NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
28/05/2023
Lượt xem

Firmware là gì? Sự khác biệt giữa Firmware và Software là gì?

28/05/2023
10 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (190 bình chọn)

Firmware và software khi dịch sang tiếng Việt đều mang nghĩa là “phần mềm”. Thế nhưng, liệu 2 thuật ngữ này có cùng chung ý nghĩa và công dụng hay không? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết về định nghĩa firmware là gì cùng những điểm khác biệt giữa firmware và software trong bài viết sau đây. 

Firmware là gì? 

Firmware là thuật ngữ nói về loại chương trình máy tính với khả năng kiểm soát các phần cứng của thiết bị điện tử ở mức cơ bản. Hoặc, hiểu đơn giản firmware là phần mềm hỗ trợ kiểm soát phần cứng. 

Firmware là gì? 
Firmware là gì? 

Ví dụ: Firmware có thể được tìm thấy trong những thiết bị như bộ điều khiển từ xa, máy tính bỏ túi, ổ cứng, màn hình, bàn phím, thẻ nhớ, người máy công nghiệp,…

Ở những thiết bị đơn giản trên, chỉ cần trang bị firmware là đã đủ để thiết bị hoạt động. Trong khi đó, ở những thiết bị hiện đại hơn (chẳng hạn máy tính), ngoài firmware còn cần thêm software (chẳng hạn hệ điều hành, ứng dụng phần mềm) mới có thể sử dụng được thiết bị. Một số thiết bị tiêu dùng phức tạp khác cũng được trang bị firmware nhằm đáp ứng các tính năng cơ bản lẫn cao cấp của thiết bị.

Một số loại firmware hiện nay 

Đối với các thiết bị điện tử ngày nay hầu như đều được nhà sản xuất trang bị các loại firmware khác nhau để người dùng có thể điều khiển được chúng. Cụ thể:

BIOS

BIOS (Basic Input/Output System) là một loại firmware thường dùng trong máy tính với vai trò kiểm soát, xử lý và đảm bảo cho các phần cứng của máy tính hoạt động đúng cách. Tuy nhiên, do BIOS chỉ là một loại phần mềm cấp thấp (low-level software), cũng như không có bất kỳ sự cải tiến nào trong suốt 20 năm qua. Vì thế, hiện nay các nhà sản xuất gần như đã hạn chế sử dụng loại firmware này.

Ví dụ: Hệ thống BIOS sử dụng code 16-bit nhưng ở đa số dòng laptop và máy tính hiện nay đều sử dụng code 32 hoặc 64-bit. 

BIOS - Basic Input/Output System
BIOS – Basic Input/Output System

EFI

EFI (Extensible Firmware Interface) hay UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) là loại firmware sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với BIOS. Cụ thể, đây là một bộ đặc tả giao thức phần mềm có nhiệm vụ kết nối firmware hệ thống với hệ điều hành; đồng thời CPU sẽ dùng EFI để khởi động phần cứng mà không cần tới Bootloader. Ngoài ra, EFI cũng được tích hợp tính năng bảo mật Secure Boot giới hạn máy tính chỉ có thể khởi động bằng phần mềm được xác minh tin cậy.

Firmware và software có thực sự giống nhau?

Mặc dù cả firmware và software đều nói đến “phần mềm”, thế nhưng 2 thuật ngữ này lại không chứa cùng ý nghĩa và thay thế được cho nhau. Cụ thể:

  • Firmware là một loại phần mềm có khả năng kiểm soát các dữ liệu trên các thiết bị. Nó là một phần mềm hệ thống nằm cố định và hoạt động bên trong các thiết bị, giúp hỗ trợ cho các chức năng của thiết bị đó. Firmware không thể được chỉnh sửa hay điều chỉnh bởi người dùng thông thường, mà chỉ có nhà phát triển mới có thể chỉnh sửa chúng. Nếu người sử dụng muốn thay đổi hay nâng cấp firmware thì họ cần phải cập nhật từ nguồn cung cấp chính thức hoặc thông qua các thiết bị phần cứng.
  • Software là một phần mềm máy tính, bao gồm các chương trình, các ứng dụng,… được lập trình theo một ngôn ngữ cấp thấp hoặc cấp cao mà máy tính hay các thiết bị có thể đọc được. Software có thể được coi là phần biến của máy tính và nó được chia thành hai phần: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Những phần mềm này có thể cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ một cách dễ dàng thông qua các thao tác trên máy tính hay các thiết bị.
Firmware và software có thực sự giống nhau?
Firmware và software có thực sự giống nhau?

Tóm lại, firmware và software đều là phần mềm nhưng có nhiều điểm khác biệt. Firmware là một phần mềm được cố định trong thiết bị và không thể chỉnh sửa được bởi người dùng. Trong khi software là phần mềm có thể cài đặt, sử dụng trên các thiết bị và có thể được chỉnh sửa, phát triển theo yêu cầu của người dùng.

Sự khác biệt giữa software và firmware là gì?

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa software và firmware, hãy cùng đến với bảng so sánh chi tiết dưới đây

Tiêu chíFirmwareSoftware
Mô tảLà phần mềm được lập trình trên phần cứng; bao gồm tập lệnh hoặc code xác định cách một phần cứng hoạt độngLà các chương trình phần mềm sử dụng cả ngôn ngữ mã hóa cấp thấp và cấp cao
Ngôn ngữ lập trìnhNgôn ngữ mã lập trình cấp thấp (thường là ngôn ngữ C)Ngôn ngữ cấp thấp và cao (C++, Python, Java)
Kích thướcCó thể nhỏ tới vài kilobyteKhông giới hạn
Mục đíchĐảm bảo các yếu tố vật lý của thiết bị hoạt động chính xácCung cấp các tính năng và ứng dụng cho người dùng
Lưu trữBộ nhớ không ổn định (ROM, EPROM, hoặc bộ nhớ flash)Bộ nhớ khả biến, không ổn định và ảo
Tần suất cập nhậtThường không được cập nhật bởi người dùng và thường thì nhà sản xuất thiết bị không cho phép người dùng truy cập vào firmwareCó thể được cập nhật bởi người dùng hoặc nhà sản xuất để sửa lỗi hoặc cung cấp các tính năng mới
Bảng so sánh sự khác biệt giữa software và firmware

Các bản cập nhật firmware được phát hành ở đâu?

Các nhà sản xuất phần cứng thường cung cấp những bản cập nhật firmware cho thiết bị của mình.

Ví dụ: Nhà sản xuất thiết bị mạng sẽ phát hành bản cập nhật firmware đối với router mạng nhằm mục đích sửa lỗi, cải thiện hiệu suất và gia tăng tính năng bảo mật cho người dùng. Ở một số thiết bị, các nhà sản xuất còn thiết kế một mục cập nhật firmware riêng cho người dùng truy cập hoặc cung cấp các chỉ dẫn tham khảo. 

Có một số bản cập nhật firmware được phát hành với mục đích như những bản cập nhật phần mềm thông thường. Tuy nhiên cũng có một số bản cập nhật khác tiêu tốn nhiều thời gian hơn để thực hiện. Đó thường là các bản cập nhật yêu cầu người dùng sao chép firmware vào ổ đĩa di động, sau đó tải thủ công bản cập nhật về thiết bị. Trong quá trình này, người dùng cần bảo đảm quy trình cập nhật không bị gián đoạn nhằm tránh xảy ra lỗi gây hỏng thiết bị. 

Việc biết được máy tính đang sử dụng phiên bản BIOS/EFI nào sẽ giúp người dùng thực hiện nhanh quá trình cập nhật firmware mới nhất. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần mở Device Manager, sau đó nhấn mở rộng danh mục tìm mục Hardware và kích chuột phải chọn Properties. Tiếp đó, trên giao diện cửa sổ Properties, người dùng chọn tab Details từ menu Property và chọn Hardware Ids. Lúc này, sẽ thấy phiên bản firmware của thiết bị hiển thị trong mục Value table

Cách kiểm tra phiên bản BIOS/EFI trên máy tính
Cách kiểm tra phiên bản BIOS/EFI trên máy tính

Ngoài cách trên thì thông tin về phiên bản firmware có thể lấy được thông qua giao diện Command Prompt hoặc sử dụng công cụ Upgrade Assistant để kiểm tra. 

Câu hỏi thường gặp

Firmware là ROM hay RAM?

Firmware được giữ trong các thiết bị bộ nhớ cố định như ROM, EPROM, EEPROM và bộ nhớ flash. Việc cập nhật chương trình cơ sở yêu cầu các mạch tích hợp ROM phải được thay thế vật lý hoặc EPROM hoặc bộ nhớ flash được lập trình lại thông qua một quy trình đặc biệt.

Firmware có giống như bản cập nhật không?

Các bản cập nhật phần mềm rất phổ biến, vì phần mềm được thiết kế để thay đổi và cải tiến. Bạn có thể tiến hành một hoặc hai bản cập nhật phần mềm mỗi tháng trên một thiết bị nhất định, trong khi các bản cập nhật chương trình cơ sở rất ít và cách xa nhau. Một điểm khác biệt chính giữa firmware và phần mềm là firmware được lưu trữ trên bộ nhớ cố định.

Không cập nhật firmware có sao không?

Nếu hệ thống của bạn không được bảo trì thường xuyên thông qua bản cập nhật, firmware sẽ dần trở nên dễ bị tấn công hơn đối với các lỗ hổng bảo mật, điều này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài chính hoặc thời gian ngừng hoạt động của hệ thống. Các bản cập nhật chương trình cơ sở trả lại mức độ bảo mật bằng hoặc cao hơn như ban đầu.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về firmware là gì cùng những điểm khác biệt giữa firmware và software – 2 thuật ngữ phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu và phân biệt được chính xác sự khác nhau về 2 thuật ngữ này. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng hỗ trợ giải đáp nhé.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG