giản hóa tiêu đề gói tin, sử dụng Giao thức khám phá vùng lân cận (NDP), hỗ trợ địa chỉ phân cấp và khả năng tổng hợp tuyến tốt hơn. Ngoài ra, trường Flow Label hỗ trợ phân loại gói tin để đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS).

Tích hợp bảo mật

IPv6 tích hợp sẵn IPsec như một thành phần bắt buộc, cung cấp khả năng mã hóa và xác thực cho gói tin. Đồng thời hỗ trợ các mở rộng liên quan đến quyền riêng tư và tăng cường bảo vệ thông tin người dùng.

Hỗ trợ tốt hơn cho giao tiếp mới

IPv6 hỗ trợ giao tiếp Anycast hiệu quả hơn, cho phép nhiều thiết bị chia sẻ cùng một địa chỉ nhưng dữ liệu chỉ được gửi đến nút gần nhất, giúp tối ưu hóa truyền tải và giảm độ trễ.

Tính di động và khả năng tương tác cao

IPv6 được thiết kế với khả năng hỗ trợ di động và tương tác giữa các thiết bị tốt hơn, giúp đáp ứng nhu cầu kết nối ngày càng lớn từ các thiết bị di động và IoT hiện nay.

Những cải tiến vượt trội của IPv6 so với IPv4
Những cải tiến vượt trội của IPv6 so với IPv4

Khi nào nên sử dụng IPv6 thay vì IPv4?

Mặc dù IPv4 vẫn phổ biến, IPv6 đang dần trở thành tiêu chuẩn mới, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi kết nối hiện đại. Việc chuyển đổi sang IPv6 mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với những thách thức nhất định.

Lợi ích của việc chuyển đổi

Chuyển đổi sang IPv6 giúp giải quyết triệt để vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4. Ngoài ra, IPv6 còn mang lại hiệu suất cao hơn, bảo mật được tăng cường và quy trình cấu hình đơn giản hơn nhờ tính năng tự động cấu hình.

Các trường hợp ưu tiên IPv6

IPv6 là lựa chọn tối ưu cho các hạ tầng mạng hiện đại, đặc biệt là trong các lĩnh vực như Internet of Things (IoT), microservices, các tổ chức quy mô lớn, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), sản xuất thiết bị di động. Triển khai IPv6 ngay từ đầu giúp đảm bảo khả năng mở rộng và tương thích với công nghệ tương lai.

Thách thức trong quá trình chuyển đổi

Việc chuyển đổi sang IPv6 có thể gặp phải một số khó khăn như chi phí và độ phức tạp trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, cũng như thời gian triển khai có thể kéo dài. Tuy nhiên, những lợi ích dài hạn mà IPv6 mang lại vượt xa những thách thức này.

Địa chỉ IP hoạt động như thế nào?

Để hiểu hơn về IPv4 và IPv6 thì chúng ta nên tìm hiểu về cách thức hoạt động của địa chỉ IP. Cụ thể như sau:

IP (Internet Protocol – Giao thức internet), đề cập đến một tập hợp các quy tắc chi phối cách các gói dữ liệu được truyền qua internet.

Thông tin trực tuyến hay lưu lượng truy cập qua các mạng sử dụng những địa chỉ duy nhất. Mỗi thiết bị kết nối với internet hay mạng máy tính đều được gán một nhãn số. Đó là địa chỉ IP, dùng để xác định nó như một điểm đến của giao tiếp.

IP xác định danh tính của các thiết bị trên một mạng cụ thể. Đây được xem như ID ở dạng kỹ thuật cho các mạng kết hợp IP với TCP. Đồng thời cho phép kết nối ảo giữa nguồn và đích. Nếu không có địa chỉ IP đặc trưng, thiết bị không thể thực hiện các liên lạc.

Địa chỉ IP có chức năng tiêu chuẩn hóa cách giao tiếp giữa các máy với nhau. Chúng trao đổi gói dữ liệu (các bit dữ liệu), có vai trò quan trọng trong việc tải web, email, tin nhắn…và các ứng dụng liên quan đến việc truyền dữ liệu.

Một số thành phần cho phép lưu lượng có thể truy cập qua internet. Tại điểm xuất phát, dữ liệu được đóng gói khi lưu lượng bắt đầu. Quá trình này gọi là “datagram” – một gói dữ liệu, và là một phần của IP.

Để truyền dữ liệu qua internet, một mạng full stack là cần phải có. IP chỉ là một phần trong đó. Stack có thể được chia thành 4 lớp (layer), với tầng Ứng dụng (Application) ở trên cùng và tầng Liên kết (Link) ở dưới cùng.

Cấu trúc của một Stack gồm các tầng:

  • Application – Các giao thức: HTTP, FTP, POP3, SMTP
  • Transport  – TCP, UDP
  • Networking – IP, ICMP
  • Link – Ethernet, ARP

Là một người dùng internet, hẳn các bạn sẽ quen với tầng Ứng dụng. Đây là tầng mà bạn giao tiếp hằng ngày. Khi truy cập một website, các bạn cần phải nhập địa chỉ của nó. Ví dụ như https://vietnix.vn – đây chính là một tầng Ứng dụng.

Vietnix – Cung cấp VPS tốc độ cao, ổn định và bảo mật

Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ VPS doanh nghiệp hàng đầu, cam kết mang đến hiệu suất vượt trội với tốc độ cao, ổn định và bảo mật tối ưu. Dịch vụ VPS của Vietnix được thiết kế để đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp, từ website thương mại điện tử đến ứng dụng đòi hỏi tài nguyên cao. Với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 chuyên nghiệp, tận tâm, Vietnix đảm bảo sự hoạt động liên tục và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, giúp doanh nghiệp yên tâm tập trung vào phát triển kinh doanh.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1800 1093
  • Email: sales@vietnix.com.vn
  • Website: https://vietnix.vn/ 

Câu hỏi thường gặp

Địa chỉ IPv4 đã bị sử dụng hết chưa?

Không gian địa chỉ IPv4 công cộng đã gần như cạn kiệt từ những năm 1990, dẫn đến sự phát triển và triển khai IPv6. Mặc dù IPv6 đã được phê duyệt và đưa vào sử dụng từ năm 1998, IPv4 vẫn còn được sử dụng rộng rãi.

Có thể chuyển đổi hoàn toàn sang IPv6 không?

Có thể chuyển đổi hoàn toàn sang IPv6, nhưng điều này không thể diễn ra trong thời gian ngắn. Quá trình chuyển đổi có thể kéo dài hàng thập kỷ do nhiều yếu tố như: công nghệ IPv4 hiện vẫn hoạt động hiệu quả, chi phí chuyển đổi cao và yêu cầu nâng cấp đồng bộ hạ tầng mạng trên diện rộng.

Làm thế nào để bảo vệ địa chỉ IP của tôi?

Để bảo vệ địa chỉ IP của bạn, có nhiều phương pháp khác nhau có thể được áp dụng. Trong số đó, việc sử dụng VPN (Virtual Private Network) thường được xem là một giải pháp tối ưu vì tính hiệu quả và chi phí tương đối hợp lý.

IPv6 có nhanh hơn IPv4 không?

Mặc dù IPv6 mang đến nhiều cải tiến so với IPv4, việc IPv6 nhanh hơn IPv4 không phải là một kết luận chắc chắn. Tốc độ truyền dữ liệu và hiệu suất tổng thể của mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cơ sở hạ tầng mạng hiện có, chất lượng của các thiết bị mạng và các điều kiện mạng cụ thể tại thời điểm đó, chứ không chỉ đơn thuần là việc sử dụng giao thức IPv4 hay IPv6.

Có hai loại địa chỉ IP là IPv4 và IPv6 đúng hay sai?

Đúng.
Hiện tại, có hai phiên bản chính của giao thức Internet (IP) đang được sử dụng:
– IPv4 (Internet Protocol version 4)
– IPv6 (Internet Protocol version 6)
IPv6 được phát triển để giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ của IPv4 và cung cấp nhiều cải tiến khác.

IPv4 và IPv6 cái nào tốt hơn?

IPv6 tốt hơn về lâu dài và kỹ thuật do giải quyết cạn kiệt địa chỉ, hiệu suất, bảo mật và khả năng mở rộng tốt hơn. Tuy nhiên, IPv4 vẫn phổ biến hiện tại.

Tóm lại, IPv4 và IPv6 đều đóng vai trò thiết yếu trong kiến trúc Internet. Dù IPv4 vẫn còn phổ biến, những giới hạn về địa chỉ và các cải tiến vượt trội của IPv6 đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi. Việc hiểu rõ sự khác biệt và lợi ích của từng giao thức là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của mạng lưới toàn cầu trong tương lai.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

icon 1 sao

Thất vọng

icon 2 sao

Chưa hữu ích

icon 3 sao

Bình thường

icon 4 sao

Hữu ích

icon 5 sao

Rất hữu ích

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Icon tab

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

Vector

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

Vector

HỖ TRỢ 24/7

Vector
ĐĂNG KÝ NGAYGroup icon
khuyến mãi 30 tháng 4
Khi mua Hosting/VPS
16/04/2025 - 16/05/2025
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

icon popup single post

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Vietnix sẽ luôn cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ mỗi ngày

ĐÓNG

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

icon 1 sao

Thất vọng

icon 2 sao

Chưa hữu ích

icon 3 sao

Bình thường

icon 4 sao

Hữu ích

icon 5 sao

Rất hữu ích

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG