NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
27/11/2023
Lượt xem

Định vị sản phẩm là gì? Chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp

27/11/2023
17 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (53 bình chọn)

Thực tế, mỗi doanh nghiệp đều sẽ có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh. Vậy làm thế nào để sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn nổi bật và được khách hàng quan tâm hơn. Câu trả lời chính là định vị sản phẩm. Vậy định vị sản phẩm là gì? Cách làm ra sao? Cùng Vietnix theo dõi ngay trong bài viết này!

Định vị sản phẩm là gì? Tại sao phải định vị sản phẩm?

Định vị sản phẩm (Product Positioning) là quá trình xác định và xây dựng vị trí của một sản phẩm mới trong tâm trí của người tiêu dùng. Không chỉ hình thành một hình ảnh đơn thuần, mà còn nói lên cách bạn truyền đạt và cách mà khách hàng hiểu hay đánh giá về sản phẩm của của doanh nghiệp. Đây được coi là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị, để tạo ra sự khác biệt và đạt được “điểm bán hàng độc nhất” (Unique Selling Point – USP), nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh, định vị trên thị trường và đạt được nhiều lợi ích khác.

Định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm

Việc định vị như thế nào sẽ tác động trực tiếp đến toàn bộ kế hoạch Marketing của bạn. Do vậy, định hướng sản phẩm trong Marketing là việc không thể bỏ qua. 

Vai trò và lợi ích của định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm vô cùng cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Mỗi doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu và biết cách sử dụng trong Marketing. Tại sao lại như vậy? Cùng Vietnix liệt kê các lợi ích từ định vị nhé!

Vai trò của định vị sản phẩm
Vai trò của định vị sản phẩm
  • Giúp doanh nghiệp xác định được những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mình so với các đối thủ về một số tiêu chí như: Chất lượng, giá thành, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu; thương hiệu trở nên uy tín hơn, đáng tin cậy hơn; và điều đó sẽ giúp doanh nghiệp nhận được những nhân viên thân thiện và có năng lực.
  • Giúp mang lại điểm khác biệt, nổi bật cho sản phẩm .

Xem ngay bài viết bên dưới để biết cách xây dựng chiến lược Marketing thành công:

5 chiến lược định vị sản phẩm

Sau đây là một số yếu tố để bạn thực hiện định vị:

Định vị dựa trên đặc tính sản phẩm 

Thông thường thì khách hàng sẽ ưu tiên sự quan tâm đối với một số loại sản phẩm nhất định. Vậy để định vị dựa trên các đặc tính sản phẩm, nhà sản xuất buộc phải thấu hiểu và nắm rõ được nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn khách hàng sẽ mong muốn những lợi ích nào từ sản phẩm, đồng thời nhận biết được khách hàng quan tâm về những đặc tính gì.

Định vị dựa trên đặc tính sản phẩm 
Định vị dựa trên đặc tính sản phẩm 

Ví dụ:
– Đối với xe máy, người dùng sẽ quan tâm đến các đặc tính như: Bền bỉ, tiết kiệm xăng, hay kiểu – – dáng thời trang mới mẻ.
– Đối với kem đánh răng người dùng sẽ quan tâm đến các đặc tính như: Trắng răng, thơm miệng, hay phòng ngừa sâu răng,…
– Đối với dịch vụ mạng người dùng sẽ quan tâm đến các đặc tính như: Cước phí rẻ, dịch vụ đa dạng, vùng phủ sóng rộng,…

Định vị dựa trên vị trí của đối thủ cạnh tranh 

Các doanh nghiệp thường sử dụng vị trí sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và xem đó là căn cứ, là thước đo để định vị sản phẩm của doanh nghiệp mình ở tại những vị trí thấp hơn hoặc cao hơn. Để định vị cao hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp cần có năng lực vượt trội về một lĩnh vực nào đó để có thể giành ưu thế hơn so với sản phẩm của đối thủ.

Định vị sản phẩm dựa vào chất lượng sản phẩm và giá 

Nếu định vị dựa trên chất lượng và giá cả thì sẽ phụ thuộc vào mỗi chiến lược doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp áp dụng định vị giá cao thường sẽ có nhu cầu xây dựng thương hiệu sang trọng hơn. Còn đối với những doanh nghiệp áp dụng định vị giá thấp thì họ phải có lợi thế về chi phí hoặc họ có các sản phẩm chất lượng tốt và có khả năng xâm nhập thị trường

Định vị sản phẩm dựa vào chất lượng sản phẩm và giá 
Định vị sản phẩm dựa vào chất lượng sản phẩm và giá 

Định vị thông qua hình ảnh khách hàng 

Thỉnh thoảng sẽ có một số sản phẩm có những đặc tính tương đồng và khó để có thể phân biệt. Khi đó các nhà sản xuất sẽ gán cho sản phẩm những phong cách hoặc là hành vi cho người sử dụng các sản phẩm đó. Việc định vị thông qua hình ảnh khách hàng sẽ giúp cho thương hiệu của bạn gần gũi hơn với khách hàng.

Xem ngay bài viết về chiên lược giá trong Marketing căn bản:

Định vị dựa vào ứng dụng hoặc sử dụng

Các doanh nghiệp cũng có thể xác định vị trí của mình bằng cách kết nối với một mục đích sử dụng hoặc ứng dụng cụ thể. Chẳng hạn như, những người theo đuổi lối sống lành mạnh tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hiệu suất trong tập luyện. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, chúng bao gồm nhiều calo, vitamin và khoáng chất.

Các bước để tiến hành định vị sản phẩm

Cùng tham khảo các bước của quá trình định vị sản phẩm sau đây nhé!

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần xác định vị trí của sản phẩm cạnh tranh hiện hành dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá từ khách hàng.
  • Bước 2: Doanh nghiệp sẽ căn cứ dựa trên tiềm lực công ty, để có thể chọn được chiến lược cạnh tranh đúng đắn.
  • Bước 3: Doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống marketing mix sao cho phù hợp với chiến lược đã được lựa chọn.
  • Bước 4: Triển khai xây dựng chiến lược Marketing Mix để nhắm vào thị trường mục tiêu
Xây dựng chiến lược Marketing Mix
Xây dựng chiến lược Marketing Mix

Cách tốt nhất để phát triển chiến lược định vị sản phẩm

Dựa trên đánh giá sản phẩm

Để xác định vị trí của mình, doanh nghiệp cần dựa trên giá trị đặc biệt mà công ty và sản phẩm mang lại. Sử dụng phân tích SWOT là một phương pháp hữu ích để đánh giá khách quan hiệu suất hiện tại của sản phẩm hoặc dịch vụ và xác định cơ hội cải thiện. Điều này đảm bảo rằng thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp phản ánh đúng trải nghiệm sản phẩm, từ đó hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định thông tin.

Nghiên cứu thị trường

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về lựa chọn thay thế của khách hàng để làm nổi bật điểm độc đáo của sản phẩm. Nghiên cứu cả đối thủ trực tiếp và gián tiếp để hiểu cách họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông qua tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể thu thập ý kiến và phân biệt sản phẩm, giúp giải thích tại sao sản phẩm của họ là lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.

Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường

Thấu hiểu khách hàng

Chiến lược định vị của doanh nghiệp cần tóm gọn đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ. Mô tả đầy đủ thuộc tính nhân khẩu học, hành vi, tâm lý và địa lý của khách hàng mục tiêu. Cung cấp thông tin chi tiết về các vấn đề quan trọng mà khách hàng đang đối mặt, và sử dụng hồ sơ doanh nghiệp để truyền đạt chiến lược định vị và tạo sự đồng cảm từ đội ngũ rộng lớn hơn với khách hàng.

Các yếu tố cần chú ý khi định vị sản

Dưới đây là các yếu tố quan trọng đặt ra để xác định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp:

  • Tầm nhìn: Hướng đi mà sản phẩm của doanh nghiệp đang hướng tới.
  • Sứ mệnh: Những hành động hoặc việc làm cần thiết để biến mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp thành hiện thực.
  • Loại thị trường: Thị trường mà doanh nghiệp tham gia và những đối tượng khách hàng chính của doanh nghiệp.
  • Slogan: Khẩu hiệu chung của doanh nghiệp để mô tả mục tiêu, sứ mệnh hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Thách thức khách hàng: Những vấn đề quan trọng mà khách hàng của doanh nghiệp đang đối mặt.
  • Sự độc đáo của công ty và sản phẩm: Những đặc điểm nổi bật, tạo ra giá trị đặc biệt của công ty hoặc sản phẩm.
  • Bản chất thương hiệu: Những thuộc tính cốt lõi mà doanh nghiệp muốn thể hiện và để khách hàng nhớ đến.
Yếu tố cần chú ý khi định vị sản phẩm
Yếu tố cần chú ý khi định vị sản phẩm

Các ví dụ về chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả cao

Hãy cùng tham khảo các ví dụ về định vị sản phẩm để có thể rút ra được những bài học cho doanh nghiệp của bạn nhé! Sau đây là 4 chiến lược phổ biến giúp đem lại hiệu quả cao.

More for the same – Chiến lược định vị sản phẩm của Apple, Coca-Cola

More for the same là chiến lược đưa ra mức giá ngang bằng với sản phẩm của đối thủ nhưng lại có chất lượng lại cao hơn. Chiến lược này sẽ giúp bạn có thể đánh bại các đối thủ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cho nên bạn có thể xem xét chiến lược này nhé!

Ví dụ 1: More for the same – “Nhiều hơn với giá tương đương” là chiến lược định vị sản phẩm của Apple, Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, mang lại trải nghiệm tốt hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc giá cả.
Apple đã thành công trong việc thực hiện chiến lược này nhờ vào một số yếu tố chính, bao gồm: thiết kế đẹp mắt và sang trọng, chất lượng cao, hệ sinh thái khép kín.

Ví dụ 2: More for the same cũng là chiến lược định vị sản phẩm của Coca-Cola, Tuy nhiên, định vị của Coca-Cola tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tích cực và ý nghĩa hơn, chứ không chỉ đơn thuần là chất lượng sản phẩm. Coca-Cola đã thành công trong việc thực hiện chiến lược này nhờ vào một số yếu tố chính, bao gồm: kết nối cảm xúc, giá trị văn hóa, tính bền vững.

Chiến lược định vị sản phẩm của Apple, Coca-Cola
Chiến lược định vị sản phẩm của Apple, Coca-Cola

More for more – Chiến lược định vị sản phẩm của Mercedes-Benz

Đây là chiến lược dành cho các doanh nghiệp sẽ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt, định giá cao hơn hẳn đối thủ. Chiến lược more for more sẽ phù hợp với những thị trường có nền kinh tế phát triển. Doanh nhân, những người giàu sẽ là khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Các dòng ô tô của Mercedes-Benz là ví dụ cho chiến lược more for more. Bởi lẽ hãng này hướng đến những đối tượng khách hàng giàu có; những ai sẵn sàng chi trả mức chi phí cao ngất ngưỡng cho những thứ chất lượng, sang trọng.

Chiến lược định vị sản phẩm của Mercedes-Benz
Chiến lược định vị sản phẩm của Mercedes-Benz

More for less – Chiến lược định vị sản phẩm của Vinamilk

Chiến lược more for less nghĩa là bạn đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Mặc dù giá thấp hơn nhưng chất lượng sản phẩm lại tốt hơn đối thủ. Nhưng khi thực hiện chiến lược này, bạn cần lưu ý không nên áp dụng trong một thời gian dài bởi vì khi bỏ ra chi phí cao nhưng doanh thu lại thấp sẽ khiến cho doanh nghiệp bị thua lỗ. 

Ví dụ: More for less – “Nhiều hơn với giá ít hơn” là chiến lược định vị sản phẩm của Vinamilk. Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dinh dưỡng, an toàn với giá cả hợp lý. Vinamilk đã thành công trong việc thực hiện chiến lược này nhờ vào một số yếu tố chính, bao gồm: đầu tư vào chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, phân phối rộng rãi.

Less for much less – Chiến lược định vị sản phẩm của mì Miliket

Chiến lược này phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu nào? Đó là những người có mức thu nhập thấp. Những sản phẩm mà doanh nghiệp bạn sản xuất ra với mức giá thấp hơn các đối thủ. Những sản phẩm với mức giá thấp là điều mà đối tượng khách hàng này nhắm đến. Doanh nghiệp sẽ không phải cải tiến bao bì hay đóng gói đẹp để có thể tiết kiệm chi phí và tối ưu giá bán ở một mức thấp nhất có thể.

Ví dụ: Less for much less là chiến lược định vị thương hiệu của mì Miliket được bán với mức giá rẻ hơn so với các thương hiệu mì khác. Bao bì của mì này cũng đơn điệu, không nổi bật; do đó sẽ tiết kiệm được chi phí và giúp doanh nghiệp bán với mức giá rẻ trong thời gian dài mà không bị thua lỗ, phá sản.

Chiến lược định vị sản phẩm của mì Miliket
Định vị sản phẩm là gì? Chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp 22

Câu hỏi thường gặp

Tên tiếng anh của định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm hay tên tiếng anh là Product Positioning là nói đến việc sáng tạo, thiết kế ra những nét riêng độc đáo về sản phẩm/ dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Với mục đích để khách hàng phân biệt rõ ràng và nhớ đến thương hiệu mà không bị nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.

4 loại định vị sản phẩm là gì?

Có ba loại chiến lược định vị sản phẩm tiêu chuẩn mà các thương hiệu nên xem xét: so sánh, khác biệt và phân khúc. Thông qua các chiến lược này, thương hiệu có thể giúp sản phẩm của họ nổi bật bằng cách nhắm mục tiêu đúng đối tượng với thông điệp tốt nhất.

Ví dụ về định vị là gì?

Ví dụ: Một nhà sản xuất túi xách có thể tự đặt mình như một biểu tượng địa vị sang trọng. Một nhà sản xuất TV có thể định vị TV của mình là sản phẩm sáng tạo và tiên tiến nhất. Một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh (F&B) có thể tự định vị mình là nhà cung cấp các bữa ăn giá rẻ.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng các nỗ lực tiếp thị và nguồn hàng hóa đến. Thị trường mục tiêu là một tập hợp những khách hàng có nhu cầu và khả năng đáp ứng được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường (Market Positioning) là quá trình doanh nghiệp xác định các đặc điểm, tính năng nổi bật, độc đáo của sản phẩm, dịch vụ mình có sự khác biệt và vượt trội hơn so với các đối thủ khác trên thị trường.

Lời kết

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về định vị sản phẩm, vai trò vô cùng quan trọng của việc thực hiện định vị. Đồng thời sẽ rút ra được những kinh nghiệm để có thể giúp sản phẩm của bạn trở nên hấp dẫn, nổi bật và đánh bại sản phẩm của đối thủ nhé!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG