Hacker là những cá nhân có kiến thức chuyên sâu về hệ thống máy tính và mạng, thường sử dụng sự hiểu biết này để khai thác các lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên, không phải mọi hành động của hacker đều mang tính tiêu cực. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tới bạn khái niệm, phân loại và lộ trình để trở thành hacker chuyên nghiệp.
Những điểm chính
- Khái niệm Hacker: Định nghĩa hacker là người có kiến thức chuyên sâu về hệ thống máy tính và mạng, sử dụng hiểu biết để khai thác lỗ hổng bảo mật.
- Phân loại Hacker theo trường phái: Bao gồm cả hacker mũ trắng, hacker mũ đen, mũ xám, mũ đỏ, mũ xanh, Script Kiddies, Hacktivists và State-Sponsored Hackers.
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Hacker còn được phân loại theo chuyên môn như hacker mạng, ứng dụng, phần cứng, xã hội và bảo mật.
- Dấu hiệu máy tính bị tấn công: Liệt kê các dấu hiệu nhận biết máy tính có thể đã bị xâm nhập bởi hacker.
- Cách phòng chống: Cung cấp các biện pháp cơ bản để người dùng tự bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công.
- Lộ trình trở thành hacker chuyên nghiệp: Đề xuất các kỹ năng và kiến thức cần thiết để theo đuổi con đường trở thành hacker chuyên nghiệp, bao gồm lập trình C, học nhiều ngôn ngữ lập trình, nắm vững hệ điều hành Unix, hiểu rõ mạng máy tính, học mật mã học và thực hành kiểm thử bảo mật.
- Ngành học liên quan: Gợi ý các ngành học phù hợp để trang bị kiến thức nền tảng cho việc trở thành hacker mũ trắng.
- Biết đến Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ VPS tốc độ cao, chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Hacker là gì?
Hacker hay tin tặc là những người am hiểu chuyên sâu về công nghệ thông tin và kỹ thuật máy tính, có khả năng thâm nhập vào hệ thống máy tính – mạng bằng cách khai thác các lỗ hổng bảo mật. Hacker sử dụng trí tuệ và kỹ năng lập trình làm vũ khí. Mục tiêu của họ có thể là dữ liệu cá nhân, tổ chức, hoặc thậm chí là toàn bộ hệ thống mạng và trang web.

Tuy nhiên, không phải tất cả hacker đều hoạt động với mục đích xấu. Tùy thuộc vào mục đích và cách thức hoạt động, họ được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực.
Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống của mình khỏi các cuộc tấn công tinh vi, việc sở hữu một hạ tầng mạng mạnh mẽ và an toàn là điều rất quan trọng. Với VPS AMD Vietnix, bạn không chỉ có một máy chủ ảo hiệu suất cao, tốc độ xử lý vượt trội mà còn được trang bị công nghệ bảo mật đa lớp, giám sát và hỗ trợ 24/7, giúp bạn an tâm phát triển công việc kinh doanh online mà không lo lắng về các cuộc tấn công từ hacker.
Một số hacker lừng danh trên thế giới
Kevin Mitnick
Được biết đến là một trong những hacker nổi tiếng nhất lịch sử, Mitnick từng là nỗi ám ảnh của giới an ninh mạng với hàng loạt vụ tấn công vào các hệ thống máy tính trọng yếu, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Sau khi bị bắt, ông đã chuyển hướng sang lĩnh vực bảo mật và trở thành một chuyên gia hàng đầu.

Adrian Lamo
“Hacker vô gia cư” Lamo gây chấn động khi phơi bày những lỗ hổng bảo mật của các tập đoàn lớn như The New York Times và Yahoo!. Việc tiết lộ thông tin mật của quân đội Mỹ và WikiLeaks càng khiến tên tuổi ông được biết đến rộng rãi.

Cozy Bear (APT29)
Cozy Bear (APT29), một nhóm hacker được cho là có quan hệ mật thiết với tình báo Nga (FSB), đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ, quân đội và tập đoàn lớn khắp thế giới với mục đích đánh cắp thông tin.
Anonymous
Anonymous là một tổ chức hacker mũ đen khét tiếng, được biết đến với việc tấn công các tổ chức quyền lực như chính phủ, công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế để bày tỏ sự phản đối hoặc gây áp lực thay đổi chính sách.
Phân loại hacker theo trường phái hoạt động
Nhìn chung những hacker đều là người có trình độ tin học giỏi, ngày nay cuộc sống công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ thì số lượng hacker lại xuất hiện ngày càng đông đảo hơn. Thực tế có những hacker xấu và hacker tốt trên thị trường, do đó bạn nên nắm được từng loại hacker khác nhau nhằm có cái nhìn đúng đắn và chính xác hơn. Cụ thể các loại hacker hiện nay bao gồm:

Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng (White Hat Hacker) hay hacker đạo đức là những hacker tốt và có đạo đức, thường có nhiệm vụ xâm nhập vào các hệ thống, website hoặc phần mềm vì mục đích pentest. Các chuyên gia này thường được các công ty, cơ quan chính phủ hoặc tổ chức thuê để thực hiện các bài kiểm tra bảo mật, nhằm đảm bảo hệ thống của họ được bảo vệ tối ưu trước các cuộc tấn công. Với sự tận tâm và tuân thủ pháp luật, họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin và hệ thống mạng khỏi những nguy cơ ngày càng phức tạp từ các hacker mũ đen và mũ xám.
Hacker mũ đen
Hacker mũ đen (Black Hat Hacker) là những cá nhân hoặc nhóm sử dụng kỹ thuật công nghệ để xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính và mạng với mục đích bất chính. Họ triển khai các phương pháp và công cụ tinh vi để tấn công, phá hoại, đánh cắp dữ liệu hoặc gây tổn hại cho mạng lưới và tổ chức, thường vì lợi ích cá nhân. Hành vi của họ là phạm pháp và đặt ra mối nguy hiểm lớn cho an ninh mạng và dữ liệu. Nghiên cứu cho thấy hơn 50% số vụ tấn công mạng xuất phát từ nhóm này.
Hacker mũ xám
Các hacker mũ xám (Gray Hat Hackers) là cá nhân hay nhóm hacker trung lập hoạt động trong vùng xám giữa hacker mũ trắng và hacker mũ đen. Họ có thể thâm nhập hệ thống trái phép nhưng không có ý định gây hại như hacker mũ đen. Mục tiêu của họ đôi khi là phát hiện lỗ hổng bảo mật, tuy nhiên phương pháp của họ lại gây tranh cãi về tính hợp pháp. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo tổ chức nên ưu tiên hợp tác với hacker mũ trắng đã được chứng nhận để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật.
Hacker mũ đỏ
Hacker mũ đỏ (Red Hat Hackers) hoạt động như một lực lượng chống lại hacker mũ đen. Không giống như hacker mũ trắng chú trọng phòng thủ và củng cố hệ thống, hacker mũ đỏ chủ động tấn công vào cơ sở hạ tầng của tội phạm mạng. Họ có thể sử dụng các biện pháp mạnh tay, bao gồm cả việc phát tán mã độc và tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) để trả đũa những kẻ xâm nhập bất hợp pháp.
Hacker mũ xanh
Hacker mũ xanh (Green Hat hacker) là những người mới bước chân vào lĩnh vực an ninh mạng và hacking, với khát khao trở thành chuyên gia bảo mật (thường hướng tới hacker mũ trắng).
Script Kiddies
Script Kiddies là những người hoặc nhóm có kiến thức hạn chế về lập trình và an ninh mạng nhưng lợi dụng các công cụ và script có sẵn để thực hiện các cuộc tấn công mạng một cách nghiệp dư và thiếu mục tiêu rõ ràng. Do khả năng kỹ thuật yếu kém, hành động của họ thường bị giới hạn trong việc sử dụng các công cụ đơn giản. Mặc dù ít khi gây ra thiệt hại nghiêm trọng như hacker chuyên nghiệp, hành vi của Script Kiddies vẫn vi phạm pháp luật và gây phiền toái, thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức.
Hacktivists
Hacktivists là những cá nhân hoặc nhóm sử dụng kỹ năng hacking để phục vụ mục đích chính trị, xã hội hoặc lý tưởng. Họ thường nhắm đến việc tạo ra thay đổi xã hội, chính trị hoặc môi trường thông qua các hành động trên không gian mạng. Anonymous, WikiLeaks,… từng thực hiện các cuộc tấn công để truyền tải thông điệp chính trị và xã hội là những ví dụ điển hình cho nhóm này.
State-Sponsored Hackers
State-Sponsored Hackers là những hacker được chính phủ tài trợ hoặc hỗ trợ để tiến hành các hoạt động tấn công mạng, do thám hoặc thu thập thông tin tình báo. Mục tiêu của họ thường liên quan đến lĩnh vực quân sự, tình báo hoặc kinh tế. Hành động của những hacker này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến xung đột quốc tế. Họ được xem là một trong những mối đe dọa an ninh mạng và quốc phòng hàng đầu trên toàn cầu.
Phân loại hacker theo lĩnh vực hoạt động
Hacker mạng
Hacker mạng (Network Hacker) tập trung vào việc thâm nhập vào các hệ thống mạng, khai thác điểm yếu trong cơ sở hạ tầng mạng. Họ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, từ dò quét mạng, tấn công DoS, Buffer Overflow,… nhằm kiểm soát hoặc phá hoại hệ thống.
Hacker ứng dụng
Hacker ứng dụng (Application Hacker) nhắm vào các phần mềm và ứng dụng, tìm kiếm lỗi trong mã nguồn để chiếm quyền truy cập hoặc đánh cắp dữ liệu. Các ứng dụng web, di động và máy tính đều có thể trở thành mục tiêu của họ.
Hacker phần cứng
Hacker phần cứng (Hardware Hacker) có kiến thức sâu rộng về thiết bị điện tử và phần cứng máy tính. Họ có thể can thiệp vào hoạt động của thiết bị bằng cách sửa đổi firmware, thực hiện các tấn công vật lý, hoặc phân tích ngược thiết kế phần cứng.
Hacker xã hội
Hacker xã hội (Social Engineering Hacker) không tấn công vào các lỗ hổng công nghệ mà tập trung vào khai thác điểm yếu của con người. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như giả mạo (phishing), lừa đảo và thao túng tâm lý, họ lừa người dùng tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc thực hiện các hành động có lợi cho mục đích của mình.
Hacker bảo mật
Hacker bảo mật (Security Hacker) là những chuyên gia bảo mật hệ thống và mạng chuyên nghiệp, sử dụng kỹ năng của mình để tìm ra lỗ hổng bảo mật và giúp các tổ chức cải thiện hệ thống phòng thủ. Họ thường được gọi là hacker mũ trắng.
Dấu hiệu nhận biết máy tính đã bị tấn công
Sau khi bạn đã biết được hacker là gì, phân loại các nhóm hacker trên thế giới hiện nay. Tốt nhất hãy bỏ túi thêm dấu hiệu nhận biết máy tính của mình đã bị tấn công để phát hiện kịp thời và tìm cách xử lý đúng cách nhé. Cụ thể:

Cài đặt chương trình mới
Nếu bạn tìm thấy máy tính, laptop của mình bỗng dưng xuất hiện một chương trình, file hoặc ứng dụng nào đó “mới toanh” mà bạn chưa từng cài đặt hay tải xuống bao giờ. Lúc này hãy nhanh chóng gỡ bỏ để hạn chế tình trạng thông tin của mình bị người khác theo dõi và đánh cắp.
Mật khẩu bị thay đổi
Phần lớn khi hacker xâm nhập vào máy tính, laptop của người khác việc đầu tiên mà họ làm chính là tấn công các tài khoản online và thay đổi mật khẩu. Nếu tự dưng bạn thấy mật khẩu máy tính hoặc tài khoản của mình bị thay đổi thì xác suất 99,9% là máy tính của bạn đã có sự nhúng tay hacker.
Email Virus
Ngoài ra có không ít người đã bị hacker xâm nhập vào máy tính, laptop bởi những email chứa virus. Khi mở tệp thư email này ra, máy tính của bạn sẽ bị vô hiệu hoá đồng thời còn tự động phát tán nhiều email virus cho người quen.
Tốc độ kết nối mạng chậm
Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất khi hacker hack máy tính của bạn đó là tốc độ kết nối mạng ngày càng chậm hơn. Bởi lẽ lúc này không chỉ có một mình bạn sử dụng thiết bị nữa mà cả hacker cũng truy cập cùng.
Chương trình, ứng dụng yêu cầu tính truy cập
Khi máy tính, laptop bị hacker xâm nhập thường hiển thị những thông báo như: Chương trình, ứng dụng không rõ nguồn gốc yêu cầu xâm nhập. Lúc này tốt nhất bạn hãy chặn tính truy cập để tránh ảnh hưởng tới máy tính của mình một cách tối ưu.
Chương trình, ứng dụng bảo mật bị gỡ bỏ
Tự dưng bạn thấy những ứng dụng, chương trình trên máy tính, laptop của mình bị gỡ bỏ. Tốt nhất hãy đem máy đi sửa ngay lập tức bởi lẽ khả năng cao là hacker đã cài đặt những virus để kiểm soát hệ thống trong máy của bạn rồi.
Cách phòng chống hacker xâm nhập vào hệ thống
Để phòng chống hacker xâm nhập vào hệ thống thực ra không phải là không có cách. Thực tế có vài tips hữu ích mà bạn nên chú ý ghi nhớ để áp dụng theo, nhằm gia tăng tính bảo mật – an toàn một cách tối ưu nhất:

Cập nhật phần mềm
Bạn hãy thường xuyên cập nhật phần mềm để cải thiện những tiện ích, chức năng một cách tối ưu. Nhằm tăng cường bảo mật và khắc phục lỗ hổng bảo mật của phiên bản trước nhằm tránh được sự tấn công từ hacker.
Không sử dụng khi chưa xác minh bản quyền
Bạn không nên cài đặt hoặc truy cập vào những ứng dụng, chương trình hoặc phần mềm chưa xác minh bản quyền. Để tránh tình trạng xuất hiện những lỗ hổng bảo mật chứa kèm virus, malware, keylog, trojan của hacker.
Không click vào link lạ
Có không ít những hacker tiến hành phát tán những đường link không rõ nguồn gốc trên website, mạng xã hội để tiếp cận người dùng. Khi bạn ấn vào đây, hacker sẽ dễ dàng xâm nhập vào máy tính, laptop. Do đó hãy hết sức chú ý không truy cập vào những đường link không rõ nguồn gốc để hạn chế tình trạng không may xảy ra nhé!
Cài đặt những phần mềm bảo mật
Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên sử dụng – cài đặt những phần mềm có tính bảo mật cao nhằm gia tăng độ an toàn khi sử dụng một cách tối ưu. Đồng thời còn hạn chế được sự ghé thăm không mong muốn từ những hacker “đáng ghét”.
Không tuỳ tiện nhập mật khẩu cá nhân
Bạn không nên tùy tiện nhập mật khẩu cá nhân của mình vào những website lạ, không sử dụng giao thức HTTPS. Bởi lẽ đây là website không an toàn, không chính thống do đó khả năng bảo mật thông tin vô cùng kém. Tốt nhất thông tin về mật khẩu là dữ liệu cá nhân, do đó bạn nên hạn chế để lộ càng ít sẽ càng có lợi!
Lộ trình trở thành hacker chuyên nghiệp
Chắc hẳn với những thông tin vừa được chia sẻ, bạn đọc cũng cảm nhận được rằng hacker là một cái gì đó rất “cao siêu” phải không. Thực tế có khá nhiều cách để trở thành hacker chuyên nghiệp, tuy nhiên điểm chung mà bạn cần lưu ý chính là sự kiên nhẫn và học tập thật chăm chỉ.

Lập trình C
Nhắc tới cách để trở thành hacker chuyên nghiệp, chắc chắn không thể bỏ qua việc học thành thạo ngôn ngữ lập trình C. Đây là yếu tố cơ bản nhất của mọi lập trình viên và hacker trên toàn thế giới. Với lập trình C hướng cấu trúc, mọi tác vụ đều được chia thành từng phần nhỏ nhằm hoàn thành một số đoạn mã.
Khi học lập trình C, bạn cần sử dụng con trỏ một cách thành thạo nhằm hiểu được cơ chế cấp phát bộ nhớ. Nhờ đó quá trình trở thành một hacker chuyên nghiệp sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn.
Học nhiều khóa học ngôn ngữ lập trình
Việc trau dồi thêm nhiều khóa học ngôn ngữ lập trình để trở thành một hacker chuyên nghiệp là cực kỳ cần thiết. Trong đó có thể kể tới một vài ngôn ngữ lập trình bậc cao mà bạn nên chú ý theo học như: Python, Java và Perl. Quá trình học này còn giúp ích cho người dùng trong việc khai thác hoặc vá lỗ hổng tại nhiều ứng dụng khác.
Nắm rõ hệ điều hành Unix
Đây là một trong những hệ điều hành đa nhiệm được nhiều người đánh giá cao và sử dụng nhờ vào tính bảo mật cao cùng độ tin cậy tối ưu. Khi nắm rõ hệ điều hành Unix, việc trở thành hacker chuyên nghiệp đối với bạn đã dễ dàng hơn rất nhiều. Tốt nhất hãy cài đặt Unix trên máy tính và laptop của mình, sau đó sử dụng thường xuyên nhằm nắm được kiến trúc cùng phần lõi của Unix.
Hiểu rõ mạng máy tính
Để chính thức trở thành một hacker chuyên nghiệp, bạn nên thành thạo cấu hình, xây dựng, quản lý và khai thác mạng máy tính để phần nào sử dụng chính xác hơn. Dưới đây là một số kiến thức căn bản mà bạn cần nắm rõ nếu bản thân muốn trở thành một hacker chuyên nghiệp, cụ thể:
Học tập mật mã học
Mật mã học là nền tảng của bảo mật thông tin. Nắm vững các thuật toán mã hóa, hệ thống chứng thực và phương pháp giải mã là điều bắt buộc để xử lý và bảo vệ thông tin nhạy cảm. Kiến thức mật mã học cũng không thể thiếu nếu bạn muốn phân tích hoặc vượt qua các biện pháp bảo mật dựa trên mã hóa.
Thực hành kiểm thử bảo mật
Penetration testing (kiểm thử xâm nhập) đóng vai trò then chốt trong việc chuyển hóa kiến thức lý thuyết sang ứng dụng thực tế. Bạn có thể bắt đầu bằng việc làm quen với các công cụ hàng đầu như Kali Linux, Metasploit và Wireshark, để nắm bắt nguyên lý tấn công và phòng thủ. Sau đó, bạn có thể rèn luyện kỹ năng phát hiện và khai thác lỗ hổng hệ thống trên các nền tảng trực tuyến như Hack The Box, TryHackMe, cùng với các cuộc thi CTF (Capture The Flag).
Học ngành gì để làm hacker
Để phát triển các kỹ năng cần thiết của một hacker mũ trắng, bạn có thể xem xét các ngành học sau:
- Khoa học máy tính (Computer Science): Đây là lựa chọn phổ biến nhất, cung cấp kiến thức toàn diện về lập trình, thuật toán, cấu trúc dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính và bảo mật.
- Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering): Tập trung vào việc phát triển và bảo trì phần mềm, giúp bạn hiểu rõ cách phần mềm hoạt động và tìm ra các lỗ hổng.
- An ninh mạng (Cybersecurity): Ngành học này trực tiếp đào tạo về bảo mật thông tin, phòng chống tấn công mạng, phân tích mã độc và các kỹ thuật bảo mật khác.
- Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering): Kết hợp giữa khoa học máy tính và kỹ thuật điện tử, cho phép bạn hiểu sâu về phần cứng và phần mềm.
- Hệ thống thông tin (Information Systems): Tập trung vào việc quản lý và sử dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, bao gồm cả bảo mật thông tin.
Tăng tốc website với dịch vụ VPS tốc độ cao, chuyên nghiệp từ Vietnix
Với kinh nghiệm 13 năm trong ngành, Vietnix là một trong những nhà cung cấp VPS hàng đầu Việt Nam, mang đến giải pháp tối ưu cho mọi nhu cầu kinh doanh. Dịch vụ VPS tại Vietnix có uptime lên đến 99.9%, đảm bảo website và ứng dụng của bạn luôn hoạt động ổn định. Hơn 100.000 khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Vietnix, với tỷ lệ hài lòng đạt 97%. Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7 của Vietnix sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình sử dụng.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093.
- Email: sales@vietnix.com.vn.
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Website: https://vietnix.vn/.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà mình muốn chia sẻ để giúp bạn tìm được câu trả lời cho hacker là gì, phân loại hacker cũng như cách để trở thành một hacker chuyên nghiệp. Hy vọng sau khi tham khảo xong, bạn sẽ bỏ túi được nhiều thông tin chính xác để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn. Để tìm hiểu thêm kiến thức về lập trình, bạn có thể tham khảo một số bài viết dưới đây của mình.