Trước xu thế phát triển về thương mại điện tử, việc khởi tạo website bán hàng online là điều cần thiết cho các cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh. Trường hợp nếu bạn không có quá nhiều nguồn lực để đầu tư thì vẫn có thể dễ dàng khởi tạo một website miễn phí thông qua hướng dẫn ở bài viết sau. Cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết nhé!
Website bán hàng online là gì?
Website bán hàng online chính là một trang thông tin điện tử được xây dựng với mục đích phục vụ quy trình hoạt động mua bán hàng hóa/dịch vụ. Người dùng truy cập vào đây có thể thực hiện từ việc trưng bày và giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ cho đến việc ký kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán hóa đơn hay xử lý những dịch vụ hậu mãi.
Đơn giản hơn thì website bán hàng online chính là một nơi diễn ra những hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp (người bán) và người mua trên môi trường trực tuyến. Đây là dạng website cực hiệu quả mà doanh nghiệp cần sở hữu nếu muốn gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Cách tạo website bán hàng online cũng không quá phức tạp nếu bạn thực hiện theo những hướng dẫn trong bài viết này.
Chắc hẳn bạn đang tìm cách để bán hàng online mang lại thu nhập ổn định, hãy tham khảo ngay cách bán hàng online hiệu quả dành cho người mới
Cần chuẩn bị những gì trước khi tạo website bán hàng?
Để tạo website với đầy đủ chức năng, đáp ứng quá trình mua và thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ thì trước tiên, bạn cần chuẩn bị tốt những yếu tố cần thiết sau đây:
Xác định lĩnh vực sẽ/đang kinh doanh
Trước khi bắt tay vào xây dựng một website bán hàng online thì người bán trước hết phải nắm rõ về những sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình sẽ/đang kinh doanh. Từ đó, mới bắt đầu liệt kê những những nội dung mà mình muốn hiển thị trên website một cách cẩn thận và đầy đủ nhất.
Đối với website bán hàng online, người bán cần bắt buộc phải trang bị những hạng mục nội dung vào trang gồm hình ảnh, mô tả về sản phẩm, giá bán, cổng thanh toán trực tuyến, các chính sách về mua hàng, đổi trả,… Để người mua có thể tiếp cận, nắm nhanh chóng các thông tin và lợi ích về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho họ thì bạn cần đặt mình vào vai trò của khách hàng.
Điều này giúp bạn có thể liệt kê nội dung một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Qua đó, bạn sẽ biết được những gì cần làm với website bán hàng của mình.
Lựa chọn tên miền
Tên miền là yếu tố tiếp theo cần chuẩn bị và có ý nghĩa tương tự như địa chỉ của cửa hàng. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn tên miền càng đơn giản và phù hợp đến ngành hàng, lĩnh vực mà mình tham gia càng tốt. Như vậy sẽ giúp các khách hàng dễ nhớ và dễ liên tưởng hơn khi nghe đến.
Tuy nhiên, trong thời đại thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì để lựa chọn được tên miền đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp không còn là điều đơn giản. Bởi vì, mỗi tên miền chỉ được đăng ký duy nhất một lần nên trước khi bạn đăng ký thì đã có rất nhiều đối thủ cùng ngành chọn mua trước.
Tóm lại, có một số lưu ý dành cho doanh nghiệp đăng ký tên miền như:
- Tên miền cần ngắn gọn, dễ nhớ và dễ gõ trên bàn phím cũng như dễ phát âm để không làm người nghe hiểu nhầm sang âm khác.
- Tên miền nên chứa từ khóa liên quan đến lĩnh vực hoặc thương hiệu mà doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động.
- Với doanh nghiệp Việt Nam thì nên ưu tiên dùng đuôi tên miền .vn để được pháp luật bảo hộ.
Tên miền không chỉ đại diện cho thương hiệu mà còn ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm trên Google và là yếu tố quyết định ấn tượng của khách hàng tiềm năng đối với thương hiệu của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đặt tên miền như thế nào vẫn chưa biết nên đặt tên miền như thế nào, hãy cùng Vietnix tìm hiểu cách chọn tên miền hay, phù hợp được chia sẻ qua bài viết dưới đây: Cách chọn tên miền hay, phù hợp với website
Thuê hosting lưu trữ dữ liệu website
Cũng tương tự như đất nền trong xây dựng cửa hàng, hosting chính là địa điểm dùng để lưu trữ những thông tin về website bán hàng của doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến. Trong quá trình lựa chọn dịch vụ hosting lưu trữ website, có một số vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Tính ổn định: Chọn máy chủ có cấu hình mạnh, tốc độ truy cập nhanh chóng và giữ hiệu suất hoạt động ổn định nhằm đảm bảo cho website bán hàng của doanh nghiệp vận hành thông suốt, mượt mà.
- Băng thông: Cần yêu cầu về thông tin băng thông của web hosting nhằm giúp doanh nghiệp biết được lưu lượng người dùng tối đa có thể truy cập vào web bán hàng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Dịch vụ cung cấp web hosting cho doanh nghiệp phải có đội ngũ chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7 để kịp thời hỗ trợ tư vấn và khắc phục trong trường hợp website xảy ra sự cố. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những bất tiện trong quá trình truy cập lỗi của khách hàng cũng như bot của những công cụ tìm kiếm khi đánh giá thứ hạng hiển thị website.
Để đảm bảo lựa chọn dịch vụ hosting phù hợp, Vietnix cung cấp nhiều giải pháp hosting tối ưu cho các website bán hàng, bao gồm WordPress Hosting, Maxspeed Hosting, NVMe Hosting, SEO Hosting, Business Hosting, Hosting giá rẻ. Với các gói dịch vụ này, bạn sẽ không chỉ đảm bảo được tốc độ tải trang nhanh chóng mà còn có thể tối ưu hiệu suất hoạt động của website, giúp tăng trải nghiệm người dùng. Các dịch vụ hosting của Vietnix đều có khả năng mở rộng và hỗ trợ bảo mật cao, đảm bảo website của bạn luôn hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển và mở rộng.
Hướng dẫn tạo website bán hàng online miễn phí với WordPress
WordPress là phần mềm sử dụng mã nguồn mở phổ biến và được nhiều người dùng nhất hiện nay. Phần mềm này có thể giúp người dùng xây dựng website một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn với nhiều giao diện website hỗ trợ như từ website tin tức đến quảng cáo, và đặc biệt hơn là website bán hàng online.
Để tạo website bán hàng bằng WordPress khá đơn giản, bạn có thể sử dụng plugin Woocommerce để tiết kiệm thời gian thiết kế. Plugin này cũng tích hợp đầy đủ tính năng cần thiết cho một website bán hàng. Chi tiết về các bước cài đặt sẽ được hướng dẫn chi tiết sau đây:
Bước 1: Cài đặt WordPress
Sau khi đã hoàn thành cài đặt hosting và chọn tên miền từ trước, bạn tiến hành đến bước cài đặt WordPress. Thao tác này khá đơn giản với trình cài đặt tự động:
Đầu tiên, truy cập vào Control Panel của hosting. Sau đó chọn Auto Installer và nhập từ WordPress vào thanh tìm kiếm. Tiếp tục, nhấp chuột vào phiên bản mới nhất của WordPress.
Màn hình hiển thị một số thông tin cần thiết yêu cầu bạn điền đầy đủ:
- URL: Đường dẫn của website WordPress.
- Language: Ngôn ngữ chính cần chọn để hiển thị cho WordPress.
- Administrator Username: Tên người dùng sử dụng đăng nhập vào dashboard WordPress.
- Administrator Password: Mật khẩu dùng để đăng nhập vào dashboard WordPress.
- Administrator Email: Địa chỉ email (Lưu ý: Nên sử dụng email dành riêng cho công việc).
- Website Title: Đây chính là tiêu đề của trang web.
- Website Tagline: Lời khẩu hiệu dùng với mục đích miêu tả chủ đề chính của website.
Hoàn tất các thông tin trên, bạn nhấn vào Install để bắt đầu cài đặt website WordPress của riêng mình.
Bước 2: Tích hợp và kích hoạt plugin WooCommerce
Như đã đề cập, plugin WooCommerce tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ bạn xây dựng thành công một website bán hàng chuyên nghiệp hơn trên WordPress. Các thao tác thực hiện cài đặt và kích hoạt plugin này như sau:
- Đăng nhập WordPress theo link dẫn có dạng: http://tên-miền-của-bạn/wp-admin với tên người dùng (username) và mật khẩu (password) đã tạo.
- Tiếp theo, chọn Plugins trên thanh menu nằm ở bên trái giao diện màn hình. Sau đó, chọn Add new và nhập WooCommerce vào trên thanh tìm kiếm. Tiếp tục, chọn plugin WooCommerce rồi nhấn Install Now để cài đặt và nhấn Active.
- Quá trình cài đặt hoàn tất, màn hình sẽ hiển thị thông báo chào mừng gửi đến người tạo. Tiếp đó, nhấn Let’s Go để thực hiện tích hợp plugin vào website.
Lưu ý rằng, trước khi sử dụng WooCommerce, bạn cần điền đầy đủ thông tin yêu cầu vào những mục cơ bản gồm:
- Cài đặt trang: WooCommerce sẽ gửi thông báo yêu cầu tạo trang chính với các mục gồm account, shop, cart và checkout. Sau khi hoàn thành, bạn nhấn vào nút Continue.
- Vị trí cửa hàng: Cần thiết lập với các yếu tố gồm vị trí, kích thước sản phẩm, loại tiền tệ, đơn vị trọng lượng,… và tiếp tục nhấn Continue.
- Shipping và Tax: Lựa chọn hình thức giao hàng và thuế rồi tiếp tục nhấn Continue.
- Thanh toán: Chọn cách thức thanh toán chi phí phù hợp và nhấn Continue.
Quá trình thiết lập các mục trên sau khi đã hoàn tất. Lúc này, nhấn Create you first product để bắt đầu sử dụng plugin WooCommerce.
Bước 3: Thêm sản phẩm vào trang web
Sau khi đã thành công khởi tạo website bán hàng với trình mở rộng WooCommerce, bước tiếp theo bạn cần làm là thêm vào trang những sản phẩm hoặc dịch vụ mình cung cấp:
Đầu tiên, chọn Products và nhấn Add Product/Create your first product. Một số tùy chọn sẽ xuất hiện:
- Product category – Loại sản phẩm: Tìm kiếm và lựa chọn loại sản phẩm tương ứng với lĩnh vực mình đang kinh doanh. Đặc biệt, tại đây cho phép người dùng có thể tạo nhiều categories ở trên cùng một trang.
- Attributes – Thuộc tính sản phẩm: Cung cấp những thuộc tính quan trọng đối với sản phẩm như chất liệu, kích thước và màu sắc. Người dùng có thể thiết lập cho mỗi loại riêng lẻ hoặc áp dụng với tất cả sản phẩm tải lên.
- Product Types – Tùy chọn loại sản phẩm: Người dùng sẽ được cung cấp một số tùy chọn phổ biến về loại sản phẩm như simple, grouped, virtual hay variable,…
Bước 4: Thiết lập giao diện trang
Với WooCommerce, bạn có thể cài đặt mặc định một giao diện thiết lập sẵn bất kỳ của WordPress. Bên cạnh đó, plugin này còn cung cấp một số theme đặc biệt giúp cho giao diện website của bạn trở nên ấn tượng, hấp dẫn và thu hút người truy cập hơn. Tất nhiên, dù là với tùy chọn giao diện nào đi chăng nữa thì người dùng cần bảo đảm rằng website có sự chỉn chu và bắt mắt nhất.
Hướng dẫn tạo website bán hàng bằng Google Sites
Với Google Sites, đây có thể xem là một công cụ đơn giản nhất và thích hợp cho người dùng lần đầu bắt tay vào tìm hiểu và khởi tạo website bán hàng online trên Google. Theo tìm hiểu, Google Sites là ứng dụng trực tuyến được Google cấp phép hoạt động.
Thông qua một vài thao tác nhấp chuột cơ bản, bạn có thể xây dựng một website bán hàng online cho riêng mình với nhiều tính năng phong phú được tích hợp gồm văn bản, hình ảnh, video, lịch,… mà không cần đến nhiều kỹ năng hay phải hiểu rõ về hệ thống lập trình. Ngoài ra, Google Sites cũng hỗ trợ thư viện mẫu rất đa dạng, cho phép người dùng có thể tùy chỉnh theo nhu cầu và thích hợp theo từng loại sản phẩm cũng như mục đích bán hàng.
Cụ thể về cách tạo một trang web bán hàng trên Google Sites tại đây:
Bước 1: Truy cập Google Sites
Đầu tiên, bạn truy cập vào đường link http://sites.google.com. Tiếp đến, đăng nhập Gmail người dùng, đây chính là địa chỉ để bạn quản lý website sau này.
Bước 2: Tiến hành xây dựng website
Trong phần My website, bạn nhấn vào dấu + nằm ở góc bên phải màn hình để thực hiện khởi tạo website. Tại đây, hệ thống sẽ hiển thị 2 tùy chọn cho người dùng:
- Nếu chọn dòng Ở website cổ điển với dạng cột, bạn sẽ tạo website với nhiều thời gian và thao tác hơn.
- Ngược lại, nếu chọn Start a new site sẽ tiết kiệm thời gian và có thao tác đơn giản. Đây cũng là cách khởi tạo phổ biến nhất.
Với Google Sites, bạn cũng có thể tùy chỉnh và thiết lập website bán hàng phù hợp theo nhu cầu và mục đích của mình. Bên cạnh đó, nếu muốn tích hợp thêm phần đo lường về hiệu quả bán hàng và SEO website thì bạn có thể vào mục Setting và lựa chọn kết nối với Google Search Console và Google Analytics.
Bước 3: Hiển thị site
Cuối cùng, sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn, bạn bấm Publish để hiển thị site tới những người xung quanh. Bạn có thể thông qua Site Setting, chọn Share this site, sau đó chọn các hình thức phân quyền phù hợp cho website để có thể chia sẻ website đến rộng rãi người dùng.
Lưu ý rằng, hãy nhớ đánh dấu mục Specific people can view when published để mọi người đều có thể tìm kiếm và truy cập vào website bán hàng online của bạn.
Hướng dẫn tạo website bán hàng bằng Weebly
Cũng tương tự như Google Sites, Weebly cũng là một công cụ hỗ trợ bạn khởi tạo website bán hàng trực tuyến miễn phí với nhiều tính năng hấp dẫn được tích hợp sẵn. Qua đó, người dùng có thể tùy chọn về màu sắc hoặc chỉnh sửa, bố trí lại giao diện web theo ý muốn chỉ bằng cách kéo thả chuột đơn giản mà không cần phải hiểu biết về code hay thiết kế.
Bước 1: Đăng nhập vào Weebly
Đầu tiên, bạn truy cập vào link dẫn Weebly.com. Sau đó, tiến hành tạo tài khoản đăng nhập bằng email.
Bước 2: Khởi tạo website
Truy cập thành công vào Weebly, tại giao diện bạn chọn tên website và điền URL trang website mới sẽ tạo. Nếu trước đó bạn đã tạo website thì công cụ này sẽ hiển thị Edit Site trên màn hình.
Bước 3: Tùy chọn loại website hiển thị
Hiện Weebly đang cung cấp cho người dùng nhiều mẫu website thiết kế sẵn đáp ứng nhu cầu sử dụng với đa dạng loại hình web như:
- Website cá nhân.
- Website bán hàng.
- Website portfolio.
- Website doanh nghiệp.
- Website sự kiện.
Dựa vào mục đích sử dụng chính mà bạn ra quyết định chọn loại website tương thích. Trong trường hợp này thì bạn sẽ chọn website bán hàng.
Bước 4: Chọn theme website
Tiếp tục chọn theme (giao diện) website theo sở thích với màu sắc và bố cục hợp lý, bắt mắt và đáp ứng nhu cầu của bạn sau khi đã hoàn tất quá trình chọn loại website.
Bước 5: Chọn tên miền
Các tên miền website ở Weebly hầu hết sẽ hiển thị ở dạng username.weebly.com. Sau khi đã chọn xong tên miền, nhấn Continue để tiến hành tạo.
Lưu ý rằng:
- Tên miền lựa chọn không được trùng với những tên miền người dùng khác đã đặt.
- Trường hợp người dùng muốn tạo website với tên riêng (không kèm theo chữ weebly) thì bắt buộc phải trả phí để sử dụng.
Bước 6: Tùy chỉnh giao diện website
Thông qua những tính năng đã được công cụ tích hợp sẵn, người dùng có thể tùy chọn và sắp xếp bố cục trang, hình ảnh, văn bản hay màu sắc,… phù hợp cho website của mình.
Ở thanh menu nằm trên trang quản trị Weebly, có một số chức năng cơ bản cung cấp để bạn có thể thêm vào web:
- Build – Xây dựng.
- Settings – Cài đặt chung.
- Store – Cửa hàng.
- Pages – Trang.
- Apps – Ứng dụng.
- Theme – Mẫu giao diện.
Trường hợp bạn muốn thiết lập thêm một trang blog với mục đích bán hàng online thì hãy chọn Store.
Bước 7: Xác nhận tạo trang
Sau khi đã cài đặt website thành công, người dùng cần khai báo với hệ thống Weebly về việc tạo trang web bán hàng. Lúc này, bạn cần nhập số điện thoại và quốc gia để Weebly gửi mã xác nhận đến điện thoại của bạn.
Sau khi nhận mã theo yêu cầu, bạn chọn Public để xác minh trang vừa tạo. Như vậy là bạn đã thành công tạo website bán hàng trên Weebly.
Vietnix với hơn 11 năm hoạt động đã đồng hành với hơn 50.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thông qua hệ sinh thái dịch vụ gồm: Hosting, VPS, Firewall, máy chủ, tên miền và Email,… Đến năm 2022 Vietnix vinh dự được nhận giải Thương hiệu Việt Nam xuất sắc.
Đặc biệt, với tỷ lệ 97% khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tại Vietnix đã giới thiệu đến bạn bè, đồng nghiệp,… cũng là một minh chứng cho chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Liên hệ Vietnix để được tư vấn gói dịch vụ phù hợp:
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 1800 1093.
- Email: sales@vietnix.com.vn
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về cách khởi tạo website bán hàng online cùng các hướng dẫn cụ thể mà bạn có thể áp dụng trên 4 công cụ hỗ trợ tạo website đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Nếu gặp thắc mắc nào trong quá trình đăng ký hosting, tên miền hay quản trị website, bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhất. Cảm ơn đã theo dõi và chúc bạn áp dụng thành công!